Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BÀI THI đối CHIẾU TRƯỜNG từ VỰNG màu sắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.68 KB, 14 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Một trong những phân ngành ngôn ngữ quan trọng được mọi người quan tâm
nghiên cứu nhiều nhất đó là ngôn ngữ học đối chiếu. Ngôn ngữ được nghiên
cứu như sản phẩm của từng cộng đồng người riêng biệt, ngôn học đối chiếu có
nhiệm vụ miêu tả từng ngôn ngữ cụ thể và đối chiếu những điểm tương đồng
và khác biệt giữa hai ngôn ngữ khác nhau. Trong mọi ngôn ngữ,từ vựng là
công cụ để truyền tải thông tin vô cùng quan trọng.
Để sử dụng tốt một ngôn ngữ, điều không thể thiếu để hiểu rõ và vận dụng
chính xác , hợp lí vốn từ vựng. Có những từ có vẻ rất quen thuộc, thông dụng
nhưng liệu người sử dụng có thực sự hiểu đúng, đủ, sử dụng chính xác, có khi
chuyển dịch sang ngôn ngữ khác lại hoàn toàn không có sự tương đồng.
Tiếng việt và tiếng anh có một lượng từ ngữ chỉ màu sắc khá phong phú và
đặc điểm ngữ nghĩa của chúng cũng khá phức tạp. Màu sắc không chỉ là một
thuộc tính cố hữu của thiên nhiên mà còn là yếu tố tinh thần đặc sắc của loài
người. Màu sắc là một thuộc tính của vật thể tồn tại một cách khách quan trong
thế giới vật chất mà thị giác con người có thể nhận biết được. Sự nhận thức và
phân biệt màu sắc hoàn toàn có tính chất chủ quan đối với từng cộng đồng
người nhất định. Trong các ngôn ngữ khác nhau, người ta phân chia dải màu và
ghi nhận các sắc độ, sắc thái về màu sắc theo những cách riêng khác nhau.Vì
thế hệ thống tên gọi của màu sắc của các ngôn ngữ cũng không giống nhau.
Nghiên cứu các trường từ vựng, đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc
trong tiếng Việt và tiếng Anh không chỉ giúp nhà nghiên cứu nắm vững các vấn
đề thuộc bình diện từ, ngữ nghĩa mà còn góp phần tìm hiểu đặc trưng văn hóa
dân tộc cũng như các vận dụng ngữ nghĩa vào hoạt động giao tiếp của mỗi
cộng đồng. Vì vậy chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Đối chiếu trường từ vựng
– ngữ nghĩa của các từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt và tiếng Anh” nhằm tìm
hiểu sâu hơn về trường từ vựng chỉ màu sắc giữa 2 ngôn ngữ tiếng Việt và
tiếng Anh.
II. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu về trường từ vựng chỉ màu sắc và phân tích đặc điểm ngữ nghĩa


của các từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt và tiếng Anh nhằm tìm ra những
1


nét tương đồng và khác biệt về từ vựng chỉ màu sắc giữa 2 ngôn ngữ và rút ra
được đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của 2 dân tộc.

III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể: Những người nghiên cứu về ngôn ngữ học, giáo viên, sinh
viên chuyên nghành về ngôn ngữ.
- Đối tượng: Từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt và tiếng Anh.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập, tập hợp các từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt và tiếng Anh.
- Thống kê và phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ màu sắc
trong tiếng Việt và tiếng Anh.
- Đối chiếu để tìm ra nét tương đồng và khác biệt về trường từ vựng chỉ
màu sắc giữa tiếng Việt và tiếng Anh. Từ đó rút ra những đặc trưng văn hóa
giữa 2 dân tộc.
V. Phạm vi nghiên cứu
- Hệ thống, phân loại, đặc điểm ngữ nghĩa của các từ chỉ màu sắc trong
tiếng Anh và tiếng Việt.
VI. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh đối chiếu
VII. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học: Nghiên cứu trường từ vựng và đặc điểm ngữ nghĩa của
từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Anh và tiếng Việt nhằm tìm ra những nét
tương đồng và khác biệt giữa 2 ngôn ngữ, đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của 2

dân tộc.
Về mặt thực tiễn : Góp phần vào việc nghiên cứu, học tập, phiên dịch dưới
góc độ ngôn ngữ.
VIII. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, Kết luận và phần Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
đề tài gồm 2 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận
- Chương 2: Đối chiếu hệ thống từ ngữ chỉ màu sắc và đặc điểm ngữ nghĩa của
chúng trong tiếng Anh và tiếng Việt

IX. Tài liệu tham khảo:
2


- Luận văn :”Tính biểu trưng của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt (dựa
trên ngữ liệu là những văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ văn chương) của
thạc sĩ Trịnh Thị Minh Phương.
- Màu hữu cảm trong tiếng Việt của tác giả Thu Tứ.
B. PHẦN CƠ BẢN
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Khái quát về từ và từ vựng
1. Từ: Từ là đơn vị có tính chất tín hiệu tồn tại hiển nhiên trong ngôn ngữ ở trạng
thái tĩnh và thực hiện chức năng làm đơn vị nhỏ nhất để cấu tạo câu khi ngôn ngữ
hình chức.
2. Từ vựng – ngữ nghĩa:
Từ vựng là tập hợp tất cả các từ và đơn vị tương đương với từ trong một ngôn ngữ
Ngữ nghĩa là lớp ý nghĩa nằm trong từ.
3. Trường từ vựng: là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa
II. Khái niệm về màu sắc
Màu sắc là một thuộc tính của vật thể, tồn tại một cách khách quan trong thế giới

vật chất mà thị giác con người có thể nhận biết được.
Màu sắc có được do ánh sáng quang phổ tác động vào mắt bằng các trực giác quang
phổ của cơ quan hấp thụ ánh sáng. Sự vật có màu khác nhau là do chúng có tần số
ánh sáng khác nhau, còn sắc tức là trạng thái màu của sự vật, mỗi màu có một sắc
thái riêng.
III. Đặc điểm cấu tạo của từ
- Từ đơn: là những từ chỉ có một hình vị chính tố kết hợp với phụ tố ngữ pháp.
Ví dụ các từ: house, man, red…trong tiếng Anh; các từ: xanh, tím, đi, đọc, sẽ…
trong tiếng Việt.
- Từ láy: là những từ được cấu tạo bằng hai hoặc hơn hai hình vị theo phương
thức láy. Đó là phương thức lặp lại (một hoặc nhiều lần) hoàn toàn hoặc lặp lại và
làm biến đổi một bộ phận hình thức ngữ âm của hình vị gốc. Ví dụ: buồn buồn,
xanh xanh, sạch sành sanh, thấp tha thấp thoáng….
- Từ ghép: là những từ được cấu tạo bằng cách ghép hai haowcj hơn hai hình vị
gốc từ hoặc hình vị độc lập với nhau để tạo thành từ. Ví dụ: Từ classroom (phòng
học) trong tiếng Anh gồm 2 hình vị class (lớp) và room (phòng). Từ cha mẹ, vợ
chồng, nhà cửa, bàn ghế…. trong tiếng Việt.
3


- Từ phái sinh: là những từ được cấu tạo bằng phương thức dùng yếu tố phụ
gia: kết hợp một chính tố với một phụ tố cấu tạo từ. Ví dụ: trong tiếng Anh từ
teacher (giáo viên) gồm có chính tố teach (dạy) và er là phụ tố cấu tạo từ.
- Từ hòa kết: là những từ được cấu tạo bằng cách hòa phối nhiều hình vị hoặc
nhiều từ nhưng biến đổi chúng để tạo thành từ mới. Ví dụ: bathroom, teeth… trong
tiếng Anh; ảnh, ả, nấy…trong tiếng Việt.
IV. Đặc điểm ý nghĩa từ vựng của từ
Nghĩa của từ là sự phản ánh đối tượng của hiện thực vào trong nhận thức và trở
thành một bộ phận trong cấu trúc của từ, nhờ việc tạo nên mối liên hệ thường trực
giữa mặt nội dung với một vỏ nội dung nhất định của từ và qua đó phản ánh hiện

thực được hiện thực hóa.
Tùy theo chức năng, các thành phần ý nghĩa từ vựng của từ gồm có:
- Ý nghĩa biểu vật: ứng với chức năng định danh (hay chức năng biểu vật của từ),
đó là sự phản ánh các sự vật – hiện tượng cụ thể trong thực tế bằng từ.
- Ý nghĩa biểu niệm: ứng với chức năng biểu niệm của từ. Ý nghĩa biểu niệm là mối
liên hệ của từ với các đặc trưng bản chất và đặc trưng nổi bật của sự vật – hiện
tượng. Ý nghĩa biểu niệm bao gồm mọt tập hợp các nét nghĩa chung và riêng, khái
quát và cụ thể theo một trật tự nhất định gọi là cấu trúc biểu niệm.
- Ý nghĩa biểu thái: ứng với chức năng biểu cảm của từ.
Chương 2: ĐỐI CHIẾU HỆ THỐNG TỪ NGỮ CHỈ MÀU SẮC VÀ ĐẶC
ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CHÚNG TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
I. Những nét tương đồng
 Trong tiếng Việt và tiếng anh , lớp từ chỉ màu sắc chỉ chiếm chỉ chiếm một
số lượng khiêm tốn nhưng giữ một vai trò quan trọng
 Màu sắc từ lâu trong nhận thức con người không chỉ với mục đích miêu tả đơn
thuần mà có còn mang nhiều ý nghĩa tượng trưng khác nhau
 Màu sắc được thể hiện bằng tính từ và danh từ trong hệ thống từ loại
 Có những nét tương đồng về đặc điểm ngữ nghĩa (thu hẹp và mở rộng nghĩa
của từ chỉ màu sắc )
Ví Dụ:
Thu hẹp:
+ Tiếng Anh : Pink (pinkless, pinkred,murrey,..)
+ Tiếng Việt : Tím ( tím than, tím cà, tím bầm,..), đỏ ( đỏ thẫm, đỏ mận, đỏ
nâu,..),.. xanh ( xanh rêu, canh lơ, xanh nõ, xanh biếc,..)
Mở rộng:
4


+ Tiếng Anh : Từ “green” (màu xanh lá) mở rộng ra có nhiều nghĩa: a green belt
(vòng đai xanh), green with envy( tái đi vì ghen ), green fingers (người làm vườn

giỏi), green eyes monster ( người hay đố kỵ),..
+Tiếng Việt: Từ “ xanh” có nghĩa gốc là có màu xanh lá, nước biển, chỉ trạng thái
chưa chín của quả. Được mở rộng để chỉ sự khiếp sợ như : xanh mặt, xanh mắt…,
chỉ tuối trẻ như : đầu xanh, tóc xanh,.. chỉ môi trường như : vành đai xanh, cách
mạng xanh,..

 Phương thức Hoán dụ : Chuyển hóa tên của đối tượng này được dùng để chỉ
đối tượng kia dựa trên quy luật liên tưởng tương cận.
Lấy màu sắc chỉ lòng dạ con người
+ Tiếng Anh: True blue: người đáng tin cậy
+ Tiếng Việt: đen bạc, trong trắng,..
Lấy màu đỏ thay cho sự tức giận, may mắn.
+ Tiếng Anh: I’m in red (Tôi đang rất tức giận)
She looks at me with a black look (Cô ấy nhìn tôi đầy giận dữ).
Red letter day: một ngày nào đó bạn gặp may
+ Tiếng Việt : Anh ấy tức đến đỏ cả mặt.
Số đỏ: cuộc đời may mắn.
Lấy màu sắc thay cho tuổi trẻ, người thiếu kinh nghiệm
+ Tiếng Anh: Salad day ( những ngày của tuổi trẻ, tràn đầy nhiệt huyết nhưng
cũng lắm ngây thơ, dại khờ) ; Greenhorn (người mới vào nghề).
+ Tiếng Việt : đầu xanh, tóc xanh…
Lấy màu sắc thay cho sức khỏe con người
+ Tiếng Anh: I’m in pink (Tôi đang rất khỏe)
I’m feeling blue (Tôi đang rất buồn)
5


After a long trip, she looks so green (Sau một chuyến đi dài, trông
cô ấy thật xanh xao)
+ Tiếng Việt : xanh xao, vàng vọt, hồng hào…

Màu đen chỉ sự không may mắn
+ Tiếng Anh: What a black day! My wallet is empty…
(Một ngày đen đủi! Ví tôi hết sạch tiền…)
+ Tiếng Việt : Xe đạp của tôi bị đứt phanh. Đen đủi làm sao!
Màu xanh chỉ sự non nớt (về kinh nghiệm), sự yếu ớt, xanh xao .
+ Tiếng Anh:
They assign him many difficult tasks although he’s only a green
hand (Họ giao cho anh ta nhiều nhiệm vụ khó dù anh ấy chỉ là lính mới)
You are green! ( bạn còn non nớt lắm! )
After a long trip, she looks so green (Sau chuyến đi dài, cô ấy
trông khá mệt mỏi)
+ Tiếng Việt : Mày còn non còn xanh lắm ( cách nói thông tục )
Cậu ốm à? Trông cậu xanh xao quá!
Lấy màu sắc thay cho sự công khai:
+ Tiếng Anh: Black list (sổ đen), black market (thị trường chợ đen,thương mại
bất hợp pháp), black economy (kiểu kinh doanh chui ,một phần của nền kinh tế
không được kiểm soát bởi các cơ quan chức năng)…
+ Tiếng Việt : quỹ đen, quỹ đỏ, sổ đen, chợ đen…
Lấy màu kết hợp với trang phục và chức vụ, địa vị xã hội
+ Tiếng Anh: Theo quan niệm của phương Tây màu xanh dương tượng trưng cho
quyền lực, phú quý nên có các từ blue blood (dòng giống hoàng tộc), a blue-collar
worker/job (lao động chân tay); Boys in blue (cảnh sát)…
+ Tiếng Việt : Khố nâu (người nông dân), khố xanh ( lính Việt Nam phục vụ
trong quân đội Pháp trong thời Pháp thuộc)…
Dùng màu sắc để chỉ dòng nhạc, thể loại âm nhạc.
6


+ Tiếng Anh : Blues (một dòng nhạc có “giai điệu của những câu chuyện buồn”,
cách đặt tên dựa trên nghĩa của từ blue : buồn bã )

+ Tiếng Việt : Nhạc đỏ ( dòng nhạc Cách Mạng, gọi là nhạc đỏ bởi biểu tượng
của cách mạng trong quang phổ chính trị là màu đỏ)
Nhạc vàng (là tên gọi dòng tân nhạc Việt Nam ra đời trong thập
niên 1960 với lời ca trữ tình bình dân được viết trên những giai điệu chậm buồn đều
đều, mang âm hưởng dân ca)
Nhạc xanh ( nhạc trẻ ở miền Nam Viêt Nam vào đầu thập niên
1960, ảnh hưởng bởi âm nhạc đương đại của châu Âu và Mỹ).
 Phương thức Ẩn dụ: Dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa các sự vật, hiện
tượng.
+ Tiếng Anh: cherry, wine,.. trong từ cherry/wine red coloured, grape,
lavender,.. trong từ grape/lavender purple coloured, melon/gold/ orange coloured…
+ Tiếng Việt: da cam, rêu, cánh rán, lông chuột, mỡ gà…trong các từ: màu da
cam, xanh rêu, nâu cánh rán, vàng mỡ gà,…
 Cả hai ngôn ngữ đều dựa vào những đặc điểm, tính chất, trạng thái,.. của sự
vật , hiện tượng trong tự nhiên xã hội để quy định màu sắc.
+ Tiếng Anh:
Inky (đen xì ) – ink là danh từ có nghĩa là mực ( để in, viết )
Smoky (đen khói) – smoke là danh từ , có nghĩa là khói
Milk- white ( trắng sữa )- milk là danh từ, có nghĩa là sữa
Dark green ( xanh lá đậm) – Dark là danh từ có nghĩa là tối tăm, bóng tối.
Coffee –coloured (màu cà phê)
+ Tiếng Việt : trắng sữa, đen khói, hồng cánh sen,…
 Đều có sự vay mượn ngôn ngữ nước ngoài.
+ Tiếng Anh:
Blonde (vàng hoe) : Trong tiếng Pháp từ “blonde” dùng để chỉ những cô gái
tóc vàng cuối thế kỷ thứ 15
Vermeil ( đỏ son) : bắt nguồn từ tiếng Pháp cổ “vermilion” có nghĩa là son.
7



Scarlet ( đỏ tươi) : bắt nguồn từ vùng Trung Anh, ban đầu dùng để chỉ chung
các loại vải có màu sắc sặc sỡ, và được rút gọn từ từ Pháp cổ “escarlate”
+ Tiếng Việt : hắc, bạch, lam,..( tiếng Hán), cô ban, lơ,ghi,be ( cobalt, blue,
gris, beige –tiếng Pháp)…

II. Những nét khác biệt
1. Về đặc điểm cấu tạo:
1.1 Cấu tạo đơn âm tiết.
- Tiếng Anh: có 3 màu chính : red ( đỏ) , yellow (vàng), blue (xanh dương). Từ 3
màu cơ bản pha trộn thành những nhóm màu theo gam màu nóng, lạnh, ấm, mát.
Và không có những màu phụ đi kèm.
- Tiếng Việt: Những đơn vị này có số lượng là 43/341 từ ngữ , chiếm tỉ lệ 13%. Cấu
tạo đơn tiết của từ chỉ màu sắc được tìm thấy không chỉ trong tên gọi của 8 nhóm
màu chính: trắng, đỏ, xanh, vàng, đen, nâu, tím, xám mà còn xuất hiện với những
màu phụ của từng nhóm màu. Ví dụ: bạc, ngà, đào, điều, lơ, cốm, nghệ, chanh, thâm,
ô, gạch, đất, sim, tro, khói, ghi,…
1.2 Cấu tạo từ hình thức ghép.
1.2.1 Tiếng Anh:
a. Sự kết hợp giữa các tính từ để làm tăng hoặc giảm sắc thái của màu sắc đó.
Ví dụ: Tính từ light ( nhạt màu) : lightgreen ( xanh lá nhạt) ; lightblue (xanh dương
nhạt) ; lightbrown (nâu nhạt);…
Tính từ bright ( sáng): brightgreen (xanh lá sáng) ; brightblue (xanh dương
sáng) ;…
Tính từ dark (đậm): darkgreen ( xanh đậm) ; darkred ( đỏ đậm);…
Tính từ pale (nhợt nhạt): paleblue (xanh tái) ; paleyellow (vàng vọt) ; …
Tính từ burnt (bị cháy - để chỉ màu sắc rất đậm): burntorange ( cam rực);
burntumber (màu nâu đất rất đậm);…
Tính từ medium để chỉ những màu trung gian: mediumpurple; mediumblue…
b. Sự kết hợp giữa phó từ và tính từ chỉ màu sắc (trường hợp hiếm ).
8



Ví dụ: off - white (trắng đục)
c. Thêm phụ tố.
Ví Dụ : Hậu tố “-ish “ được thêm vào từ thể hiện sắc thái nhạt: pinkish (hồng nhạt),
yellowish (vàng nhạt), reddish (đỏ nhạt), greenish (xanh lá nhạt),..
Hậu tố “-en” golden (mạ vàng, có màu vàng) .
d. Kết hơp hai màu cơ bản với nhau (tương tự tiếng Việt nhưng từ được ghép
không tách rời khỏi từ chính mà được viết liền).
Ví Dụ : Pinkred ( hồng đỏ) ; Blackgreen (xanh đen);…
e. Biến đổi từ (dựa vào đặc điểm của sự vật , hiện tượng tương ứng với màu
sắc).
Ví Dụ : Rosy (màu đỏ hồng) là một tính từ được biến đổi từ danh từ Rose (hoa
hồng).
Sooty (màu đen tuyền, đen như bồ hóng) là một tính từ chỉ màu sắc được
biến đổi từ danh từ “sooty” có nghĩa là con bồ hóng- một loại côn trùng có hại màu
đen.
f. Ghép với các danh từ.
Ví Dụ: Mintgreen (xanh bạc hà) từ mint là danh từ chỉ cây bạc hà.
Springgreen (xanh tươi) từ spring là danh từ chỉ mùa xuân, mùa cây cối đâm
trồi nảy lộc.
1.2.2 Tiếng Việt:
Những đơn vị này chiếm số lượg nhiều (81% ) và tất cả là ghép chính phụ.
Gồm 2 yếu tố: yếu tố thứ nhất là từ chỉ màu cơ bản, và một số từ chỉ màu phụ đơn
âm tiết dạng: ghi , thâm, tái... ; yếu tố thứ hai đi sau phụ nghĩa giải thích them về
trạng thái, mức độ, như sau:
a. Màu cơ bản kết hợp với yếu tố phụ.
Ví Dụ:
- Yếu tố thứ nhất là màu cơ bản, yếu tố thứ hai là từ vay mượn từ ngôn ngữ
khác: Đỏ hồng, trắng bạch, xanh lơ, …


9


- Yếu tố thứ nhất là từ chỉ màu cơ bản, yếu tố thứ hai có tên gọi là sự vật hiện
tượng trong tự nhiên: xanh lá mạ, vàng mơ, đỏ gạch,xanh nõn chuối, hồng đào, đỏ
mận,nâu đất, vàng cam, xanh da trời,..
b. Màu phụ kết hợp với màu cơ bản: thâm tím, tái xanh, ghi xám,..
c. Các màu cơ bản kết hợp với nhau: xanh xám, hồng đỏ, đỏ nâu, tím đen, tím đỏ

Các từ chỉ màu cơ bản đều có khả năng là một yếu tố cấu tạo nên từ mới. Chúng
có thể kết hợp với nhau tạo ra một từ chỉ màu mới. Tuy nhiên, yếu tố thứ nhất luôn
mang ý nghĩa chủ đạo, yếu tố thứ 2 vẫn giữ vai trò bổ sung ý nghĩa về sắc thái cho
màu chính, khu biệt nó với các mức độ, sắc thái màu cùng nhóm.
Ví Dụ: Tím đỏ chỉ màu tím có sắc đỏ ( khác với màu” tím rịm” ).
d. Các màu cơ bản kết hợp với yếu tố phụ: Trắng bong, trắng bóc, xanh lè,..
(bong , bóc, lè trong tiếng Chàm, Chăm, Ê Đê) ; đen thui (Đen như thui ) ; đỏ gấc
(đỏ như gấc)…
e. Các màu cơ bản kết hợp với các yếu tố không chỉ màu:
Yếu tố thứ hai là thực từ nhưng không có ý nghĩa chỉ màu sắc nhưng có ý
nghã bổ sung về sắc thái, tính chất( mọng, chói, thắm, nhạt... ) : đỏ rực, vàng chóe,
trắng nõn, xanh nõn, tím than, trắng đục trắng ngần, tím ngắt...
Đặc biệt yếu tố thứ hai của dạng này, còn có những thực từ có tác dụng phụ
nghĩa ẩn dụ : tím huế ( vì người Huế thường mặc áo dài màu tím ), xanh hòa bình
(người ta liên tưởng hòa bình với màu xanh )…
1.3 Cấu tạo từ hình thức láy
1.3.1 Tiếng Anh: không có từ láy.
1.3.2 Tiếng Việt: Trong tiếng Việt, hầu như các từ chỉ màu cơ bản và những từ chỉ
màu phụ đơn âm tiết đều có khả năng cấu tạo nên những từ chỉ màu phụ theo
phương thức láy, gồm hai kiểu láy hoàn toàn và láy bộ phận. Những đơn vị này có số

lượng 22/341 từ ngữ, chiếm số lượng 6%.

 Láy hoàn toàn: xanh xanh, đỏ đỏ, hồng hồng, tím tím, trăng trắng, vàng
vàng…
 Láy bộ phận: xanh xao, trắng trẻo, đen đúa, đỏ đọc, vàng vọt, xám xịt, đỏ
đắn…
2. Vể đặc điểm ngữ nghĩa và khả năng hoạt động của từ chỉ màu sắc
10


2.1 Đặc điểm ý nghĩa
2.1.1 Tiếng Anh
a. Một vài chỉ màu sắc có phạm vi biểu vật rộng hơn .
VD: Fair vừa có nghĩa là màu vàng hoe khi chỉ màu tóc, vừa có nghĩa là nước da
trắng (sáng màu).
Pale vừa chỉ màu sắc tái, nhợt nhạt ( paleyellow : vàng nhạt) , vừa chỉ ánh
sáng bị nhòe màu, yếu ớt.
b. Tiếng Anh sử dụng trực tiếp sự vật, hiện tượng, dựa vào cách phối màu,để
chỉ màu. Không hoặc rất hiếm “màu hữu cảm” như tiếng Việt”.
Ví Dụ:
 Salmon :cá hồi ( màu hồng cam ), carrot, corm,olive, chocolate,snow, sliver,..
 Trắng dã, trắng hếu, trắng toát, là white; bạc phau, trắng bạch, trắng bốp,
trắng nõn, trắng phau, trắng xóa, là very white.
 Xanh rờn, xanh lè, xanh rờn, xanh um đều được dịch là green.
 Đen nghịt, đen ngòm là black; đen sì, đen thui đều được dịch là all black.
 Đỏ chóe, đỏ chói, đỏ chót, đỏ loét đều được dịch là bright red; đỏ hỏn được
dịch là red (of newly born baby).
Tóm lại: Từ chỉ màu sắc trong tiếng Anh ít sắc thái biểu cảm hơn. Từ chỉ màu sắc
chủ yếu dựa trên sự liên tưởng “đơn giản” dễ hiểu, về những đặc điểm nổi bật của sự
vật .

2.1.2 Tiếng Việt
Phạm vi biểu vật vô cùng phong phú do mỗi nhóm từ chỉ màu sắc có sự đa
dạng về số lượng. Các từ chỉ màu cơ bản có phạm vi rộng : tờ giấy trắng tinh, tấm
lòng trong trắng, người da trắng,.. Các từ chỉ màu phụ có phạm vi biểu vật thu hẹp :
trắng trẻo chỉ dùng để chỉ màu da, trắng bệch chỉ dùng để chỉ sắc mặt, vàng hoe chỉ
dùng chỉ tóc;…
Trong ngôn ngữ văn chương có một vài trường hợp phạm vi của từ chỉ màu
phụ được mở rộng theo dụ ý nghệ thuật của tác giả tạo nên “màu hữu cảm” trong
tiếng Việt.
Ví Dụ: Xanh chành, xanh lướt, xanh mái, xanh nghít, đỏ choét, đỏ dòi dọi, đỏ hau,
đỏ hắt, đỏ ké, đỏ ngòm, đỏ ngòn, đỏ rợ, đỏ sọng, đỏ thén, đỏ tịt, đỏ xuộm...
11


Cụ thể : Nguyễn Bính “mưa thưa trắng lạnh nửa ao bèo”, truyện Nguyên Hồng
“ánh đèn dầu lạc vàng nhờn”, Tô Hoài: “lưng núi xanh im”...
Tóm lại: Từ tiếng Việt có sự liên tưởng phong phú về màu sắc, giàu sức gợi, tả,
sự vật trở nên sinh động, chân thực. Từ chỉ màu sắc được tạo nên nhờ sự chuyển đổi
các giác quan, gây ấn tượng mạnh mẽ, truyền tải thông tin, tình cảm, cảm xúc, nét
đặc trưng của sự vật được nhắc đến.VD : “Màu đen ngọt lịm của tấm bánh gai”, đen
ngọt lịm có sự chuyển đổi từ thị giác sang vị giác;…
2.2 Khả năng hoạt động của từ chỉ màu sắc
 Tiếng Anh: Hầu hết hoạt động độc lập, linh hoạt, phạm vi rộng.
 Tiếng Việt Hầu hết các từ chỉ màu sắc hoạt động độc lập, phạm vi rộng. Các
màu hữu cảm có phạm vi hoạt động hẹp, phụ thuộc vào ngữ cảnh.
III. Kết luận
 Màu sắc được thể hiện bằng danh từ và tính từ trong hệ thống từ loại. Trong











đó, tính từ chỉ màu sắc được sử dụng rộng rãi hơn cả.
Số lượng từ chỉ màu trong hai ngôn ngữ không có sự tương đương nhau, do
sự ghi nhận và gọi tên màu sắc không giống nhau.
Sắc thái ý nghĩa biểu cảm của từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt phong phú hơn
nhiều so với trong tiếng Anh.
Các tính từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt được sử dụng phong phú, linh hoạt
hơn so với trong tiếng Anh.
Khả năng chuyển nghĩa của các từ thuộc trường từ vựng màu sắc trong tiếng
Việt đa dạng và linh hoạt hơn tiếng Anh, thể hiện tư duy và liên tưởng độc
đáo của người Việt. Tuy nhiên lại gây khó khăn trong quá trình dịch.
Việc nghiên cứu, đối chiếu các từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt và tiếng Anh
cho thấy việc sử dụng từ ngữ chỉ màu sắc biểu thị thái độ, quan niệm khác
nhau của con người về thế giới xung quanh, đồng thời cũng thể hiện đặc
trưng văn hóa riêng , khả năng tinh tế trong việc sáng tạo và sử dụng ngôn
ngữ của từng dân tộc.
Sự khác biệt về trường từ vựng màu sắc giữa tiếng Việt và tiếng Anh do
những nguyên nhân về văn hóa.
Trong quá trình đối chiếu, dịch thuật cần chú ý đến những đặc điểm ngữ
nghĩa và phạm vi hoạt động của từ chỉ màu sắc. Đặc biệt, việc dịch những
màu hữu cảm từ tiếng Việt sang tiếng Anh không thể hoàn toàn chính xác
nhưng cần lựa chọn kỹ càng những từ sát nghĩa nhất, tránh dùng tư duy của
tiếng Việt để viết và dịch văn bản tiếng Anh.
12



MỤC LỤC

Chương 1

Trang
1
3
3

Phần mở đầu
Phần cơ bản
Cơ sở lý luận
13


Chương 2

I. Khái quát về từ và từ vựng

3

II. Khái niệm về màu sắc

3

III. Đặc điểm cấu tạo của từ

3


IV. Đặc điểm ý nghĩa từ vựng của từ
Đối chiếu hệ thống từ ngữ chỉ màu sắc và đặc điểm
ngữ nghĩa của chúng trong tiếng Anh và tiếng Việt
I. Những nét tương đồng

4
4

II. Những nét khác biệt

8

1. Về đặc điểm cấu tạo

8

2. Vể đặc điểm ngữ nghĩa và khả năng hoạt động của
từ chỉ màu sắc

11

III. Kết luận

12

14

4




×