Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

BÀI 31 CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỖI THẾ KỈ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.99 KB, 10 trang )

KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Bài 31. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
A.

MỤC TIÊU

I. Kiến thức, kĩ năng, thái độ.
1. Kiến thức.
Sau khi học xong bài học sinh:
- Hiểu được cuộc cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng điển hình
nhất, triệt để nhất của thời kì cận đại.
- Phân tích được tình hình kinh tế và các mâu thuẫn giai cấp trong xã hội
Pháp trước cách mạng.
- Trình bày được tiến trình cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ
XVIII.
2. Kĩ năng.
Giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng:
- Sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tranh ảnh.
- Phân tích, khái quát, tổng hợp, đánh giá sự kiện.
3. Thái độ.
- Học sinh nhân thức được vai trò to lớn của quần chúng cách mạng, từ
đó hình thành được tư tưởng tin yêu quần chúng đoàn kết với nhân dân.
- Học sinh hiểu được các giá trị tiến bộ của trào lưu triết học ánh sáng và
vai trò của trào lưu này đối với cách mạng Pháp nói riêng và nhân loài
nói chúng.
II.

Các năng lực hướng tới.

Giúp học sinh phát triển các năng lực sau:
- Hợp tác, làm việc nhóm.


- Quan sát, đánh giá.


- Phân tích, tái hiện sự kiện lịch sử.
- Sử dụng đồ dùng trực quan.
III.

Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

- Giáo viên: tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ.
- Học sinh: đọc trước sách giáo khoa và tài liệu ham khảo.
B. CÁC HOẠT ĐỘN HỌC TẬP.
I.

Hoạt động khởi động.

a. Mục tiêu:
- Thu hút sự chú ý của học sinh.
- Tạo hứng thú đối với nội dung bài học.
- Thông bá bài học.
b. Phương thức:
- Giáo viên cho học sinh xem một đoạn video và đặt 2 câu hỏi:
1. Theo em đoạn video trên nói về quốc gia nào?
2. Em có hiểu biết gì về quốc gia đó?
- Học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Giáo viên dẫn dắt vào bài mới:
Trên video vừa quan sát, chúng ta có thể thấy những hình ảnh của nước
Pháp.
Pháp là một quốc gia rộng lớn nằm ở phía Tây châu Âu, qua những hính
ảnh trong đoạn video chúng ta thấy nước đây là một nước rất phát triển,

nổi tiếng với nước hoa và thủ đô Pari được coi là “kinh đô của ánh sáng”
mạng. ngược về những năm 80 củ thế kỉ XVIII chính tại thủ đô hoa lệ này
đã nổ ra một cuộc cách “ long trời lở đất” , mọt cuộc cách mạng tiêu biểu
nhất, triết để nhất so với tất cả các cuộc cách mạng trước đó. Chính vì vậy,
Lê – Nin đã gọi đây là cuộc đại cách mạng, nó có ý nghĩa khôn chỉ với
Pháp mà còn có ý nghĩa với lịch sử thê giới. vậy tai sao cuộc cách mạng tư
sản ở trung tam Châu Âu lại trở nên điển hình hơn bất cứ một cuộc cách


mạng nào của thời kì cận đại, chúng ta sẽ nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề
này trong bài học hôm nay.
III. Hoạt động hình thành kiến thức.
1. Hoạt động 1: Tình hình kinh tế, xã hội.
a. Mục tiêu:
- Biết được nét nổi bật về kinh tế công nghiệp, nông nghiệp của Pháp
trước cách mạng.
- Biết được sự phân chia đẳng cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng.
- Hiểu được tác động của tình hình kinh tế, chính trị đến xã hội Pháp
trước khi cách mạng bùng nổ.
b. Phương thức.
GV đặt câu hỏi: Em hãy theo dõi sách giáo khoa và cho biết những nét nổi
bật của nền kinh tế Pháp trước cách mạng?
HS theo dõi SGK và trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV cho phân tích từng phần trong nền kinh tế Pháp ( Nông nghiệp, công
nghiệp, thương nghiệp ).
+ Nông nghiệp: có thể nói cuối thế kỉ XVIII Pháp vẫn là nước nông nghiệp
lạc hậu với công cụ và kĩ thuật thô sơ, năng suất lao đọng thấp, đất đai bỏ
hoang.
GV cho học sinh quan sát hình ảnh: tình cảnh người nông dân Pháp trước
cách mạng và đặt câu hỏi:

1. Hình ảnh trên có những nhân vật nào?
2. Hình ảnh người nông dân chống lên cái cuốc thể hiện điều gì?
GV phân tích: trên đây là hình ảnh ba người đàn ông đại diện cho ba đẳng
cấp đang tồn tại trong xã hội Pháp thời bấy giờ. Người đàn ông đang cõng
trên lưng hai người đàn ông khác chính là đại diện cho nông dân Pháp.
Còn hai người còn lại chính là đại diện cho đẳng cấp 1 và 2. Trong bức
ảnh chúng ta đặc biệt chú ý đến hình ảnh người nông dân đang chống lên
Cuốc cũ kĩ thể hiện cho sự lạc hậu về công cụ lao động. ngoài ra dưới chân
người nông dân còn các con chim,chuột, thỏ là những con vật chuyên phá
hoại mùa màng dẫn đến năng xuất lao động thấp. Đó chính là nguyên nhân
làm cho nền nông nghiệp Pháp vẫn còn lạc hậu.


Câu hỏi: vậy tai sao người nông dân Pháp không cải tạo công cụ lao động
và sử dụng phân bón cho mùa màng để tăng năng suất lao động.
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV nhận xét và bổ sung: Vì lúc này lãnh chúa phong kiến vẫn còn đang sở
hữu ruộng đất và tăng cường áp bức bóc lột nhân dân nên cuộc sống của
họ vô cùng khổ cực. và đó cũng là một nguyên làm cho nền nông nghiệp
Pháp lạc hậu.
+ Công nghiệp: Công nghiệp phát triển, đặc biết là nghành dệt và ngành
công nghiệp luyện kim, máy móc bắt đầu được sử dụng trong sản xuất.
Một số xí nghiệp đã được xây dựng. mặc dù phát triển nhưng công nghiệp
Pháp bị kìm hãm bởi chế độ thuế khóa nặng nề, quy chế phường hội khắt
khe, sản phẩm làm ra phải theo khuôn mẫu.
+ Thương nghiệp: cũng phát triển, đã xuất hiện các công ti buôn bán
không chỉ với các nước Châu âu mà còn với các nước phương Đông. Và
thườn nghiệp Pháp cũng bị kìm hãm bởi quan hệ sản xuất cũ.
GV tiếp tục thuyết trình: Như vậy, đến cuối thế kỉ XVIII. Sự phát triển
của lực lượng sản xuất Pháp đã bị kìm hãm nghiêm trọng bởi nền sản xuất

noogn nghiệp lạc hậu, chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến, thuế quan nội
địa phức tạp, hệ thống đo lường không thống nhất. Tất cả những điều đó
làm cản trở cho sự phát triển của phương thức sản xuất mới. do đó đặt ra
một yêu cấp thiết đối với người nông dân Pháp là cần phải xóa bỏ hết
những rào cản đó.
GV đặt câu hỏi: vậy với nền kinh tế như vậy thì chính trị của Pháp có
điểm gì nổi bật?
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung: lúc này Pháp vẫn là nước quân chủ chuyên chế do
vua LU – I XVI đứng đầu.
Hoạt động theo cặp:
- GV phát phiếu học tập.
- HS thảo luận và hoàn thành phieued học tập trong 2 phút.
- GV thu 5 bài bất kì để chấm điểm và chọn một số cặp trình bày trước
lớp.


GV nhận xét phiếu học tập và trình chiếu sơ đồ hoàn chỉnh để học sinh đối
chiếu. giáo viên tiếp tục thuyết trình
+ Tăng lữ: là đẳng cấp thứ nhất, đảm đương chức vụ tôn giáo thiêng liêng,
cs nhiều đặc quyền đặc lợi, nắm giữ trong tay nhiều ruộng đất.
+ Qúy tộc: có nhiều nhiều quyền lợi gắn chặt với chế độ phong kiến
chuyên chế. Nắm giữ các chức vụ hành chính quan trọng.
 Mặc dù hai đẳng cấp này chiếm hơn 1% dân số nhưng đều có rất nhiều
đặc quyền đặc lợi mà không phải nộp thuế và ra sức bóc lột đẳng cấp
thứ ba.
+ Đẳng cấp ba: chiếm tuyệt đại đa số dân Pháp. Bao gồm: tư sản, nông
dân, bình dân thành thị… tuy là lực lượng sản xuất chủ yếu nhưng họ
khồn có quyền lợi chính trị, bị áp bức bóc lột nặng nề. phải nộp nhiều loại
thứ thuế vô lí.

Trong đẳng cấp thứ ba. Có giai cấp tư sản đứng đầu. họ có học thức và có
thế lực về kinh tế . họ chính là những người đại diện cho phương thức sả
xuất mới, tiến bộ tấn công vào quan hệ sản xuất cũ, lỗi thời đang tồn tại ở
nước Pháp để tạo điều kiện cho kinh tế Pháp phát triển theo hướng TBCN.
Nguyện vọng của họ phù hợp vơi quần chúng nhân dân lúc này nên họ
được quần chúng nhân dân ủng hộ và họ trở thành lực lượng lãnh đạo.
GV đặt câu hỏi: Việc phân chia đẳng cấp có tác động như thế nào đến xã
hội Pháp ?
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
GV nhận xét bổ sung: xã hội Pháp lúc này xuất hiện mâu thuẫn giữa đẳng
cấp 1 và 2 với đẳng cấp thứ ba do họ mâu thuẫn về lợi ích về kinh tế và
chính trị. Mâu thuẫn ngỳ một dâng cao.
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.

2. Hoạt động 2: cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng.
a. Mục tiêu.


HS hiểu được giá trị tiến bộ của trào lưu triết học ánh sáng và tác động của
nó đối với cách mạng Pháp.
b. Phương thức:
GV đặt câu hỏi:
1. Trình bày những quan điểm cơ bản của thế kỉ ánh sáng?
2. Vai trò của trào lưu triết học ánh sáng đối với cuộc cách mạng tư sản
Pháp?
HS nghiên cứu và trả lời câu hỏi của GV
GV nhận xét, bổ sung và chốt ý: cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng đã
ảnh hưởng rấ lớn vào chế độ quân chủ chuyên chế đó là cuộc đấu tranh tư
tưởng hay còn được gọi là thế kỉ ánh sáng. Xuất hiện vào thế kỉ XVIII do
các nhà tư sản tiến bộ có tư tưởng chống phong kiến quân chủ chuyên chế.

Tiêu biểu là ba nhân vật: Mông – te – xki – ơ, Vôn – te, Rút – xô. Với nội
dung:
+ Lên án chế độ phong kiến quân chủ chuyên chế.
+ Mong muốn xay dựng xã hội tốt đẹp hơn.
Những quan điểm đó đã tấn công vò hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, là
bước dọn đường cho cuộc cách mạng tư sản bùng nổ.
d. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.
3.
a.
-

Hoạt động 3: Cách mạng bùng nổ, nền quân chủ lập hiến.
Mục tiêu:
HS trình bày được nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ cách mạng.
Trình bày được diễn biến của hội nghị ba đẳng cấp, cuộc tấn công vào
ngục Ba – xti và sự thành lâp nền quân chủ lập hiến.
b. Phương thức:
- GV đặt câu hỏi: Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ cuộc cách mạng tư sản
Pháp là gì ?
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung và phân tích:


Nền quân chủ chuyên chế ở Pháp lúc này đang lâm vào khủng hoảng ,
nông nghiệp, công nghiệp cũng khủng hoảng, các nhà máy xí nghiệp phải
đóng của, công nhân thất nghiệp tràn lan. Trong nông nghiệp các trận mưa
đá với mùa đông giá rét cũng làm cho mùa màng thất thu nặng nề, đời
sống của nông dân vô cùng khổ cực. Trong khi đó triều đình không lo khắc
phục những khó khưn mà vẫn ăn chơi sa đọa, vay mượn để tiêu sài và đến
năm 1789 vua LU – I XVI nợ nhà nước 5 tỷ ni – phơ – rông. Lúc nỳ giai

cấp thống trị đã lâm vào khủng hoảng, giai cấp bị trị không còn muốn sông
như trước nữa, quần chúng nhân dân đã có lực lượng lãnh đạo. Nước Pháp
đã có đầy đủ điều kiện để dẫn tới một cuộc cách mạng và hội nghị ba đẳng
cấp chính là duyên cớ trực tiếp để cuộc cách mạng bùng nổ.
GV đặt câu hỏi: hội nghị ba đẳng cấp đã đề cập đến vấn đề gì? Phản ứng
của đẳng cấp thứ 3 như thế nào?
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung:
Sự khủng hỏng trầm trọng của nền tài chính quốc gia, buộc LU – I XVI
phải triệu tập hội nghị ba đẳng cấp. Lu – I đã đề cập đến việc hỏa thuận các
đại biểu cho vay tiền và đánh thêm thuế mới. Ông đã không đạt được mục
đích của mình do đẳng cấp thứ ba không đồng ý. Ngày 17/6 đẳng cấp thứ 3
tuyên bố thành lập quốc hội lập hiến. đây là cơ quan duy nhất có quyền
thông qua các đạo luật tài chính, định ra chế độ mới soạn thảo hiến pháp.
GV tiếp tục đặt câu hỏi: Trước tình hình đó vua LU – I XVI và quý tộc đã
làm gì?
HS nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi.
GV bổ sung, chốt ý và phân tích:
Trước tình hình đó vua LU – I và các quý tộc đã phẩn ứng rao riết. ngày
12/7/1789, vua đã thuê một trung đoàn lính tấn công dã man vò quần chúng
nhân dân, cách mạng bắt đầu bùng nổ, ngày 14/7/1789, giữa thủ đô Pari đã
xảy ra cuộc tấn công của quần chúng nhân dân vò ngục ba – xti.
GV cho học sinh quan sát hình ảnh ngục Ba – xti:
Ngục Ba – xti tượng trưng cho uy quyền của chế độ phong kiến. pháo đài Ba
– xti được xây dụng để bảo vệ kinh thành Pari, có hào sâu xum quanh ngăn


cách, có cầu treo và đại bác để phòng giữ, pháo đài cao 24m có 8 tháp canh
mỗi tháp canh cao 30m và có tường dày bao xum quanh cao 3m, trên mỗi
pháo đài có lính canh và đại bác luôn tròn tư thế sẵn sàng chiến đấu. về sau

pháo đài Ba - xti biến thành ngục Ba – xti là nơi giam gữ và giết hại những
ngừ có tư tưởng chống chế độ quân chủ chuyên chế. Chính vì vậy ngục Ba –
xti là tượng trưng cho uy quyền của chế độ phong kiến.
Sáng sớm ngày 14/7/1789, 300 nghìn quần chúng nhân dân đã tấn công vào
ngục Ba – xti với vũ khí họ có được, tuy nhiên vào nục Ba – xti chỉ có một
con đường duy nhất là cầu treo, nhưng cầu treo đã bị rút. Viên chỉ huy trong
ngục Ba – xti đã ra lệnh cho quân lính xả súng vào quần chúng nhân dân và
làm tăng thêm sự phẫn nộ của họ, cuộc đấu tranh diễn ra trong vòng 4 giờ
ngục Ba – xti nhanh chóng bị hạ.
Cùng với phong trao đấu tranh của quần chúng nhân dân pari thì khắp nơi trên
nước Pháp, các trung tâm chống phong kiến cũng đứng lên đấu tranh chống
lại chế độ quân chủ chuyên chế, noog dân ở vùng nông thôn cũng đứng lên
nổi dậy điều đó cho ta thấy tinh thần đấu tranh của nhân dân ở khắp nước
Pháp, tấn công vào chế độ quân chủ chuyên chế.
HS lắng nghe và ghi chép.
GV đặt câu hỏi:
1. Hãy nêu những việc làm của phái lap hiến sau khi lên cảm quyền?
2. Vì sao quần chúng cách mạng lại tiếp tục nổi dậy?
HS suy nghĩ và trả lời.
GV nhận xét và bổ sung:
- Cuối tháng 8 - 1789, Quốc hội Lập hiến đã thông qua bản Tuyên ngôn
Nhân quyền và Dân quyền với khẩu hiệu nổi tiếng : “Tự do - Bình đẳng
- Bác ái”. Tuyên ngôn gồm 17 điều, thừa nhận quyền tự do, bình đẳng
của con người và khẳng định chủ quyền của nhân dân, đồng thời tuyên
bố quyền sở hữu là quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Nội dung
cơ bản của Tuyên ngôn thấm nhuần tư tưởng cách mạng của các nhà
triết học Ánh sáng Pháp thế kỉ XVII, đồng thời phản ánh ý chí và


nguyện vọng của nhân dân Pháp.Tiếp đó, Quốc hội Lập hiến ban hành

nhiều chính sách nhằm khuyến khích công thương nghiệp phát triển
như : bãi bỏ quy chế phường hội, cho phép tự do buôn bán, tổ chức
hành chính theo quy chế mới (cả nước được chia thành 83 quận với cơ
cấu tổ chức thống nhất, xoá bỏ thuế quan nội địa...).
- Nhân dân vẫn tiếp tục nổi dậy vì: cuộc sống của nhân dân lao động vẫn
chưa được cải thiện : việc chia ruộng đất theo từng lô lớn đem bán với
giá cao nên nông dân không có khả năng mua ; công nhân vẫn đấu
tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Thêm vào đó, việc ban hành đạo
luật cấm công nhân hội họp, bãi công… càng làm tăng sự bất mãn
trong quần chúng nhân dân, nhiều cuộc đấu tranh liên tiếp diễn ra.
c. Sản Phẩm: câu trả lời của học sinh.
IV.

Luyện tập.

a. Mục tiêu:
- Củng cố lại kiến thức đã học
- Học sinh nhớ bài ngay tại lớp
b. Phương thức: GV đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1: Ba đẳng cấp tồn tại trong xã hội Pháp cuối thế kỉ XVIII là:
A. Tăng lữ, quý tộc, tư sản.
B. Quý tộc, tư sản, đẳng cấp thứ ba.
C. Quý tộc, tư sản, nông dân.
D. Quý tộc, tăng lữ, đẳng cấp thứ ba.
Câu 2: Trước cách mạng, Pháp duy trì chế độ chính trị nào?
A. Chế độ quân chủ chuyên chế.
B. Chế độ độc tài.
C. Chế độ cộng hòa.
D. Chế độ lập hiến.
Câu 3: Ba đại diện của trào lưu triết học ánh sáng là:

A. Mông – te – xki – ơ, Vôn – te, Rút – xô.


B. Rô – be – spie, Vôn – te, Rút – xô.
C. Na – pô – lê – ông, Vôn – te, Rút – xô.
D. Lu – I XVI, Mông – te – xki – ơ, Rút – xô.
Câu 4: Sau khi lật đổ phái Girôngđanh chính quyền về tay ai?
A. Chính quyền về tay cách mạng.
B. Chính quyền về tay phái Giacôbanh.
C. Chính quyền về tay quý tộc.
D. Tất cả đều sai.
V. Vận dung, Tìm tòi, mở rộng:
a. Mục tiêu:
- HS biết thêm những kiển thức bên ngòa SGK.
- Thúc đẩy óc tư duy, sáng tạo cho HS.
b. Phương thức: GV bài tập về nhà.
Bài tập về nhà: vẽ sơ đồ tư duy về tiến trình cách mạng tư sản Pháp cuối
thế kỉ XVIII ( vẽ trên khổ A3)
c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.



×