Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai triển vọng tại tỉnh Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––

DƯƠNG SƠN HÀ

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI
TRIỂN VỌNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––

DƯƠNG SƠN HÀ

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI
TRIỂN VỌNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 8.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. DƯƠNG THỊ NGUYÊN
2. TS. KIỀU XUÂN ĐÀM



THÁI NGUYÊN - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị
nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước Khoa
Nông học và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài./.
Tác giả

Dương Sơn Hà


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình triển khai, thực hiện và hoàn thành luận văn, tôi luôn
nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, các tổ chức
và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ sự biết ơn trân thành, sâu sắc tới:
Cô giáo hướng dẫn: TS. Dương Thị Nguyên - Khoa Nông học, Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; TS. Kiều Xuân Đàm - Viện nghiên cứu
Ngô đã tận tình giúp tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành
luận văn.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của Ban Giám
hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Phòng Đào tạo, Khoa Nông học

- Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập.
Trân trọng cảm ơn Trạm Khuyến nông huyện Phú Lương, Trạm
Khuyến nông thành phố Thái Nguyên; UBND xã Động Đạt, huyện Phú
Lương; UBND xã Phúc Hà, thành phố Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng
nghiệp đã quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Dương Sơn Hà


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iv
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ...................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam .................................... 5
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới ....................................................... 5

1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam ........................................................ 7
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên................................................. 12
1.3. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới và Việt Nam .............................. 15
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới................................................. 15
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ngô tại Việt Nam ............................................... 17
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 25
2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 25
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25
2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện thí nghiệm............................................. 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 26
2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...................................................... 27
2.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 32


iv
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 33
3.1. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp ngô lai
thí nghiệm tại hai điểm nghiên cứu vụ Xuân năm 2017 ................................. 33
3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của các tổ hợp lai thí nghiệm ..... 33
3.1.2. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh lý của các tổ
hợp lai thí nghiệm .......................................................................................... 35
3.2. Kết quả đánh giá mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính và khả
năng chống đổ của các tổ hợp lai .................................................................... 45
3.2.1. Sâu hại ................................................................................................... 45
3.2.2. Bệnh hại................................................................................................. 48
3.2.3. Khả năng chống đổ của các tổ hợp lai thí nghiệm vụ Xuân năm 2017 ........ 51
3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lai.............. 54
3.3.1. Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp ngô lai......................... 55
3.3.2. Năng suất lý thuyết của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm ......................... 60

3.3.3. Năng suất thực thu của các tổ hợp lai thí nghiệm Vụ xuân năm 2017 ......... 61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 69
1. Kết luận ....................................................................................................... 69
2. Đề nghị ........................................................................................................ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 69
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CCC

: Chiều cao cây

ĐKB

: Đường kính bắp

CCĐB

: Chiều cao đóng bắp

CIMMYT

: International Maize and Wheat Improvement Center
(Trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ Quốc tế)

cs


: Cộng sự

CSDTL

: Chỉ số diện tích lá

CV

: Coefficient of Variantion (Hệ số biến động)

Đ/c

: Đối chứng

FAO

: Food and Agriculture Organization of the United
Nations (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên
Hợp Quốc)

IRRI

: International Rice Research Institute (Viện nghiên
cứu lúa quốc tế)

LSD.05

: Least Significant Difference (Sai khác nhỏ nhất có ý
nghĩa ở mức 95%)


NS

: Năng suất

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

P

: Probability (xác suất)

P1000 hạt

: Khối lượng 1000 hạt

THL

: Tổ hợp ngô lai


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2007 - 2016 ....................5
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngô một số Châu lục trên thế giới năm 2016 ............6

Bảng 1.3: Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016 ...................9
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất ngô của các vùng và cả nước năm 2016 .................10
Bảng 1.5: Tình hình sản xuất ngô của các tỉnh vùng Trung du và miền núi
phía Bắc năm 2016.................................................................................11
Bảng 1.6: Diện tích ngô của Thái Nguyên phân theo các huyện từ năm 2013
đến năm 2017 .........................................................................................13
Bảng 1.7: Năng suất ngô của Thái Nguyên phân theo các huyện từ năm 2013
đến năm 2017 .........................................................................................13
Bảng 1.8: Sản lượng ngô của Thái Nguyên phân theo các huyện ..........................14
Bảng 3.1: Các thời kỳ phát dục và thời gian sinh trưởng của các THL thí
nghiệm vụ Xuân 2017 tại xã Phúc Hà, thành phố Thái Nguyên và
xã Động Đạt, huyện Phú Lương ............................................................34
Bảng 3.2: Chiều cao cây ngô ở các giai đoạn theo dõi của các tổ hợp ngô lai
vụ Xuân năm 2017 tại xã Phúc Hà thành phố Thái Nguyên .................37
Bảng 3.3: Chiều cao cây ngô ở các giai đoạn theo dõi của các tổ hợp ngô lai
vụ Xuân năm 2017 tại xã Động Đạt huyện Phú Lương .........................38
Bảng 3.4: Số lá của các tổ hợp ngô lai Vụ xuân năm 2017 tại xã Phúc Hà,
thành phố Thái Nguyên và xã Động Đạt, huyện Phú Lương ................41
Bảng 3.5: Chỉ số diện tích lá của các tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2017 tại xã
Phúc Hà, thành phố Thái Nguyên và xã Động Đạt, huyện Phú Lương.......42
Bảng 3.6: Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các tổ hợp lai thí
nghiệm vụ Xuân năm 2017 tại xã Phúc Hà, thành phố Thái Nguyên
và xã Động Đạt, huyện Phú Lương........................................................43
Bảng 3.7: Mức độ nhiễm một số loại sâu hại chính của các tổ hợp lai thí
nghiệm vụ Xuân năm 2017 tại xã Phúc Hà, thành phố Thái Nguyên
và xã Động Đạt, huyện Phú Lương........................................................47


vii
Bảng 3.8: Mức độ nhiễm bệnh khô vằn của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm vụ

Xuân năm 2017 tại xã Phúc Hà, thành phố Thái Nguyên và xã
Động Đạt, huyện Phú Lương .................................................................49
Bảng 3.9: Tình hình nhiễm bệnh đốm lá của các tổ hợp lai thí nghiệm vụ
Xuân năm 2017 tại xã Phúc Hà, thành phố Thái Nguyên và xã
Động Đạt, huyện Phú Lương .................................................................50
Bảng 3.10: Đặc điểm hình thái liên quan đến tính chống đổ của các tổ hợp ngô
lai thí nghiệm Vụ xuân năm 2017 ..........................................................51
Bảng 3.11: Khả năng chống đổ của các tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2017 tại xã
Phúc Hà thành phố Thái Nguyên và xã Động Đạt huyện Phú Lương ...53
Bảng 3.12: Các yếu tố cấu thành năng suất của các THL vụ Xuân năm 2017 tại
xã Phúc Hà thành phố Thái Nguyên ......................................................57
Bảng 3.13: Hình thái bắp, các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai Vụ
Xuân năm 2017 tại xã Động Đạt huyện Phú Lương ..............................57
Bảng 3.14: Số hạt/hàng và khối lượng 1000 hạt của các tổ hợp lai vụ Xuân năm 2017...59
Bảng 3.15: Năng suất lý thuyết của các tổ hợp lai thí nghiệm vụ Xuân năm
2017 tại xã Phúc Hà thành phố Thái Nguyên và xã Động Đạt huyện
Phú Lương ..............................................................................................60
Bảng 3.16: Năng suất thực thu của các tổ hợp lai thí nghiệm vụ Xuân năm
2017 tại xã Phúc Hà, thành phố Thái Nguyên và xã Động Đạt,
huyện Phú Lương ...................................................................................62
Bảng 3.17: Tương quan giữa một số tính trạng hình thái bắp, yếu tố cấu thành
năng suất với năng suất của các THL tại xã Phúc Hà, thành phố
Thái Nguyên vụ Xuân 2017 ...................................................................64
Bảng 3.18: Tương quan giữa một số tính trạng hình thái bắp, yếu tố cấu thành
năng suất với năng suất tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương vụ
Xuân 2017 ..............................................................................................67


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngô (Zea mays.L.) được biết đến là một trong ba cây lương thực
quan trọng của nhiều nước trên thế giới, bên cạnh lúa mỳ và lúa gạo. Ở Việt
Nam, ngô là cây lương thực có vị trí thứ 2 (sau cây lúa), là cây trồng hàng hoá
quan trọng ở các vùng sinh thái. Cây ngô có khả năng chịu hạn, không kén
đất, có thể trồng được nhiều vụ trong năm. Ngoài tác dụng làm lương thực,
nhất là đối với vùng cao, ngô được dùng chủ yếu làm nguyên liệu cho chế
biến thức ăn chăn nuôi và nhiên liệu sinh học.
Việt Nam có khí hậu thổ nhưỡng phù hợp cho việc phát triển sản xuất
cây ngô quy mô lớn tại hầu hết các vùng sinh thái, đặc biệt là tại miền núi
phía Bắc, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Nhu cầu ngô hạt dùng cho chế biến
thức ăn chăn nuôi để thay thế nhập khẩu ngày càng lớn, các nhà máy sản xuất
thức ăn chăn nuôi thương mại thường mua tới 50% tổng sản lượng ngô trong
nước (Bộ Công thương – Cục Xúc tiến thương mại) [55]. Để đáp ứng nhu cầu
sử dụng ngô hạt trong nước ngày một tăng do nhu cầu phát triển ngành chăn
nuôi, nhiên liệu sinh học, Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trương
tăng cường sản xuất ngô tại vùng đồng bằng, thay thế một phần diện tích lúa
kém hiệu quả tại đồng bằng Sông Cửu Long và tăng vụ đông tại Đồng bằng
Sông Hồng. Đồng thời phát triển giống mới, cải tiến kỹ thuật để tăng năng
suất tại các vùng sản xuất ngô truyền thồng. Trong vòng 10 năm, từ năm 2007
diện tích trồng ngô của Việt Nam là 1.096.100 ha, đến năm 2016 diện tích
trồng ngô tăng 5,08%, năng suất tăng 14,5% và sản lượng tăng 15,03%
(Faostat, 6/2018) [56].
Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc của Việt Nam, với diện tích
đất nông nghiệp là 94.563 ha. Trong cơ cấu cây trồng của Thái Nguyên, ngô
là một trong những cây trồng chính để đảm bảo an ninh lương thực và phát
triển ngành chăn nuôi. Điều kiện khí hậu của Thái Nguyên khá khắc nghiệt,


2

thường gặp hạn và rét đầu vụ ngô Xuân và cuối vụ ngô Đông. Chính vì vậy để
phát triển sản xuất ngô của tỉnh cần có các giống ngô có khả năng chống chịu
tốt, đặc biệt là chịu hạn và chịu rét. Mặc dù đã có nhiều giống ngô lai nhập
nội được sử dụng trong sản xuất, nhưng các giống nhập nội giá đắt và không
chủ động được giống. Các giống ngô Việt Nam có ưu thế hơn giống nhập nội
về khả năng chống chịu, với điều kiện ngoại cảnh nhưng số lượng giống còn
hạn chế, chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của sản xuất.
Xuất phát từ yêu cầu trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai triển
vọng tại tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu
Lựa chọn được 1- 2 tổ hợp ngô lai mới có năng suất cao, phù hợp với
điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp ngô lai
thí nghiệm.
- Đánh giá một số đặc điểm hình thái, sinh lý của các tổ hợp ngô lai
thí nghiệm.
- Theo dõi tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các tổ hợp
ngô lai thí nghiệm.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp
ngô lai thí nghiệm.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để định hướng, phát
triển và chỉ đạo sản xuất ngô trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.


3

- Là tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên trong học tập, nghiên
cứu chọn tạo giống ngô, là cơ sở cho cán bộ khuyến nông trong việc khuyến
cáo người dân sử dụng giống mới trong sản xuất.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Tuyển chọn 2 tổ hợp ngô lai mới có năng suất cao tiếp tục đưa vào
khảo nghiệm ở các mùa vụ khác nhau và các vùng sinh thái khác nhau.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
tăng vụ nhằm khai thác hiệu quả hơn quỹ đất, góp phần xoá đói, giảm nghèo
tăng thu nhập cho các hộ nông dân, tạo sản phẩm hàng hoá.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cây ngô là cây lương thực có tiềm năng năng suất cao, ngoài làm lương
thực cung cấp dinh dưỡng cho con người, nó còn là nguồn thức ăn và nguyên
liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi rất quan trọng (Nguyễn Như Hà, 2014)
[17]. Yếu tố giống luôn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất
và sản lượng cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng, các biện pháp kỹ thuật
canh tác chỉ có thể đạt được hiệu quả cao trên cơ sở giống tốt. Trong sản xuất
nông nghiệp, các nhà khoa học ước tính khoảng 35% - 50% tăng năng suất
hạt của các cây lương thực trên thế giới là nhờ đưa vào sản xuất những giống
tốt. Nhờ có bộ giống cây trồng phong phú, đa dạng chúng ta có thể thực hiện
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ nhằm khai thác hiệu quả hơn tiềm năng
và khắc phục những hạn chế về đất đai, thời tiết khí hậu của từng vùng, làm
đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
Tuy nhiên, năng suất và chất lượng cây trồng là những tính trạng số
lượng, ngoài phụ thuộc vào giống chúng còn chịu ảnh hưởng rất lớn tác động
của điều kiện ngoại cảnh. Do vậy, để có giống tốt đưa vào sản xuất phù hợp

với điều kiện sinh thái của từng địa phương thì trước khi đưa vào sản xuất cần
được khảo nghiệm ở các vùng sinh thái khác nhau để đánh giá tính khác biệt,
độ đồng đều, độ ổn định, khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh bất
thuận thì mới lựa chọn được giống phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng
nhằm phát huy được các đặc tính tốt của giống mới và tránh những rủi ro do
giống không thích ứng với điều kiện sinh thái tại cơ sở sản xuất. Vì vậy, khảo
nghiệm là một trong những khâu rất quan trọng trong công tác chọn tạo giống
mới nhằm xác định được giống tốt đồng thời loại bỏ những giống sinh trưởng,
phát triển và chống chịu kém trước khi phát triển ra sản xuất đại trà trong từng
vùng, từng địa phương và từng mùa vụ thích hợp.


5
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2007 - 2016
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2007


158,7

50,0

793,1

2008

163,1

50,8

829,2

2009

158,8

51,6

820,1

2010

164,0

51,9

851,3


2011

171,2

51,8

886,0

2012

178,8

48,9

874,2

2013

185,9

54,6

1.016,4

2014

184,7

56,2


1.038,3

2015

182,5

55,8

1.010,6

2016

187,9

56,4

1.060,1

Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 2018) [56]
Sản xuất ngô trên thế giới liên tục phát triển từ đầu thế kỷ 20 đến nay.
Ngô là cây lương thực đứng thứ 2 trên thế giới với diện tích khoảng 188 triệu
ha, sản lượng 1.060,1 triệu tấn (năm 2016). Trong 5 năm gần đây sản xuất
ngô của thế giới tăng đáng kể về diện tích, năng suất và sản lượng. Diện tích
trồng ngô tăng từ 178,8 triệu ha (năm 2012) lên đến 187,9 triệu ha (năm
2016). Năng suất ngô trong 5 năm qua giảm không đáng kể, biến động 48,9 –
56,4 tạ/ha. Trong đó năm 2012 năng suất ngô đạt thấp nhất (48,9 tạ/ha) và
năm 2016 đạt năng suất cao nhất (56,4 tạ/ha). Tuy nhiên do diện tích tăng nên
sản lượng ngô thế giới tăng trong 5 năm qua từ 874,2 triệu tấn (năm 2012) lên

1.060,1 triệu tấn (năm 2016) (Faostat, 2018) [56]. Có được kết quả trên ngoài
việc ứng dụng rộng rãi lý thuyết ưu thế lai trong chọn tạo giống, các biện
pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến với ngô cũng không ngừng được nghiên cứu,


6
cải tiến, đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác và
ứng dụng những thành tựu của công nghệ sinh học, công nghệ chế biến và
bảo quản, cơ khí hóa và công nghệ tin học… vào sản xuất ngô.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 140 nước trồng ngô, trong đó có 38
nước là các nước phát triển còn lại là các nước đang phát triển. Do sự khác
nhau về điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác và trình độ khoa học kỹ thuật
nên có sự chênh lệch về năng suất ngô ở các Châu lục. Tình hình sản xuất ngô
ở một số Châu lục năm 2016 được trình bày ở Bảng 1.2.
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngô một số Châu lục trên thế giới năm 2016
Khu vực
Châu Mỹ
Châu Á
Châu Phi
Châu Âu
Châu Đại Dương

Diện tích
Năng suất
(1.000 ha)
(tạ/ha)
70.072,2
78,12
63.452,6
51,08

36.610,9
19,29
17.746,0
66,16
77.266,0
81,74
(Nguồn: FAOSTAT, 2018) [56]

Sản lượng
(1.000 tấn)
547.416,8
324.087,9
70.557,4
117.413,7
631.565,0

Số liệu Bảng 1.2 cho thấy tình hình sản xuất ngô năm 2016 tập trung chủ
yếu vào 2 châu lục Châu Mỹ và Châu Á.
Châu Mỹ là khu vực có diện tích, sản lượng ngô lớn nhất thế giới. Năm
2016, diện tích trồng ngô của Châu Mỹ đạt 70.072.218 ha, sản lượng đạt
547.416.865 triệu tấn, trong đó Bắc Mỹ có diện tích trồng ngô lớn nhất (43,9
triệu ha). Tuy nhiên năng suất ngô của Châu Mỹ năm 2016 chỉ đứng thứ 2
trên thế giới đạt 78,12 tạ/ha đứng sau Châu Đại Dương: 81,74 tạ/ha.
Châu Á có diện tích trồng ngô đứng thứ 2 trên thế giới, năm 2016 đạt
63.452.629 ha, năng suất thấp đạt 51,08 tạ/ha đứng thứ 4 thế giới sau Châu
Đại Dương 81,74 tạ/ha, Châu Mỹ 78,12 tạ/ha và Châu Âu 66,16 nhưng do
diện tích trồng ngô lớn nên sản lượng ngô khu vực Châu Á đạt 324.087.900
tấn đứng thứ 2 thế giới.



7
Mặc dù Châu Phi là khu vực có diện tích trồng ngô đứng thứ 3 thế giới,
năm 2016 đạt 36.610.956 ha, nhưng do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, kinh tế
khó khăn, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngô còn nhiều hạn
chế nên năng suất ngô châu lục này thấp nhất thế giới 19,29 tạ/ha, do đó sản
lượng ngô vùng này thấp 70.557.426 tấn.
Châu Âu có diện tích trồng ngô đứng thứ 4 thế giới, năm 2016 là
17.746.047 ha. Ở Châu Âu, ngô được trồng ở các nước phát triển, ứng dụng
kỹ thuật hiện đại trong nghiên cứu chọn tạo giống mới và trình độ thâm canh
cao, nên năng suất ngô cao thứ 3 so với các châu lục khác (66,16 tạ/ha). Do
vậy sản lượng ngô vùng này đứng thứ 3 thế giới (117.413.713 tấn).
Châu Đại Dương có diện tích trồng ngô thấp nhất thế giới, năm 2016 là
77.266 ha. Tuy nhiên châu lục này có năng suất ngô cao nhất thế giới (81,74
tạ/ha), sản lượng năm 2016 đạt 631.565 tấn.
Như vậy có sự chênh lệch rất lớn về năng suất ngô giữa các Châu lục,
nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về năng suất là do sự khác biệt về trình độ
kỹ thuật ứng dụng vào trong sản xuất. Ở các nước phát triển chủ yếu sử dụng
các giống ngô có ưu thế lai cao còn các nước kém phát triển và các nước đang
phát triển do điều kiện kinh tế khó khăn, mức đầu tư thâm canh thấp nên chưa
khai thác hết tiềm năng, năng suất của giống.
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Sau khi đất nước thống nhất diện tích trồng ngô của nước ta tăng lên rất
nhanh và ngô đã trở thành một trong những cây lương thực quan trọng trong
nền sản xuất nông nghiệp của nước ta (Đinh Tế Lộc, 2015)[23]. Năng suất
ngô Việt Nam đến cuối năm 1970 chỉ đạt 10 tạ/ha do trồng các giống ngô địa
phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Từ giữa những năm 1980, nhờ hợp tác


8
với CIMMYT, nhiều giống ngô cải tiến đã được nhập nội và trồng ở nước ta,

góp phần đưa năng suất lên hơn 15 tạ/ha vào đầu những năm 1990. Tuy
nhiên, ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt là từ
giữa những năm 1990 đến nay, gắn liền với việc mở rộng giống lai và cải tiến
các biện pháp kỹ thuật canh tác. Năm 1991, diện tích trồng giống ngô lai chưa
đến 1% trên hơn 40 nghìn ha trồng ngô, năm 2002 giống lai đã chiếm trên
90% trong số hơn 1 triệu ha. Sản lượng ngô ở Việt Nam năm 1995 vượt
ngưỡng 1 triệu tấn, năm 2005 đã đạt xấp xỉ ngưỡng 4 triệu tấn, đến năm 2016
đạt sản lượng cao nhất trên 5 triệu tấn (Tổng cục Thống kê, 2013; Bộ Nông
nghiệp và PTNT, 2017)[1][36]. Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam trong
10 năm gần đây được trình bày ở Bảng 1.3.
Số liệu Bảng 1.3 cho thấy trong vòng 10 năm trở lại đây, diện tích
trồng ngô của Việt Nam có nhiều thay đổi, dao động từ 1.089.200 ha (năm
2009) đến 1.178.648 ha (năm 2014). Trong đó giai đoạn 2013 - 2014 diện tích
trồng ngô đạt cao nhất (1.170.322 - 1.178.648 ha), đến năm 2016 diện tích
trồng ngô giảm chỉ còn 1.151.830 ha. Năng suất ngô tăng dần qua các năm,
năm 2007 là 39,26 tạ/ha, đạt cao nhất năm 2016 (45,53 tạ/ha), sản lượng tăng
từ 4.303.200 tấn (2007) lên 5.287.261 tấn (2015), năm 2016, do diện tích
trồng ngô giảm nên sản lượng đạt thấp hơn năm 2016 chỉ đạt 5.244.140 tấn.
Năng suất ngô nước ta tăng là do trong sản xuất đã tăng cường sử dụng các
giống ngô lai cho năng suất cao kết hợp với áp dụng các biện pháp kỹ thuật
canh tác tiên tiến trong sản xuất ngô. Tuy nhiên, năng suất ngô của Việt Nam
còn rất thấp, mới đạt 80,73% so với năng suất trung bình của thế giới (năm
2016), nguyên nhân chính là do diện tích trồng ngô ở Việt Nam chủ yếu ở
vùng núi cao (60%), khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp khó áp dụng tiến
bộ kỹ thuật vào sản xuất ngô, bên cạnh đó chưa có giống ngô năng suất cao
phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái riêng.


9
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(1000 ha)

(tạ/ha)

(1.000 tấn)

2007

1.096,1

39,26

4.303,2

2008

1.440,2

31,75

4.573,1

2009


1.089,2

40,14

4.371,7

2010

1.126,3

40,90

4.606,8

2011

1.121,2

43,13

4.835,7

2012

1.156,1

43,02

4.973,4


2013

1.170,3

44,35

5.190,8

2014

1.178.648

44,14

5.202.511

2015

1.164.747

45,39

5.287.261

2016

1.151.830

45,53


5.244.140

Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 2018) [56]
Trong khi nhu cầu sử dụng ngô của Việt Nam ngày càng tăng. Sản
lượng ngô Việt Nam nhập khẩu trong niên vụ 2016-2017 là 7,7 triệu tấn, phục
vụ chủ yếu cho ngành chăn nuôi lợn đang phát triển mạnh tại nước ta. Như
vậy, muốn tăng sản lượng ngô của nước ta cần có những giống ngô lai năng
suất cao từ 12 - 13 tấn/ha cho những vùng trồng ngô có điều kiện tự nhiên
thuận lợi và đạt từ 6 - 7 tấn/ha cho những vùng trồng ngô có điều kiện tự
nhiên khó khăn. Do đó cần nghiên cứu chọn tạo các giống ngô lai năng suất
cao, thích nghi với từng vùng sinh thái riêng biệt.
Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nên sản xuất
ngô của nước ta có sự chênh lệch tương đối lớn giữa các vùng miền. Tình
hình sản xuất ngô các vùng trong cả nước được thể hiện ở Bảng 1.4.


10
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất ngô của các vùng trong nước năm 2016
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(1.000 ha)

(tạ/ha)


( 1.000 tấn)

Đồng bằng Sông Hồng

89,8

48,3

433,6

Trung du và Miền núi phía Bắc

509,5

37,9

1.932,3

Bắc Trung Bộ

207,4

45,4

942,4

Tây Nguyên

235,3


53,0

1.247,0

Đông Nam Bộ

79,3

63,0

477,1

Đồng bằng Sông Cửu Long

34,7

55,7

193,2

Vùng

(Nguồn: Tổng Cục thống kê, năm 2017) [57]
Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc có diện tích trồng ngô lớn nhất cả
nước với 509,5 nghìn ha, chiếm 42,61% diện tích trồng ngô của cả nước, ngô
được trồng chủ yếu trên nương rẫy có độ dốc lớn, phụ thuộc chủ yếu vào
nước trời, khó thâm canh, việc áp dụng các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất còn
nhiều hạn chế. Bên cạnh đó đây còn là vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt
như hạn hán và rét kéo dài, lượng mưa phân bố không đều ở các vùng nên
năng suất ngô trung bình thấp nhất trong cả nước (37,9 tạ/ha). Nhưng do diện

tích trồng ngô lớn nên sản lượng ngô vùng này vẫn đạt cao nhất (1.932,3
nghìn tấn). Với ưu thế về diện tích (chiếm 42,61% diện tích trồng ngô cả
nước) nên đây là một trong những vùng sản xuất ngô trọng điểm của nước ta.
Tình hình sản xuất ngô ở các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc được trình
bày ở Bảng 1.5. Số liệu Bảng 1.5 cho thấy Sơn La là tỉnh có diện tích trồng
ngô lớn nhất trong các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, năm 2016 diện tích
là 152,4 nghìn ha, chiếm 30,56% diện tích trồng ngô của cả vùng. Năng suất
đứng thứ 6 (38,9 tạ/ha), sau Phú Thọ (46,6 tạ/ha), Lạng Sơn (48,7 tạ/ha),
Tuyên Quang (43,7 tạ/ha) và Thái Nguyên (42,7 tạ/ha).


11
Bảng 1.5: Tình hình sản xuất ngô của các tỉnh vùng Trung du
và Miền núi phía Bắc năm 2016
TT

Tỉnh

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(1.000 ha)

(tạ/ha)

(1.000 tấn)


1

Hà Giang

53,5

34,6

185,1

2

Cao Bằng

40,1

34,1

136,7

3

Bắc Kạn

16,4

40,5

66,5


4

Tuyên Quang

18,4

43,7

80,4

5

Lào Cai

37,6

36,8

138,4

6

Yên Bái

28,6

33,4

95,4


7

Thái Nguyên

20,1

42,7

86,1

8

Lạng Sơn

22,2

48,7

108,1

9

Bắc Giang

10,7

40,2

43,0


10

Phú Thọ

18,7

46,6

87,2

11

Điện Biên

30,0

26,2

78,5

12

Lai Châu

22,8

30,5

69,6


13

Sơn La

152,4

38,9

593,2

14

Hòa Bình

38,0

43,1

163,9

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, năm 2017) [57]
Để duy trì và nâng cao hơn nữa năng suất và sản lượng ngô, tỉnh Thái
Nguyên cần chú trọng đến các giống ngô lai năng suất cao, phù hợp với điều
kiện tiểu khí hậu của từng vùng sinh thái, đồng thời áp dụng các tiến bộ kỹ
thuật trong sản xuất ngô. Thời tiết, khí hậu của tỉnh Thái Nguyên diễn biến
khá phức tạp, mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Với địa hình đồi núi phức tạp, diện tích canh
tác nhỏ hẹp, đất bạc màu, điều kiện tưới tiêu còn nhiều khó khăn, diện tích



12
trồng ngô chủ yếu trên đất hai lúa ở vụ Đông và trên đất đồi dốc ở vụ Xuân
Hè. Chính vì vậy, sản xuất ngô thường gặp hạn và rét đầu vụ Xuân, cuối vụ
Đông, đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất.
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi Trung du Bắc Bộ, có diện tích tự
nhiên 356.282 km2, dân số hiện nay khoảng 1.255.000 người. Trong những
năm gần đây do công nghiệp trên địa bàn phát triển mạnh dẫn đến đất canh tác
cho nông nghiệp bị thu hẹp, vì vậy để đảm bảo về sản lượng lương thực giải
pháp trước mắt là nâng cao năng suất cây trồng bằng cách lựa chọn các giống
phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh được ngành nông nghiệp ưu tiên hàng
đầu. Chính vì vậy trong những năm gần đây việc nghiên cứu, phát triển các
giống ngô lai được sản xuất và trồng thử nghiệm trên địa bàn tỉnh.
Số liệu Bảng 1.6, 1.7 cho thấy năm 2017, diện tích trồng ngô của cả
tỉnh Thái Nguyên là 17,8 nghìn ha với năng suất 47,7 tạ/ha. So với năm 2016,
diện tích trồng ngô giảm 2,3 nghìn ha, nhưng năng suất tăng 5,0 tạ/ha. Ở Thái
Nguyên, huyện có diện tích trồng ngô lớn nhất là Võ Nhai (5,3 nghìn ha), đây
là huyện miền núi vì vậy khi gặp điều kiện bất thuận năng suất giảm rất lớn vì
vậy ảnh hưởng đến năng suất trung bình của cả tỉnh. Nhìn chung, cơ cấu
giống ngô của Thái Nguyên rất phong phú do các công ty trong và ngoài
nước cung ứng. Các giống ngô Việt Nam năng suất cao, có khả năng chống
chịu tốt nhưng vẫn còn rất hạn chế ở Thái Nguyên (Chiếm khoảng 30%).
Trong những năm qua cơ cấu giống ngô lai được trồng phổ biến ở
Thái Nguyên là các giống: LVN092, LVN4, LVN99, NK6654, CP333,
CP999, B265, CP111, DK8868, DK9955, SP099... Do đó việc tuyển chọn
các giống ngô lai mới là nhiệm vụ quan trọng để cải thiện năng suất ngô
của trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên góp phần đưa năng suất ngô của tỉnh
tiệp cận với năng suất ngô bình quân của cả nước và khu vực Châu Á.



13
Bảng 1.6: Diện tích ngô của Thái Nguyên phân theo các huyện
từ năm 2013 đến năm 2017
Đơn vị tính: 1.000 ha
Năm

2013

2014

2015

2016

2017

Cả tỉnh

19,0

19,5

20,9

20,2

17,8

Thành phố Thái Nguyên


1,2

1,5

1,5

1,2

1,7

Thành phố Sông Công

0,9

0,9

1,3

1,5

1,3

Thị xã Phổ Yên

1,3

1,4

1,9


2,1

1,5

Huyện Định Hóa

1,2

1,4

1,5

1,3

1,1

Huyện Võ Nhai

6,8

6,5

6,4

6,0

5,3

Huyện Phú Lương


1,4

1,3

1,4

1,3

1.1

Huyện Đồng Hỷ

2,3

2,5

2,7

2,5

2,2

Huyện Đại Từ

0,3

0,8

0,9


0,9

0,6

2,8
3,1
3,5
3.4
(Nguồn: Cục thống kê Thái Nguyên, 2017)

2,9

Tỉnh, huyện

Huyện Phú Bình

Bảng 1.7: Năng suất ngô của Thái Nguyên phân theo các huyện
từ năm 2013 đến năm 2017
Đơn vị tính: tạ/ha
Năm

2013
2014
2015
2016
Tỉnh, huyện
Cả tỉnh
43,0
40,5
41,9

42,7
Thành phố Thái Nguyên
40,4
39,0
41,3
43,6
TP Sông Công
37,9
39,4
39,4
40,1
Thị xã Phổ Yên
42,1
40,2
41,6
41,7
Huyện Định Hoá
40,8
40,0
41,2
41,8
Huyện Võ Nhai
45,4
42,1
43,4
44,0
Huyện Phú Lương
41,6
39,2
40,7

41,0
Huyện Đồng Hỷ
43,4
38,9
41,6
44,3
Huyện Đại Từ
40,7
37,8
40,8
41,1
Huyện Phú Bình
42,0
41,1
41,9
42,3
(Nguồn: Cục thống kê Thái Nguyên, 2017)

2017
47,7
46,7
40,9
43,7
42,9
46,5
41,9
46,6
42,2
43,5



14
Bảng 1.8: Sản lượng ngô của Thái Nguyên phân theo các huyện
Đơn vị tính: 1.000 tấn
Năm

2013

2014

2015

2016

2017

Cả tỉnh

81,6

79,2

87,9

86,1

79,4

Thành phố Thái Nguyên


5,0

5, 7

6,4

5,3

7,8

Thành phố Sông Công

3,3

3,4

5,0

5,9

5,2

Thị xã Phổ Yên

3,3

7,1

7,9


8,9

6,4

Huyện Định Hoá

5,3

5,5

6,0

5,3

4,7

Huyện Võ Nhai

30,8

27,4

27,7

26,3

24,7

Huyện Phú Lương


6,0

5,2

5,6

5,5

4,9

Huyện Đồng Hỷ

10,2

9,6

11,1

10,9

10,4

Huyện Đại Từ

1,1

2,9

3,7


3,8

2,8

Huyện Phú Bình

12,0

12,7

14,6

14,2

12,5

Tỉnh, huyện

(Nguồn: Cục thống kê Thái Nguyên, 2017)
Bảng 1.8 cho thấy sản lượng ngô của cả tỉnh năm 2017 (79,4 nghìn
tấn) có xu hướng giảm so với các năm 2015 và năm 2016, nguyên nhân là
do diện tích trồng ngô năm 2017 giảm hơn so với các năm 2015 và 2016.
1.2.4. Tình hình tiêu thụ ngô ở Việt Nam
Ở Việt Nam, ngô được sử dụng chủ yếu trong ngành thức ăn chăn nuôi
và được coi là một loại nguyên liệu cung cấp nhiều năng lượng, đồng thời ngô
cũng được sử dụng là thực phẩm chính cho một số đồng bào miền núi. Một số
lượng ít được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác như bia, may mặc và
dược phẩm. Tuy nhiên, hơn 80% sản lượng ngô hiện nay được sử dụng làm
nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Phần lớn lượng ngô được sử dụng tại Việt
Nam đều là ngô nhập khẩu do sản lượng ngô trong nước không đáp ứng được

nhu cầu tăng mạnh của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Sản lượng ngô nhập
khẩu thực tế phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung trong nước của các mặt hàng


15
thay thế như gạo tấm, cám gạo và sắn. Sự cạnh tranh về giá của mặt hàng lúa
mì chăn nuôi và bã rượu khô nhập khẩu do sản lượng ngô trong nước không
đáp ứng nhu cầu tăng mạnh của ngành thức ăn chăn nuôi. Về mặt lý thuyết,
khối lượng ngô sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi hàng năm sẽ
tăng khoảng 200.000 đến 400.000 tấn. Tuy nhiên, sản lượng ngô nhập khẩu
lại phụ thuộc vào mức độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi lợn và gia cầm
(Bộ công thương - Cục xúc tiến thương mại). Đồng thời nguồn cung của các
sản phẩm thay thế khác cũng có thể ảnh hưởng mạnh tới sản lượng ngô nhập
khẩu hàng năm. Ví dụ, số lượng lớn gần đạt kỷ lục trong năm 2016 đã khiến
sản lượng ngô nhập khẩu trong niên vụ 2015-2016 và 2016-2017 tăng đáng
kể. Sự cạnh tranh giữa thức ăn chăn nuôi tự chế biến và thức ăn chăn nuôi
được sản xuất theo dây chuyền luôn tồn tại ở Việt Nam. Các nhà máy sản
xuất thức ăn chăn nuôi thương mại thường mua tới 50% tổng sản lượng ngô
trong nước. Trong niên vụ 2015 - 2016 và 2016 - 2017, ngành thức ăn chăn
nuôi tự chế biến được kỳ vọng sẽ tiêu thụ một số lượng lớn ngô nhập khẩu
nhằm đáp ứng nhu cầu tăng mạnh của lợn hơi trong nước (Báo cáo thường
niên thị trường ngô năm 2017 và triển vọng 2018). Việt Nam mỗi năm cần
14-15 nghìn tấn thức ăn chăn nuôi. Trong đó trên 50% nguyên liệu là từ ngô.
Nhưng sản xuất trong nước hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 50 %. Để giảm
nhập khẩu ngô chỉ còn cách tăng năng suất từ các giống ngô mới cộng với các
biện pháp kỹ thuật liên hoàn, còn diện tích thì không có nhiều để tăng.
1.3. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới
Trong quá trình nghiên cứu về ngô, hiện tượng ưu thế lai ở cây ngô
được các nhà khoa học quan tâm từ rất sớm. Sử dụng ưu thế lai trong tạo

giống ngô lai được nhà nghiên cứu Wiliam Janes Beal người Mỹ bắt đầu
nghiên cứu từ năm 1876, ông thu được những cặp lai hơn hẳn các giống bố
mẹ về năng suất từ 10 - 15%. Sau đó vào năm 1877, Charles Darwin sau khi


16
làm thí nghiệm so sánh hai dạng ngô tự thụ và giao phối đã đi tới kết luận:
“Chiều cao cây ở dạng ngô giao phối cao hơn 19% và chín sớm hơn 9% so
với dạng ngô tự phối” (Borleanu, 2010) [47]. Khái niệm về ưu thế lai và tầm
quan trọng của kỹ thuật tự phối trong cải tạo giống ngô thuộc về Shull, nhưng
người ảnh hưởng lớn đến các nhà chọn tạo giống ngô sau này là Edward
Murray East, vì vật liệu cải tạo của ông tốt hơn vật liệu mà Shull đã sử dụng
(Ngô Hữu Tình, 2009) [35].
Bên cạnh việc nghiên cứu tạo giống ngô có năng suất cao các chuyên
gia tạo giống tại CIMMYT (2011)[48] đã nghiên cứu phát triển ngô chất
lượng Protein QPM. Cuộc cách mạng về ngô QPM được CIMMYT, một số
nước và công ty tư nhân nghiên cứu thành công ở Mỹ, Nam Phi, Braxin.
Ở Châu Á, có ba nước đang có chương trình phát triển ngô QPM đó là
Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam (Lương Văn Vàng, 2013)[41]. Với sự phát
triển của khoa học công nghệ, công tác chọn tạo giống ngô được trợ giúp bởi
nhiều kỹ thuật mới, những kỹ thuật mới này tập trung vào hai lĩnh vực là nuôi
cấy mô tế bào và tái tổ hợp AND. Hai kỹ thuật trên mở ra tiềm năng ứng dụng
rộng lớn trong cải tạo giống cây trồng. Theo Clive James (2015)[49] nếu
không sử dụng giống ngô biến đổi gen thì diện tích trồng ngô trên thế giới
phải tăng thêm 5,63 triệu ha mới đáp ứng đủ nhu cầu ngô toàn cầu. Ngoài ra
nhờ sử dụng các cây trồng biến đổi gen, thế giới đã cắt giảm được khoảng 0,39
triệu tấn thuốc trừ sâu và giảm khoảng 17,1 % các chất độc hại ra môi trường.
Hiện nay có hơn 28 quốc gia trên thế giới trồng cây công nghệ sinh học (CNSH)
và tổng diện tích tăng lên hơn 100 lần, từ 1,7 triệu ha (năm 1996) lên 181,5 triệu
ha năm 2014 (Clive James, 2015) [49]. Tại Mỹ năm 2014, giống ngô chuyển

gen chịu hạn Drought GardTM đã được trồng 275.000 ha. Ngoài ra họ còn dự
định phân phối giống ngô chịu hạn (DT), kháng sâu và côn trùng (Bt) cho các


×