Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NHẬT THIÊN THẢO

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM
XÃ HỘI TRÊN BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NHẬT THIÊN THẢO

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ
CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRÊN
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kế Toán
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN DƯỢC

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không
sao chép của bất kỳ ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu,
thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục
tài liệu tham khảo của luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2018

Nguyễn Nhật Thiên Thảo


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................2
4.1.


Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................2

4.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................3

5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3
5.1.

Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................3

5.2.

Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................3

6. Đóng góp thực tiễn của đề tài ...........................................................................3
7. Kết cấu của đề tài ..............................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................................5
1.1.

Giới thiệu .......................................................................................................5

1.2.

Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài .........................................................5

1.2.1.

Các nghiên cứu trên thế giới ......................................................................5


1.2.2.

Các nghiên cứu tại Việt Nam ...................................................................12

1.3.

Xác định khe hổng nghiên cứu ....................................................................15

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................16
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH
NGHIỆP ...................................................................................................................17
2.1.

Khái quát về công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .......17


2.1.1.

Trách nhiệm xã hội ...................................................................................17

2.1.1.1.

Khái niệm ..............................................................................................17

2.1.1.2.

Nhận thức về trách nhiệm xã hội ở Việt Nam ......................................19

2.1.2.


Công bố thông tin trách nhiệm xã hội ......................................................21

2.1.2.1.

Khái niệm ..............................................................................................21

2.1.2.2.

Tầm quan trọng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội ..................22
Các lý thuyết cơ bản về công bố thông tin trách nhiệm xã hội ................22

2.1.3.
2.1.3.1.

Lý thuyết đại diện (Agency Theory) ....................................................23

2.1.3.2.

Lý thuyết chi phí chính trị (Political Cost Theory)...............................24

2.1.3.3.

Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory) ...............................24

2.1.3.4.

Lý thuyết thể chế (Institutional Theory) ...............................................26
Quy định công bố thông tin về trách nhiệm xã hội ở Việt Nam ..............28


2.1.4.
2.2.

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội

của doanh nghiệp ...................................................................................................31
2.2.1.

Nhân tố về quản trị doanh nghiệp ............................................................31

2.2.1.1.

Quy mô hội đồng quản trị .....................................................................31

2.2.1.2.

Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập ...........................................31

2.2.1.3.

Tỷ lệ thành viên nước ngoài trong hội đồng quản trị ...........................32

2.2.2.

Nhân tố về cấu trúc sở hữu doanh nghiệp ................................................33

2.2.2.1.

Sở hữu nhà nước ...................................................................................33


2.2.2.2.

Sở hữu nước ngoài ................................................................................33

2.2.3.

Nhân tố về đặc điểm doanh nghiệp ..........................................................34

2.2.3.1.

Quy mô doanh nghiệp ...........................................................................34

2.2.3.2.

Tuổi doanh nghiệp ................................................................................35

2.2.4.

Nhân tố về tài chính doanh nghiệp ...........................................................36

2.2.4.1.

Tỷ suất sinh lời......................................................................................36

2.2.4.2.

Đòn bẩy tài chính ..................................................................................36

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................37



CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM
XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ..........................................................................38
3.1.

Khung nghiên cứu .......................................................................................38

3.2.

Quy trình nghiên cứu ...................................................................................38

3.3.

Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu ...........................................................39

3.3.1.

Quy mô hội đồng quản trị ........................................................................39

3.3.2.

Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập...............................................40

3.3.3.

Tỷ lệ thành viên nước ngoài trong hội đồng quản trị ...............................40

3.3.4.


Sở hữu nhà nước ......................................................................................41

3.3.5.

Sở hữu nước ngoài ...................................................................................41

3.3.6.

Quy mô doanh nghiệp ..............................................................................42

3.3.7.

Tuổi doanh nghiệp ....................................................................................43

3.3.8.

Tỷ suất sinh lời .........................................................................................43

3.3.9.

Đòn bẩy tài chính .....................................................................................44

3.4.

Đo lường các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................44

3.4.1.

Biến phụ thuộc .........................................................................................44


3.4.2.

Biến độc lập ..............................................................................................46

3.5.

Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................48

3.6.

Mô hình nghiên cứu .....................................................................................49

3.7.

Thực hiện nghiên cứu ..................................................................................50

3.7.1.

Phân tích thống kê mô tả ..........................................................................50

3.7.2.

Phân tích tương quan ................................................................................50

3.7.3.

Phân tích hồi quy ......................................................................................50

3.7.4.


Kiểm định F về tính thích hợp của mô hình.............................................51

3.7.5.

Kiểm định vi phạm giả thuyết thống kê ...................................................52

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................52
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................54
4.1.

Thực trạng mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trên báo cáo

thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK TPHCM .....................54


4.2.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm

xã hội của các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK TPHCM ..............................58
4.2.1.

Thống kê mô tả các biến ..........................................................................58

4.2.2.

Phân tích tương quan và đa cộng tuyến ...................................................61

4.2.3.


Phân tích mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) ........................65

4.2.4.

Kết quả hồi quy Robust mô hình nghiên cứu ...........................................68

4.2.4.1.

Công bố thông tin trách nhiệm xã hội ..................................................70

4.2.4.2.

Công bố thông tin các chỉ tiêu thành phần của trách nhiệm xã hội ......71

4.3.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................72

4.3.1.

Quy mô hội đồng quản trị ........................................................................72

4.3.2.

Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập...............................................72

4.3.3.

Tỷ lệ thành viên nước ngoài trong hội đồng quản trị ...............................73


4.3.4.

Sở hữu nhà nước ......................................................................................73

4.3.5.

Sở hữu nước ngoài ...................................................................................73

4.3.6.

Quy mô doanh nghiệp ..............................................................................74

4.3.7.

Tuổi doanh nghiệp ....................................................................................74

4.3.8.

Tỷ suất sinh lời .........................................................................................74

4.3.9.

Đòn bẩy tài chính .....................................................................................75

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................76
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......................................77
5.1.

Kết luận........................................................................................................77


5.2.

Hàm ý chính sách ........................................................................................78

5.2.1.

Đối với đối tượng công bố thông tin trên báo cáo thường niên ...............78

5.2.2.

Đối với doanh nghiệp ...............................................................................79

5.2.3.

Đối với nhà đầu tư ....................................................................................80

5.2.4.

Đối với nhà nước ......................................................................................80

5.3.

Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai ............................................81

5.3.1.

Hạn chế của luận văn ...............................................................................81

5.3.2.


Hướng nghiên cứu trong tương lai ...........................................................82

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ......................................................................................82


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3


DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Giải thích

CBTTTNXH

Công bố thông tin trách nhiệm xã hội

CSR

Trách nhiệm xã hội

OLS

Mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất

SGDCK


Sở giao dịch chứng khoán

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTCK

Thị trường chứng khoán


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đo lường mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
niêm yết .....................................................................................................................45
Bảng 3.2. Phương pháp đo lường các biến độc lập...................................................47
Bảng 4.1. Thống kê số lượng doanh nghiệp theo nhóm ngành.................................55
Bảng 4.2. Mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo
nhóm ngành ...............................................................................................................56
Bảng 4.3. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu ........................................................60
Bảng 4.4. Phân tích tương quan ................................................................................64
Bảng 4.5. Kiểm định đa cộng tuyến ..........................................................................65
Bảng 4.6. Kiểm định Durbin-Watson .......................................................................66
Bảng 4.7. Kiểm định Breusch-Godfrey ....................................................................66
Bảng 4.8. Kiểm định White.......................................................................................67
Bảng 4.9. Kiểm định Breusch-Pagan ........................................................................67
Bảng 4.10. Mô hình hồi quy Robust tổng hợp ..........................................................69
Bảng 4.11. Tổng hợp các Giả thuyết nghiên cứu ......................................................75

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 39



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam cần tìm động lực tăng trưởng khác thay thế cho những nguồn tài
nguyên đang dần cạn kiệt. Trong các nỗ lực nhằm cải thiện năng suất lao động, việc
tăng cường sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính và phi tài chính đóng vai trò
rất quan trọng để đạt sự tăng trưởng liên tục. Do đó, cần hiểu rõ mức độ hiệu quả
trong việc sử dụng các nguồn lực này của doanh nghiệp và cách thức huy động các
nguồn lực này một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc công khai thông tin của các
doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn hạn chế, các doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng đề
cao và thực hành tính minh bạch thông tin đối với đối tác, nhà đầu tư và cơ quan
quản lý nhà nước. Sau khi Luật Chứng khoán được ban hành, hàng loạt nghị định,
thông tư được ban hành hướng đến mức độ công bố thông tin minh bạch, mức độ
công bố thông tin đối với thành viên thị trường, nhà đầu tư đã dần đi vào khuôn
khổ.
Có thể thấy công bố thông tin của doanh nghiệp nhằm mục đích phù hợp với
các tiêu chuẩn quốc tế và hỗ trợ các doanh nghiệp truyền đạt tốt hơn cam kết minh
bạch tới các bên liên quan. Trách nhiệm của các doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán (TTCK) là phải cam kết nghĩa vụ công bố thông tin nhằm thể
hiện trách nhiệm xã hội (Corporate Social Responsibility - CSR) một cách minh
bạch, chính xác kịp thời. Việc thực hiện tốt công bố thông tin liên quan đến trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp giúp nhà đầu tư tiếp cận toàn diện và tốt nhất với
doanh nghiệp và là phương tiện tốt nhất để thực hiện đầu tư hiệu quả. Đối với doanh
nghiệp, việc cung cấp thông tin định kỳ và đột xuất giúp họ nắm bắt được thời cơ
kinh doanh và xây dựng một chiến lược đầu tư phù hợp. Công bố thông tin của
doanh nghiệp giúp các nhà quản lý thị trường có thể đánh giá được chất lượng và
hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, từ đó có thể điều chỉnh hoạt động của họ

hoặc quyết định khen thưởng hay xử lý vi phạm một cách công bằng. Công bố
thông tin trách nhiệm xã hội (CBTTTNXH) là sự cam kết của doanh nghiệp đóng
góp vào sự phát triển kinh tế bền vững thông qua việc nâng cao chất lượng cuộc
sống cho người lao động, cho cộng đồng và toàn xã hội. Tuy nhiên việc nhận thức


2

về CSR của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đầy đủ và toàn diện. Có thể nói
CSR là một trong những yêu cầu quan trọng trong việc phát triển, nâng tầm uy tín
thương hiệu, vươn xa khỏi biên giới lãnh thổ trong bối cảnh hội nhập. Tại Việt Nam
hiện nay vẫn chưa có nhiều các nghiên cứu riêng về công bố thông tin trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp. Với mục đích nghiên cứu tìm hiểu thực tế ở Việt Nam các
nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trên báo
cáo thường niên, tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của các
doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”
làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Đo lường mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của của các doanh
nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) Thành phố Hồ
Chí Minh (TPHCM) và từ đó đánh giá thực trạng CBTTTNXH của các
doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK TPHCM.
 Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách
nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết
trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Câu hỏi nghiên cứu
 Mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trong báo cáo thường niên
cùa các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK TPHCM như thế nào?
 Các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến mức độ công bố thông tin trách

nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết
trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ công bố thông tin trách
nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao
dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.


3

4.2.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi thời gian: nghiên cứu dữ liệu giai đoạn 2011-2016.
Phạm vi nội dung: mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội và các nhân
tố ảnh hưởng đến CBTTTNXH trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1.

Phương pháp thu thập dữ liệu

Nghiên cứu dữ liệu về công bố thông tin liên quan trách nhiệm xã hội trên

báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2011-2016.
Tác giả lấy dữ liệu từ báo cáo thường niên mà không từ các nguồn khác là vì
báo cáo này được xem là tài liệu chung và phổ biến nhất được phát hành bởi các
doanh nghiệp. Nó cũng là phương tiện chủ yếu mà các doanh nghiệp công bố thông
tin ra bên ngoài.
5.2.

Phương pháp xử lý số liệu

Thực hiện các kiểm định hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) các nhân tố
ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường
niên của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TPHCM. Sau đó
sử dụng hồi quy Robust để khắc phục các khuyết tật. Tất cả dữ liệu nghiên cứu
được xử lý bằng phần mềm Excel và STATA 14.
6. Đóng góp thực tiễn của đề tài
 Đánh giá mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trên báo cáo
thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
 Xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công bố
thông tin trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của các doanh
nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh.


4

 Đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm hoàn thiện mức độ công bố
thông tin trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của các doanh
nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí

Minh.
 Nghiên cứu là tài liệu tham khảo đối với các nhà nghiên cứu, nhà
quản lý hoạch định chính sách, học viên cao học đang nghiên cứu
trong lĩnh vực tài chính, kế toán và quản lý.
7. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài bao gồm năm chương cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu: trình bày tóm tắt nội dung chính
các công trình nghiên cứu có liên quan, trong và ngoài nước. Mối quan hệ giữa các
công trình này và đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết: trình bày khái niệm, vai trò của thị trường chứng
khoán và trách nhiệm xã hội. Trình bày khái niệm, vai trò và cách phân loại công bố
thông tin doanh nghiệp và các lý thyết cơ bản về công bố thông tin trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp.
Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu: xây dựng giả thuyết nghiên
cứu, cách đo lường các biến nghiên cứu. Trình bày cách thu thập dữ liệu nghiên cứu
và đề xuất mô hình nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: trình bày thông tin mẫu nghiên cứu và cách
xử lý mẫu. Kết quả phân tích các nhân tố và thảo luận kết quả.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
 Kết luận
 Hàm ý chính sách với doanh nghiệp và các bên liên quan.
 Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu trong tương lai.


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.

Giới thiệu

Sự phát triển nhanh chóng của thị trường vốn Việt Nam không chỉ tạo ra

những thay đổi trong cấu trúc kinh doanh của nó, mà còn tạo ra những vấn đề quan
trọng mới cho các hoạt động kế toán và báo cáo của Việt Nam. Đặc biệt, nó giới
thiệu những người sử dụng thông tin doanh nghiệp mới ngoài nhà nước, bao gồm
các nhà đầu tư, chủ nợ, nhà phân tích tài chính, các nhà môi trường và các bên liên
quan khác. Theo nền kinh tế kế hoạch tập trung, người sử dụng duy nhất của thông
tin doanh nghiệp là nhà nước, sử dụng các báo cáo kế toán hẹp hơn cho các mục
đích lập kế hoạch và lập ngân sách của nhà nước. Sự phân tán rộng rãi hơn của
người sử dụng thông tin trong nền kinh tế định hướng thị trường với kỳ vọng của
các bên liên quan gia tăng dẫn đến những động cơ mới cho các nhà quản lý doanh
nghiệp niêm yết tại Việt Nam để cải thiện hoạt động và nâng cao danh tiếng của bản
thân các doanh nghiệp.
Để đáp ứng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường vốn, các nhà quản
lý Nhà nước ở Việt Nam đã ban hành nhiều quy định với mục đích điều tiết và cải
thiện các hoạt động báo cáo của các doanh nghiệp. Quy chế báo cáo doanh nghiệp
tại Việt Nam bao gồm Luật Chứng khoán 2006 và Chuẩn mực Kế toán Việt Nam
(VAS). Nhìn chung, đến nay, các quy định báo cáo hiện hành không yêu cầu bắt
buộc các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam công bố thông tin về xã hội và môi
trường. Do đó, công bố thông tin trách nhiệm xã hội vẫn còn tự nguyện trong các
doanh nghiệp niêm yết Việt Nam.
1.2.

Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài

1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Sự kỳ vọng về vai trò trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong xã hội đang
ngày càng tăng và các nghiên cứu gần đây đối với trách nhiệm xã hội cho thấy rằng
đã có sự phát triển của một loạt các công cụ nhằm mục đích nâng cao, đánh giá thực
hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nghiên cứu xem xét các khái niệm về

trách nhiệm xã hội đã tồn tại từ thập niên 1950, cho đến trong thập niên 1970
(Carroll, 1999) và ngày càng tăng trong những năm 1990 (De Bakker,


6

Groenewegen và Hond, 2005). Tương tự như vậy, các thực hành về công bố thông
tin liên quan đến vấn đề môi trường và xã hội đã được phổ biến và cải tiến, phát
triển mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ qua (Deegan, 2002). Công bố thông tin về hoạt
động trách nhiệm xã hội của một tổ chức tạo thành một phần không thể tách rời của
công bố thông tin. Công bố thông tin trách nhiệm xã hội là một công cụ quan trọng
để trao đổi với các bên liên quan về các hoạt động trách nhiệm xã hội của tổ chức.
Như vậy, nó hình thành một điều lệ cho quan hệ công chúng và tạo sự hiểu biết lẫn
nhau, quản lý xung đột tiềm năng (Grunig, 1989) và để đạt được tính hợp pháp
(Aldrich và Fiol, 1994).
Bài nghiên cứu “The Influence of Governance Structure and Strategic
Corporate Social Responsibility Toward Sustainability Reporting Quality” của tác
giả Azlan Amran và cộng sự công bố trên tạp chí Business Strategy and the
Environment, số 23, trang 217-235 năm 2013. Bài nghiên cứu cho rằng sự phức tạp
ngày càng gia tăng trong hoạt động kinh doanh cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ
mang tính toàn cầu đã thúc đẩy các doanh nghiệp hành xử có trách nhiệm với xã hội
và phát triển bền vững. Nhiều tập đoàn cam kết thực hành kinh doanh bền vững
trong các báo cáo bền vững của họ. Nghiên cứu này xem xét vai trò của hội đồng
quản trị đến chất lượng báo cáo bền vững (SRQ) của 113 doanh nghiệp trong khu
vực Châu Á-Thái Bình Dương. Trong đó SRQ được đo lường thông qua mô hình
của Clarkson et al. (2008) và Sutantoputra (2009) với 10 chỉ số đo lường các khía
cạnh môi trường, xã hội và hiệu quả của doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng nhóm
biến độc lập (thành phần hội đồng quản trị, quy mô ban giám đốc, sự độc lập của
ban giám đốc, phân bổ giới tính, chiến lược trách nhiệm xã hội, tầm nhìn doanh
nghiệp và cam kết CSR) và các biến kiểm soát (quy mô doanh nghiệp, quốc gia,

ngành, cấu trúc hội đồng quản trị). Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm nhìn doanh
nghiệp và cam kết CSR ảnh hưởng tích cực đến SRQ.


7

Bài nghiên cứu “Corporate social responsibility reporting in financial
institutions: Evidence from Euronext” của tác giả Andreas Andrikopoulos và cộng
sự công bố trên tạp chí Research in International Business and Finance, số 32, trang
27-35 năm 2014. Tính hợp pháp, danh tiếng và sự ảnh hưởng lên xã hội của các tổ
chức tài chính là lớn hơn nhiều so với cách hiểu thông thường là nhà cung cấp vốn
hay trung gian tài chính. Nghiên cứu này khám phá các nhân tố quyết định đến việc
thực hiện công bố thông tin trách nhiệm xã hội trực tuyến trên trang thông tin điện
tử của 93 tổ chức tài chính thuộc 4 lĩnh vực lớn (ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài
chính và đầu tư) được niêm yết trong thị trường chứng khoán Euronext giai đoạn
2009-2013. Các biến nghiên cứu bao gồm các chỉ tiêu tài chính SIZE, LEVERAGE,
MARKET-TO-BOOK, PROFITABILITY và chỉ tiêu đo lường công bố thông tin
trách nhiệm xã hội gồm 22 chỉ tiêu đánh giá trên các phương diện môi trường, đạo
đức và con người. Nghiên cứu đánh giá mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã
hội là cao hơn trong các doanh nghiệp lớn và trong các doanh nghiệp có đòn bẩy tài
chính cao hơn. Nhu cầu tăng vị thế của doanh nghiệp và rủi ro tài chính làm tăng
nhu cầu của các bên liên quan về tính minh bạch trong các ảnh hưởng xã hội của
các tổ chức tài chính và các thực hành trách nhiệm xã hội của họ. Doanh nghiệp
hiệu quả hơn có xu hướng làm tốt trách nhiệm xã hội hơn, công bố thông tin minh
bạch hơn.
Bài nghiên cứu “Corporate Social Responsibility Reporting in China:
Symbol or Substance?” của hai tác giả Christopher Marquis và Cuili Qian công bố
trên tạp chí Organization Science, số 25, trang 127-148 năm 2014. Nghiên cứu này
tập trung vào cách thức phản ứng và lí do tại sao của các loại hình doanh nghiệpvới
chính trị trong việc phát hành báo cáo trách nhiệm xã hội. Cơ sở dữ liệu của nghiên

cứu bao gồm các báo cáo CSR phát hành công khai trong giai đoạn từ 2006 đến
2009 của khoảng 1.600 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Thượng
Hải hoặc Thâm Quyến tại Trung Quốc. Nghiên cứu xem xét các nhân tố ảnh hưởng
đến việc phát hành báo cáo CSR và mức độ thông tin trách nhiệm xã hội được công
bố trong báo cáo CSR của doanh nghiệp thông qua áp dụng mô hình hồi quy
logistic và mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS). Mô hình bao gồm các


8

biến kiểm soát môi trường doanh nghiệp (quy mô doanh nghiệp, yêu cầu báo cáo,
truyền thông, kinh nghiệm báo cáo, sở hữu nước ngoài, loại thị trường chứng
khoán), các biến độc lập (private control - sở hữu tư nhân, firm age - tuổi doanh
nghiệp, ROA - tỷ suất sinh lời, slack resources - tài nguyên dự trữ, CEO as
government official - giám đốc điều hành là thành viên tổ chức chính trị, regional
institutional development - sự phát triển khu vực). Theo mô hình hồi quy logistic thì
quy mô doanh nghiệp, yêu cầu báo cáo, truyền thông, kinh nghiệm báo cáo và loại
thị trường chứng khoán thuộc nhóm biến kiểm soát môi trường tổ chức đều có ảnh
hưởng đáng kể đến khả năng phát hành báo cáo CSR. Trong nhóm biến độc lập,
giám đốc điều hành là thành viên tổ chức chính trị và hiệu quả doanh nghiệp (thông
qua 2 biến ROA và slack resources) có tác động tích cực đến việc phát hành báo cáo
CSR trong khi tuổi doanh nghiệp và sở hữu tư nhân có tác động tiêu cực. Kết quả
mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất cho thấy các doanh nghiệp có lãnh đạo
nhiều kinh nghiệm chính trị và mức độ phát triển của khu vực mà doanh nghiệp có
trụ sở chính có tác động tích cực đến mức độ thông tin trách nhiệm xã hội được
công bố trong báo cáo CSR. Đối với biến sở hữu tư nhân mặc dù theo mô hình
không có ý nghĩa thống kê, nhưng theo kết quả kiểm định của các nhân tố thuộc
chính trị đã có sự ảnh hưởng vừa phải của sở hữu tư nhân đối với việc báo cáo CSR,
cho thấy rằng phản ứng của doanh nghiệp với chính trị không phải là một quá trình
đơn giản. Các doanh nghiệp đối mặt với các áp lực khác nhau tùy thuộc vào đặc

điểm của chính doanh nghiệp. Một đặc điểm đặc biệt của Trung Quốc là luôn có sức
ép lớn từ chính trị với những doanh nghiệp có sở hữu nhà nước. Như vậy, ảnh
hưởng từ chính trị không thể được xác định chính xác nếu không am hiểu đầy đủ
nền tảng, tình hình và vị trí của doanh nghiệp cũng như sự phụ thuộc chính trị của
doanh nghiệp.


9

Bài nghiên cứu “Corporate social responsibility reporting and firm
performance: evidence from China” của nhóm tác giả Suwina Cheng, Kenny Z.
Lin và William Wong công bố trên tạp chí Journal of Management & Governance,
số 20, trang 503-523 năm 2016. Nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa việc phát
hành báo cáo trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp phi tài
chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Thượng Hải tại Trung Quốc trong 2
năm 2008 và 2009 trên các khía cạnh thu nhập kế toán, lợi tức thị trường và sự tăng
trưởng. Phương pháp nghiên cứu sử dụng hồi quy dữ liệu bảng (Panels data) nhằm
trích xuất kết quả nghiên cứu thực nghiệm. Mô hình hồi quy bao gồm các biến đo
lường hiệu quả của doanh nghiệp (ROA, Return, TobinQ) và các biến kiểm soát bao
gồm quy mô doanh nghiệp (Size), tỷ lệ nợ trên tài sản (Debt), sở hữu nhà nước
(SOE), sở hữu nước ngoài (FOR), năm khảo sát (Year09) và ảnh hưởng ngành
(IND). Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả hoạt động và quy mô doanh nghiệp
tác động tích cực và quan trọng đến báo cáo độc lập CSR trong khi tỷ lệ nợ trên tài
sản (Debt), tác động tiêu cực. Kể từ giữa những năm 2000, trách nhiệm xã hội ở
Trung Quốc đã được giám sát chặt chẽ từ công chúng và giới truyền thông. Chính
phủ Trung Quốc đã xây dựng các quy tắc và hướng dẫn CSR khác nhau để nâng cao
nhận thức và mối quan tâm của các doanh nghiệp đại chúng. Nghiên cứu này thấy
rằng số lượng các doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện các hoạt động CSR và phát
hành độc lập báo cáo CSR tăng trong năm 2008 và 2009. Có khả năng là các doanh
nghiệp tham gia các hoạt động CSR nhằm đáp ứng các yêu cầu nghiêm khắc của

chính quyền và kỳ vọng cao hơn của các bên liên quan. Tuy nhiên, kết quả thống kê
3,7% báo cáo CSR theo khuôn khổ quốc tế và chỉ 2,4% báo cáo là được đánh giá
bởi các kiểm toán viên, cho thấy chất lượng báo cáo CSR ở Trung Quốc thấp hơn
nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế, là một vấn đề cần sự quan tâm của chính quyền.


10

Bài nghiên cứu “Corporate social responsibility disclosure - choices of
report and its determinants: Empirical evidence from firms listed on the Stock
Exchange of Thailand” của tác giả Suneerat Wuttichindanon công bố trên tạp chí
Kasetsart Journal of Social Sciences, số 38, trang 156-162 năm 2017. Nghiên cứu
điều tra các lựa chọn sử dụng cho báo cáo trách nhiệm xã hội và các nhân tố quyết
định đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm
yết trên sàn chứng khoán Thái Lan (SET). Kể từ năm 2014, các doanh nghiệp niêm
yết trên SET đã được yêu cầu công bố thông tin trách nhiệm xã hội trong báo cáo
thường niên hoặc trong báo cáo phát triển bền vững riêng. Các biến độc lập của mô
hình thuộc ba khía cạnh: sức mạnh cổ đông (sở hữu nhà nước), vị thế doanh nghiệp
(quy mô và tuổi doanh nghiệp) và hiệu quả kinh doanh (lợi nhuận và đòn bẩy). Kết
quả cho thấy rằng doanh nghiệp có sở hữu nhà nước hoặc quy mô lớn có nhiều khả
năng chọn hình thức báo cáo phát triển bền vững. Ngoài ra, nội dung thông tin trách
nhiệm xã hội được công bố chủ yếu được thực hiện trong ba ngành: tài nguyên,
công nghệ và sản phẩm công nghiệp thông qua chín yếu tố trách nhiệm xã hội với
43 chỉ số. Ba yếu tố CSR được quan tâm cao nhất là con người và bình đẳng, chính
sách phòng chống tham nhũng và lãng phí. Nghiên cứu cho thấy một mối quan hệ
tích cực giữa mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội và sở hữu nhà nước
trong khi tuổi cũng như hiệu quả kinh doanh theo kết quả hồi quy không có ảnh
hưởng đáng kể đến CBTTTNXH của các doanh nghiệp. Như vậy, nghiên cứu này
ủng hộ lý thuyết các bên liên quan cho rằng các doanh nghiệp thực hiện các hoạt
động CSR là do ảnh hưởng của các bên liên quan chứ không phải do hiệu quả kinh

doanh. Ở Thái Lan, ảnh hưởng của các bên liên quan và vị thế doanh nghiệp là nhân
tố quyết định của mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội.


11

Bài nghiên cứu “Corporate social responsibility assurance and reporting
quality: Evidence from restatements” của tác giả Brian Ballou và cộng sự công bố
trên tạp chí Journal of Accounting and Public Policy năm 2018. Bài nghiên cứu tìm
hiểu cách thức đảm bảo chất lượng báo cáo trách nhiệm xã hội của 2339 doanh
nghiệp đến từ 17 ngành công nghiệp ở các quốc gia khác nhau thông qua sử dụng sự
thiết lập việc sửa đổi báo cáo CSR. Nghiên cứu sử dụng mô hình ước lượng hai giai
đoạn. Trong giai đoạn đầu, đảm bảo chất lượng báo cáo CSR là biến phụ thuộc
trong hồi quy probit (hồi quy theo biến giả) và các nhân tố ảnh hưởng đến việc đảm
bảo chất lượng báo cáo CSR là biến độc lập. Ở giai đoạn thứ hai, việc sửa đổi báo
cáo CSR là biến phụ thuộc còn việc đảm bảo chất lượng báo cáo CSR, loại nhà
cung cấp và một số biến kiểm soát các nhân tố liên quan đến việc sửa đổi báo cáo
CSR là các biến độc lập. Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng các tiêu chuẩn báo cáo
GRI như là biến kiểm soát để kiểm tra xem liệu đảm bảo chất lượng báo cáo CSR
có ảnh hưởng đến việc sử dụng khung báo cáo. Các biến độc lập sử dụng trong mô
hình bao gồm các yếu tố tài chính (SIZE - quy mô doanh nghiệp, ROA - tỷ suất sinh
lời trên tài sản, LEVERAGE - đòn bẩy, MB - hệ số giá ghi sổ trên giá thị trường,
FIN - mức độ tài chính), chỉ số đa dạng hóa (HHI), các yếu tố rủi ro môi trường - xã
hội (UTILITY - ngành tiện ích, MINING - ngành khai khoáng, PRODUCTION ngành sản xuất, FINANCE - ngành tài chính, STAKEHOLDER - định hướng các
bên liên quan) để giải thích sự đảm bảo chất lượng báo cáo CSR của các doanh
nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô doanh nghiệp, tỷ suất sinh lời trên tài
sản, chỉ số HHI tác động tích cực lên biến phụ thuộc sự đảm bảo chất lượng báo cáo
CSR. Trong khi đó có sự khác biệt trong chất lượng báo cáo CSR của các doanh
nghiệp tiện ích, khai khoáng và sản xuất.



12

1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Trách nhiệm xã hội hay công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp Việt Nam đã được đưa vào nghiên cứu trong thời gian qua nhưng đối với
người sử dụng thông tin hay nhiều doanh nghiệp vẫn còn là một khái niệm khá mơ
hồ. Số lượng nghiên cứu vẫn còn ít và hạn chế, điển hình có một số nghiên cứu như
sau:
Bài nghiên cứu “Corporate Social Disclosures in Southeast Asia: A
Preliminary Study” của hai tác giả Juniati Gunawan và Riandy Hermawan, công bố
trên tạp chí Social and Environmental Accounting, số 6, trang 198-220 năm 2012.
Kết quả nghiên cứu báo cáo thường niên của 19 doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam
trong hai năm 2017-2018 cho thấy quan hệ đối ngoại là thông tin được công bố
nhiều nhất trong năm 2007 bởi 72,2% các doanh nghiệp. Năm 2008 đánh dấu sự
thay đổi trong xu hướng công bố, chuyển từ quan hệ đối ngoại sang bền vững. Sự
thay đổi này cho thấy xu hướng tích cực trong công bố thông tin trách nhiệm xã hội
ở Việt Nam. Tuy nhiên, năng lượng vẫn là thông tin công bố ít nhất. Theo tác giả,
những khó khăn trong tính toán mức tiêu thụ năng lượng và ít nhận thức về hiệu quả
năng lượng có thể là những lý do chính cho việc số lượng nhỏ thông tin năng lượng
được công bố. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong hai năm 2007 và 2008 có
sự gia tăng đáng kể tỷ lệ phần trăm các doanh nghiệp công bố thông tin trách nhiệm
xã hội. Phát hiện này có thể cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng
nhận thức về các vấn đề xã hội và môi trường trong hoạt động kinh doanh. Qua đó
cũng thể hiện sự tăng trưởng mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trong
tương lai và báo cáo trách nhiệm xã hội có thể trở thành một chủ đề quan trọng
trong nhiều lĩnh vực kinh doanh ở Việt Nam.


13


Bài nghiên cứu “Corporate social responsibility: A study on awareness of
managers and consumers in Vietnam” của tác giả Phạm Đức Hiếu, sinh viên
trường Đại học Thương mại, Hà Nội đăng trên tạp chí Journal of Accounting and
Taxation, số 3, trang 162-170 năm 2011. Nghiên cứu điều tra nhận thức về trách
nhiệm xã hội của các nhà quản lý doanh nghiệp Việt Nam cũng như thái độ của
người tiêu dùng Việt Nam đối với CSR là tích cực hay không. Kết quả nghiên cứu
cho thấy rằng trong khi các nhà quản lý thể hiện thái độ tích cực đối với CSR thì
nhận thức của người tiêu dùng với CSR thấp. Tuy nhiên nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng dường như có sự khác biệt giữa những gì người quản lý công bố trong báo cáo
của họ và những gì họ thực sự làm. Đối với người tiêu dùng Việt Nam, mặc dù họ
không có một thái độ rõ ràng nhưng nhận thức của người tiêu dùng và quyết định
mua hàng của họ có sự ảnh hưởng đáng kể đến việc thực hiện CSR cũng như sự
công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Bài luận văn “Corporate social responsibility disclosure practices in
Vietnam: Differences between English and Vietnamese versions of large listed
companies” của tác giả Trần Thảo Nhi, sinh viên trường Đại học Khoa học ứng
dụng Lahti, Phần Lan năm 2014. Nghiên cứu đã so sánh sự khác biệt về mức độ
công bố thông tin trách nhiệm xã hội giữa báo cáo thường niên, báo cáo phát triển
bền vững (nếu có) phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt của 30 doanh nghiệp niêm yết
có cổ phiếu vốn hóa và thanh khoản cao nhất trên thị trường chứng khoán Việt
Nam. Mô hình nghiên cứu thông qua phân tích thông tin trách nhiệm xã hội được
công bố trong báo cáo thường niên để xác định mức độ thông tin trách nhiệm xã hội
được công bố thực tế tại Việt Nam cũng như kiểm tra các thông tin được công bố
trong phiên bản tiếng Việt nhưng không được công bố trong phiên bản tiếng Anh và
ngược lại. Kết quả thực nghiệm cho thấy các báo cáo phiên bản tiếng Việt có mức
độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội cao hơn các báo cáo phiên bản tiếng Anh.


14


Bài nghiên cứu “Association between corporate social responsibility
disclosures and firm value - Empirical evidence from Vietnam” của tác giả Bich
Thi Ngoc Nguyen và các cộng sự đăng trên tạp chí International Journal of
Accounting and Financial Reporting, số 5, trang 212-228 năm 2015. Nghiên cứu
xem xét mối quan hệ giữa công bố thông tin trách nhiệm xã hội và giá trị doanh
nghiệp tại Việt Nam bằng cách lấy mẫu 50 doanh nghiệp niêm yết trên các Sở giao
dịch chứng khoán Hà Nội và Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm
2013. Mô hình thông qua phân tích nội dung của các báo cáo thường niên để đo
lường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với tỷ số Tobin’s Q đại diện cho giá trị
doanh nghiệp. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy công bố thông tin trách nhiệm xã
hội có liên quan với giá trị doanh nghiệp của năm tiếp theo. Cụ thể hơn, mối quan
hệ giữa mức độ công bố thông tin về môi trường và giá trị doanh nghiệp của năm
sau là tích cực, trong khi mối quan hệ giữa công bố thông tin nhân viên và giá trị
doanh nghiệp là tiêu cực. Nghiên cứu cũng cho thấy một dấu hiệu tích cực để các
doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các trách nhiệm về môi trường.
Bài nghiên cứu “Examining CSR disclosure in Vietnam: Too little, too
late!” của hai tác giả Kelly Anh Vu và Thanita Buranatrakul đăng trên tạp chí
UTCC International Journal of Business and Economics, số 9, trang 65-79 năm
2017. Thông qua số liệu thu thập từ báo cáo thường niên của 200 doanh nghiệp
niêm yết được lựa chọn ngẫu nhiên trên các Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và
Hồ Chí Minh tại Việt Nam trong năm 2013, nghiên cứu phân tích tác động của các
nhân tố thuộc quản trị doanh nghiệp và đặc điểm của chủ sở hữu (sở hữu nhà nước,
sở hữu của nhà quản lý, sở hữu nước ngoài) đến mức độ công bố thông tin trách
nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ công bố
thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn thấp
(18,03%). Cả ba nhân tố sở hữu được đo lường đều có ảnh hưởng tiêu cực đến mức
độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội. Ngoài ra, sự độc lập của hội đồng quản trị
theo nghiên cứu không phải là một cơ chế giám sát hiệu quả để khiến các nhà quản
lý tăng mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội. Nghiên cứu cũng đề xuất các

nhà quản lý Việt Nam nên tập trung vào việc tăng cường khuôn khổ pháp lý đối với


15

mức độ công bố các thông tin phi tài chính nhằm tăng cường tính minh bạch của thị
trường.
1.3.

Xác định khe hổng nghiên cứu
Trách nhiệm xã hội lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam bởi các tập

đoàn quốc tế tìm nguồn cung ứng ở Việt Nam, dưới hình thức Bộ Quy tắc ứng xử
(COC) hoặc các yêu cầu tiêu chuẩn xã hội. Tương tự như các nước đang phát triển
khác, Việt Nam thiếu kiến thức về CSR. Sự hiểu biết về CSR như một khái niệm ở
Việt Nam vẫn còn kém và không phù hợp. CSR được coi là hoạt động từ thiện hoặc
quan hệ công chúng. Ngoài ra còn có một nhận thức sai lầm rằng CSR là tốn kém
và lãng phí thời gian. Điều này đã khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam không
áp dụng CSR trong các chính sách của doanh nghiệp.
Qua tổng hợp các bài nghiên cứu được lựa chọn trình bày tại mục 1.2, tác giả
nhận thấy với sự khác biệt về đặc điểm quốc gia (chính trị, xã hội, kinh tế, văn
hóa,…) cũng như thời điểm, phương pháp nghiên cứu,... mà mỗi nghiên cứu đã lựa
chọn và kiểm chứng sự ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau đến mức độ công bố
thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nhân tố quy mô
và tuổi doanh nghiệp, hiệu quả doanh nghiệp, quy mô và sự độc lập của hội đồng
quản trị, tỷ lệ sở hữu của doanh nghiệp đã được phần lớn các nhà nghiên cứu của
các nước sử dụng.
Tại Việt Nam hiện nay không có yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp
niêm yết để công bố việc quản lý và thực hiện trách nhiệm môi trường của họ. Do
đó, việc thực thi pháp luật về môi trường và xã hội là không đáng kể. Bên cạnh đó,

các vấn đề xã hội và pháp lý ở Việt Nam, chẳng hạn như thực thi pháp luật kém,
tham nhũng và chồng chéo quá mức giữa các luật khác nhau, đã trở thành vấn đề
chung đối với tất cả các ngành - đặc biệt là kinh doanh. Điều này dẫn đến những bất
ổn về mặt pháp lý liên quan đến chất, chi phí hành chính bổ sung và quan liêu.
Nhìn chung, báo cáo trách nhiệm xã hội là lĩnh vực nhận được nhiều sự quan
tâm cũng như được tìm hiểu tại nhiều nước trên thế giới. Việc vận dụng báo cáo
CSR ngoài việc góp phần quan trọng cho mục tiêu phát triển bền vững còn là xu
hướng phổ biến phục vụ cho quá trình ghi nhận và công bố thông tin trách nhiệm xã


×