Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ CƯƠNG sử học kì 1 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.03 KB, 2 trang )

ĐỀ CƯƠNG SỬ HỌC KÌ I 2018
Câu 1: Trình bày những sự kiện dẫn tới tình trạng Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô sau CTTG T2.
Em có suy nghĩ như thế nào về quan hệ giữa Mỹ và Nga hiện nay?


Trả lời:

- Sau CTTG thứ 2, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô nhanh chóng chuyển từ Đồng Minh sang đối đầu và
đỉnh cao là tình trạng chiến tranh lạnh
- Sự kiện khởi đầu: 12/3/1947, trong bài phát biểu trước Quốc hội Mĩ, Tổng thống Truman tuyên bố: “
Sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mỹ và đề nghị viện trợ khẩn cấp cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ
Kỳ” nhằm biến 2 nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô và Đông Âu
- 6/1947, thực hiện Mác-san phục hưng các nước TBCN ở Tây Âu, tập hợp Tây Âu vào liên minh chống
Liên Xô +CNXH
Kế hoạch này đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế - chính trị giữa các nước Tây Âu TBCN và
Đông Âu XHCN


-

1-1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)

- 1949, Mĩ thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm tập hợp các nước Tây Âu
vào liên minh quân sự do Mĩ đứng đầu, chống lại Liên Xô và Đông Âu
- 1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vacsava – 1 liên minh chính trị quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước XHCN Châu Âu
 Sự ra đời của khối NATO và Tổ chức Hiệp ước Vacsava đánh dấu sự xác lập cục diện 2 cực, 2 phe.
Chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới.


Quan hệ giữa Mỹ và Nga hiện nay:
-



Quan hệ giữa Mĩ và Nga vẫn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn chưa giải quyết được

- Mĩ và các nước Đồng Minh đã có nhiều lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, nhất là sau sự kiện Nga sát
nhập bán đảo Crưm (2014)
- Nhiều nhà nghiên cứu gọi đây là cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Nga và Mĩ hoặc có thể gọi là di chứng
của chiến tranh lạnh.
- Quan hệ Nga – Mĩ tuy có nhiều mâu thuẫn nhưng không nổ ra chiến tranh . Hai nước sẽ vừa hợp tác,
vừa đấu tranh trong vùng tồn tại hòa bình
Câu 3: Phân tích thời cơ của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?


Trả lời:
-

Khách quan:
+ 15/8/1945, Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh không điều kiện
+ Quân NHật ở Đông Dương rệu rã. Chính phủ Nhật Trần Trọng Kim hoang mang

+ 17/7/1945, Hội nghị Pốt-xđam họp, quyết định phe Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân
Nhật, Anh, Mĩ, Trung Hoa Dân Quốc ráo riết chuẩn bị vào Việt Nam với âm mưu là tiêu diệt chính quyền
Cách mạng, đàn áp Đảng Cộng sản; các thế lực phản động trong nước cũng đang tìm cách thay thầy đổi chủ.
 Quân Nhật và tay sai hoang mang, quân Đồng minh chưa vào là thời cơ “ ngàn năm có một” để ta giành
chính quyền.
-

Chủ quan:
+ Đến tháng 8/1945, Đảng ta có sự chuẩn bị đầy đủ về đường lối và phương pháp Cách mạng cho
một cuộc Tổng khởi nghĩa. Toàn Đảng, toàn dân ta đã sẵn sàng hành động, kiên quyết hy sinh để
giảnh độc lập, tự do.

+ Lực lượng CM đã đực chuẩn bị chu đáo trong suốt 15 năm, được rèn luyện cho PTCM 1930-1931,
PT dân chủ 1936-1939, nhất là cuộc tập dượt vĩ đại trong phong trào kháng Nhật cứu nước.


+ Tầng lớp trung gian đã ngả hẳn về phía CM. Từ khi Nhật đảo chính Pháp, tầng lớp tri thức tiểu tư
sản, tư sản dân tộc, bộ phận địa chủ nhỏ cũng đứng về phía CM. Một bộ phận binh lính người Việt
trong quân đội Pháp cũng trở thành quần chúng cảm tình của CM.
+ Sự lãnh đạo kịp thời đúng đắn của Đảng và Việt Minh:
o Ngay từ 13/8/1945 khi nhận được những thông tin về việc Nhật sắp đầu hàng, Trung Đảng
và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc.
o 23h ngày 13/8, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1” chính thức phát
lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước.
o 14 – 15/8/1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào ( Tuyên Quang) , thông qua
kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa và quyết định những vấn đề quan trọng về chính
sách đối nội, đối ngoại sau khi giảnh được chính quyền.
o 16 -178/1945, Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương
Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh. Cứ ra Ủy ban dân tộc
giải phóng VN do HCM làm chủ tịch
 Thời cơ tổng khởi nghĩa chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến
trước khi quân Đồng minh vào nước ta giải pháp quân Nhật (thời cơ chín muồi, “ngàn năm có một”)
Câu 4: Lập bảng hệ thống thống về các biện pháp giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn tài chính của
Đảng, Chính phủ VNDCCH trong năm đầu sau CM tháng Tám 1945. Những kết quả đạt được đó có ý
nghĩa như thế nào?


Trả lời:

Nội dung

Giải quyết nạn đói

- Quyên góp, nghiêm trị những
kẻ đầu cơ gạo.

Biện
pháp
trước
mắt

- Hồ Chủ tịch kêu gọi nhân
dần cả nước “ nhường cơm sẻ
áo”
- Nhân dân lập “Hũ gạo cứu
đói”, tổ chức “ Ngày đồng tâm”,
không dùng gạo, ngô, khoai, sắn
... để nấu rượu.
- Tăng gia sản xuất

Biện
pháp lâu
dài

Kết quả

Giải quyết nạn dốt
Phong trào bình dân học vụ:
- 8/9/1945, Hồ Chủ tịch ra
Sắc lệnh thành lập Nha bình
dân học vụ - cơ quan chuyên
trách về chống giặc dốt; kêu
gọi nhân dân cả nước tham

gia phong trào xóa nạn mù
chữ
- Mở trường học các cấp

- Chính quyền bãi bỏ thuế thân
và các thứ thuế vô lí khác của
chế độ cũ, giảm tô, giản thuế,
tạm cấp ruộng đất bỏ hoang cho
nông dân thiếu ruộng, chia lại
ruộng đất theo nguyên tắc công
bằng dân chủ.

- Bước đầu đổi mới nội
dung, phương pháp giáo dục
theo tinh thần dân tộc dân
chủ.

Nông nghiệp nhanh chóng
được phục hồi, nạn đói bị đẩy
lùi

Trong 1 năm(9/1945 –
9/1946), tổ chức được gần
76000 lớp học, xóa mù chữ
cho hơn 2,5 triệu người

Giải quyết khó khăn tài
chính
Kêu gọi nhân dân tự
nguyện đóng góp: cuộc vận

động xây dựng “Quỹ độc
lập”, phong trào “ Tuần lễ
vàng”

Phát hành tiền Việt Nam
thay tiền Đông Dương của
Pháp (23/11/1946)

Trong tgian ngắn, nhân
dân đã tự nguyện đóng góp
370kg vàng, 60 triệu đồng.

 Ý nghĩa: Củng cố tiềm lực của đất nước để đấu tranh với ngoại xâm, nội phản.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×