Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đề thi HSG cấp tỉnh 18 môn Ngữ văn lớp 9 (kèm đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.54 KB, 27 trang )

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HOÁ

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2017 - 2018

ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn thi: NGỮ VĂN - Lớp 9 THCS
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 10 tháng 3 năm 2018
(Đề thi có 03 câu, gồm 01 trang)

Câu I (2,0 điểm):
Xác định và phân tích hiệu quả thẩm mĩ của các biện pháp tu từ có trong đoạn in
đậm trong văn bản sau:
THỜI GIAN
Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỉ niệm trong tôi
Rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn
Riêng những câu thơ còn xanh
Riêng những bài hát còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước
(Văn Cao, Lá, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1998)
Câu II (6,0 điểm):
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau:


Phải chăng có được sự tôn trọng của mọi người là điều đáng quý, nhưng biết tôn trọng
bản thân còn đáng quý hơn?
Câu III (12,0 điểm):
Nhà thơ Tố Hữu từng chia sẻ:
Đọc một câu thơ hay, người ta không thấy câu thơ, chỉ còn thấy tình người trong đó.
Từ cảm nhận về bài thơ Nói với con của Y Phương, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
-------------------------HẾT-----------------------

Trang 1


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HOÁ
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu
I

II

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn thi: NGỮ VĂN - Lớp 9 THCS
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 10 tháng 3 năm 2018

Nội dung

Điểm
Xác định và phân tích hiệu quả thẩm mĩ của những biện pháp tu từ có 2,0
trong đoạn in đậm trong văn bản:
Các biện pháp tu từ được sử dụng:
- Ẩn dụ: + câu thơ, bài hát: những sáng tạo văn chương, nghệ thuật.
0,75
+ còn xanh: sức sống mãnh liệt, lâu bền, mãi mãi.
+ đôi mắt em: kỉ niệm đẹp về tình yêu.
- So sánh: đôi mắt em như hai giếng nước.
Hiệu quả thẩm mĩ:
- Thể hiện ý nghĩa và sức sống của những sáng tạo nghệ thuật: Những câu
thơ, bài hát còn xanh là những sáng tạo nghệ thuật đích thực có sức sống 1,25
mãnh liệt, lâu bền, tồn tại mãi với thời gian.
- Thể hiện vẻ đẹp, ý nghĩa và sức sống của những kỉ niệm tình yêu: Đôi mắt
em mang nghĩa ẩn dụ cho những kỉ niệm đẹp của tình yêu, được so sánh với
hai giếng nước, gợi vẻ đẹp, chiều sâu, sự trong mát, ngọt lành. Những kỉ
niệm đẹp đẽ ấy sẽ còn đọng lại mãi trong tâm hồn.
->Thời gian xóa nhòa, bào mòn tất cả, thời gian tàn phá cuộc đời con người,
duy chỉ có những sáng tạo nghệ thuật đích thực và những kỉ niệm đẹp về tình
yêu là có sức sống lâu dài, vượt lên những giới hạn chật hẹp, trường cửu với
thời gian.
Suy nghĩ về ý kiến: Phải chăng có được sự tôn trọng của mọi người là 6,0
điều đáng quý, nhưng biết tôn trọng bản thân còn đáng quý hơn?
Yêu cầu chung
- Kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh: đòi hỏi thí sinh
phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản
và khả năng bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình để làm bài.
- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và
căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan điểm riêng của mình, nhưng phải
có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

1. Giải thích ý kiến
1,0
- Sự tôn trọng của mọi người: Sự coi trọng, tin tưởng, đề cao của mọi người
đối với một cá nhân.
- Biết tôn trọng bản thân: sự tự nhận thức về giá trị riêng của bản thân và coi
trọng, đề cao những giá trị ấy.
=> Ý kiến gợi mở một quan niệm sống, từ đó hướng tới những giá trị cao
quý của con người trong cuộc sống.
2. Bàn luận ý kiến
4,0
Từ nhận thức và những trải nghiệm riêng, thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ về
quan niệm sống được đề cập đến ở đề. (Thí sinh có thể đồng tình, không
đồng tình hoặc chỉ đồng tình một nửa với gợi ý đưa ra. Suy nghĩ cần có
những lí giải đúng đắn, sâu sắc, thuyết phục, không vi phạm những chuẩn

Trang 2


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9.
mực đạo đức).
3. Bài học nhận thức và hành động

III

1,0

- Cần tự phát hiện, nhận ra, trân trọng những giá trị của bản thân, phát huy năng
lực, thế mạnh để góp phần xây dựng cuộc sống.
- Định hướng hành động cho bản thân hướng tới một cách sống ý nghĩa và nhân
văn.


0,5

Cảm nhận bài thơ Nói với con của Y Phương để làm sáng tỏ ý kiến: Đọc
câu thơ, người ta không thấy câu thơ, chỉ còn thấy tình người trong đó

12,0

Yêu cầu chung:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Thí sinh phải nắm vững kĩ năng làm bài nghị luận văn học, vận dụng tốt
các thao tác giải thích, phân tích, bình luận và chứng minh một vấn đề qua
tác phẩm cụ thể.
- Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, khoa học, hợp lí. Diễn đạt trôi chảy, lưu loát, văn
viết giàu hình ảnh và cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức:
- Học sinh phải biết vận dụng kiến thức lí luận văn học và kiến thức về một
tác phẩm để giải thích, bình luận và chứng minh vấn đề.
- Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến, trình bày theo nhiều cách khác nhau,
nhưng cần chính xác, hợp lí, rõ ràng, thuyết phục và nêu được các ý cơ bản
sau:
Yêu cầu cụ thể:
1. Giải thích ý kiến
- Đọc: là hoạt động tiếp nhận, thưởng thức thơ.
- Câu thơ hay: là sản phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ, kết tinh những
tình cảm, tư tưởng mà nhà thơ gửi gắm qua những hình thức nghệ thuật phù
hợp.
- Không thấy câu thơ, chỉ còn thấy tình người: khi thưởng thức và tiếp nhận
thơ, cái đọng lại sâu lắng nhất trong lòng người là những tình cảm, cảm xúc,
tư tưởng.

-> Tố Hữu đề cập đến giá trị của thơ từ góc nhìn của người thưởng thức, tiếp
nhận: giá trị của thơ là giá trị của những tư tưởng, tình cảm được biểu hiện
trong thơ. Tình cảm, cảm xúc càng sâu sắc mạnh mẽ, càng lớn lao đẹp đẽ sẽ
càng khiến thơ lay động lòng người.

0,5

2,0
0,5
0,5

1,0

2. Cảm nhận về bài thơ Nói với con của Y Phương để làm sáng tỏ ý kiến

9,0

- Tình người trong bài thơ: cảm xúc của bài thơ phát triển từ tình cảm gia
đình mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi, thân thiết
khái quát thành lẽ sống sâu sắc.

7,5

+ Tình cảm gia đình yêu thương, đầm ấm, yên vui: cội nguồn sinh dưỡng
của con, trước hết là cái nôi gia đình, là vòng tay yêu thương của những
người thân, là niềm hạnh phúc, sung sướng đón nhận từ bước chân chập
chững, từ tiếng nói, tiếng cười đầu tiên của con.

2,0


+ Tình nghĩa quê hương đùm bọc, sẻ chia, gắn bó thể hiện qua niềm tự hào

4,0

Trang 3


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9.
về người đồng mình.
* Tự hào về tâm hồn lãng mạn, hào hoa, giàu chất thơ, giàu nghĩa tình của
người đồng mình (Đan lờ cài nan hoa… con đường cho những tấm lòng)
* Tự hào người đồng mình giàu ý chí, giàu nghị lực (Cao đo nỗi buồn, xa
nuôi chí lớn)
* Tự hào về sức sống mãnh liệt, sự cần cù, tinh thần lạc quan, sự hồn nhiên
của người đồng mình (Sống trên đá…Không lo cực nhọc)
* Tự hào về tinh thần tự tôn dân tộc của người đồng mình (tự đục đá kê cao
quê hương…)
+ Lời cha dặn dò con khắc cốt ghi xương phải biết giữ gìn và phát huy
truyền thống quê hương và có ý chí vươn lên trong cuộc sống.

1,5

- Tình người được thể hiện qua hình thức lời dặn dò, tâm tình của người cha
đối với con ấm áp, trìu mến; thể thơ tự do, nhịp thơ linh hoạt; từ ngữ hình
ảnh cụ thể, mộc mạc mà có tính khái quát, mang đặc trưng của người miền
núi; biện pháp nghệ thuật điệp, so sánh, đối lập; giọng điệu tâm tình, thiết
tha, thấm thía…

1,5


3. Bình luận ý kiến

1,0

- Lời chia sẻ của nhà thơ Tố Hữu đã khẳng định vai trò quan trọng của yếu tố
tình cảm trong thơ. Nhà thơ phải sống thật sâu để bật ra những cảm xúc chân
thành, mãnh liệt trước cuộc đời. Người đọc phải lắng nghe bằng những cảm
xúc, rung động, phải lấy hồn tôi để hiểu hồn người mới nắm bắt được tâm tư
sâu kín mà nhà thơ gửi gắm.

0,5

- Tuy nhiên, nói "không thấy câu thơ" không có nghĩa là phủ nhận, xem nhẹ
giá trị hình thức nghệ thuật. Câu thơ hay là khi tình cảm đã tự tìm được tiếng
nói, nội dung cảm xúc đã hòa nhập với lớp vỏ ngôn từ. Bởi vậy, người nghệ
sĩ cũng cần sự công phu nghiêm túc trong sáng tạo, phải nhặt chữ của đời
mà viết nên trang; người thưởng thức cần có những tri thức nhất định về thơ
để hiểu và cảm đến tận cùng ý nghĩa thi phẩm.
Lưu ý chung
1. Đây là đáp án mở, thang điểm có thể không quy định chi tiết đối với từng
ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ
những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ,
diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống
đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ
thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.
----------------------------HẾT----------------------


Trang 4

0,5


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN

ĐỀ CHÍNH
(Đề có 01 trang)

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học: 2016 - 2017
Môn thi: NGỮ VĂN – KHỐI 9
Ngày thi: 21 tháng 04 năm 2017
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (8,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới
Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng
lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái
rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu
xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,...lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng
ban mai.
(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)
a/ Những từ in đậm là từ láy hay từ ghép? Phân tích giá trị biểu cảm của các từ láy, từ
ghép kể trên.

b/ Tìm các từ thuộc trường từ vựng cây đước trong đoạn văn.
Câu 2 (5,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới
Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
(Chế Lan Viên, Con cò)
a/ Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? Xác định phương thức biểu đạt chính của
đoạn thơ.
b/ Vì sao trong thơ ca, hình ảnh con cò thường được so sánh với người mẹ?
c/ Từ đi trong hai câu thơ: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.”
được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nêu ý nghĩa của từ đi trong trường hợp
đó.
d/ Từ hai câu thơ cuối trong đoạn thơ trên, viết một đoạn văn (khoảng 01 trang giấy thi)
trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong cuộc đời.
II. LÀM VĂN (12,0 điểm)
VẾT NỨT VÀ CON KIẾN
Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng.
Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.
Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại
giây lát. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng
không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó nó vượt qua bằng cách bò lên
chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình…
(Theo Hạt giống tâm hồn 5- Ý nghĩa cuộc sống)
Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên.
-----------------HẾT--------------


Trang 5


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN

HƯỚNG DẪN CHẤM

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học: 2016 - 2017
Môn thi: NGỮ VĂN – KHỐI 9
Ngày thi: 21 tháng 04 năm 2017
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

A. YÊU CẦU CHUNG
1. Phần Đọc hiểu: yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi chính xác, đầy đủ, rõ ràng; chấp nhận
hình thức gạch đầu dòng; có thể diễn đạt cách khác nhưng phải đồng ý/ đồng nghĩa.
2. Phần Làm văn: yêu cầu học sinh phải vận dụng cả kiến thức và kĩ năng để viết bài làm
văn hoàn chỉnh. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản. Trên cơ sở các ý đó, giám khảo có
thể vận dụng linh hoạt, cân nhắc từng trường hợp cụ thể. Lưu ý khuyến khích những bài làm
sáng tạo, hiểu biết sâu sắc, có phong cách riêng nhưng hợp lí.
3. Điểm chi tiết, điểm toàn bài tính đến điểm lẻ 0,25.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
I. ĐỌC HIỂU (8,0 điểm)
1.Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu (3,0 điểm)
a/
- Từ láy: tăm tắp, lòa nhòa (0,5 điểm). Nêu được một từ láy cho 0,25 điểm.

- Từ ghép: cao ngất, ẩn hiện (0,5 điểm). Nêu được một từ ghép cho 0,25 điểm.
- Phân tích giá trị biểu cảm các từ ghép và từ láy: thiên nhiên rừng đước rộng lớn, hùng vĩ,
âm u, hoang dã. (0,75 điểm)
b/ Trường từ vựng cây đước trong đoạn văn:
- Số lượng: cây đước, rừng đước. (0,25 điểm)
- Dáng vẻ: cao ngất, tăm tắp, lòa nhòa, ẩn hiện. (0,25 điểm)
- Sự phát triển: mọc, rụng. (0,25 điểm)
- Các bộ phận: trái, ngọn. (0,25 điểm)
- Màu sắc: xanh lá mạ, xanh rêu, xanh chai lọ. (0,25 điểm)
2. Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu (5,0 điểm)
a/ Thể thơ: tự do (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm (0,5 điểm).
b/Trong thơ ca, hình ảnh con cò được so sánh với người mẹ vì:
- Hình ảnh con cò lầm lụi kiếm ăn trên đồng vắng, nơi đầu ghềnh cuối bãi, ven sông; (0,5
điểm)
- gợi niềm xót xa thương cảm về một thân phận nhỏ nhoi đơn côi, đầy vất vả, lo toan, tần
tảo, …của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội ngày xưa. (0,5 điểm)
c/
- Từ đi trong hai câu thơ được dùng theo nghĩa chuyển. (0,5 điểm)
- Ý nghĩa từ đi: sống, trải qua. (0,5 điểm)
d/
* Yêu cầu về kĩ năng (0,5 điểm)
- Bài làm trình bày dưới dạng một đoạn văn.
- Trình bày đoạn chặt chẽ, văn có cảm xúc tự nhiên, chân thành. Không mắc lỗi chính tả,
dùng từ, ngữ pháp; chữ viết cẩn thận.
* Yêu cầu về kiến thức (1,5 điểm)
- Nội dung ý nghĩa của hai câu thơ:

Trang 6



ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9.
+ Tấm lòng bao dung, tình yêu thương, sự che chở của lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi con
người. (0,25 điểm)
+ Đối với mẹ, người con dù đã lớn vẫn bé trong lòng mẹ bao la. (0,25 điểm)
+ Bởi mẹ lúc nào cũng lo lắng, quan tâm, dõi theo từng bước con đi trên hành trình cuộc
đời. (0,25 điểm)
- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận về tình mẫu tử trong cuộc đời:
+ Về tấm lòng thương yêu, sự chở che ôm ấp của tình mẹ qua những trải nghiệm của bản
thân và qua vốn sống thực tế. (0,25 điểm)
+ Người con thấu hiểu được nỗi lòng và tình yêu cao cả của mẹ là người con hiếu thuận.
(0,25 điểm)
+ Tình cảm với mẹ cần được thể hiện bằng những hành động cụ thể,… (0,25 điểm)
II. LÀM VĂN (12,0 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng trình bày (2,0 điểm)
Bố cục và hệ thống ý sáng rõ, biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận, hành văn
trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt,
dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
2. Yêu cầu về kiến thức (10 điểm)
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý sau:
a/ Mở bài: hợp lý, hay. (1,0 điểm)
b/ Thân bài
* Giải thích (1,0 điểm)
Ý nghĩa rút ra từ câu chuyện: con người cần phải biết vượt qua những khó khăn, trở ngại
trong cuộc sống, biến những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống thành hành trang quý giá cho
ngày mai.
* Bàn luận (5,0 điểm)
- Cuộc sống luôn tiềm tàng những khó khăn, thách thức. … (1,0 điểm)
- Thái độ và hành động của con người trước khó khăn: tìm cách vượt qua nó hay bỏ cuộc,
né tránh… (1,0 điểm)
- Lựa chọn đối mặt với thử thách và vượt qua nó là lựa chọn đúng đắn, cần thiết để trưởng

thành; điều đó rèn luyện cho con người ý chí, khát vọng vươn lên chiến thắng nghịch cảnh.
(1,0 điểm)
- Vượt qua khó khăn, trở ngại là cần thiết nhưng trước những khó khăn vượt quá khả năng
của bản thân, ta nên cần sự hỗ trợ giúp sức của nhiều người, không nên ôm đồm, gánh vác
một cách đơn độc sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. (1,0 điểm)
- Phê phán những người có hành động và thái độ buông xuôi trước khó khăn. (1,0 điểm)
* Bài học nhận thức và hành động (2,0 điểm)
- Trước những trở ngại trong cuộc sống, con người phải biết phấn đấu vươn lên, không
tuyệt vọng, bi quan và phải luôn bình tĩnh để tìm ra hướng giải quyết khó khăn. (1.0 điểm)
- Con người cần học cách ứng xử linh hoạt trong cuộc sống. (1,0 điểm)
c. Kết luận: hay, hợp lý. (1,0 điểm)
Lưu ý: Bài làm cần có những dẫn chứng hợp lí.
HẾT

Trang 7


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9
Năm học: 2015 - 2016
Môn thi: NGỮ VĂN
Ngày thi: 12 tháng 04 năm 2016
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

(Đề có 01 trang)

I. ĐỌC HIỂU (8,0 điểm)
1. Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
[…]
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)
a. Cảm hứng thơ được gợi lên từ sự việc gì? Chép những dòng thơ thể hiện điều đó?
(1,0 điểm)
b. Từ “nghe” trong đoạn thơ thứ nhất được dùng theo nghĩa chính (nghĩa gốc) hay
nghĩa chuyển? Nêu nghĩa của từ “nghe” trong các câu thơ trên? (1,0 điểm)
c. Xác định biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất và nêu tác dụng của biện
pháp tu từ đó? (1,0 điểm)
d. Tình cảm người cháu muốn bộc lộ trong đoạn thơ thứ hai là gì? (1,0 điểm)
2. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm
Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước
bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên
cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

(Sông nước Cà Mau – Đoàn Giỏi)
a. Nêu hai phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên? (0,5 điểm)
b. Tìm những từ ngữ địa phương Nam Bộ có trong đoạn văn? (0,5 điểm)
c. Nghệ thuật so sánh có tác dụng khắc họa cảnh vật thiên nhiên như thế nào? (1,0
điểm)
d. Từ vẻ đẹp của cảnh sông nước Cà Mau, hãy viết một đoạn văn về sự cần thiết phải
giữ gìn môi trường sinh thái. (2,0 điểm)
II. LÀM VĂN (12,0 điểm)
Suy nghĩ của em về câu nói của đại văn hào Nga M.Gorki:
“ Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”.
HẾT

Trang 8


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN

(HDC có 03 trang)

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9
Năm học: 2015 - 2016
Môn thi: NGỮ VĂN
Ngày thi: 12 tháng 04 năm 2016
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

A. YÊU CẦU CHUNG

1. Phần Đọc hiểu: yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi chính xác, đầy đủ, rõ ràng; chấp
nhận hình thức gạch đầu dòng; có thể diễn đạt cách khác nhưng phải đồng ý/ đồng nghĩa.
2. Phần Làm văn: yêu cầu học sinh phải vận dụng cả kiến thức và kĩ năng để viết bài
làm văn hoàn chỉnh. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản. Trên cơ sở các ý đó, giám
khảo có thể vận dụng linh hoạt, cân nhắc từng trường hợp cụ thể. Lưu ý khuyến khích những
bài làm sáng tạo, hiểu biết sâu sắc, có phong cách riêng nhưng hợp lí.
3. Điểm chi tiết, điểm toàn bài tính đến điểm lẻ 0,25.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
I. ĐỌC HIỂU (8,0 điểm)
1. Đọc hai đoạn thơ và trả lời các câu hỏi:
a.
- Cảm hứng thơ được gợi lên từ sự việc nghe tiếng gà nhảy ổ. (0,5 điểm)
- Những câu thơ: “Tiếng gà… cục ta”. (0,5 điểm)
b.
- Từ “nghe” trong đoạn thơ được dùng theo nghĩa chuyển. (0,25 điểm)
- “nghe” trong các câu thơ diễn tả việc cảm nhận sự vật từ thính giác sang thị giác
(Nghe xao động nắng trưa) (0,25 điểm), sang xúc giác (Nghe bàn chân đỡ mỏi) (0,25 điểm),
sang hồi tưởng (Nghe gọi về tuổi thơ) (0,25 điểm).
c.
- Biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất là điệp từ (0,25 điểm) “nghe” (0,25
điểm).
- Tác dụng: Làm nổi bật sự khơi gợi của tiếng gà trong tâm hồn tác giả. (0,5 điểm)
d.
Người cháu đã bộc lộ những tình cảm: tình yêu Tổ quốc (0,25 điểm), yêu xóm làng
(0,25 điểm), thương quí bà (0,25 điểm), trân trọng những những kỉ niệm tuổi thơ (0,25 điểm).
2. Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:
a.
Hai phương thức biểu đạt chính là tự sự (0,25 điểm), miêu tả (0,25 điểm).
b.
Những từ ngữ địa phương Nam Bộ: Bọ Mắt, Cửa Lớn, Năm Căn, rừng đước, đen trũi.

(0,5 điểm).
Nêu đúng 2 từ ngữ (0,25 điểm), đúng 4 từ ngữ (0,5 điểm).
c.
Diễn tả giàu hình ảnh (0,25 điểm) và gợi cảm (0,25 điểm) sự rộng lớn, hùng vĩ của
thiên nhiên (0,5 điểm).
d.
- Hình thức: một đoạn văn, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp, liên kết câu (0,5
điểm).

Trang 9


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9.
Nếu mắc 2 lỗi đạt (0,25 điểm), mắc 3 lỗi (00 điểm).
- Nội dung: Ích lợi của môi trường sinh thái tốt đối với cuộc sống con người (0,5
điểm), thực trạng môi trường sinh thái bị hủy hoại (0,5 điểm), mọi người cần chung tay bảo
vệ môi trường sinh thái (0,5 điểm).
II. LÀM VĂN (12,0 điểm)
I. Yêu cầu về kỹ năng trình bày: (2điểm)
Bố cục và hệ thống ý sáng rõ, biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận, hành
văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi
diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức: (10 điểm)
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý sau:
1. Mở bài: hợp lý, hay (1 điểm)
2. Thân bài:
a. Giải thích: (1 điểm)
 Bắc cực nằm ở phía Bắc của trái đất, quanh năm băng tuyết bao phủ, sự sống rất khắc
nghiệt, cái lạnh ở đấy là sự giá lạnh của thời tiết.
 Tình thương là sự yêu thương, chia ngọt, sẻ bùi, lòng nhân hậu, sự khoan dung…

 Cái lạnh nơi không có tình thương là cái lạnh của lòng người, không có tình người.
 Cách so sánh trên nhằm khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của tình yêu thương,
tình người trong cuộc sống.
(Học sinh chỉ cần nêu 3 /4 ý trên là chấm trọn điểm)
b. Nêu ý kiến (Phần bàn luận) (5 điểm)
 Nhận định trên rất đúng đắn và sâu sắc.
 Tình gia đình, tình xóm làng, tình thầy trò, tình bạn, tình yêu đất nước…là những tình
cảm thiêng liêng quý báu không thể thiếu của mỗi đời người (Dẫn chứng) (1điểm)
 Tình thương chính là sự đồng cảm, sẵn sàng sẻ chia với mọi nỗi khổ đau, bất hạnh của
con người (Dẫn chứng) (1 điểm)
 Biết khoan dung, tha thứ để cuộc sống nhẹ nhàng, mọi người gần gũi nhau hơn (Dẫn
chứng) (0,5 điểm)
 Sức mạnh của tình yêu thương rất kỳ diệu, nó có thể giúp chữa lành vết thương lòng, là
điểm tựa của những người con, người mẹ, người vợ… là bến bờ quay về của những
con người lầm đường lạc lối …(Dẫn chứng) (1 điểm)
 Được sống trong yêu thương, hạnh phúc con người sẽ sáng tạo, tài năng, cống hiến
nhiều hơn cho xã hội (Dẫn chứng) (0,5 điểm)
 Yêu thương là phải đấu tranh với cái xấu, bênh vực lẽ phải (Dẫn chứng)
(0,5
điểm)
 Sống yêu thương sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn, tấm lòng yêu thương là mảnh đất tốt để
cây nhân cách con người mãi mãi xanh tươi. (0,5 điểm)
c. Mở rộng: (2 điểm)
 Con người có thể thiếu thốn về vật chất nhưng không thể sống thiếu tình thương. (Dẫn
chứng) (0,25 điểm)
 Cuộc sống hiện đại càng cần đến tình thương nhằm hun đúc thêm lý tưởng xây dựng
đất nước. (0,25 điểm)

Trang 10



ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9.


Những biểu hiện của tình yêu thương: góp quỹ vì người nghèo, xây dựng nhà tình
nghĩa, tấm lòng vàng, thắp sáng ước mơ, vượt lên chính mình …(0,25 điểm)
 Sự thông cảm, thấu hiểu, giúp đỡ những người khó khăn hoạn nạn phải xuất phát từ
tấm lòng chân thật, từ trái tim yêu thương chứ không vì mục đích khác. (0,25 điểm)
 Phê phán những người sống thiếu tình thương trở nên ích kỷ, vô tâm, lòng đầy đố kỵ
(Dẫn chứng) (0,5 điểm)
 Phê phán những người vô cảm mất hẳn tính người (Ví dụ : vấn đề nhiễm độc thức ăn,
bạo hành, bắt cóc, ngược đãi trẻ em, làm ngơ, trốn chạy trước tai nạn giao thông, bạo
lực gia đình, bạo lực học đường, bỏ rơi trẻ em, chiến tranh…) (0,5 điểm)
3. Kết luận : hay, hợp lý (1điểm)
-------------------------HẾT------------------------------

Trang 11


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9.

SỞ GD&ĐT PHÚ THỌ
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
Đề thi có 01 trang


Câu 1 (8,0 điểm)
Tôi đang dạo bộ trên bãi biển khi hoàng hôn buông xuống. Biển đông người, nhưng
tôi lại chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống nhặt thứ gì lên rồi ném xuống. Tiến lại
gần hơn, tôi thấy cậu bé đang nhặt những con sao biển bị thủy triều đánh dạt lên bờ và
ném trở lại với đại dương.
Tôi làm quen, hỏi:
- Cháu đang làm gì vậy ?
Cậu bé trả lời:
- Những con sao biển này sắp chết vì thiếu nước, cháu giúp chúng.
- Cháu có thấy mình đang mất thì giờ không. Có hàng ngàn con sao biển như vậy.
Cháu không thể nào giúp được tất cả chúng, rồi chúng cũng sẽ phải chết thôi.
Cậu bé vẫn tiếp tục nhặt những con sao biển khác ném xuống biển và nhìn tôi vui vẻ trả
lời:
- Cháu cũng biết như vậy, nhưng chú nghĩ xem, cháu có thể làm được điều gì đó, ít
nhất cháu cũng cứu được những con sao biển này!
(Theo Hạt giống tâm hồn – Từ những điều bình dị, NXB Tổng hợp TP. HCM)
Từ câu chuyện trên, em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về
hành động của cậu bé.
Câu 2 (12,0 điểm)
Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học.
(Tố Hữu)
Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Quê hương của Tế Hanh (Ngữ văn 8, tập
hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr 16-17).
.............. HẾT ..............
Họ và tên thí sinh:……………………………………………….SBD:……….……….
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Trang 12



ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9.
SỞ GD&ĐT HÚ THỌ

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2015 - 2016

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang)
Câu 1 (8,0 điểm)
Yêu cầu chung
- Kiểm tra năng lực viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ một câu
chuyện, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống và kĩ năng tạo lập văn
bản để làm bài.
- Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ
xác đáng, có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Yêu cầu cụ thể
1. Ý nghĩa của câu chuyện (2,0 điểm)
Câu chuyện giản dị nhưng chứa đựng một bài học sâu sắc về tình yêu thương và
cách ứng xử trong cuộc sống.
2. Bàn luận (4,0 điểm)
- Hành động của cậu bé tự nhiên, ngỡ như một trò chơi của trẻ thơ, rất bình thường
chẳng mấy ai quan tâm, để ý.
- Đó là hành động mang nhiều ý nghĩa:
+ Cứu sống những con sao biển, góp phần bảo vệ thiên nhiên.
+ Thể hiện nét đẹp nhân cách của con người: Không thờ ơ, vô cảm trước sự vật, sự
việc, hiện tượng diễn ra xung quanh mình, đồng thời biết hành động đúng để cuộc sống tốt
đẹp hơn.
- Đó là hành động đẹp, đáng ngợi ca.
- Phê phán thái độ thờ ơ, vô cảm trước sự vật, sự việc hiện tượng diễn ra xung
quanh, lối sống thiếu trách nhiệm với thiên nhiên môi trường.

3. Bài học nhận thức và hành động (2,0 điểm)
- Có thói quen làm những việc tốt, những việc có ích dù đó là việc làm nhỏ.
- Biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
Câu 2 (12,0 điểm)
Yêu cầu chung
- Kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến
thức về lí luận văn học, khả năng cảm thụ thơ, kĩ năng tạo lập văn bản để làm bài.
- Thí sinh có thể cảm nhận và trình bày theo những cách khác nhau, nhưng phải rõ
hệ thống luận điểm, có lí lẽ , căn cứ xác đáng.
Yêu cầu cụ thể
1. Giải thích (2,0 điểm)
- Cuộc đời là hiện thực cuộc sống muôn màu, muôn vẻ; nơi xuất phát là điểm bắt
đầu; nơi đi tới là đích đến.
- Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học nghĩa là văn học bắt
nguồn từ hiện thực và quay trở lại tác động tới nhận thức, tình cảm của con người, góp
phần làm cho cuộc sống trở nên phong phú và tốt đẹp hơn.
→ Ý kiến khẳng định mối quan hệ giữa văn học và đời sống (tức là nói đến nguồn
gốc và chức năng của văn học)
2. Bàn luận (2,0 điểm)
- Ý kiến của Tố Hữu là đúng đắn.

Trang 13


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9.
- Để tạo nên tác phẩm văn học có giá trị, nhà văn không chỉ có tài năng mà còn phải
bám sát vào hiện thực đời sống, có những rung cảm mãnh liệt trước con người và cuộc
đời.
- Một tác phẩm có giá trị có khả năng truyền cảm, khơi gợi trong mỗi con người
tình cảm đẹp, tư tưởng và hành động đúng.

- Chỉ có những tác phẩm văn học phản ánh chân thực, cụ thể hiện thực đời sống và
những vấn đề của con người bằng hình thức nghệ thuật phù hợp mới có những tác động
tích cực đối với cuộc đời.
3. Chứng minh qua bài thơ Quê hương của Tế Hanh (7,0 điểm)
* Hiện thực cuộc sống của làng chài là nguồn cảm hứng cho bài thơ:
- Bài thơ được viết năm 1939, khi Tế Hanh 18 tuổi, đang học ở Huế. Quê hương
hiện lên trong hoài niệm, nỗi nhớ nhung, trong sự bùng cháy mãnh liệt của cảm xúc.
- Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống của người dân làng chài ven biển được phản
ánh chân thực, sinh động:
+ Cảnh thiên nhiên sông nước gần gũi, khoáng đạt, thi vị.
+ Cảnh ra khơi đầy hứng khởi; cảnh trở về tấp nập, no đủ, bình yên.
- Tâm hồn trong sáng, tình cảm thiết tha của nhà thơ đối với quê hương được thể
hiện tinh tế, xúc động:
+ Qua bức tranh thiên nhiên, cuộc sống.
+ Bộc lộ trực tiếp.
(Khi trình bày, HS phải phân tích được các hình ảnh vừa chân thực, vừa bay bổng
lãng mạn, bất ngờ; từ ngữ chọn lọc; biện pháp tu từ độc đáo; nhịp thơ tha thiết, lời thơ giản
dị, đằm thắm...).
* Bài thơ đã tác động mạnh mẽ tới bạn đọc:
- Giúp bạn đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, bức tranh cuộc sống
lao động bình dị đầy sức sống ở một làng chài ven biển.
- Khơi gợi ở bạn đọc tình yêu quê hương, đất nước; niềm tự hào về vẻ đẹp của
thiên nhiên và con người Việt Nam.
4. Đánh giá chung (1,0 điểm)
- Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ Tế Hanh mà bài thơ “Quê
hương” là thành công khởi đầu rực rỡ.
- Bài thơ là minh chứng cho quy luật: Nghệ thuật bắt nguồn từ hiện thực cuộc đời
và quay trở lại phục vụ cho chính cuộc đời ấy.
Lưu ý chung:
1. Trên đây chỉ là những định hướng, giám khảo cần linh hoạt, tránh đếm ý cho điểm. Việc

cho điểm từng ý cần thống nhất chung.
2. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo.
3. Điểm toàn bài là tổng điểm các câu đã chấm, cho lẻ đến 0,25.
........................ HẾT .........................

Trang 14


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VĨNH PHÚC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LƠP 9 THCS
NĂM HỌC 2015 - 2016

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2 điểm)
Em hãy phân tích hiệu quả của việc sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong đoạn thơ
sau:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(Trích Sang thu, SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục, 2011, tr.70).
Câu 2 (3 điểm)

Báo Dân trí, ngày 24/12/2013 đăng tin:
Giữa đêm Hà Nội rét buốt, người bán hàng rong bị va quệt, xe dâu tây đổ cả
xuống đường, người dân vội vã chạy tới nhặt giúp, khiến chị bán hàng xúc động rơi
lệ.
Em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về
sự việc trên.
Câu 3 (5 điểm)
Tại Đại hội lần thứ IX Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam ngày
09/01/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu:
Mỗi tác ph_m văn học, nghệ thuật thực sự có giá trị, phải có sức lay động công
chúng, độc giả bằng trách nhiệm, tấm lòng, trái tim của người nghệ sĩ…Mỗi văn
nghệ sĩ cần bám sát hiện thực cuộc sống để sáng tạo, làm sao cho mỗi tác ph_m của
mình phản ánh chân thực cuộc sống, làm cho người đọc sau khi gấp sách lại đều cảm
thấy mạch đời đập dưới bìa sách đóng như mạch máu đập dưới làn da.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua việc phân tích tác phNm Chiếc lược ngà
của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
-------------------HẾT---------------(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh:…………………………SBD:……………….Phòng thi:………….

Trang 15


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LƠP 9 THCS
NĂM HỌC 2015 - 2016
(Gồm: 05 trang)

Câu 1: (2 điểm)
Ý Nội dung
Em hãy phân tích hiệu quả của việc sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ
trong đoạn thơ sau:
"Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"
(Trích Sang thu, SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục, 2011, tr.70).
- Từ láy gợi hình: dềnh dàng, vội vã. Hiệu quả: Hình tượng hóa, cụ thể hóa các
1
đặc điểm của sông, chim lúc thu về.
- Phép đối, hình ảnh đối lập: Sông ….dềnh dàng/ Chim…vội vã.
2
Hiệu quả: tạo cấu trúc đối ngẫu, tự nhiên, chặt chẽ, cân đối, cô đúc làm hiện lên
bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và diễn tả cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự thay
đổi của thiên nhiên, tạo vật lúc giao mùa.
- Biện pháp tu từ nhân hóa:
3
+ Từ láy “dềnh dàng” kết hợp nhân hóa “sông dềnh dàng” vừa gợi tả chính
xác đặc điểm dòng sông vào mùa thu, vừa làm cho dòng sông hiện lên sống động
như một con người với cảm giác thật thư thái, thảnh thơi.
+ Từ láy “vội vã” kết hợp nhân hóa “Chim … vội vã” gợi tả hình ảnh những đàn
chim đang gấp gáp, vội vàng bay đi tránh rét, làm thiên nhiên trở nên sống động
có hồn.
+ Nhân hóa đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu, từ “vắt” gợi cảm, có

hồn vừa gợi hình ảnh làn mây mùa hạ còn sót lại trên bầu trời đang chuyển sắc
thu hiện lên như một con người, nửa muốn bước sang mùa thu nhưng nửa còn
bâng khuâng, lưu luyến chưa muốn chia tay mùa hạ, vừa diễn tả vô cùng tinh tế
bước đi của thời gian.
Câu 2 : (3,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội, biết vận dụng linh hoạt các thao tác
giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận. Đưa ra được chủ kiến khi giải quyết vấn đề.
- Bài viết có bố cục mạch lạc, hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, hợp lí, dẫn chứng
sinh động, thuyết phục. Không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả. Văn viết có cảm xúc.
Trình bày sạch sẽ, khoa học.
II. Yêu cầu về kiến thức:
Hướng dẫn chỉ nêu những định hướng chính. Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác
nhau nhưng phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau :
Ý
Nội dung
Báo Dân trí, ngày 24/12/2013 đăng tin:
Giữa đêm Hà Nội rét buốt, người bán hàng rong bị va quệt, xe dâu tây đổ cả
xuống đường, người dân vội vã chạy tới nhặt giúp, khiến chị bán hàng xúc động
rơi lệ.

Trang 16


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9.

1

2


3

Anh, chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của
mình về sự việc trên.
Giải thích
- Hành động người dân vội vã chạy tới nhặt giúp người bán hàng rong khi gặp tai
nạn là một hành động đẹp, giúp đỡ người khó khăn, hoạn nạn một cách kịp thời
đáng được khen ngợi.
Bàn luận.
- Hành động của những người dân trong sự việc trên vốn xuất phát từ truyền thống
tương thân, tương ái của người Việt Nam.
- Trong thời gian gần đây, bệnh vô cảm đang lan rộng, dư luận lên án hiện tượng
hôi của khi thấy người gặp tai nạn thì hành động trên của người dân là rất đáng
khen ngợi.
- Báo chí cần biểu dương kịp thời những hành vi đẹp đó để làm gương cho mọi
người học tập, noi theo.
- Mọi người trong xã hội cần quan tâm, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn
nạn để con người sống có tình người hơn.
Bài học nhận thức và hành động.
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc giúp đỡ người khác trong khó khăn,
hoạn nạn.
- Bản thân cần có những hành động thiết thực để giúp đỡ người khác trong khó
khăn, hoạn nạn đồng thời dám lên án thói vô cảm trong xã hội hiện nay.

Câu 3: (5 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm vững kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học. Bố cục hợp lí, lập luận chặt
chẽ, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng tiêu biểu. Diễn đạt, hành văn trong sáng, lời văn đẹp, ấn tượng.
II. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội

dung cơ bản sau:
Ý
Nội dung
Tại Đại hội lần thứ IX Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam
ngày 09/ 01/ 2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu:
Mỗi tác ph_m văn học, nghệ thuật thực sự có giá trị, phải có sức lay động
công chúng, độc giả bằng trách nhiệm, tấm lòng, trái tim của người nghệ sĩ…Mỗi
văn nghệ sĩ cần bám sát hiện thực cuộc sống để sáng tạo, làm sao cho mỗi tác
ph_m của mình phản ánh chân thực cuộc sống, làm cho người đọc sau khi gấp
sách lại đều cảm thấy mạch đời đập dưới bìa sách đóng như mạch máu đập dưới
làn da.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua việc phân tích tác ph+m Chiếc
lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
1.

Giải thích ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Mỗi tác ph_m văn học, nghệ thuật thực sự có giá trị, phải có sức lay động công
chúng: Tác phNm văn học, nghệ thuật chỉ thực sự có giá trị khi nó làm cho người
đọc thấy rung cảm, xúc động và đánh thức ở họ những tư tưởng, tình cảm cao đẹp.
- Trách nhiệm, tấm lòng, trái tim của người nghệ sĩ: quý trọng nghề nghiệp và có
bản lĩnh của người sáng tạo, có tình cảm nhân văn cao đẹp đặc biệt là tình thương
yêu con người => những phNm chất cần có của người nghệ sĩ.

Trang 17


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9.
- Mỗi văn nghệ sĩ cần bám sát hiện thực cuộc sống để sáng tạo, làm sao cho mỗi tác
ph_m của mình phản ánh chân thực cuộc sống: nhiệm vụ của nhà văn là phải sáng
tạo nên những tác phNm văn học có giá trị hiện thực.

- Làm cho người đọc sau khi gấp sách lại đều cảm thấy mạch đời đập dưới bìa sách
đóng như mạch máu đập dưới làn da: bạn đọc sau khi thưởng thức tác phNm có
những rung cảm sâu sắc với những vấn đề của hiện thực cuộc sống được nhà văn
phản ánh trong tác phNm.
=> Ý kiến trên đã khẳng định vai trò và nhiệm vụ quan trọng của nhà văn trong quá
trình sáng tạo nghệ thuật nhằm tạo ra những tác phNm văn học có sức lay động lòng
người và mang giá trị hiện thực sâu sắc.
2.
a.

Phân tích tác ph+m Chiếc lược ngà để làm sáng tỏ ý kiến trên
Truyện ngắn Chiếc lược ngà (1966) là một tác ph+m có giá trị, có sức lay động
trái tim độc giả.
*Nhà văn đã thể hiện một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng
trong hoàn cảnh chiến tranh.
- Tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha: Bé Thu là con gái đầu lòng cũng là đứa
con duy nhất của ông Sáu. Em sống thiếu vắng người cha từ khi chưa đầy một tuổi.
Sau hơn bảy năm xa cách, cha con mới được gặp lại. Tình thương cha của bé bộc lộ
qua hai tình huống:
+ Tình huống thứ nhất: Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ông Sáu là
cha.
+ Tình huống thứ hai: Thái độ và hành động của bé Thu khi nhận ông Sáu là cha.
- Tình cha con sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu: Ông Sáu là người cha có tình
thương con rất sâu nặng. Tình thương ấy bộc lộ qua hai tình huống:
+ Tình huống thứ nhất: Tình cảm của ông Sáu khi gặp lại con sau hơn bảy năm xa
cách (Thí sinh phân tích tình cảm của ông Sáu dành cho con khi xuồng cập bến,
trong những ngày nghỉ phép, lúc chia tay).
+ Tình huống thứ hai: Tình yêu con tha thiết của ông còn được thể hiện rất sâu sắc
khi ông ở khu căn cứ: day dứt ân hận vì đã đánh con, nhớ lời dặn của con ông dồn
hết tâm trí và công sức để làm chiếc lược ngà, chiếc lược trở thành vật thiêng liêng

đối với ông Sáu, trước lúc hi sinh ông đã nhờ người bạn chiến đấu của mình trao lại
chiếc lược ngà cho con gái…
* Truyện ngắn Chiếc lược ngà là một tác ph+m có giá trị còn bởi từ khi ra đời
cho đến nay các thế hệ độc giả vẫn không thôi hành trình đồng sáng tạo với nhà
văn. Tác ph+m đã góp phần không nhỏ trong việc nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ
và đánh thức ở nhiều thế hệ học sinh những ph+m chất, tình cảm cao đẹp: Thí
sinh nêu được một (một số) ý kiến của độc giả bàn về sức sống của tác ph_m Chiếc
lược ngà.
Ví dụ:
- Ngày ấy, mình đang là cậu học sinh cấp 3, đã từng đọc truyện ngắn "Chiếc
4
lược ngà", rất ấn tượng với văn phong Nam bộ, với cuộc kháng chiến vừa qua, thể
hiện trong truyện ngắn này. (nhà văn Bùi Anh Tấn)
- Bông c_m thạch vẫn tươi Mùa gió chướng/ Người quê hương luôn nhớ
Chiếc lược ngà. (Câu đối tại đám tang nhà văn ngày 13-2-2014)
- Điều duy nhất mà chúng tôi muốn nói trước khi đọc Chiếc lược ngà, đây là
một tác ph_m viết về chiến tranh. Vì vậy, người đọc cần đặt mình trong bối cảnh của

Trang 18


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9.
câu chuyện. Và hãy đừng quên rằng đã một thời Việt Nam chìm trong tiếng súng.
Lịch sử sẽ phán xét về cuộc chiến tranh này. Nhưng giá trị nghệ thuật và lịch sử của
những tác ph_m văn học thì luôn vĩnh hằng với thời gian. (Trần Thanh Phong)
b.

c.

3


. Tác ph+m “Chiếc lược ngà” có giá trị hiện thực, khiến độc giả sau khi gấp sách
lại vẫn cảm nhận được cuộc sống, không khí nóng bỏng của thời đại như đang
diễn ra trước mắt.
* Phản ánh chân thực cuộc sống, cuộc chiến đấu của con người Nam Bộ trong kháng
chiến chống Mĩ.
* Hiện thực về những tội ác mà đế quốc Mĩ đã gây ra cho đồng bào Nam Bộ nói
riêng và nhân dân ta nói chung.
* Hiện thực về vẻ đẹp con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: tình
yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình đồng đội…
=> Giúp độc giả hiểu hơn về cuộc chiến tranh và con người Việt Nam trong chiến
tranh.
Nguyễn Quang Sáng đã sáng tạo nên truyện ngắn có giá trị này bằng trách
nhiệm, tấm lòng, trái tim của người nghệ sĩ.
* Trách nhiệm của nhà văn Nguyễn Quang Sáng:
- Sáng tạo hình thức nghệ thuật phù hợp với nội dung tác phNm: xây dựng tình
huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí; xây dựng cốt truyện khá chặt chẽ, lựa
chọn nhân vật kể chuyện thích hợp; miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế và sâu
sắc, nhất là đối với nhân vật bé Thu; ngôn ngữ truyện mang đậm chất địa phương
Nam Bộ.
- Đóng góp mới mẻ: trong khi các nhà văn cùng thời thường viết về những con
người lí tưởng hiện ra giữa chiến trường lửa đạn thì nhà văn lại hướng ngòi bút của
mình ca ngợi tình cảm cha con trong chiến tranh đầy cảm động.
- Làm tròn sứ mệnh của một nhà văn trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh: nhà
văn là chiến sĩ, trực tiếp cầm súng chiến đấu và viết nên tác phNm từ những trải
nghiệm thực tế của mình.
*Tấm lòng, trái tim của nhà văn Nguyễn Quang Sáng:
- Ông rất am hiểu tâm lí trẻ thơ, có tấm lòng yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ
thơ. Trân trọng và ngợi ca những tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam trong
chiến tranh. Căm ghét chiến tranh bởi chiến tranh đã gây ra bao đau khổ, mất mát

cho con người...
- Viết truyện ngắn này tác giả muốn khẳng định: điều còn lại mà chiến tranh không
thể lấy đi là vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam (lòng yêu nước nồng nàn, lí
tưởng sống, chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; tình đồng chí; tình
cảm gia đình, tình cha con thắm thiết, sâu nặng, bất tử) mà bom đạn quân thù không
thể nào tàn phá được. “Câu chuyện viết về tình cha con của những người kháng
chiến, những người cách mạng. Nhưng đó cũng là tình phụ tử muôn đời. Truyện
không dài, tình tiết không li kì, tư tưởng cũng không phức tạp. Nó chân thực và giản
dị, vì thế mà cảm động. Ấy là cốt cách của một truyện hay”. (Chu Văn Sơn ).5
Đánh giá chung.
- Ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn đúng đắn và có thể được coi
là ngọn nến soi đường cho các văn nghệ sĩ hôm nay và mai sau.
- Bằng trách nhiệm, tấm lòng, trái tim của người cầm bút và những nhận thức về
thực tế cuộc sống, Nguyễn Quang Sáng đã làm nên một Chiếc lược ngà có sức lay

Trang 19


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9.
động bạn đọc nhiều thế hệ, có giá trị hiện thực sâu sắc.
- Bạn đọc phải biết trân trọng sản phNm sáng tạo của nhà văn, có tình yêu tha thiết
với cái đẹp, không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm tiếp
nhận, chủ động và sáng tạo khi tiếp nhận tác phNm…để có những phát hiện mới về
tác phNm trên tầm cao của kiến thức, của tình yêu, say mê và rung cảm mãnh liệt đối
với văn chương, đáp ứng được mong mỏi của các nhà văn “Viết ngắn thôi, nhưng
cuộc sống phải dài!” (Nguyễn Minh Châu).
Lưu ý :
- Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí
sinh.
- Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ và cách trình bày sáng tạo.

- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25.
-----------------------------------Hết-----------------------

Trang 20


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH
MÔN: NGỮ VĂN
NGÀY THI: 17/4/2015
THỜI GIAN: 150 PHÚT (Không kể thời gian phát đề)

PHẦN I (8 ĐIỂM):
Đọc kĩ đoạn văn sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:
[…] Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam,
phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng
dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân
dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có
Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng
Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã
thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về
phương Bắc. […]
(Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2. Nhân vật nói lời ấy là ai, nói với ai? Em hãy nêu nét đẹp của nhân vật qua đoạn trích trên.

3. Em hiểu gì về ý nghĩa của câu in đậm trên? Nó gợi cho em nhớ tới những câu thơ, câu
văn nào? Hãy viết những câu ấy ra cùng với tên tác phẩm, tác giả.
4. Xác định những phép liên kết cơ bản trong đoạn trích trên. (Chỉ ra từ ngữ liên kết và gọi
tên các phép liên kết ấy).
5. Từ hiểu biết về đoạn trích trên, hãy viết một văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi)
trình bày suy nghĩ về lòng yêu nước được gợi ra từ đoạn trích và suy nghĩ của bản thân em.
PHẦN II (12 ĐIỂM):
Đề: Cảm nhận về tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của
Thanh Hải và bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
------------- Hết-----------------

Họ và tên thí sinh:……………………….. Số báo danh: ………………………

Trang 21


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH
MÔN: NGỮ VĂN
NGÀY THI: 17/4/2015
THỜI GIAN: 150 PHÚT (Không kể thời gian phát đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM
A. YÊU CẦU CHUNG:
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, trên cơ sở các gợi ý đó, giám khảo có thể vận
dụng linh hoạt, tránh cứng nhắc và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện

những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu
sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt...).
- Giám khảo nên lưu ý khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng
nhưng hợp lí.
- Giám khảo đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng.
Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi học sinh đạt được yêu cầu cả về nội dung kiến thức và kĩ
năng.
- Điểm toàn bài là 20 điểm, chi tiết đến 0,25 điểm. Điểm tối đa cho mỗi ý ở mỗi câu đã bao
gồm cả kĩ năng.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ:
PHẦN 1 (8 ĐIỂM):
1. - Đoạn văn trên trích trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí. (0,25 điểm)
- Tác giả là Ngô gia văn phái. (0,25 điểm)
Cách chấm:
- Học sinh trả lời đúng: chấm theo biểu điểm trên.
- Nếu học sinh trả lời: Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ 14 hoặc Hồi thứ 14: 00 điểm.
- Nếu học sinh trả lời hai tác giả chính: Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du vẫn chấm 0,25 điểm.
2. - Nhân vật nói lời ấy là Quang Trung – Nguyễn Huệ (0,25 điểm); ông nói với quân lính
của mình (0,25 điểm).
- Nét đẹp của nhân vật qua đoạn trích ấy: (0,5 điểm)
+ Tự hào về cương vực, lãnh thổ;
+ Tự hào về truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm;
(0,25 điểm)
+ Lòng căm thù giặc.
 Nhân vật Quang Trung – linh hồn của chiến công vĩ đại của dân tộc – có lòng yêu
nước nồng nàn. (0,25 điểm)
Cách chấm:
- Học sinh trả lời đúng: chấm theo biểu điểm trên.
- Nếu học sinh chỉ trả lời: Hoặc Quang Trung hoặc Nguyễn Huệ vẫn chấm 0,25 điểm.
- Nếu học sinh trả lời: ông nói với tướng lĩnh hoặc quân sĩ (của mình) vẫn chấm 0,25

điểm.
- Nếu học sinh trả lời thiếu một nét đẹp của nhân vật vẫn chấm 0,25 điểm.
3. - Ý nghĩa của câu in đậm trên: Khẳng định về cương vực lãnh thổ (0,25 điểm), niềm tự
hào về quyền tự chủ của đất nước. (0,25 điểm) [học sinh có thể diễn đạt cách khác, miễn
đúng ý].
- Nó gợi nhớ tới:
+ Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ. (0,25 điểm)

Trang 22


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9.
(Sông núi nước Nam – Lý Thường Kiệt) (0,25 điểm)
[Hoặc học sinh chép bài phiên âm:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
(Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt)]
+ Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương… (0,25 điểm)
(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi) (0,25 điểm)
Cách chấm:

- Học sinh trả lời đúng: chấm trọn điểm.
- Nếu học sinh trả lời Nước Đại Việt ta hoặc Nước đại Việt ta – Bình Ngô đại cáo: 00
điểm
- Nếu học sinh viết sai từ 2 chữ trở lên ở mỗi phần chép thuộc lòng: 00 điểm
4. Những phép liên kết cơ bản trong đoạn trích trên:
- Phép lặp từ ngữ: (0,5 điểm)
+ phương Bắc (câu 4) – phương Bắc (câu 2) – phương Bắc (câu 1)
+ nước ta (câu 3) – nước ta (câu 2)
+ chúng (câu 4) – chúng (câu 3)
- Phép thế: chúng (câu 4, câu 3) – người phương Bắc (câu 2) (0,5 điểm)
Cách chấm:
- Học sinh trả lời đúng: chấm trọn điểm.
- Nếu học sinh xác định 2 trong 3 phép lặp từ ngữ trên thì vẫn chấm 0,5 điểm.
- Nếu học sinh có chỉ ra từ ngữ liên kết mà không chỉ ra ở câu nào chấm 00 điểm.
- Nếu học sinh chỉ ra đúng từ ngữ liên kết nhưng câu liên kết không đúng trình tự (ghi
ngược) chấm 00 điểm.
[Ngoài 2 phép liên kết chính trên, nếu học sinh có xác định thêm phép liên kết khác vẫn không
chấm điểm]
5. Học sinh viết một văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về lòng
yêu nước; cần đảm bảo các yêu cầu cụ thể sau:
- Viết đúng văn bản ngắn theo yêu cầu của đề bài: Khoảng một trang giấy thi.
- Nội dung cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
a. Mở bài
- Lòng yêu nước rất thiêng liêng, sâu nặng trong mỗi con người.
- Lòng yêu nước là một biểu hiện đẹp của nhân cách con người.
b. Thân bài
* Lòng yêu nước là tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương đất nước – nơi mình
sinh ra và lớn lên.
* Những biểu hiện của lòng yêu nước trong đoạn văn:
- Tự hào về cương vực, lãnh thổ;

- Tự hào về truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm;
- Lòng căm thù giặc.
* Suy nghĩ của bản thân về lòng yêu nước:

Trang 23


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9.
- Tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh đẹp đất nước;
- Yêu làng quê, yêu con người mộc mạc, giản dị của quê hương;
- Lòng căm thù giặc xâm lược tàn phá quê hương;
- Sẵn sàng xả thân cho dân tộc;
- Học tập, rèn luyện để mai này góp phần làm giàu cho đất nước;
- Trong tình hình Biển Đông hiện nay, tuổi trẻ học đường phải tuyên truyền ý thức
và có những hành động thiết thực góp phần bảo vệ biển đảo quê hương;
- Chứng minh bằng những dẫn chứng trong lịch sử và đời sống xã hội:
+ Những tấm gương hi sinh tuổi trẻ, mạng sống cho quê hương (anh hùng liệt sĩ,
chiến sĩ..)
+ Tuổi trẻ học tập, rèn luyện làm giàu đẹp đất nước.
- Tình yêu quê hương đất nước nuôi dưỡng tâm hồn, là chỗ dựa tinh thần, là động
lực sống, lao động, cống hiến…
c. Kết bài
- Lòng yêu nước là một tình cảm vốn có của mỗi con người; nó còn được bồi đắp
qua những tác phẩm văn học, qua các giờ học lịch sử…
- Lòng yêu nước là động lực phấn đấu học tập, cống hiến: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm
gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay…”
Biểu điểm cụ thể cho câu 5 trong phần I:
- Điểm 3,5 - 4: Đạt được các yêu cầu trên, lý lẽ vững chắc, lập luận thuyết phục, văn viết
mạch lạc; bố cục đủ ba phần; phải có trình bày hiểu biết về lòng yêu nước được biểu hiện
trong đoạn văn; không sai những lỗi diễn đạt thông thường.

- Điểm 2,5 - 3:
+ Đạt quá nửa yêu cầu về nội dung; bố cục đủ 3 phần; còn một số lỗi về diễn đạt.
+ Bài văn ngắn không đảm bảo về dung lượng (viết ngắn hơn nửa trang giấy thi hoặc
dài hơn 1 trang giấy thi).
- Điểm 0,5 - 2: Đạt được một nửa yêu cầu về nội dung; sai nhiều lỗi về hình thức hoặc chỉ
viết một đoạn văn.
- Điểm 00: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp hoặc không thực hiện.
PHẦN II (12 ĐIỂM):

Đề: Cảm nhận về tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của
Thanh Hải và bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
II.1) YÊU CẦU CHUNG
1) Kiểu bài: Nghị luận về tác phẩm thơ
2) Phương pháp, kĩ năng
- Biết sử dụng phép phân tích, tổng hợp để nêu được nét đẹp chung của hai tác phẩm
thơ: Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải và bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh – tình yêu thiên
nhiên.
- Có năng lực cảm thụ văn học tốt.
- Nắm vững và sử dụng nhuần nhuyễn phương pháp tạo lập một văn bản nghị luận
văn học.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản. Cần vận dụng linh hoạt hướng
dẫn chấm.

Trang 24


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9.
- Tránh đếm ý cho điểm. Chấp nhận các cách trình bày khác nhau, kể cả không có
trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục.
- Cần chú ý cho điểm đối với những bài viết có cách viết sáng tạo, cách thể hiện riêng

độc đáo cũng như đưa các tác phẩm văn học khác vào nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về kiến
thức, kĩ năng.
II.2) YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG
1. MỞ BÀI
- Tình yêu thiên nhiên là một trong những nội dung nổi bật của văn học Việt Nam.
- Các nhà thơ Việt Nam hiện đại đã góp vào đề tài này bằng những nét riêng độc đáo.
Người đọc sẽ cảm nhận tình yêu thiên nhiên tha thiết của hai thi nhân: Thanh Hải qua Mùa
xuân nho nhỏ, Hữu Thỉnh qua Sang thu.
2. THÂN BÀI
a) Tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ: Tình yêu
thiên nhiên – thiên nhiên mùa xuân xứ Huế của nhà thơ thể hiện thật tinh tế.
- Nghệ thuật phối sắc thể hiện cái đẹp hài hòa của thiên nhiên: bông hoa tím biếc,
dòng sông xanh.
- Biện pháp đổi trật tự cú pháp trong câu thơ vắt dòng:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
đã nhấn mạnh sự vươn lên trỗi dậy của thiên nhiên khi mùa xuân về; đã vẽ nên một sắc xuân
riêng của thiên nhiên xứ Huế. Bông hoa tím biếc khiến bức tranh xuân trở nên bình dị, thân
thiết.
- Hai câu thơ kế tiếp đã mở rộng không gian nghệ thuật bức tranh xuân. Tín hiệu
xuân còn là tiếng hót vang trời của con chim chiền chiện:
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
- Thành phần gọi – đáp ơi đã nhân hóa con chim  chim trở thành người bạn.
- Từ ngữ hót chi – từ ngữ địa phương  tăng tính biểu cảm của câu thơ.
- Hai câu thơ 5, 6 trong khổ thơ xuất hiện bóng dáng nhân vật trữ tình trong bài thơ:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
- Từng giọt long lanh có nhiều cách hiểu:
+ giọt sương treo đầu ngọn cỏ;

+ giọt mưa xuân
+ giọt âm thanh tiếng chim
- Theo mạch cảm xúc, người đọc có thể nhận ra đây là âm thanh tiếng chim. Phép tu từ
ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác)  làm cho bức tranh xuân mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình với
hành động đưa tay hứng âm thanh tiếng hót chim chiền chiện của nhà thơ – nhân vật trữ tình
trong bài thơ.
Sơ kết:
- Đoạn thơ đẹp như bức tranh – bức tranh có dòng sông, hoa cỏ, có chim hót, có bầu
trời, sương mai, có ánh xuân, có con người.
- Bức tranh có sắc xuân, tình xuân và có cả khúc nhạc xuân đã thể hiện tình yêu thiên
nhiên – thiên nhiên mùa xuân của thi nhân!
b) Tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ Sang thu: Đọc Sang thu của Hữu
Thỉnh, thêm một lần ta được thưởng thức vẻ đẹp của sự cảm nhận tinh tế, những rung động
của một tâm hồn nhạy cảm nghệ sĩ lúc thu sang.
- Sự độc đáo bắt đầu bằng hương ổi – hương thu:

Trang 25


×