Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tài chính công thuế nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.7 KB, 26 trang )

I.

KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẾ..................................................................1
1.

Khái niệm..................................................................................................................1

2.

Đặc điểm:..................................................................................................................1

II.

PHÂN LOẠI THUẾ......................................................................................................2
1.

Phân loại theo đối tượng chịu thuế............................................................................2
a.

Thuế thu nhập:....................................................................................................2

b.

Thuế tiêu dùng....................................................................................................2

c. Thuế tài sản.............................................................................................................3
2.

Phân loại theo phương thức đánh thuế: ....................................................................3
a.


Thuế trực thu.......................................................................................................3

b.

Thuế gián thu......................................................................................................3

3.

Phân loại theo mối quan hệ đối với khả năng nộp thuế:...........................................3
a.

Thuế thực:...........................................................................................................3

b.

Thuế cá nhân:......................................................................................................3

4.

5.

Phân loại theo phạm vi thẩm quyền về thuế:.............................................................3
a.

Thuế trung ương:.................................................................................................3

b.

Thuế địa phương: ...............................................................................................3
Phân tích 5 loại thuế chính:.......................................................................................4

5.1.

Thuế thu nhập doanh nghiệp...........................................................................4

b)

Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp..........................................................4

c)

Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp:..................................................5

d)

Đối tượng không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp:.......................................5

e)

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp............................................................6

5.2.

Thuế thu nhập cá nhân:.......................................................................................7

a)

Khái niệm:.......................................................................................................7

b)


Đặc điểm thuế thu nhập cá nhân:....................................................................7

c)

Vai trò của thuế thu nhập cá nhân:..................................................................8

d)

Cách tính thuế:.................................................................................................8

5.3.

Thuế GTGT:........................................................................................................9

a)

Khái niệm:.......................................................................................................9

b)

Vai trò:.............................................................................................................9

c)

Đối tượng chịu thuế và nộp thuế giá trị gia tăng...........................................10

d)

Ðối tượng nộp thuế giá trị gia tăng: .............................................................10


e)

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng:.........................................................10
1


5.4.

Thuế tiêu thụ đặc biệt:.......................................................................................10

a)

Khái niệm:.....................................................................................................10

b)

Đối tượng chịu thuế:......................................................................................10

c)

Người nộp thuế:.............................................................................................11

d)

Thuế suất:......................................................................................................11

5.5.

Thuế xuất nhập khẩu.........................................................................................12


a)

Khái niệm:.....................................................................................................12

b)

Mục đích thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu:...................................12

c)

Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:...........................................12

d)

Đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu:...................................................12

III.

MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC QUẢN LÍ THUẾ.....................................................13

1.

Mục tiêu quản lí thuế:..............................................................................................13

2.

Nguyên tắc quản lí thuế:..........................................................................................13

3.


Tổ chức công tác quản lí thuế:................................................................................14
a.

Nội dung quản lý thuế:......................................................................................14

b.

Tổ chức quản lý thu thuế...................................................................................14

c. Thanh tra thuế:.........................................................................................................15
IV.
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐÓNG GÓP CỦA THUẾ VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TRONG NĂM 2015 VÀ 2016............................................................................................15
1.

Tình hình thu thuế trong năm 2015:........................................................................15

2.

Tình hình thu thuế trong năm 2016:........................................................................18

V.

BẤT CẬP VỀ THUẾ...................................................................................................21
1.

Thuế thu nhập cá nhân:...........................................................................................21

2.


Thuế xuất, nhập khẩu:.............................................................................................22

3.

Thuế giá trị gia tăng:...............................................................................................23

4.

Thuế tiêu thụ đặc biệt:.............................................................................................24

VI.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LY THUẾ Ở VIỆT NAM.........24

1.

Định hướng công tác quản lý thuế hiện nay:...........................................................24

2.

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế hiện nay:.............................................25

VII.KẾT LUẬN………………………………………………………………………...…26

2


QUẢN LÍ NGUỒN THU THUẾ
I.
KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẾ

1. Khái niệm
Trên góc độ phân phối thu nhập: “Thuế là hình thức phân phối và phân phối
lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành các quý tiền tệ tập
trung của nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của nhà nước.”
Trên góc độ người nộp thuế: “Thuế là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ
chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước theo luật định để đáp ứng
nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.”
Trên góc độ kinh tế học: “Thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó, nhà nước
sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu
vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của nhà nước.”
Theo từ điển tiếng việt: “Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân hoặc
các tổ chức kinh doanh, tuỳ theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp… buộc phải nộp
cho nhà nước theo mức quy định.”
 Khái niệm tổng quát về thuế là: “ Thuế là số tiền thu được của các công dân,
hoạt động và đồ vật (như giao dịch, tài sản), nhằm huy động nguồn tài chính cho
chính quyền, nhằm tái phân phối lại thu nhập hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh
tế - xã hội. .”
2. Đặc điểm:
- Tính bắt buộc
Tính bắt buộc là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế để phân biệt giữa thuế với
các hình thức động viên tài chính khác của ngân sách nhà nước.
Đặc điểm này cho ta thấy rõ nội dung kinh tế của thuế là những quan hê tiền tệ
được hình thành một cách khách quan và có một ý nghĩa xã hội đặc biệt- việc động
viên mang tính chất bắt buộc của nhà nước.Phân phối mang tính chất bắt buộc dưới
3


hình thức thuế là một phương thức phân phối của nhà nước, theo đó một bộ phận
thu nhập của người nộp thuế được chuyển giao cho nhà nước mà không kèm theo

một sự cấp phát hoặc những quyền lợi nào khác cho người nộp thuế, mà hành động
đóng thuế là hành động thực hiện nghĩa vụ của người công dân.
-

Tính không hòan trả trực tiếp
Tính chất không hoàn trả trực tiếp của thuế được thể hiện ở chỗ: thuế được

hoàn trả gián tiếp cho người nộp thuế thông qua việc cung cấp các dịch vụ công
cộng của nhà nước. Sự không hoàn hảo trả trực tiếp được thể hiện kể cả trước và
sau thu thuế. Trước khi thu thuế, nhà nước không hề cung ứng trực tiếp một dịch vụ
công cộng nào cho người nộp thuế. Sau khi nộp thuế, nhà nước cũng không có sự
bồi hoàn trực tiếp nào cho người nộp thuế.
-

Tính pháp lý cao
Thuế là một công cụ tài chính có tính pháp lý cao, được quyết định bởi quyền

lực chính trị của nhà nước và quyền lực ấy được thể hiện bằng pháp luật.
II.

PHÂN LOẠI THUẾ
Phân loại thuế là việc sắp xếp các sắc thuế trong hệ thống thuế thành những

nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định. Có nhiều tiêu thức phân loại khác
nhau, mỗi tiêu thức phân loại có nhiều loại thuế khác nhau:
1. Phân loại theo đối tượng chịu thuế.
Căn cứ vào đối tượng chịu thuế có thể chia hệ thống thuế thành ba loại sau:
a. Thuế thu nhập:
Thuế thu nhập bao gồm các sắc thuế có đối tượng chịu thuế là thu nhập nhận được,
thu nhập này được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Gồm có: Thuế thu nhập

cá nhân, thuế thu nhập doạnh nghiệp.
b. Thuế tiêu dùng
Thuế tiêu dùng là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là phần thu nhập được mang
tiêu dùng trong hiện tại. Bao gồm: Thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá
trị gia tăng…
c. Thuế tài sản
Thuế tài sản là các loại thuế có đối tuợng chịu thuế là giá trị tài sản.
2. Phân loại theo phương thức đánh thuế: gồm 2 loại sau
4


a. Thuế trực thu
Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp
thuế.
b. Thuế gián thu
Thuế gián thu là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập và tài sản của người
nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ.
3. Phân loại theo mối quan hệ đối với khả năng nộp thuế:
a. Thuế thực: Thuế thực là loại thuế không dựa vào khả năng của người nộp
thuế.Thuế thực bao gồm: Thuế điền thổ,thuế nhà cửa,thuế tài sản.
b. Thuế cá nhân: Thuế cá nhân là loại thuế dựa trên khả năng của người nộp
thuế, là thuế đánh vào thu nhập của người nộp thuế và được thu ngay từ khâu
phát sinh thu nhập hoặc do khai báo.
4. Phân loại theo phạm vi thẩm quyền về thuế:
a. Thuế trung ương: Là các hình thức thuế do các cơ quan đại diện chính quyền
nhà nước ở trung ương ban hành.
b. Thuế địa phương: Là các hình thức thuế do chính quyền địa phương ban hành.
→ Hệ thống thuế ở Việt Nam
Hệ thống thuế là tổng hợp các hình thức thuế khác nhau mà giữa chúng có mỗi
quan hệ mật thiết với nhau để thực hiện các nhiệm vụ nhất định của nhà nước trong

từng thời kỳ.

5


5. Phân tích 5 loại thuế chính:
5.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp
a) Khái niệm:
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên kết quả sản xuất,
kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.
b) Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ vào điều 2 luật thuế TNDN thì: Người nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp là các doanh nghiệp và các tổ chức khác thực hiện hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định.Đối tượng nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp có thể được phân chia thành 2 nhóm sau đây:
Các tổ chức là các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh hàng hóa
dịch vụ bao gồm:
-

Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam: Doanh
nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp

-

danh, công ty nhà nước, nhóm công ty.
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau
đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ
sở thường trú tại Việt Nam.
Nhóm các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã có thực hiện hoạt


-

động sản xuất kinh doanh có thu nhập:
Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm
Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; cơ quan hành chính,

-

đơn vị sự nghiệp có tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
c) Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp:
Theo quy định tại Điều 3 luật thuế TNDN về thu nhập chịu thuế thì có thể xác

định đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là các khoản thu nhập hợp pháp
của doanh nghiệp gồm 2 nhóm:
-

Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của các tổ
chức kinh doanh.
6


-

Thu nhập khác của các tổ chức kinh doanh: bao gồm thu nhập từ chuyển
nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền
sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu
nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự
phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xoá nay đòi được; thu khoản nợ phải trả

không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm
trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được từ
hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.
d) Đối tượng không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp:
Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có thu nhập

từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không thuộc diện nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp, trừ hộ gia đình và cá nhân nông dân sản xuất hàng hóa lớn
có thu nhập cao theo quy định của Chính phủ. (Căn cứ vào Điều 2 Luật số
09/2003/QH11 Luật thuế TNDN đối tượng không thuộc diện nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp)
e) Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo điều 8 Thông tư Số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ tài chính
quy định: Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2017 cụ thể như sau:
Trước ngày 01/01/2016:
- Thuế suất 20%: Áp dụng cho những DN có doanh thu <20 tỷ.
- Thuế suất 22%: Áp dụng cho những DN có doanh thu >20 tỷ. (Nhưng
-

kể từ ngày 01/01/2016 sẽ áp dụng thuế suất 20%)
Những doanh nghiệp mới thành lập thì kê khai tam tính quý theo thuế
suất 22%. Kết thúc năm tài chính nếu Doanh thu bình quân của các
tháng trong năm <1,67 tỷ đồng thì DN quyết toán thuế TNDN theo

-

thuế suất 20%.
Từ ngày 01/01/2016 trở đi:
Những trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
(TNDN) 22% sẽ chính thức được áp dụng thuế suất 20%, tương tự thuế suất

thuế TNDN 20% đối với quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô
giảm xuống còn 17%.
7


-

Đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý
hiếm khác tại Việt Nam, mức thuế suất thuế TNDN dao động từ 32% đến
50%. Cụ thể, mức thuế suất thuế TNDN đối với các mỏ tài nguyên bạch
kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm hoặc mỏ có từ
70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc
biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế TNDN theo quy định của
pháp luật là 50% hoặc 40%. Đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác
dầu khí, tùy vào vị trí, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ, Thủ tướng Chính
phủ quyết định mức thuế suất cụ thể phù hợp với từng dự án và cơ sở kinh
doanh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:

Thuế TNDN phải nộp

= Thu nhập tính thuế

x Thuế suất thuế TNDN

- Nếu DN có trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì tính như sau:
Thuế TNDN
phải nộp

=


(Thu nhập

-

tính thuế

Phần trích lập quỹ
KH&CN)

x

Thuế suất thuế
TNDN

5.2. Thuế thu nhập cá nhân:
a) Khái niệm:
Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một
phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước.
-

b) Đặc điểm thuế thu nhập cá nhân:
Do là thuế trực thu, thuế TNCN đối với cá nhân hành nghề tự do thì nộp
thuế đồng nhất với người chịu thuế, người ta không thể chuyển giao gánh

-

nặng cho người khác
Thuế TNCN có phạm vi thu rất rộng (toàn quốc). Đối tượng chịu thuế là tất
cả các cá nhân có thu nhập (bao gồm công dân trong nước và những người

nước ngoài cư trú thường xuyên hay không thường xuyên có phát sinh thu
nhập tại Việt Nam) và hầu như tất cả các khoản thu nhập của cá nhân đều
8


chịu thuế không kể nguồn phát sinh trong nước hay ngoài nước. Do vậy, khả
năng tao ra nguồn thu cho ngân sách Nhà nước rất cao.
Xét về mặt kỹ thuật, thuế TNCN là loại thuế phức tạp vì diện thu rất rộng,

-

khi tính thuế phải xét đến hoàn cảnh của mỗi cá nhân và luôn kết hợp với
chính sách xã hội.
Xét về gốc độ kinh tế, thuế TNCN không ảnh hưởng nhiều đến sự thay đổi

-

cơ cấu kinh tế, tính trung lập của thuế TNCN cao hơn so với chính sách thuế
khác. Việc tăng, giảm thuế TNCN hầu như không kéo theo sự thay đổi về cơ
cấu kinh tế.
c) Vai trò của thuế thu nhập cá nhân:
- Thuế TNCN là một công cụ rất cần thiết để thực hiện việc kiểm soát thu
nhập của các tầng lớp dân cư, thực hiện công bằng xã hội và quản lý, điều
tiết vĩ mô nền kinh tế.
Thuế TNCN ngày càng trở thành nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà

-

nước
d) Cách tính thuế:

Thuế TNCN

=

Doanh thu

x

Thuế suất thuế
TNCN

Theo quy định tại điều 22 và điều 23 Luật thuế thu nhập cá nhân quy định về mức
thu nhập chịu thuế:
Mức
tthuế

Phần thu nhập tính

Phần thu nhập tính

thuế/năm

thuế/tháng

(triệu đồng)

(triệu đồng)

Thuế suất
(%)


1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32


20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

9


7

Trên 960

Trên 80

35


5.3. Thuế GTGT:
a) Khái niệm:
Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng là một
loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm cuả hàng hoá, dịch vụ phát
sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
b) Vai trò:
-

Thuế giá trị gia tăng thuộc loại thuế gián thu và được áp dụng rộng rãi đối
với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hoá hoặc được cung
ứng dịch vụ, nên tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho ngân sách
nhà nước.

-

Ðối với hàng xuất khẩu không những không nộp thuế giá trị gia tăng mà còn
được khấu trừ hoặc được hoàn lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào nên có tác
dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều
kiện cho hàng xuất khẩu có thể cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế.

-

Thuế giá trị gia tăng cùng với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn đối với hàng
nhập khẩu, có tác dụng tích cực bảo hộ sản xuất kinh doanh hàng nội địa.

-

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chống thất thu thuế đạt hiệu quả cao. Việc
khấu trừ thuế giá trị gia tăng được thực hiện căn cứ trên hoá đơn mua vào đã
thúc đẩy người mua phải đòi hỏi người bán xuất hoá đơn, ghi doanh thu

đúng với hoạt động mua bán; khắc phục được tình trạng thông đồng giữa
người mua và người bán để trốn lậu thuế.

-

Thuế giá trị gia tăng thường có ít thuế suất, bảo đảm sự đơn giản, rõ ràng.

-

Tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc mua bán hàng hoá
có hoá đơn chứng từ; việc tính tuế đầu ra được khấu trừ số thuế đầu vào là
biện pháp kinh tế góp phần thúc đẩy cả người mua và người bán cùng thực
hiện tốt hơn chế độ hoá đơn, chứng từ.
10


c) Đối tượng chịu thuế và nộp thuế giá trị gia tăng
-

Ðối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là các loại hàng hoá, dịch vụ dùng cho
sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng không
thuộc diện chịu thuế theo quy định cuả Luật thuế giá trị gia tăng và các văn
bản pháp luật hướng dẫn thi hành.
d) Ðối tượng nộp thuế giá trị gia tăng: Ðối tượng nộp thuế giá trị gia tăng là
các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
GTGT và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hoá chịu thuế là đối
tượng nộp thuế giá trị gia tăng.
e) Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng:
Luật thuế gía trị gia tăng của Việt Nam hiện hành quy định 3 mức thuế suất


-

là: 0 % ,5 % , 10 %.
Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, các dịch vụ vận tải,
giao nhận quốc tế, chuyển giao công nghệ, phần mềm…

-

Mức thuế suất 5% áp dụng với các hàng hóa, dịch vụ sau đây: Nước sạch
phục vụ sản xuất và sinh hoạt ;Phân bón, quặng để sản xuất phân bón; thuốc
phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng….

-

Mức thuế suất 10% áp dụng với các hàng hóa, dịch vụ không có trong quy
định tại các mức thuế thuế 0% và 5%.
Phương pháp tính trực tiếp trên gía trị gia tăng:

Thuế GTGT = Giá bán chưa thuế GTGT của HH,DV x Thuế suất thuế GTGT
của HH,DV.
5.4. Thuế tiêu thụ đặc biệt:
a) Khái niệm:
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt
do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ. Thuế này do các cơ sở trực tiếp sản xuất
ra hang hóa đó nộp nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế vì thuế được cộng
vào giá bán.
11


b) Đối tượng chịu thuế:

Hàng hóa:
-

Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút,

-

hít, nhai, ngửi, ngậm.
Rượu, bia.
Xe ô tô dưới 24 chỗ.
Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên

-

125cm3.
Tàu bay, du thuyền.
Xăng các loại và các chế phẩm pha chế xăng
Bài lá, vàng mã, hàng mã.

Dịch vụ:
- Kinh doanh các loại hình: vũ trường, mát – xa, karaoke.
- Kinh doanh casino, trò chơi điện tử.
- Kinh doanh xổ số, gôn (golf)
c) Người nộp thuế:
- Là các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh
-

dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua
hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để

xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức,
cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ

đặc biệt.
d) Thuế suất:
Thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ được quy định theo Biểu
thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại Điều 7 Luật Thuế tiêu thụ đặc biêt năm 2008
(bảng bên dưới), từ đó có thể xác định số thuế TTĐB phải nộp được tính như
sau:
Số thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất.
5.5. Thuế xuất nhập khẩu
a) Khái niệm:

12


- Thuế xuất khẩu: thuế đánh trên hàng hóa xuất khẩu qua biên giới quốc gia.
- Thuế nhập khẩu: thuế đánh trên hàng hóa nhập khẩu từ thị trường nước ngoài vào
thị trường trong nước.
b) Mục đích thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu:
-

Huy động nguồn lực tài chính cho Ngân sách nhà nước.

-

Hạn chế xuất khẩu các mặt hàng cần thiết và những loại vật tư, nguyên liệu
quý hiếm để phát triển nền kinh tế trong nước, thỏa mãn nhu cầu thị trường
hoặc bảo vệ môi trường sinh thái.


-

Thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nội địa.

-

Tăng cường hoặc hạn chế hàng hóa ra vào thị trường trong nước.

-

Thông qua công cụ thuế Nhà nước khuyến khích và thu hút đầu tư từ nước
ngoài. Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu.

-

Góp phần hướng dẫn tiêu dùng trong nước.

-

Góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hợp tác quốc tế.
c) Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

Theo điều 2 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu, điều 1 Nghị định 87: Đối tượng
chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu gồm:
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
– Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi
thuế quan vào thị trường trong nước.
– Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
d) Đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
Là các tổ chức, cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện

chịu thuế (Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005, Điều 3 Nghị định 87
Tổ chức, cá nhân phải là người trực tiếp đưa hàng hoá qua biên giới Việt Nam (là
chủ hàng) gồm:
– Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
– Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.

13


– Cá nhân có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc
nhận hàng hoá qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
Tổ chức cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu phải là hành vi xuất khẩu, nhập
khẩu hoàn tất.
Hàng hóa trong hoạt động xuất khẩu phải được tiêu dùng ở thị trường nước ngoài,
hàng hóa nhập khẩu phải được tiêu dùng ở thị trường trong nước
III.
MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC QUẢN LÍ THUẾ
1. Mục tiêu quản lí thuế:
- Huy động đầy đủ kịp thời số thu NSNN từ thuế.
- Tối thiểu hóa chi phí quản lí thuế.
- Phát huy tốt nhất vai trò của thuế.
- Đảm bảo thi hành nghiêm pháp luật về thuế.
2. Nguyên tắc quản lí thuế:
- Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Nộp thuế theo quy định
của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ
-

chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế.
Việc quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế và


-

các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc quản lý thuế phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm

-

quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
Áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế:
+ Việc áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế bao gồm: thu
thập thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng các bộ
tiêu chí quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp
thuế; đề xuất, áp dụng các biện pháp quản lý thuế.
+ Cơ quan quản lý thuế quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ
để đánh giá rủi ro về thuế, mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế,
lựa chọn đối tượng kiểm tra, thanh tra về thuế và hỗ trợ các hoạt động

-

nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.
Áp dụng chế độ ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu nếu người nộp thuế đáp ứng đủ các điều kiện áp dụng

3.

chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan.
Tổ chức công tác quản lí thuế:
14



a. Nội dung quản lý thuế:
- Tính hiệu quả:
+ Hiệu quả phân bổ: lựa chọn các loại thuế để tối thiểu hoá sự can thiệp vào các
quyết định KT đảm bảo phân bổ nguồn lực ít bị lãng phí.
+ Hiệu quả kinh tế: Bảo đảm một số thu nhất định với chi phí QL thấp nhất. - Tính
công bằng: phải công bằng về nghĩa vụ thuế đối với mọi chủ thể cả về chiều dọc và
chiều ngang. (ngang: các cá nhân về mọi mặt như nhau thì đối xử ngang nhau. Dọc:
người có khả năng nộp thuế nhiều phải thực hiện nghĩa vụ cao hơn).
-

Tính ổn định: Luật thuế ít thay đổi thì các Nhà đầu tư mới yên tâm bỏ vốn

-

SXKD.
Tính rõ ràng dễ hiểu: cho phép dễ thực hiện, dễ thu, dễ kiểm tra, hạn chế

được những tiêu cực, tốn kém, trốn lậu thuế…
b. Tổ chức quản lý thu thuế
- Tổ chức quản lý đối tượng nộp thuế
+ Quản lý theo phương thức thủ công: mỗi đối tượng được cấp một sổ đăng
ký thu riêng.
+ Quản lý bằng mạng vi tính: xây dựng một hệ thống mã số đối tượng nộp
-

thuế thống nhất trong phạm vi cả nước
Tổ chức nộp tiền thuế, có hai hình thức nộp:
+ Nộp cho cơ quan thuế, cơ quan thuế dễ kiểm tra; dễ xảy ra tham nhũng,
chiếm dụng thuế, BMCQ thuế cồng kềnh.
+ Nộp qua KBNN: Với hình thức này hạn chế được hiện tượng chiếm dụng

thuế của NN.

c. Thanh tra thuế:
-

Mục đích chủ yếu là phát hiện xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp
luật thuế: khai man, trốn thuế, nợ đọng thuế, chiếm dụng thuế.... hạn chế thất

-

thu thuế của NN.
Nâng cao ý thức chấp hành luật thuế cho người nộp thuế và người thi hành
công vụ của ngành thuế.

IV.

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐÓNG GÓP CỦA THUẾ VÀO NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TRONG NĂM 2015 VÀ 2016
15


1. Tình hình thu thuế trong năm 2015:
Kết thúc năm 2015, ngành thuế đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Theo số liệu đã báo cáo Quốc hội, tổng thu do ngành thuế quản lý năm 2015 ước
đạt 748.000 tỷ đồng, vượt 2,2% dự toán, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong đó số thu nội địa trừ dầu ước đạt 687.000 tỷ đồng, bằng 107,6% dự toán,
tăng 17,9% so với thực hiện năm 2014, tương ứng vượt 48.400 tỷ đồng. Hầu hết
các địa phương đều tăng trưởng thu so với cả dự toán được giao và so với cả số
thực hiện năm trước. Đáng ghi nhận là, trong bối cảnh ngân sách bị hụt thu lớn từ
dầu thô do giá giảm, cơ quan thuế các cấp đã nỗ lực, tập trung thực hiện các giải

pháp chống thất thu ngân sách, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra; đôn đốc thu
hồi nợ thuế để bù đắp, hỗ trợ cân đối nguồn thu.

DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO LĨNH VỰC
NĂM 2015
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT

Chỉ tiêu
TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN

I
1

SÁCH NHÀ NƯỚC
Thu nội địa
Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà
nước
16

Dự toán

Ước tính

năm 2015

đạt được

911.100


884.800

638.600

657.000

220.842

204.200


2
3
4
5
6
7
8
9
A
B
C
D
10
11
II
III

1


Thu từ khu vực doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài
Thu từ khu vực công thương
nghiệp - ngoài quốc doanh
Thuế sử dụng đất nông nghiệp
Thuế thu nhập cá nhân
Lệ phí trước bạ
Thuế bảo vệ môi trường
Các loại phí, lệ phí
Các khoản thu về nhà, đất
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
Thu tiền sử dụng đất
Thu bán nhà ở thuộc sở hữu nhà

128.000

119.546

119.700

33
51.266
15.435
12.939
14.035
46.590
1.330
5.855
39.000


53.200
21.000
21.100

54.200

405

nước
Thu khác ngân sách
Thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi

14.365

công sản tại xã
Thu từ dầu thô
Thu cân đối từ hoạt động xuất

93.000

62.400

175.000

160.000

nhập khẩu
Tổng số thu từ hoạt động xuất
nhập khẩu

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu
thụ đặc biệt, bảo vệ môi trường

1.090

260.000

83.400

hàng nhập khẩu
Thuế giá trị gia tăng hàng nhập
2
IV

142.459

khẩu (tổng số thu)
Hoàn thuế giá trị gia tăng
Thu viện trợ

176.600
-85.000
4.500

5.400

Tính đến thời điểm 15/12/2015, dựa vào bản cân đối ngân sách nhà nước
được thống kê theo Tổng cục Thống Kê, ta thấy thu nội địa ướ tính đạt được
657.000 tỷ đồng bằng 102,9% dự toán của năm, trong thu nội địa bao gồm nhiều
khoản thu từ thuế và vượt dự toán năm:

17


-

Thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước 204.200 tỷ đồng bằng 92,5% dự
toán.

-

Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 128.000 tỷ đồng,
bằng 89,8% so với dự toán.Thu từ khu vực công, nghiệp và dịch vụ ngoài
nhà nước đạt 117.900 tỷ đồng, bằng 100,1% dự toán của năm.

-

Thuế thu nhập cá nhân 53.200 tỷ bằng 103,7% dự toán.

-

Thu thuế bảo vệ môi trường đạt 24.100 tỷ đồng, bằng 186,1% dự toán năm.

-

Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 160.000 tỷ đồng, bằng
91,4% dự toán, bao gồm tổng thu từ Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ đặc
biệt, bảo vệ môi trường hàng nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu
(tổng số thu), hoàn thuế giá trị gia tăng.

 Nhận xét chung: Năm 2015 thật sự là một năm rất nhiều thách thức đối với

nhiệm vụ huy động nguồn lực cho NSNN, nhưng được sự quan tâm, ủng hộ,
chung tay tích cực của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương Đảng, Chính phủ,
Bộ Tài chính, các cấp, ngành, đến các tầng lớp nhân dân, ngành thuế đã có
được sự hậu thuẫn vững chắc để phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm, nỗ lực
cao độ mà thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao. Đây chính là yếu
tố nền tảng quan trọng nhất, giúp ngành thuế vượt qua mọi thách thức cả trong
quá khứ, hiện tại và những năm sau này.
2. Tình hình thu thuế trong năm 2016:

Năm 2016, Tổng cục Hải quan được Quốc hội và Bộ Tài chính giao dự toán
tổng số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 270.000 tỷ đồng, trong đó:
-

Thuế XNK + TT ĐB + BVMT: 91.000 tỷ đồng.
Thuế Giá trị gia tăng
: 179.000 tỷ đồng.

Tháng 1/2016: Ước thu NSNN trong tháng 1/2016 đạt 17.800 tỷ đồng, đạt
6,6% so với dự toán năm 2016, giảm 19,8% so với cùng kỳ năm trước
(22.192 tỷ đồng). Trong đó:
- Thuế Xuất khẩu: 175 tỷ đồng.
- Thuế Nhập khẩu: 4.525 tỷ đồng.
18


- Thuế TTĐB: 1.290 tỷ đồng.
- Thuế GTGT: 11.770 tỷ đồng.
 Tổng cục Hải quan cho biết, nguyên nhân số thu giảm là do: Trong tháng
1/2016, kim ngạch nhập khẩu của một số mặt hàng có số thu lớn có xu hướng
giảm mạnh so với tháng trước như: Xăng dầu (giảm 12% về lượng và giảm

31,9% về trị giá); ô tô nguyên chiếc (giảm 51,6% về lượng và giảm 55,9% về
trị giá); sắt thép các loại (giảm 21,6% về lượng và giảm 20,9% về trị giá); máy
móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (giảm 4,8%)...
Ngoài ra, ước thu tháng 1/2016 giảm so với cùng kỳ năm 2015 do kim ngạch nhập
khẩu của một số mặt hàng chính có xu hướng giảm như: Sắt thép các loại (giảm
16,3% về trị giá); xăng dầu (tăng 22,6% về lượng và giảm 17,5% về trị giá); ô tô
nguyên chiếc (giảm 26,7% về lượng và giảm 5,3% về trị giá); phương tiện vận tải
và phụ tùng (giảm 80,8%)…

Tháng 2/2016: Ước thu 02 tháng đầu năm đạt 31.242 tỷ đồng, giảm 7.233 tỷ
đồng, tương đương giảm 18,8% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó:
-

Thuế xuất khẩu: 562 tỷ đồng.
Thuế nhập khẩu: 7.207 tỷ đồng.
Thuế tiêu thụ đặc biệt: 2.143 tỷ đồng.
Thuế Bảo vệ môi trường: 46 tỷ đồng.
Thuế GTGT 19.052 tỷ đồng.
Thu khác: 36 tỷ đồng.

Tổng cục Hải quan cho biết, nguyên nhân số thu đầu năm 2016 giảm là do các tờ
khai đăng ký trước 15 ngày và nộp thuế ngay trong tháng 12/2015 với số thuế
khoảng 1.500 tỷ đồng. Mặt khác, Tết nguyên đán Bính Thân sớm hơn mọi năm, do
đó hàng hóa tiêu dùng phục vụ Tết có thể được nhập khẩu từ cuối năm 2015; bên
cạnh đó do thời gian được nghỉ dài (09 ngày) cũng làm ảnh hưởng đến số thu đầu
năm 2016.

Tháng 3/ 2016: Ước thu 3 tháng của năm 2016 đạt 54.600 tỷ đồng bằng
20,22% dự toán, giảm 12,35% so với cùng kỳ năm 2015 (62.297 tỷ
đồng).Trong đó:

19


-

Thuế xuất khẩu: 1.060 tỷ đồng,
Thuế nhập khẩu: 13.725 tỷ đồng,
Thuế tiêu thụ đặc biệt: 3.945 tỷ đồng,
Thuế GTGT: 35.700 tỷ đồng,
Thuế Bảo vệ môi trường: 90 tỷ đồng,
Thu khác: 80 tỷ đồng.

 Tổng cục Hải quan cho biết, nguyên nhân số thu đầu năm 2016 tăng là do kim
ngạch nhập khẩu của một số mặt hàng có số thu lớn có xu hướng tăng mạnh so
với tháng trước như: ô tô nguyên chiếc (tăng 41,1% về lượng và tăng 29,8% về
trị giá); linh kiện và phụ tùng ô tô (tăng 46,4%); sắt thép các loại (tăng 33,1%
về lượng và tăng 35,7% về trị giá); máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
(tăng 43,3%)...

Tháng 4/2016: Ước thu 4 tháng đầu năm 2016 đạt 77.400 tỷ đồng bằng
28,67% dự toán, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm 2015 (82.684 tỷ đồng).Trong
đó:
-

Thuế xuất khẩu: 1.590 tỷ đồng.
Thuế nhập khẩu: 19.455 tỷ đồng.
Thuế tiêu thụ đặc biệt: 5.735 tỷ đồng.
Thuế GTGT: 50.355 tỷ đồng.
Thuế Bảo vệ môi trường: 160 tỷ đồng.
Thu khác: 105 tỷ đồng.


 Nguyên nhân số thu giảm là do kim ngạch nhập khẩu của một số mặt hàng có số
thu lớn có xu hướng giảm so với tháng trước như: Ô tô nguyên chiếc các loại (giảm
6,4% về lượng và giảm 12,4% về trị giá); sắt thép các loại (giảm 17,4% về lượng
và giảm 12,2% về trị giá); Máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (giảm 4,3%);
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (giảm 18,8%)...

Ước thu 5 tháng 2016: đạt 102.000 tỷ đồng bằng 37,78% dự toán, giảm
1,89% so với cùng kỳ năm 2015 (103.970 tỷ đồng).Trong đó:
-

Thuế XK: 2.110 tỷ đồng.
Thuế NK: 25.765 tỷ đồng.
Thuế TTĐB: 8.250 tỷ đồng.
Thuế GTGT: 65.540 tỷ đồng.
20


- Thuế BVMT: 195 tỷ đồng.
- Thu khác: 140 tỷ đồng.
 Nguyên nhân số thu giảm là do kim ngạch nhập khẩu của một số mặt hàng có
số thu lớn có xu hướng giảm so với tháng trước như: ô tô nguyên chiếc các loại
(tăng 27,7% về lượng nhưng giảm 22,4% về trị giá); xăng dầu các loại (giảm
14,5% về lượng và giảm 6,9% về trị giá); phế liệu sắt thép (giảm 18,4% về
lượng và giảm 8,3% về trị giá); Phương tiện vận tải khác và phụ tùng (giảm
61,2%)... Mặt khác, trong tháng 5/2016 có số ngày nghỉ lễ nhiều (11 ngày).

Kết quả thu 6 tháng đầu năm 2016 do Tổng cục Thuế quản lý ước
đạt 393.546 tỷ đồng, bằng 48,6% so với dự toán, bằng 106,3% so với cùng
kỳ, trong đó: Thu từ dầu thô ước đạt 20.299 tỷ đồng, bằng 37,2% so với dự toán,

bằng 55,2% so với cùng kỳ; trong đó, giá dầu bình quân ước đạt 39,8 USD/thùng,
giảm 20,2USD/thùng so với giá dự toán, giảm 33,9% so với cùng kỳ (giảm 20,4
USD/thùng). Về thu nội địa ước đạt 373.246 tỷ đồng, bằng 49,4% so với dự

toán, tăng 11,9% so với cùng kỳ, trong đó: thu từ khu vực công thương
nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh đạt 53,8% dự toán, tăng 22,9%; thu từ khu
vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 49,1% dự toán, tăng 12,8%;
thuế thu nhập cá nhân đạt 56,1% dự toán, tăng 16,8%; thu tiền sử dụng đất
đạt 75,2% dự toán, tăng 34,2%....
Nhìn chung, trong 6 tháng qua, toàn thể cán bộ ngành thuế đã nỗ lực cố gắng,
hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ theo kế hoạch đã đề ra, nhiệm vụ thu ngân sách
đảm bảo tiến độ theo dự toán được giao, công tác cải cách TTHC tiếp tục theo lộ
trình, đẩy mạnh nộp thuế điện tử; thiết kế quy trình nghiệp vụ thuế đáp ứng yêu cầu
của đổi mới công tác quản lý và cải cách TTHC; đã rà soát, đề xuất phương án cắt
giảm và đơn giản hoá các TTHC thuế; thực hiện tốt công tác quản lý nội ngành.
V.
BẤT CẬP VỀ THUẾ
1. Thuế thu nhập cá nhân:
21


-

Kể từ ngày 1/1/2015, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu
đồng/năm (tương đương với 8,33 triệu đồng/tháng) trở lên phải đóng thuế
thu nhập cá nhân. Với qui định mới này thì mỗi năm cá nhân kinh doanh đều
phải nộp thuế TNCN tối thiểu là 500.000 đồng; 1 triệu đồng; 1,5 triệu đồng;

-


2 triệu đồng hoặc 5 triệu đồng tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh
Hộ kinh doanh sẽ không được giảm trừ gia cảnh: chính sách thuế mới không
khuyến khích cá nhân tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh; tạo ra
sự bất bình đẳng giữa những người nộp thuế TNCN do cá nhân kinh doanh
không được giảm trừ gia cảnh như đối với cá nhân có thu nhập thường

-

xuyên từ tiền lương, tiền công…
Cách tính thuế TNCN mới không khuyến khích người dân tham gia bảo

-

hiểm y tế tự nguyện, bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Mức thuế thu nhập cá nhân lên tới 35 % đang khiến một số người có thu
nhập rất cao lo lắng và cảm thấy thiệt thòi khi làm được 10 đồng phải dành
đến gần 3 đồng để đóng thuế, mức thuế suất cao nhất là 35% thực sự chưa
khuyến khích được những người có trình độ kỹ thuật cao, năng lực điều
hành tốt, các chuyên gia giỏi tham gia lao động, cống hiến cho xã hội và sự
phát triển của đất nước và thậm chí hạn chế khả năng thu hút đầu tư nước

-

ngoài vào Việt Nam.
Ngoài việc thuế suất cao, biểu thuế thu nhập cá nhân tới 7 bậc như hiện nay
được nhiều ý kiến cho là quá dày, khoảng cách giữa các bậc chịu thuế thấp.
Ví như từ bậc 4 đến bậc 5 chỉ chênh nhau 4 triệu đồng nhưng đã chênh nhau
đến 5% tiền đóng thuế.

2. Thuế xuất, nhập khẩu:

- Lợi dụng những ưu đãi của pháp luật, nhiều người đã nhập khẩu hàng
hóa dưới chiêu bài “hàng miễn thuế” trá hình. Cụ thể là: Theo quy định
tại khoản 1 điều 16 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016, hàng
hóa nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người nhập cảnh
được miễn thuế. Lợi dụng quy định này của Luật, nhiều người đã thực
hiện hành vi buôn lậu của mình bằng việc nhập lậu điện thoại di động
22


từ nước ngoài về nước qua đường phi mậu dịch, cùng với đó là những
hành vi tiếp tay của một số cán bộ nhân viên hải quan, các phi công
hay tiếp viên hàng không Việt Nam…
- Hiện tượng khai báo hàng không thanh toán: Theo công văn hướng dẫn
của ngành hải quan, nếu doanh nghiệp nhập hàng và kèm theo hàng
khuyến mãi thì đều được chấp nhận.
- Hiện tượng khai báo giá không trung thực: Biểu hiện rõ nhất là việc
DN khai báo giá trị hàng hóa không đúng thực tế, không trung thực về
thuế suất, chủng loại và giá trị đối với hàng hóa nhập khẩu nhất là
những loại mặt hàng có thuế suất cao như ô tô, rượu.
- Thủ đoạn gian lận khác mà nhà nhập khẩu sử dụng là khai báo gian dối
về tên hàng hóa nhập khẩu để được áp mã và hưởng thuế suất thấp
hơn. Ví dụ: Thép cán nguội nhưng được doanh nghiệp khai báo là cán
nóng để gian lận tiền thuế của Nhà nước với số lượng lớn(thép cuộn
cán nóng HRC (miễn thuế nhập khẩu) trong khi sản phẩm tiếp theo là
thép cuộn cán nguội CRC thì chịu 8% thuế nhập khẩu cho sản phẩm từ
ASEAN và 12% sản phẩm từ các nước khác)
3. Thuế giá trị gia tăng:
- Thuế suất thuế GTGT khá cao: Theo nhận định của nhiều chuyên gia
kinh tế, thuế suất thuế GTGT 10% tính cho các mặt hàng thông thường
cho tiêu dùng là khá cao, làm giảm sức mua, tiêu thụ sản phẩm hàng

hoá gặp nhiều khó khăn.
- Thuế GTGT gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp về vốn: Qui định
phải nộp thuế GTGT đối với những mặt hàng nhập kho nhưng chưa
bán làm cho một số doanh nghiệp khó khăn trong vấn đề vốn. Đặc biệt
với những doanh nghiệp với số vốn ít thì qui định này làm cho họ thật
sự điêu đứng.
- Về việc khấu trừ thuế GTGT và xét giảm thuế GTGT: Cách tính thuế
đầu vào được khấu trừ trong trường hợp kinh doanh hàng hoá chịu thuế
23


GTGT còn nhiều phức tạp. Những qui định về khấu trừ khống và xét
giảm thuế GTGT còn thiếu chặt chẽ, rườm rà, mang tính chắp vá.
- Tình trạng gian lận thuế ngày càng trở nên nguy hiểm hơn: Hiện nay
hoá đơn bất hợp pháp đa dạng và phong phú chưa từng có và trở thành
hàng hoá được mua bán công khai.
-

4. Thuế tiêu thụ đặc biệt:
Công tác triển khai thực hiện luật thuế tiêu thụ đặc biệt cũng như công tác quản
lí thuế còn nhiều bất cập như việc thiếu phương tiện kĩ thuật hỗ trợ, thiếu hệ

-

thống điện toán toàn diện, thiếu máy kiểm tra chuyên dụng…
Bất cập về đối tượng chịu thuế và không chịu thuế.

- Đối với mỗi loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau có mức thuế suất tương ứng
khác nhau, trong một số trường hợp đối với cùng một loại hàng hóa nhưng
lại chia theo các tiêu chí khác nhau để áp dụng các mức thuế suất rất

chênh lệch nhau, nên biểu thuế càng thêm phức tạp, làm cho việc xác định
mức thuế suất áp dụng chính xác rất khó khăn và dễ bị vận dụng tùy
tiện. Hiện nay, tình trạng cán bộ ngành thuế còn thiếu trách nhiệm để xảy
ra tình trạng gian lận thuế, trốn thuế còn xảy ra khá phổ biến.
- Các chế tài xử lí các trường hợp vi phạm pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt
chưa đủ sức răn đe, điều này dẫn đến tâm lí coi thường nghĩa vụ nộp thuế
và cố tình trốn tránh nghĩa vụ đối với Nhà nước.

VI.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LY THUẾ Ở VIỆT
NAM

1. Định hướng công tác quản lý thuế hiện nay:
-

Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 do Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt ngày 17/05/2011 là văn bản pháp lý quan trọng là kim chỉ
nam để ngành Thuế thực hiện cải cách, triền khai các giải pháp đồng bộ để

24


đạt được mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của
Đảng và chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020.
-

Trong lĩnh vực cải cách chính sách thuế, sẽ xây dựng và thực hiện chính
sách huy động từ thuế, phí và lệ phí hợp lí nhầm thúc đẩy phát triển sản
xuất, tang khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước,

khuyến khích xuất khẩu khuyến khích đầu tư nhất là ứng dụng công nghê
cao, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, đảm bảo cho nên
kinh tế tăng trưởng cao, bền vững.

-

Hệ thống chính sách thuế được xây dựng, hoàn thiên bảo đảm minh bạch, rõ
ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện.

-

Tỷ lệ huy động ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015 khoảng 24% GDP
trong đó tỷ lệ động viên từ thuế, phí và lệ phí khoảng 22-23% GDP; tốc độ
tăng trưởng số thu thuế, phívà lệ phí bình quân hàng năm tư 16-18%/năm.

-

Hệ thống chính sách thuế trong giai đoạn 2011-2020 bao gồm các sắc thuế,
phí và lệ phí: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XNK, thuế
TNDN, thuế TNCN, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp và phi
nông nghiệp, thuế bảo vệ môi trường và các khoản phí và lệ phí.

-

Hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý về phương diện quản lý, thủ tục
hành chính theo chuẩn mực quốc tế, nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy tổ
chức, đội ngũ cán bộ, nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám
sát tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; ứng dung thu thuế điện tử để nâng
cao hiệu lức và hiệu quả.


2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế hiện nay:
a) Về chính sách thuế:
-

Loại bỏ những chứng từ không cần thiết.

-

Về hồ sơ của người nộp thuế gửi cho cơ quan thuế: loại bỏ bớt các chứng từ
không cần thiết trong hồ sơ của người nộp thuế gửi cho cơ quan thuế.

25


×