Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề thi HSG Môn lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.12 KB, 7 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN THANH BA
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 135 phút (Không kể thời gian giao đề)

( Đề thi gồm 03 trang)
I. Phần trắc nghiệm khách quan: (8,0 điểm)
Câu 1: Ý nghĩa quan trọng nhất trong sự ra đời của nước CHND Trung Hoa
là gì?
A. Chấm dứt hơn một trăm năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư
phong kiến.
B. Đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên CNXH.
C. Tăng cường hệ thống XHCN trên thế giới.
D. Ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 2: Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh
thế giới thứ hai là:
A. Gia nhập ASEAN.
B. Phát triển kinh tế.
C. Giành độc lập dân tộc.
D. Chống lại đế quốc Âu- Mĩ.
Câu 3: Sau năm 1945, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới
bùng nổ sớm nhất ở khu vực:
A. Đông Nam Á.
B. Đông Bắc Á.
C. Mĩ- Latinh.
D. Bắc Phi.
Câu 4: Sau thắng lợi của cách mạng Cu- ba năm 1959, một cao trào đấu tranh


đã bùng nổ ở Mĩ La- tinh dưới hình thức:
A. Bãi công của công nhân.
B. Nổi dậy của nông dân.
C. Đấu tranh vũ trang.
D. Đấu tranh ngoại giao.
Câu 5: Những nguyên nhân dẫn đến sự liên kết kinh tế giữa các nước Tây Âu
là:
A.Thoát dần khởi sự lệ thuộc dần vào Mĩ.
B. Muốn liên kết để cạnh tranh với các nước Xã hội chủ nghĩa.
C. Muốn khẳng định sức mạnh và tiềm lực quân sự của mình.
D. Muốn liên kết kinh tế, thành lập nhà nước chung châu Âu.
Câu 6: Ý nào sau đây không phải là mục tiêu cơ bản trong chiến lược toàn cầu
của Mĩ?
A. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các nước đồng minh.
B. Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ XHCN trên thế giới.
C. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.
D. Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ
của nước khác
1


Câu 7: Để đẩy nhanh sự phát triển, Nhật Bản rất coi trọng yếu tố nào?
A. Giáo dục và khoa học kĩ thuật.
B. Đầu tư ra nước ngoài.
C. Thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.
D. Bán các bằng phát minh, sáng chế.
Câu 8: Những nguồn năng lượng mới nào được tìm ra trong các nguồn năng
lượng dưới đây?
A. Mặt trời.
B. Điện.

C. Nguyên tử.
D. Dầu mỏ
Câu 9: Những nguyên nhân dẫn đến việc thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác
thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là?
A. Pháp bị chiến tranh tàn phá nặng nề, kinh tế, tài chính kiệt quệ.
B. Pháp muốn đầu tư phát triển kinh tế ở Đông Dương.
C. Việt Nam có nguồn nhân công dồi dào, rẻ mạt.
D. Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Câu 10: Nền kinh tế Đông Dương sau chiến tranh thế giới thứ nhất được chỉ
huy bởi:
A. Ngân hàng Việt Nam.
B. Ngân hàng Đông Dương.
C. Ngân hàng Đông Nam Á.
D. Ngân hàng Liên bang Đông Dương.
Câu 11: Chính sách chính trị nào của Pháp gây hậu quả nghiêm trọng đối với
thuộc địa Đông Dương?
A. Chính sách chia rẽ các dân tộc.
B. Chính sách khai hóa.
B. Chính sách chia rẽ các tôn giáo.
D. Chính sách chia để trị.
Câu 12: Đối tượng bị bóc lột chủ yếu trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
hai của thực dân Pháp là:
A. Công nhân .
B. Nông dân.
B. Tiểu tư sản.
D.Tư sản.
Câu 13: Hoạt động quan trọng nhất của Nguyễn Ái Quốc trong Hội Việt Nam
cách mạng Thanh niên là
A. Mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để trang bị lí luận cách mạng cho hội viên.
B. Xuất bản báo Thanh niên làm cơ quan tuyên truyền của Hội.

C. Cử hội viên đi học tại Trường Đại học Phương Đông.
D. Đưa hội viên về Việt Nam gây dựng tổ chức cách mạng.
Câu 14: Tác phẩm tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp
huấn luyện chính trị ở Quảng Châu (Trung Quốc) trong những năm 1925 –
1927 là:
A. Con rồng tre.
B. Bản án chế độ thực dân Pháp.
C. Đường Kách mệnh.
D. Nhật kí trong tù.
Câu 15: Tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng
Thanh niên ở Bắc kì đã thành lập tổ chức nào?
A. Đông Dương Cộng sản Đảng.
B. Chi Bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.
C. An Nam Cộng sản Đảng.
D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Câu 16: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là sự chuẩn bị đầu tiên có tính
quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt
Nam vì:
2


A. Với đường lối đúng đắn của Đảng đã đưa Cách mạng Việt Nam đi từ thắng
lợi này đến thắng lợi khác.
B. Đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
C. Đáp ứng căn bản nguyện vọng độc lập của dân tộc Việt Nam.
D. Lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong Tổng khởi nghĩa tháng
Tám năm 1945.
II. Phần tự luận: (12,0 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm)
Phân tích tác động của cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai đến

cuộc sống con người?
Câu 2: (3,5 điểm)
Từ sự phát triển kinh tế của Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu trong thời kì hoàng kim
sau chiến tranh thế giới thứ hai, hãy làm rõ những nguyên nhân chung đưa tới sự
phát triển đó. Theo em, Việt Nam có thể rút ra được những bài học gì cho công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay?
Câu 3: (2,0 điểm)
Tại sao nói sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929 là xu thế tất yếu
của cách mạng Việt Nam?
Câu 4: (4,0 điểm)
Trình bày Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Vai trò của Nguyễn Ái
Quốc đối với Hội nghị?
Hết
Họ tên thí sinh: ……………………………… Số báo danh: ……………………
Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.

3


PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 9
NĂM HỌC 2018- 2019
Môn: LỊCH SỬ
(Hướng dẫn chấm gồm: 04 trang)

I. Đáp án phần trắc nghiệm khách quan: (8,0 điểm)
Câu
Đáp án Câu
Đáp án

Câu
Đáp án
1
5
AD
ABD
A
9
2
3
4

C
A
B

6
7
8

D
A
AC

10
11
12

B
D

B

Câu

Đáp án

13
14
15
16

II. Đáp án phần tự luận: (12,0 điểm)
Câu
Nội dung
Phân tích tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần
Câu 1
thứ hai đến cuộc sống con người.
* Khẳng định cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai đã đạt
được nhiều thành tựu và có tác động to lớn đến cuộc sống con người.
* Tác động.
- Tích cực:
+ Cách mạng KHKT đã mang lại những tiến bộ phi thường, những
thành tựu kì diệu, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con
người…
+ Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy
về sản xuất và năng suất lao động.
+ Thay đổi cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực…
+ Nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa cao, hình thành
một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.
- Tiêu cực:

+ Việc chế tạo các loại vũ khí quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự
sống… Tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên.
+ Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, dịch bệnh mới …
+ Những đe dọa về đạo đức xã hội và an ninh với con người.
4

B
C
ACD
A

Điểm
2.5

0.25
1.0
0.5

0.25
0.25
0.25
1.25
0.5

0.25
0.25


Câu 2


Câu 3

* Sự phát triển kinh tế của Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu trong thời kì
hoàng kim.
- Mĩ: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ.
Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài
chính lớn nhất thế giới…
- Nhật Bản: Sau khi phục hồi, từ năm 1952 đến năm 1960 kinh tế
Nhật phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, Nhật đạt
được sự phát triển “thần kì”. Từ đầu thập niên 70 của thế kỉ XX trở đi,
Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế
giới…
Tây Âu: Sau giai đoạn phục hồi, từ thập kỉ 50, nền kinh tế của các
nước tư bản chủ yếu có sự phát triển nhanh, nhiều nước giữ vị trí cao
trong nền kinh tế thế giới. Đầu thập niên 70, Tây Âu trở thành một
trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới …
* Nguyên nhân chung đưa tới sự phát triển của Mĩ, Nhật Bản và
Tây Âu:
- Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật
hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá
thành sản phẩm. Đây là nguyên nhân chung có ý nghĩa quyết định
nhất đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản sau chiến tranh thế giới
thứ hai.
- Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc quản lý hiệu quả, điều tiết,
thúc đẩy nền kinh tế …
- Biết tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triển (Mĩ lợi dụng
chiến tranh để làm giàu; Tây Âu tận dụng viện trợ Mĩ, giá nguyên liệu
rẻ từ, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu (EC);
Nhật tận dụng viện trợ Mĩ, nhờ có đơn đặt hàng khi Mĩ gây chiến

tranh với Triều Tiên và Việt Nam để làm giàu)
* Bài học kinh nghiệm với Việt Nam:
- Chú trọng tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại, áp
dụng sáng tạo công nghệ mới để đi tắt đón đầu, rút ngắn thời gian xây
dựng và phát triển kinh tế.
- Tăng cường vai trò của nhà nước trong việc quản lý, điều tiết nền
kinh tế, tiếp thu kinh nghiệm quản lý của các nước khác.
- Ngoài việc phát huy tối đa yếu tố nội lực (tài nguyên phong phú,
nhân công dồi dào), cần phải tận dụng tốt những yếu tố bên ngoài để
phát triển kinh tế (tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài, thời cơ từ hội
nhập quốc tế và khu vực…)
Tại sao nói sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929 là xu
thế tất yếu của cách mạng Việt Nam:
- Trước khi Đảng CS VN ra đời, mọi phong trào yêu nước đều thất bại

5

1.5
0.5
0.5

0.5

2.0
0.25

0.25
0.5

1.0

0.25
0.25
0.5

2.0
0.5


Câu 4

do khủng hoảng đường lối và giai cấp lãnh đạo.
- Từ năm 1919 đến năm 1929, sau khi tìm thấy con đường cứu nước,
Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác
Lê-nin về nước, tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức để
chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng CS VN.
- Cuối năm 1928-> 1929, dưới tác động của Hội VN CMTN, chủ
nghĩa Mác Lê-nin được truyền bá sâu rộng vào VN, phong trào yêu
nước theo xu hướng Vô sản phát triển mạnh mẽ. Yêu cầu cấp thiết là
phải có một chính đảng của giai cấp vô sản để lãnh đạo phong trào.
-Yêu cầu cấp thiết là phải có một chính đảng của giai cấp vô sản để
lãnh đạo phong trào -> Xu thế tất yếu của Cách mạng Việt Nam.
Trình bày Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Vai trò
của Nguyễn Ái Quốc đối với Hội nghị?
*Hoàn cảnh lịch sử:
- Từ năm 1929 đến đầu năm 1930, phong trào đấu tranh của công
nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân khác kết thành
một làn sóng dân tộc, dân chủ ngày càng lan rộng. Từ đó cách mạng
Việt Nam đặt ra yêu cầu phải có một tổ chức cộng sản lãnh đạo.
- Năm 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời tích cực hoạt động lãnh đạo
quần chúng nhân dân đấu tranh. Tuy nhiên các tổ chức hoạt động

riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau làm cho phong trào cách
mạng trong cả nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn. Tình hình đó đặt ra yêu
cầu cấp thiết là phải thống nhất hành động của các tổ chức cộng sản.
Nguyễn Ái Quốc đứng ra triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ
chức cộng sản. Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 6- 1- 1930 tại Cửu Long,
Hương Cảng, Trung Quốc.
*Nội dung Hội nghị:
- Nguyễn Ái Quốc phê phán và phân tích những quan điểm sai lầm
của mỗi tổ chức cộng sản và nêu chương trình Hội nghị.
- Hội nghị thảo luận và nhất trí ý kiến của Nguyễn Ái Quốc là thống
nhất thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam,
thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do
Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng.
- Hội nghị cử Ban Chấp hành trung ương lâm thời.
- Nguyễn Ái Quốc ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng.
- Ngày 24-2.1930, theo đề nghị của Đông Dương Cộng sản liên đoàn,
tổ chức này được ra nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
*Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị:

6

0.5

0.5

0.5
4.0
1.0
0.5


0.5

2.0
0.5
0.75

0.25
0.25
0.25
1.0


- Nguyễn Ái Quốc là người triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các
tổ chức cộng sản.
- Người đã chủ trì Hội nghị. Chính uy tín và năng lực của Người đóng
vai trò quan trọng đưa đến sự thống nhất các tổ chức Cộng sản để
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Người đã soạn thảo Chính cương vắn tăt, Sách lược vắn tắt được
Hội nghị thông qua, văn kiện đó trở thành cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

0.25
0.25
0.5

Chú ý:
- Chỉ cho điểm tối đa với những bài viết trình bày sạch đẹp, rõ ràng, kiến
thức chính xác, đảm bảo nội dung của hướng dẫn chấm.
- Nếu bài làm có nội dung không có trong hướng dẫn chấm, nhưng đúng

và sang tạo góp phần làm rõ nội dung có thể cho thêm 0,5 điểm khuyến
khích nếu bài chưa đạt điểm tối đa

7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×