Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân đạm và kali đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng của dưa lê trong vụ xuân hè năm 2018 tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI THỊ HUYỀN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TỔ HỢP PHÂN ĐẠM VÀ KALI
ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA DƯA LÊ
HÀN QUỐC TRONG VỤ XUÂN HÈ 2018 TẠI THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Trồng trọt

Khoa

: Nơng học

Khóa

: 2014-2018

Thái Ngun – Năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI THỊ HUYỀN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TỔ HỢP PHÂN ĐẠM VÀ KALI
ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA DƯA LÊ
HÀN QUỐC TRONG VỤ XUÂN HÈ 2018 TẠI THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Trồng trọt

Khoa

: Nơng học

Khóa

: 2014-2018

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Lê Thị Kiều Oanh

Thái Nguyên – Năm 2018



i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn vơ cùng quan trọng trong suốt q
trình học 4 năm tại trường đại học của mỗi sinh viên,nó giúp chúng ta vận
dụng được những kiến thức đã học để đưa vào thực tế,cho chúng ta làm quen
được với những kiến thức khoa học mới.
Để hồn thành tốt giai đoạn khó khắn này ngồi sự cố gắng,phấn đấu
khơng ngưng nghỉ của bản thân,khơng chỉ có những thuận lợi mà tơi cịn gặp
khơng ít những khó khăn,nhưng với sự giúp đỡ của bạn bè,thầy cơ và gia đình
tơi đã hồn thành được đề tài tốt nghiệp này.
Đầu tiên tôi xin được gừi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc
nhất đến cô giáo Th.S Lê Thị Kiều Oanh đã tận tình giúp đỡ,chỉ bảo và động
viên tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn thành đề tài này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trường – Ban chủ
nhiệm khoa Nông Học – Các thầy cô giáo trong khoa Nông Học – Trường đại
học nông lâm Thái Nguyên và những người đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt
những kiến thức,kinh nghiệp bổ ích cho chúng tơi trong suốt q trình học tập tại
trường đại học.
Tuy bản thân đã có nhiều cố gắng và lỗ lực trong công việc nhưng
không thể tránh khỏi những thiếu xót do vấn đề thời gian, trình độ và kinh
chưa đủ nên kính mong các thầy cơ giáo và bạn bè cảm thơng và có những ý
kiến đóng góp để bài khóa luận được hồn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, tháng 6 năm 2018
Sinh viên

Bùi Thị Huyền



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng có trong 100g quả. ...................................... 8
Bảng 2.2: Số lá và tuổi thọ của lá của một số loài trong họ bầu bí ................. 10
Bảng 2.3 : Tình hình sản xuất dưa trên thế giới và một số nước trong những
năm gần đây .................................................................................................... 12
Bảng 3.2: Lượng phân bón cho 1 ha (kg/ha) .................................................. 24
Bảng 4.1: Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của giống dưa lê thí
nghiệm trồng vụ Xuân hè năm 2018. .............................................................. 27
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của phân đạm và kali đến khả năng ra nhánh cấp 1 và
cấp 2 của giống dưa lê Hàn Quốc. .................................................................. 30
Bảng 4.3 Ảnh hưởng tổ hợp phân bón đạm và kali đến khả năng ra nhánh của
giống dưa lê tham ra thí ngiệm ....................................................................... 31
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của tổ hợp phân đạm và kali đến sự ra hoa đậu quả của
giống dưa lê Hàn Quốc tham gia thí nghiệm .................................................. 32
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của tổ hợp phân đạm và kali đến sự ra ......................... 34
hoa đậu quả của dưa lê Hàn Quốc tham gia thí nghiệm ................................. 34
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của phân đạm và kali đến kích thước quả .................... 35
của giống dưa lê Hàn Quốc ............................................................................. 35
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón N và K tới kích thước của quả
dưa lê tham gia thí nghiệm .............................................................................. 36
Bảng 4.8 Tình hình sâu bệnh hại trong các công thức của dưa lê .................. 37
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của phân đạm và kali đến yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất dưa lê Hàn Quốc ............................................................................. 38
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón N và K đến các yếu tố cấu thành
năng suất của dưa lê thí nghiệm ...................................................................... 40
Bảng 4.11 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón Nvà K đến chất lượng của quả

dưa lê Hàn Quốc tham gia thí nghiệm ............................................................ 42


iii

Bảng 4.12 Ảnh hưởng của tổ hợp phân N và K đến hiệu quả kinh tế của giống
dưa lê Hàn Quốc tham gia thí nghiệm ............................................................ 43


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CV:

Coefficient of variance (Hệ số biến động)

FAO:

Food and Agriculture Organization
(Tổ chức Nông - Lương thế giới)

Ha:

Hecta

ICM:

Integrated Crop Management (Chương trình quản lý cây trồng
tổng hợp)


KL:

Khối lượng

KLTB:

Khối lượng trung bình

NSLT:

Năng suất lí thuyết

NSTT:

Năng suất thực thu

LSD:

Least significant difference (sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa)

P:

Probabllity (Xác suất)


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i

DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu .................................................................................. 3
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 3
1.2.2. Yêu cầu .................................................................................................... 3
1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ....................................... 3
1.3.1 Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 3
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.1.1. Nguồn gốc, phân loại, đặc điểm thực vật học của dưa lê ....................... 4
1.1.4. Đặc điểm thực vật học............................................................................ 9
2.1.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây dưa lê ....................................... 10
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 12
2.2.1. Tình hình sản xuất dưa trên thế giới ..................................................... 12
2.2.2. Tình hình sản xuất dưa ở Việt Nam ...................................................... 13
2.3. Tình hình nghiên cứu về dưa lê................................................................ 14
2.3.1 Các nghiên cứu về phân bón cho các cây thuộc họ bầu bí .................... 14
2.3.2. Các nghiên cứu khác ............................................................................. 16
PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 19
3.1 Vật liệu nghiên cứu ................................................................................... 19
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................ 19


vi

3.2.1 Địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 19

3.2.2 Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 19
3.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 19
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 19
3.4.2.Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi ............................................ 21
3.5 Quy trình trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm .......................................... 23
3.6. Phương pháp xử lí số liệu. ....................................................................... 25
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 26
4.1. Ảnh hưởng của phân đạm và kali đến sự sinh trưởng của dưa lê Hàn Quốc ... 26
4.1.1. Thời gian sinh trưởng ........................................................................... 26
4.1.2. Số nhánh cấp 1 và cấp 2 ........................................................................ 29
4.1.3 Đặc điểm ra hoa đậu quả của giống dưa lê Hàn Quốc thí nghiệm trồng
vụ Xuân Hè năm 2018..................................................................................... 32
4.1.4 Đặc điểm quả của giống dưa lê Hàn Quốc tham gia thí nghiệm ........... 35
4.2 Ảnh hưởng của phân đạm và kali đến tình hình sâu bệnh hại. ................. 37
4.3 Ảnh hưởng của phân đạm và kali đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất .......................................................................................................... 38
4.4. Ảnh hưởng của phân đạm và kali đến chất lượng của quả ...................... 41
4.5 Hoạch toán kinh tế .................................................................................... 43
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 44
5.1. Kết luận .................................................................................................... 44
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 46


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Dưa lê (Cucumis melo L.) là rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn,
có thể trồng nhiều vụ trong năm và cho năng suất cao. Dưa lê có nguồn gốc từ
Châu Phi sau đó được trồng lan rộng ra các nước Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc
và ngày nay được trồng ở tất cả các nước trên thế giới (Vũ Văn Liết, 2012 )
[7]. Diện tích trồng dưa khơng ngừng tăng lên, năm 2014 diện tích trồng dưa
trên thế giới khoảng 1.178.808 nghìn ha với năng suất đạt 23,84 tấn/ha, sản
lượng đạt 29.626.335 tấn ( FAO, 2017 ) [15].
Dưa lê là loại quả dễ ăn, có thể dùng ăn tươi hoặc chế biến các món ăn
khác nhau, giá thành hợp lý, màu sắc và hình dạng quả đa dạng. Trong quả
dưa chứa nhiều chất vitamin A, B, C và chất khống. Khi chín trong quả có
chứa thành phần dinh dưỡng cao gồm có nước chiếm 95%, đạm 0,6%, chất
béo 0,11%, chất xơ 0,33%, vitamin A (25000-30000 đơn vị), vitamin B
0,03mg, vitamin C 1,5-2mg và nhiều khoáng chất ( P 30 mg, Ca 20 mg, Fe
0,4 mg) [32].
Ở nước ta dưa lê được trồng ở nhiều nơi như ở tỉnh Hải Dương, Vĩnh
Phúc...tuy nhiên so với nhu cầu sử dụng thì diện tích trồng vẫn cịn ít. Một
trong những ngun nhân chủ yếu là thiếu bộ giống tốt cho các vùng trồng.
Các giống dưa trồng chính của nước ta hiện nay là các giống địa phương như
dưa lê trắng Hà Nội, dưa mật Bắc Ninh, dưa lê vàng Hải Dương... Các giống
này cho năng suất không cao, thịt quả mỏng, quả nhanh bị hỏng và kích thước
mẫu mã khơng đẹp. Chính vì vậy nước ta đã sử dụng một số loại giống dưa lê
nhập nội để trồng điển hình là giống dưa lê Hàn Quốc.
Dưa lê Hàn Quốc là giống dưa mới được nhập nội và trồng ở Việt Nam
trong một vài năm gần đây và kết quả đánh giá khả quan về năng suất, chất
lượng quả, giá thành bán cao do đó được người trồng rất quan tâm. Tuy nhiên,


2

vấn đề của sản xuất hiện nay là chúng ta chưa có bộ giống đa đạng, chưa có

quy trình canh tác cũng như quy trình sử dụng phân bón cụ thể cho cây dưa
nên chất lượng của dưa lê Hàn Quốc khơng cao trong đó ngun nhân chính
có thể là do dinh dưỡng cung cấp cho cây chưa phù hợp.
Việc nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kĩ thuật trồng trọt, thâm canh
và chọn tạo những giống dưa lê có chất lượng cao, phù hợp với các điều kiện
sinh thái đáp ứng được nhu cầu của thị trường là hết sức cần thiết. Một trong
những biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất cây trồng là nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế trong sản xuất cho người nơng dân thì chúng ta phải nắm
được những đặc thù cơ bản của giống như giống thích hợp với những loại
phân bón nào, ở mức độ cao hay thấp. Hay những yếu tố về khí hậu, con
người có ảnh hưởng gì tới năng suất chất lượng của giống dưa lê được trồng.
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc. Là nơi
tập trung nhiều trường Đại học, Cao đẳng và rất nhiều các công ty lớn nhỏ do
vậy tập chung một lượng lớn sinh viên và công nhân do vậy nhu cầu tiêu thụ
rau quả là vô cùng lớn. Mặt khác, đây là tỉnh có điều kiện khí hậu thời tiết
thích hợp cho nhiều loại rau và dưa sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên, các
loại dưa được bán trên thị trường hiện nay chủ yếu được nhập khẩu hoặc được
nhập từ vùng khác về địa bàn tỉnh để bán. Việc nghiên cứu và sản suất dưa
các loại vẫn chưa được quan tâm và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về
cả số lượng và chất lượng. chính vì vậy việc trồng và nghiên cứu sự ảnh
hưởng của các yếu tố như khí hậu, thời tiết, đất đai,các loại phân bón, kỹ
thuật canh tác và con người tùy vào từng vùng miền. Trong kỹ thuật canh tác
thì phân bón ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng của dưa lê.
Dưa lê Hàn Quốc là giống mới được nhập nội nên việc nghiên cứu về
dinh dưỡng cho dưa lê còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên
chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân đạm và


3


kali đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng của dưa lê trong vụ Xuân
Hè năm 2018 tại Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Xác định được tổ hợp phân đạm và kali thích hợp cho giống dưa lê Hàn
Quốc có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất và chất lượng cao.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng dưa lê thí nghiệm.
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón đến tình hình nhiễm sâu bệnh hại
của dưa lê tham gia thí nghiệm.
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng dưa lê.
1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
- Đề tài xác định và đánh giá được sự ảnh hưởng của phân đạm và kali
đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng của dưa lê trong vụ Xuân Hè tại
Thái Nguyên, là cơ sở để lựa chọn loại phân bón cho phù hợp với đặc điểm
của cây dưa.
- Giúp sinh viên có được những kiến thức, kinh nghiệm thực tế trong
q trình trồng và chăm sóc dưa lê, từ đó góp phần củng cố lý thuyết đã học,
biết cách thực hiện một đề tài khoa học. Giúp sinh viên củng cố kiến thức
thực hành, bố trí thí nghiệm đồng ruộng và kĩ thuật chăm sóc cây trồng.
- Giúp sinh viên nắm được cách thu thập, xử lí số liệu, trình bày báo
cáo của một chun đề tốt nghiệp. Trên cơ sở những kiến thức nắm được sẽ là
hành trang phục vụ cho công việc sau khi ra trường.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đã xác định được liều lượng phân bón phù hợp giúp cây dưa
phát triển, làm tăng năng suất và chất lượng của cây.


4


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Nguồn gốc, phân loại, đặc điểm thực vật học của dưa lê
2.1.1.1. Nguồn gốc
Dưa lê (Cucumis melo) có nguồn gốc ở Châu Phi, nơi các giống hoang
dã tìm thấy, tuy nhiên sự phân bố chính xác của các giống hoang dã khơng rõ
ràng. Lồi người đã thưởng thức dưa lê hơn 4000 năm, họ nghĩ rằng dưa có
nguồn gốc ở Iran và Ấn Độ [13]. Tên dưa lê đã xuất hiện trong ngôn ngữ văn
chương của nhiều dân tộc trên thế giới như: Ả Rập, tiếng Phạm, tiếng Tây
Ban Nha,...
Theo nghiên cứu đa hình phân tử cho thấy các giống dưa Hàn Quốc có
nguồn gốc từ dưa hấu loại nhỏ ở Đông Ấn Độ. Người ta cũng cho rằng các
giống này có nguồn gốc từ dưa hấu hoang dã ở Trung Quốc (Walters, 1989).
Giống dưa lê này hiện nay đã được thuần hóa ở Trung Quốc, Hàn Quốc và
Nhật Bản
1.1.1.2. Phân loại
Dưa lê (Cucumis melo) thuộc: Bộ bầu bí (Cucurbitales), họ bầu bí
(Cucurbitaceae), chi (Cucumis), lồi (Cucumis melo L.). Đã có rất nhiều tác
giả tiến hành phân loại dưa lê trên nhiều quan điểm khác nhau.
Theo Munger và Robinson (1991) sử dụng mô tả của Naudin (1959),
Grebenscikove (1953), Pangalo (1929), Hammer và cộng sự (1986) nghiên
cứu và sắp xếp các mẫu nguồn gen dưa lê vào bảy nhóm như sau :
- C. melo var. Agrestis : thân mảnh, lá cây đơn tính cùng gốc, đều có
hoa đực và hoa cái trên cùng một thân, phát triển như cỏ dại ở Châu Phi và
các nước Châu Á. Quả rất nhỏ (<5cm) và không ăn được, cùi rất mỏng và hạt
rất nhỏ.



5

- C. melo var. Cantalupensis : quả có kích thước trung bình lớn, bóng,
mịn, màu sắc vỏ biến động có vảy hoặc vân. Quả có mùi thơm, vị ngọt khi
chín. Gồm có dạng Reliculatus. Hoa đơn tính đực và lưỡng tính ở hầu hết các
kiểu gen, có lơng ở bầu nhụy.
- C. melo var. Inodorus : dưa lê mùa đông quả lớn, không thơm, bảo
quản dài, cùi dày, mịn hay vân đốm. Bao gồm các loại dưa ngọt Châu Á và
Tây Ban Nha như giống dưa ruột xanh và dưa vàng, thường đơn tính và lưỡng
tính, có lơng trên bầu nhụy.
- C. melo var. Flexuosus : quả dài, không ngọt, ăn non như dưa chuột.
Được tìm thấy ở Trung Đơng và Châu Á, thường có hoa đơn tính cùng gốc.
- C. melo var. Makuwa : các giống vùng Viễn Đông, vỏ trơn, thịt mỏng,
trắng, quả có vân nhỏ cùng gồm loại ngọt và loại ăn xanh giịn. Hoa đơn tính
đực và lưỡng tính. Lá có lơng, nhụy có lơng rất mịn.
- C. melo var. Chito và Dudaim : được mô tả bởi Naudin nhưng được
nhóm lại với nhau bởi Munger và Robinson. Có nguồn gốc hoang dại ở Châu
Mỹ, quả nhỏ, hoa và quả thơm, dây leo, hoa đơn tính cùng gốc, có lơng mịn ở
bầu nhụy.
- C. melo var. Momordica : là nhóm do Munger và Robinson bổ sung
thêm năm 1991 gồm các mẫu có nguồn gen Ấn Độ, dây leo, hoa đơn tính
cùng gốc, quả to, khơng ngọt, vỏ mỏng.
Theo Lim T.K (2012), “Edible Medicinal and Non- Medicinal Plants
volum 2 fruit” [16] dưa lê được chia thành 6 nhóm như sau:
- Nhóm Cucumis melo cantalupensis: có nguồn gốc ở Châu Âu ( Italya,
Pháp), dưa có da thơ và có nốt sần, được người Mỹ gọi là dưa đỏ. Đặc điểm
của dưa giống như là muskmelons, dưa đỏ có hình cầu hoặc hình trứng, thịt
quả có màu da cam.



6

- Nhóm Cucumis melo makuwa: dưa lê Hàn Quốc. Là lồi cây thân leo,
có phân cành. Lá cây mọc về hai phía, so le, rìa lá có răng cưa và màu xanh
thẫm, cả hai bề mặt lá đều phủ lông. Hoa lưỡng tính.
- Nhóm Cucumis melo conomon: Được xem là mẫu dưa cổ nhất ở Trung
Quốc. Gồm dưa gang, dưa gang trái trịn, dưa gang trái dài. Quả có nhiều hình
dạng như elip, hình trứng, hình quả lê, hình cầu dài từ 11 - 30cm, trơn nhẵn,
màu sắc có thể thay đổi trắng, vàng, ánh vàng, hơi vàng trắng với các sọc
xanh, xanh thẫm. Thịt quả có màu trắng, cam, vàng và thường là màu trắng,
có vị ngọt nhẹ. Hạt dẹt, màu trắng hình elip, nhỏ (<8mm).
- Nhóm Cucumis melo reticulatus: dưa tây vàng, dưa cantaloupe. Có
nguồn gốc ở Ấn Độ và Châu Phi. Là lồi cây thân bị, phân nhiều nhánh,
khơng có tua, lá mọc so le, cuống lá dài, rìa lá có hình răng cưa, cả 2 bề mặt lá
đều phủ lơng. Phần lớn là hoa lưỡng tính. Quả có nhiều hình dạng như hình
cầu, hình trứng, hình elip, bề mặt xù xì có nốt sần. Thịt quả ngọt, màu cam
hay hồng nhạt, thơm. Hạt dẹt, hình trứng, có màu trắng.
- Nhóm Cucumis melo indorus: dưa hồng yến, dưa mật, dưa tây xanh,
dưa tây, dưa xanh. Được cho là có nguồn gốc ở Châu Phi. Được thuần hóa ở
Đông Địa Trung Hải, Trung Đông và Tây Á trong hơn 4000 năm trước. Là
lồi thân bị, thân nhỏ, góc cạnh và xù xì. Lá hình phân thùy, được phủ bởi
một lớp lơng. Hoa lưỡng tính.
- Nhóm Cucumis melo reticulatus “hami melon”: dưa vàng hami. Có
nguồn gốc từ Hami Tân Cương Trung Quốc, đây là giống dưa quan trọng
được trồng ở các tỉnh Tây Bắc, Trung Quốc. Là loài thân bị, thân có lơng
cứng, có những sọc vằn và có các tua. Lá phân thùy, hoa lưỡng tính. Quả to
có hình ovan, hình trứng. Vỏ dày màu xanh hoặc vàng với các sọc dọc xanh
thẫm. Vỏ trơn nhẵn, thịt quả có màu cam hay hơi hồng. Vị ngọt, nhiều nước
và giịn. Có nhiều hạt, màu trắng hoặc trắng sữa.



7

2.1.1.3. Dinh dưỡng
Dưa lê là loại trái cây phổ biến ở các nước nhiệt đới, là một trong
những trái cây có vị ngọt khi chín. Loại trái cây phổ biến ở châu Á, và được
sử dụng rất nhiều trong mùa hè. Nó khơng chỉ mang vị thơm, ngon ngọt mà
cịn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Dưa lê có hàm lượng vitamin A, B, C và chất khoáng như Magie, Natri
khá cao, khơng có cholesterol. Là loại trái cây tốt cho những người muốn ăn
kiêng. Trong quả dưa lê có chứa nhiều kali, có tác dụng giúp điều hịa huyết
áp tốt và ngăn ngừa được triệu chứng đột quỵ. Dưa lê giàu vitamin C, nó là
một chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và thậm chí cả
ung thư. Bên cạnh đó, dưa lê có chứa cả chất beta-carotene. Sự kết hợp
giữa beta-carotene và vitamin C có thể giúp ngừa được nhiều căn bệnh
mãn tính [32].
Nước ép dưa lê cũng có thể giúp cải thiện được tình trạng khó thở,
giảm được sự mệt mỏi, chữa được chứng mất ngủ. Do chứa hàm lượng axit
folic cao, dưa lê rất có lợi cho phụ nữ mang thai, giúp cho bào thai khỏe
mạnh. Nó cũng giúp ngăn ngừa chứng loãng sương, chống lại sự suy
nhược của cơ thể [21].


8

Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng có trong 100g quả.
Năng lượng

150kJ (36 kcal)


Tỷ lệ % xấp xỉ gần
đúng sử dụng lượng
hấp thụ thực phẩm
tham chiếu cho người
trưởng thành

-

Cacbohydrat

9,09 g

Đường

8,12 g

Chất xơ thực phẩm

0,8 g

-

Chất béo

0,14 g

-

Chất đạm


0,54 g

-

Vitamin

Thiamine (B1)

0,038 mg

3%

Riboflanin (B2)

0,012 mg

1%

Niacin (B3)

0,418 mg

3%

Pantothenic acid (B3)

0,155 mg

3%


Vitamin B6

0,088 mg

7%

Folate B9

19 ug

5%

Vitamin C

18 mg

22%

Vitamin K

2,9 ug

3%

6 mg

1%

0,17 mg


1%

10 mg

3%

Mangan

0,027 mg

1%

Photpho

11 mg

2%

Kali

228 mg

5%

Natri

18 mg

1%


Kẽm

0,09 mg

1%

Chất khống

Canxi
Sắt
Magie

(Nguồn: USDA,2017) [20]
Thí dụ trong quả dưa lê chín có:
Đường tổng số:6,4% , Vitamin C: 32,8 mg% , Axit tổng số: 0,36% (Tạ
Thu Cúc, 2005) [4].


9

1.1.4. Đặc điểm thực vật học
- Rễ: Dưa lê có nguồn gốc từ Châu Phi nên hệ rễ của chúng có thể ăn
sâu, hút nước ở tầng đất sâu, có khả năng chịu hạn.
- Thân: Thân dưa lê là cơ quan dinh dưỡng quan trọng của cây, làm
nhiệm vụ vận chuyển các chất hữu cơ từ lá xuống rễ và vận chuyển các chất
khoáng các chất dinh dưỡng từ rễ lên các bộ phận của cây. Các mẫu giống
tham gia thí nghiệm đều có nguồn gốc Hàn Quốc đều thuộc dạng thân bị.
Trên thân có nhiều lóng, các mẫu giống khác nhau thì có số lượng lóng khác
nhau. Chiều dài của lóng quyết định chiều cao của cây. Dưa lê có khả năng
phân nhánh ở ngay nách lá. Vị trí bắt đầu phân nhánh thường bắt đầu từ đốt

thứ 2 của thân. Các nhánh trên thân chính được gọi là nhánh cấp 1. Màu sắc,
chiều cao, số nhánh cấp 1 của dưa lê phụ thuộc vào từng giống và điều kiện
ngoại cảnh.
- Lá: Lá là chỉ tiêu rất quan trọng giúp chúng ta nhận dạng các giống dưa
lê khác nhau, ngồi ra lá cịn là cơ quan quan trọng khơng thể thiếu của cây,
nó tham gia vào q trình quang hợp, biến đổi năng lượng ánh sáng thành
năng lượng hóa học tích lũy trong chất hữu cơ. Lá dưa lê là loại 2 lá mầm, 2
lá mầm đầu tiên mọc đối xứng nhau qua đỉnh sinh trưởng, hình trứng. Độ lớn
của lá mầm khác nhau giữa các loài trong họ bầu bí, dưa lê thuộc loại lá nhỏ.
Người sản xuất thường quan sát độ lớn, sự cân đối tuổi thọ của đơi lá mầm để
dự đốn tình hình sinh trưởng của một số giống cụ thể. Các chỉ tiêu đường
kính thân, độ dài lóng là những yếu tố quan trọng đánh giá tình hình sinh
trường của cây (Tạ Thị Thu Cúc, 2005) [4].


10

Bảng 2.2: Số lá và tuổi thọ của lá của một số lồi trong họ bầu bí
Tên giống

Tổng số lá trên

Tuổi thọ trung bình của lá (ngày)

thân chính

Lá mầm

Lá thật


Bí ngơ

57,3

25,0

28,0

Bí xanh

49,4

23,0

26,0

Dưa hấu

49,1

27,0

27,0

Dưa lê

45,8

20,0


26,0

Dưa gang

47,6

22,0

24,0

(Nguồn: Tạ Thị Thu Cúc, 2005) [4]
- Lá thật mọc cách trên thân chính, có độ lớn tối đa vào thời kì sinh
trưởng mạnh, ra hoa rộ. Lá có hình chân vịt, xẻ thùy sâu hoặc khơng xẻ
thùy.Trên lá và cuống có lớp một lớp lơng, lớp lơng này có tác dụng bảo vệ và
chống thốt hơi nước.
- Hoa: Hoa của các loài trong họ bầu bí tính đực cái thể hiện rất phức
tạp. Trong họ bầu bí có 3 kiểu sắp xếp hoa cơ bản đó là hoa đực, hoa cái và
hoa lưỡng tính. Số lượng các loại hoa trên cây là khác nhau, nhiều nhất là hoa
đực, sau đó là hoa cái và cuối cùng là hoa lưỡng tính. Hoa đực thường mọc
thành từng chùm ở nách lá, hoa đực ra sớm hơn và ở vị trí thấp hơn hoa cái
trên cùng một cây.
- Quả và hạt: Quả có nhiều hình dạng khác nhau tùy thuộc vào từng loại
giống. Trong dưa lê có khoảng 500 – 600 hạt/ quả. Khi chín có mùi rất thơm
(Tạ Thị Thu Cúc, 2005) [4]
2.1.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây dưa lê
2.1.2.1. Nhiệt độ
Dưa lê là cây trồng thuộc họ bầu bí, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên
cây ưa thích khí hậu ấm áp, phát triển tốt trong điều kiện khơ, nắng, nóng,
khơng chịu rét và sương giá. Cây sinh trưởng tốt ở nhiệt độ giữa ngày là 24-



11

290C, nhiệt độ ban đêm là 16-240C, nhiệt độ thấp dưới 100C sự sinh trưởng,
phát triển bị trở ngại và ngừng hoạt động (Tạ Thị Thu Cúc, 2005) [4]
Nếu nhiệt độ ban ngày là 25-300C, nhiệt độ ban đêm 16-180C trong thời
gian sinh trưởng thì hoa cái sẽ xuất hiện sớm.
2.1.2.2. Ánh sáng
Dưa lê là cây trồng yêu cầu cường độ ánh sáng mạnh. Khi gieo trồng
trong điều kiện ánh sáng yếu, trời âm u, mưa phùn cây sinh trưởng kém, ra
hoa, đậu quả kém dẫn đến giảm năng suất và chất lượng, hương vị kém.
Trong kiều kiện mưa phùn hạn chế ong hoạt hộng nên cần thụ phấn bổ sung để
tăng tỉ lệ đậu quả [31].
2.1.2.3. Độ ẩm
Dưa lê có nguồn gốc ở vùng khơ nóng miền tây Châu Phi, vì vậy chúng
có khả năng chịu hạn nhưng khơng chịu úng. Hệ rễ của cây ăn sâu, rễ chính
dài, phân nhánh nhiều. Tuy vậy cây dưa lê lại có khối lượng thân lá lớn , thời
gian ra hoa, quả kéo dài, năng suất trên đơn vị diện tích cao nên những thời kì
sinh trưởng quan trọng cần phải cung cấp đầy đủ nước. Độ ẩm thích hợp là
75-80%. Tuy nhiên, độ ẩm cao dễ bị bệnh hại xâm nhiễm. Độ ẩm đất thay đổi
đột ngột, nhiệt độ khơng thích hợp sẽ gây ra hiện tượng quả phát triển
khơng bình thường, khơng cân đối, dị hình. Dưa lê u cầu đầy đủ nước là
trong thời kì thân lá phát triển mạnh, thời kì hình thành hoa cái và thời kì
quả phát triển [28].
Trong quá trình sinh trưởng của mình nếu đất khơ hạn hoặc hạn kéo dài,
hạt nảy mầm khó khăn, cây sinh trưởng kém, diện tích lá giảm, gây ra hiện
tượng rụng nụ, rụng hoa, quả phát triển kém. Vì vậy năng suất và chất lượng
quả giảm.
2.1.2.4. Chất dinh dưỡng và độ pH
Cây dưa lê có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng nếu

trồng trên đất thịt nhẹ, đất thịt trung bình, đất cát pha, đất phù sa ven sơng có


12

pH trung bình, giàu chất dinh dưỡng thì cây sinh trưởng tốt, thu được năng
suất cao, chất lượng tốt, mẫu mã hấp dẫn [28].
Yêu cầu của cây dưa với hàm lượng NPK là cân đối. Cây yêu cầu là
nhiều kali sau đó là đạm và ít hơn là lân. Cây sử dụng khoảng 93% đạm, 33%
lân và 98-99% kali trong suốt vụ trồng. Thời kì cây con chú ý bón đạm và lân.
Nhìn chung muốn đạt năng suất quả cao thì cần bón cho 1 ha gieo trồng
như sau: 20 – 30 tấn phân hữu cơ, 90 – 100 kg N, 60 – 90 kg P2O5, 90 – 180
kg K2O.
Cây dưa lê yêu cầu độ pH từ 6 - 6,8 (Tạ Thị Thu Cúc, 2005) [4]
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất dưa trên thế giới
Theo số liệu thống kê từ FAO, năm 2014 diện tích trồng dưa trên thế giới
khoảng 1.178.808 ha, năng suất đạt 25,13 tấn/ha, sản lượng đạt 29.626.335 nghìn
tấn [FAO] [15].
Bảng 2.3 : Tình hình sản xuất dưa trên thế giới và một số nước trong
những năm gần đây
Quốc gia

Diện tích ( ha)

Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (nghìn tấn)

2013

2014


2013

2014

2013

2014

Thế giới

1.162.522

1.178.808

25,06

25,13

29.133,24

29.626,33

Trung Quốc

428.458

444.063

33,64


33,36

14.411,59

14.826,38

Hoa Kì
Tây Ban Nha
Mexico
Nhật Bản

33610
26723
19561
7560

29400
23790
18307
7300

29,39
32,07
28,73
22,31

26,77
31,53
28,79

22,96

987,83
856,95
561,953
168,70

787,03
750,15
526,990
167,60

Indonexia

7068

8185

17,71

18,36

125,20

150,35

Hàn Quốc

5515


5485

32,02

28,84

176,62

158,23

(Nguồn : FAO,2017) [15]
Qua bảng ta thấy Trung Quốc có diện tích trồng dưa lớn nhất với 428.548
ha chiếm 36,86% so với thế giới. Về sản lượng Trung Quốc vẫn là nước dẫn


13

đầu với 14.411,59 nghìn tấn chiếm 49,46% sản lượng thế giới. Đứng thứ 2 là
Hoa Kì với sản lượng 987.830 nghìn tấn chiếm 3.39% sản lượng thế giới.
2.2.2. Tình hình sản xuất dưa ở Việt Nam
Trong tháng 2/2016, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc
cũng đạt 236,66 triệu USD chiếm 71,34 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu
rau quả của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị
trường Hoa Kỳ đạt 13,26 triệu USD, chiếm 4% trong tổng xuất khẩu rau quả
của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay và tăng 65,19% so với cùng kỳ năm
trước. Chiếm vị trí thứ ba là Hàn Quốc với giá trị xuất khẩu đạt 9,81 triệu
USD, chiếm 2,96% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 3,58% so với cùng kỳ
năm ngoái. Đứng thứ tư là Nhật Bản với kim ngạch đạt 8,3 triệu USD, chiếm
2,5% và giảm nhẹ 10,98% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là thị trường
Thái Lan, Hà Lan, Malaixia, Đài Loan, Australia… Xuất khẩu rau quả sang

các thị trường thế giới trong 2 tháng đầu năm phần lớn đều tăng. Một số thị
trường có kim ngạch xuất khẩu tăng cao gồm Italia (160,55%), Ucraina
(124,64%), Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (102,96%), Trung Quốc
(71,87%) (Cục xúc tiến thương mại, 2016) [5]. Nên hiệu quả kinh tế trên 1 ha
trồng rau có khả năng lợi nhuận gấp 3-5 lần so với lúa và cao hơn so với cây
trồng khác gấp 2-3 lần. Do có nhiều lợi nhuận thế, Nơng Nghiệp Việt Nam
nên tiếp tục phát triển sản xuất rau trong những năm tới. Và phát triển hơn các
giống mới như dưa lê, dưa lê là một trong những ứng dụng công nghệ rau
Việt Nam của ngành nông nghiệp.
Trong những năm gần đây, dưa là mặt hàng sản xuất rất được người
tiêu dùng ưa chuộng, một số sản phẩm như: dưa hấu, dưa chuột, dưa mật, dưa
lê... có nguồn gốc từ trong nước và ngoài nước đã được bày bán rộng rãi trên
thị trường. Dưa được trồng ở nhiều nơi ở nước ta và tập chung ở nhiều tỉnh:
Tân Yên- tỉnh Bắc Giang, Đại Từ - Thái Nguyên, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải
dương, thành phố Hồ Chí Minh....


14

Năm 2015, Hợp tác xã rau an tồn Đơng Xn (Sóc Sơn – Hà Nội)
được sự giúp đỡ của huyện Sóc Sơn và các nhà khoa học, bà con nơng dân đã
chuyển sang canh tác dưa lê sạch theo tiêu chuẩn VietGap an toàn cho sức
khỏe. Vùng sản xuất dưa lê có diện tích trên 30 ha. Hiện hợp tác xã đang cung
ứng sản phẩm cho 28 chuỗi cửa hàng trên địa bàn thành phố với khối lượng
1-2 tấn/ngày [25].
Năm 2016, diện tích trồng dưa lê của huyện Lục Nam, Bắc Giang là
300ha (tăng 50 ha so với năm trước) [31].
Năm 2016, tỉnh Thanh Hóa triển khai xây dựng mơ hình “Trồng dưa
lê thơm cao cấp” giúp nhiều hộ nơng dân xã Quảng Lạ, huyện Quảng
Xương tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, 20 hộ tham gia với tổng diện

tích 15000m2[23].
Ở nước ta chủ yếu là trồng các giống dưa địa phương như dưa lê Hà
Nội, dưa lê vàng Hải Dương ...ngồi ra có trồng một số giống dưa có nguồn
gốc ở nước ngoài như dưa lê thơm kim hoàng hậu, dưa lê tú thanh, dưa lê siêu
ngọt Ngân Huy các giống dưa dưa này đem lại hiệu quả cao. Theo ơng Trần
Văn Lượng, Phó trưởng phịng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc cho biết tuy chưa biết diện tích và năng suất của
dưa lê siêu ngọt Ngân Huy, song loại cây này được trồng nhiều và phổ biến ở
khắp các địa phương trong tồn tỉnh, cịn theo các hộ dân, loại cây này được
trồng một vài năm trở lại đây. So với giống dưa lê truyền thống, dưa siêu ngọt
Ngân Huy có nhiều ưu điểm vượt trội như dễ chăm sóc, thời gian sinh trưởng
ngắn, cho quả đều và đẹp, khi ăn giòn và rất ngọt [33].
2.3. Tình hình nghiên cứu về dưa lê
2.3.1 Các nghiên cứu về phân bón cho các cây thuộc họ bầu bí
2.3.1.1 Bón phân cho cây dưa leo (dưa chuột) giai đoạn sản xuất
Theo cẩm nang cây trồng về kỹ thuật bón phân cho dưa leo để đạt năng
suất cao thì quy trình bón như sau:


15

Bón lót
- Phân chuồng hoai mục (hoặc phân hữu cơ vi sinh): Bón 10 - 15
tấn/1ha (500 - 750kg/sào Trung bộ, 360 - 540kg/sào Bắc bộ).
- Phân Supe lân: 400kg/ha (20kg/ sào Trung bộ, 15kg sào Bắc bộ).
- Phân DAP: 50 - 60kg/ha (2,5 - 3kg/sào Trung bộ, 1,8 - 2,1kg/sào Bắc bộ).
Lưu ý: Kết hợp rải vôi bột (1000kg/ha, 35 - 50kg/sào), thuốc trừ sâu
Furadan hoặc Basudin 10H để phòng sâu bệnh tồn tại trong đất và sâu xám
hại cây con.
Bón thúc

- Phân DAP: 170 - 200 kg/ha (8,5 - 10kg/sào Trung bộ, 6 - 7kg/sào Bắc bộ)
- Phân Urê: 100 - 150kg/ha (5 - 7,5kg/sào Trung bộ, 3,5 - 5,5kg/sào
Bắc bộ)
- Phân Kali: 100kg/ha (5kg/sào Trung bộ, 3,6kg sào Bắc bộ)
Cách bón: Đục lỗ các gốc khoảng 15 cm bỏ phân lấp đất lại sau dó tưới
nước hay pha loãng lượng phân trên vào nước để tưới.
Chú ý: sau khi tưới phân xong nên tưới nước lại để tránh phân làm cháy
rễ cây.
Bón thúc trong thời gian thu hoạch, cứ sau 2 - 3 đợt hái trái
- Phân NPK 20.20.15: 50 - 70kg/ha (2,5 - 3,5kg/sào Trung bộ, 1,8 2,5kg/sào Bắc bộ)
Cách bón: pha lỗng phân tưới có cây dưa leo, chú ý pha loãng để tránh
làm hư rễ. [25].
2.3.1.2. Nghiên cứu khả năng thay thế một phần phân đạm vô cơ bằng một số
chế phẩm (phân) sinh học cho cây dưa leo trên đất thịt nhẹ vụ xuân 2009 tại
Quảng Trị.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Việc thay thế 50% lượng phân đạm bằng phân Wehg (4,5 và 5 l/ha)

và “Vườn sinh thái” (500 và 600 ml/ha) cho năng suất thực thu, chất lượng


16

quả và hiệu quả kinh tế tương đương với công thức sử dụng 100% lượng đạm
bón (70 kgN/ha) ở mức có ý nghĩa.
- Sử dụng liều lượng đạm như khuyến cáo (70 kgN/ha) thì vẫn bảo đảm

được tính an tồn về dư lượng nitrat có trong sản phẩm rau quả theo tiêu
chuẩn cho phép của tổ chức Y tế Thế giới. (Trân Thị Lệ và cs) [6].
2.3.1.3. Tình hình nghiên cứu về phân bón trong nước

Trong những năm gần đây dưa lê đã trở nên quen thuộc với nhân dân
Việt Nam. Dưa lê có thời gian sinh trưởng ngắn (60 ngày), cho hiệu quả kinh
tế cao phù hợp với chế độ luân canh trên nền đất lúa ở Đồng bằng sơng Cửu
Long. Tuy nhiên, việc sản xuất dưa lê cịn gặp nhiều khó khăn vì đây là loại
cây trồng cịn mới mẻ, năng suất và chất lượng chưa ổn định để đáp ứng được
nhu cầu tiêu dùng của thị trường nên đầu ra của sản phẩm cịn hạn hẹp, khó
mở rộng diện tích canh tác. Có rất nhiều ngun nhân trong đó biện pháp bón
phân là một trong những yếu tố quan trọng vì nơng dân ít chú trọng đến phân
kali (phân của chất lượng) dẫn đến năng suất và chất lượng trái thấp, thời gian
tồn trữ ngắn. Hochmuth và et al (1991) cho biết năng suất thương phẩm của
dưa lê tăng và thu hoạch trái sớm hơn khi tăng liều lượng kali.
Võ Thị Bích Thủy và cs thực hiện đề tài “Cải thiện năng suất và phẩm
chất dưa lê (muskmelon) bằng cách bón phân kali trên đất phù sa tại Cần Thơ
vụ Xuân Hè năm 2004”. Kết quả nghiên cứu cho thấy: bón 160 kg K2O/ha
cho hiệu quả cao về năng suất trái thương phẩm (14,7 tấn/ha), trọng lượng trái
(1,47 kg/trái), độ brix (12,0%), thời gian tôn trữ trái (315 ngày) và hàm lượng
chất khô trong thịt trái (10,4%) cao (Võ Bích Thủy và cs) [10].
2.3.2. Các nghiên cứu khác
2.3.2.1. Nghiên cứu về bệnh hại của dưa lê
- Phân tích so sánh các nhóm dưa trồng (Cucumis melo L.) bằng cách
sử dụng mở rộng ngẫu nhiên chuỗipolymorphic AND và lặp lại chuỗi đơn giản [18].


17

- Xác định các loci định tính định lượng liên quan đến các tính trạng chất
lượng trái cây trong dưa (Cucumis melo L.) [19].
- Báo cáo đầu tiên về bệnh bụi bột do Podosphaeraxanthii trên dưa tại
Hàn Quốc [16].
- Fusarium héo là loại bệnh phổ biến, và đã gây thiệt hại nghiêm trọng

cho các loại dưa ở thung lũng San Joaquin. Các nhà nghiên cứu đã tạo ra các
giống đậu kháng kháng sinh vào dưa màu xanh da cam, và các giống lai F
hiện đang có sẵn cho người trồng thương mại .
2.3.2.2. Một số giống dưa lê thương mại tại Việt Nam
- Dưa lê Hoàng Hà
Giống dưa lê Hoàng Hà do Công ty Giống cây trồng Miền Nam nhân
giống và đưa vào cung ứng từ năm 2010 đang được nhiều bà con nông dân
cũng như người tiêu dùng trong cả nước tin dùng.Trụng tâm Khảo nghiệm
Khuyến nông Khuyến ngư Thái Bình đã khảo nghiệm qua 2 vụ tại Khu Công
nghệ cao của Trung tâm cho năng suất cao, chất lượng ngon phù hợp với khẩu
vị của người tiêu dùng.
Dưa lê Hồng Hà có khả năng kháng sâu bệnh, năng suất cao. Quả
thường có khối lượng 420-440gr/quả, màu trắng xanh, thịt dày, giịn, ngọt(
khoảng 13-15 độ brix), có mùi thơm. Quy trình chăm sóc cây khá dơn giản,
thời gian tăng trưởng khoảng 55-60 ngày, trung bình mỗi cây có 4-5 quả [22].
- Dưa lê Ngân Huy 233
Do công ty hạt giống Đài Loan nghiên cứu, chọn tạo và đã được đưa
vào sản xuất đại tra ở Đài Loan và nhiều nước khu vực Đông Nam Châu Á.
Ngân Huy 233 sinh trưởng khỏe, thời gian sinh trưởng ngắn chỉ 55-60
ngày là cho thu hoạch, chịu nhiệt tốt, có thể trồng được nhiều vụ trong năm,
đặc biệt là vụ xuân xuân hè, và hè thu cho năng suất cao. Mỗi cây cho thu
hoạch 4-5 quả, chất lượng tốt. Quả hình cầu, nặng khoảng 400g, vỏ màu trắng
pha xanh nhạt, ăn ngọt, giòn và thơm [24].


×