Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Báo cáo Tổng kết Chương trình Tình nguyện Bảo tồn Rùa biển Hòn Cau, Bình Thuận năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 20 trang )

Chương trình Tình nguyện Bảo tồn Rùa
biển Hòn Cau, Bình Thuận năm 2015
Báo cáo Tổng kết

Bình minh trên đảo Hòn Cau ©Ngô Tiến Thịnh,2015
TỔ CHỨC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN QUỐC TẾ


MỤC LỤC
TÓM TẮT ................................................................................................................................... 3
NHẬT KÝ CHƯƠNG TRÌNH ...................................................................................................... 6
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA TÌNH NGUYỆN VIÊN SAU CHƯƠNG TRÌNH ................................. 9
1.

Những kiến thức và kỹ năng học được từ chương trình .................................................. 9

2.

Đánh giá về khâu tổ chức trước chương trình ................................................................11

3.

Đánh giá về khóa tập huấn nâng cao nhận thức và cứu hộ rùa biển ..............................11

4.

Đánh giá về các hoạt động bảo vệ rùa biển tại Hòn Cau ................................................12

5.

Đánh giá về sắp xếp hậu cần trong suốt chuyến đi ........................................................13



6.

Đánh giá về mức độ tương tác giữa các thành viên trong nhóm tình nguyện .................14

7.

Đánh giá về thông tin, tài liệu gửi cho TNV.....................................................................14

8.

Tài chính ........................................................................................................................15

9.

Động lực tham gia chương trình .....................................................................................15

10.

Nhận xét về tổng thể chương trình .............................................................................16

11.

Tác động của chương trình .........................................................................................16

THAY LỜI KẾT .........................................................................................................................18
PHỤ LỤC ..................................................................................................................................19

2



TÓM TẮT
Hòn Cau – hòn đảo được các nhà khoa học xếp vào tốp đầu về giá trị sinh thái.
Với diện tích 140 ha, Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Hòn Cau là bãi đẻ của các loài rùa biển
khi đến mùa sinh sản. Năm 2013 Ban Quản lý (BQL) KBTB Hòn Cau đã phát hiện 10 cá
thể rùa biển lên khu vực đảo Hòn Cau sinh sản và đã bảo vệ thành công các ổ trứng.
Năm 2014 phát hiện 3 cá thể rùa biển lên đẻ trứng tại đảo Hòn Cau. Khu vực đảo Hòn
Cau cũng là ngư trường truyền thống của bà con ngư dân vùng biển. Mặc dù BQL khu
bảo tồn biển Hòn Cau đã tuyên truyền, ngăn chặn và xử lý nhiều trường hợp vi phạm
nhưng các hoạt động đánh bắt hải sản trái phép (nghề lưới) vẫn tiếp tục diễn ra và đến
mùa sinh sản của rùa biển hay xảy ra tình trạng rùa bị mắc vào lưới của các đối tượng
này (vừa vô ý lẫn cố ý).
Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị và tầm quan trọng của bảo
tồn biển nói chung và bảo tồn rùa biển nói riêng và hình thành đội ngũ tình nguyện viên
có hiểu biết và kỹ năng, có thể giúp đỡ cán bộ chuyên môn tại các khu bảo tồn biển trong
công tác bảo tồn rùa biển cũng như trở thành các tuyên truyền viên tích cực tại cộng
đồng, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã phối hợp với BQL KBTB Hòn Cau
tổ chức các chương trình tình nguyện bảo tồn rùa biển và môi trường sống của chúng
vào mùa hè năm 2015. Trong thời gian từ ngày 25/5 đến 15/6/2015 (ba tuần), Ban tổ
chức (BTC) đã nhận được gần 140 đăng ký tham gia chương trình. 15 Tình nguyện viên
(TNV) có hồ sơ xuất sắc nhất đã được lựa chọn để tham gia 3 đợt tình nguyện:
Đợt 1: 4-8/7/2015
• 3 TNV nữ
• 2 TNV nam

Đợt 2: 25-29/7/2015
• 4 TNV nữ
• 1 TNV nam

Đợt 3: 15-19/8/2015

• 3 TNV nữ
• 2 TNV nam

Trong quá trình tham gia tình nguyện tại Hòn Cau, các TNV đã được tập huấn
những kiến thức cơ bản về đặc tính sinh học của rùa biển, sự cần thiết phải bảo tồn rùa
biển cũng như có cơ hội tham gia các hoạt động tuần tra, bảo vệ, làm sạch bãi đẻ của
rùa biển. Các kỹ năng mềm như kỹ năng đi rừng trong đêm, kỹ năng sống trong điều kiện
thiếu thốn, kỹ năng làm việc nhóm qua đó cũng được cải thiện đáng kể. Nhưng rất tiếc
trong cả ba đợt TNV đều không xuất hiện rùa biển lên đẻ trứng tại Hòn Cau. Chỉ có các
TNV đợt hai (25 – 29/7/2015) có điều kiện nhìn thấy các ổ trứng rùa thực sự, nhưng tỷ lệ
trứng hỏng rất cao.
Kết thúc chương trình, các TNV đã được yêu cầu gửi lại bản đánh giá cho BTC
qua email. Kết quả tổng hợp cho thấy 88% TNV cho rằng chương trình đáp ứng từ 70 –
80% mong đợi của họ, 13% cho rằng 90 – 100% mong đợi của họ đã được hoàn thành.
Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người tại Hòn Cau cùng sự sắp xếp hậu cần chu đáo, tận
tình và quá trình lao động nghiêm túc, có trách nhiệm trong điều kiện khó khăn của các
cán bộ BQL KBTB Hòn Cau đã tạo những ấn tượng khó quên trong lòng các TNV. Những
3


thông tin cơ bản về bảo tồn rùa biển cũng được gửi đầy đủ cho các TNV trước và trong
quá trình tham gia tập huấn. Một số TNV cũng đã có cơ hội đồng hành với các cán bộ
của BQL KBTB Hòn Cau trong việc phát hiện và xử lý các hoạt động khai thác và đánh
bắt thủy hải sản trái phép trong KBTB và đã bày tỏ sự bất đồng và kêu gọi cần có những
chế tài mạnh hơn nữa trong việc giải quyết các sai phạm này. Ngoài hoạt động canh rùa
lên đẻ trứng, các TNV cũng đã tham gia vào nhiều hoạt động có ý nghĩa khác như dọn
rác trên bãi biển, lặn ngắm san hô tìm hiểu về đa dạng sinh học ở Hòn Cau và giao lưu
với người dân dân và các chiến sỹ ở Trạm biên phòng Hòn Cau.
Tuy nhiên, các TNV cho rằng IUCN & BQL KBTB Hòn Cau nên cân nhắc và cải thiện
những vấn đề sau:







Về khâu tổ chức: thời gian thông báo danh sách các TNV được lựa chọn cần sớm
hơn, ít nhất là 2 tuần trước khi bắt đầu chương trình để các TNV có đủ thời gian
thu xếp công việc và học tập. Trong chương trình đợt 2 (25 – 29/7/2015), còn xảy
ra nhầm lẫn và không thống nhất về ngày đầu tiên tổ chức chương trình, ảnh
hưởng đến lịch làm việc trên đào Hòn Cau của các TNV.
Về thời gian: BTC nên cân nhắc lại thời điểm thực hiện các đợt TNV sớm hơn
(trước tháng 7) khi xuất hiện nhiều rùa biển lên đẻ trứng ở Hòn Cau để các TNV
được thực sự tham gia công việc bảo vệ và chăm sóc rùa. Thời gian của TNV ở
Khu bảo tồn biển Hòn Cau thực tế chỉ có 3 ngày trải nghiệm ở đảo nên nếu có thể,
kéo dài mỗi đợt TNV thành 7 ngày thay vì 5 ngày thì sẽ có hiệu quả hơn.
Về các hoạt động bảo tồn biển tại Hòn Cau: mặc dù các cán bộ của KBTB hoạt
động rất có trách nhiệm nhưng sự thiếu thốn về nhân lực, vật lực, BQL không có
quyền hạn xử phạt đã khiến các hoạt động xử lý vi phạm pháp luật chưa được
thực hiện hiệu quả và quyết liệt.

Trong các năm tiếp theo, 100% các TNV vẫn có mong muốn được tiếp tục tham
gia chương trình ngay cả khi không có sự hỗ trợ của nhà tài trợ. Và mong muốn được
hiểu biết về rùa biển, được trải nghiệm cuộc sống trong điều kiện khắc nghiệt và được
khám phá đảo Cù lao Câu chính là ba động lực quan trọng nhất thôi thúc họ tham gia.
“Mỗi chuyến đi đều để lại những dấu ấn mới, những kinh nghiệm mới cho những
tấm lòng, những bài học giá trị mà không ngôi trường nào dạy. Nhân đây, một lần nữa tôi
xin chân thành cảm ơn IUCN Việt Nam, BQL KBTB Hòn Cau, các bạn, các anh chị đã
bằng nhiều cách tạo điều kiện tốt nhất để chuyến đi trở nên thuận lợi và qua đó thắt chặt
thêm mối quan hệ, tình đoàn kết cho những người đứng cùng chiến tuyến vì môi trường,

vì một thiên nhiên Việt Nam tương lai tươi đẹp” _ TNV Nguyễn Vĩnh Lợi, tham gia chương
trình từ 4 – 8/7/2015 chia sẻ.

4


Bờ biển xinh đẹp tại Hòn Cau © Nguyễn Anh Vũ, 2015

“Những bãi biển cát trắng trải dài với nước biển trong vắt có thể thấy tận đáy. Những
đàn cá kèo dài suốt dãi duyên hải. Và chỉ với cái cách người dân nơi đây đánh bắt cũng có
thể biết được nguồn tài nguyên ở đây dồi dào như thế nào.
Có vẻ nếu như trên mặt nước, thiên nhiên đã lấy mất những điều kiện để tạo nên một
Hòn Cau khắc nghiệt, thì thiên nhiên lại ưu ái ban cho Hòn Cau một hệ sinh thái biển phong
phú dưới đáy biển. Điều đặc biệt nhất và tuyệt vời nhất mà tôi được trải nghiệm tại Hòn Cau
là những rạn san hô trải dài xung quanh đảo. Những rạn san hô ở đây không ở quá xa bờ,
nên chỉ cần bơi trên mặt nước là chúng ta đã có thể trải nghiệm, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của
những rạng san hô ở đây.
Đối với tôi, vẻ đẹp của Hòn Cau là vẻ đẹp của đại dương, của bãi biển, của những
con người chất phát, thân thiện nơi đây”_ TNV Nguyễn Anh Vũ tham gia chương trình từ 15
– 19/8/2015 chia sẻ về vẻ đẹp của đào Hòn Cau.

5


NHẬT KÝ CHƯƠNG TRÌNH
Mỗi một đợt tình nguyện ở Hòn Cau kéo dài 5 ngày gồm một ngày làm việc với BQL KBTB Hòn
Cau tại thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, 3 ngày trải nghiệm ngoài đảo Cù Lao
Câu và một ngày tổng kết chương trình. Trong ba ngày trải nghiệm, các TNV đã được tham gia khóa tập
huấn về rùa biển cơ bản, được hướng dẫn các kỹ năng đi tuần tra, giám sát bãi đẻ của rùa và có cơ hội
khám phá thiên nhiên và con người ở Hòn Cau. Đoạn sau đây được trích từ nhật ký của bạn Nguyễn

Kim Hạnh, TNV chương trình 25 – 29/7/2015:
“Trong chuyến đi này chúng tôi tham gia 3
công việc chủ yếu đó là: nấu ăn cùng các anh chị
ở KBTB Hòn Cau, khám phá đảo đảo và công việc
thú vị nhất chính là tuần tra bãi đẻ của rùa mỗi đêm.
Nấu ăn. Tôi là người ít tuổi nhất trong đoàn
và khả năng nấu nướng cũng có hạn nên được anh
chị trong đoàn cũng như anh chị ở KBTB “nhường”
cho những công việc nhẹ nhàng như nhặt rau, rửa
rau, cùng mọi người rửa chén sau khi ăn cơm.
Được làm công việc này cùng mọi người tôi cảm
thấy rất vui. Điều tôi cảm thấy ấn tượng nhất trong TNV Khám phá đảo Hòn Cau © Ngô Tiến Thịnh, 2015
việc nấu ăn ở trên đảo đó là mọi người ở KBTB ai
cũng nấu ăn ngon, món gì cũng biết làm, nhờ chuyến đi này mà tôi được ăn những món mà trước giờ tôi
chưa từng ăn.
Khám phá đảo. Ngay ngày đầu tiên đến đảo chúng tôi đã được các anh ở KBTB HC dắt đi dạo
quanh một số điểm mà chúng tôi sẽ đến trong chuyến đi, tuy mệt nhưng rất vui. Thực sự đảo Hòn Cau
rất đẹp, rất trong lành, đây là nơi trong lành và đẹp nhất mà tôi từng được đặt chân đến.
Tuần tra bãi đẻ của rùa. Hằng đêm anh Bằng đều dẫn chúng tôi ra bãi đẻ của rùa để canh rùa
lên đẻ, và không lần nào “canh” được vì chuyến đi này của chúng tôi không thấy rùa lên đẻ. Không được
nhìn thấy rùa tuy có hơi tiếc một chút nhưng chúng tôi cũng rất vui vì đã giúp được một chút cho việc
sinh sản của rùa bằng việc dọn vệ sinh bãi đẻ của rùa. Nhờ chuyến đi này mà lần đầu tiên tôi được ngủ
ngoài trời, đây thật sự là một cảm giác rất tuyệt vời”.

Nguồn ảnh: Đỗ Thị Thu Hà

6


Các TNV đã có cơ hội nhìn thấy trứng rùa nhưng rất tiếc tỷ lệ nở trứng không cao. Hoàng Khánh

Giang chia sẻ:

Trứng rùa phát hiện tại Hòn Cau © Nguyễn Kim
Hạnh, 2015

“Trong buổi đầu tiên đi xung quanh đảo, các anh chỉ cho
chúng tôi bãi rùa đẻ, nơi mà trước kia mới tìm được 1 ổ,
và mọi người đã đem về ấp. Lúc cuồi xuống kiểm tra, đã
phát hiện vẫn còn trứng, nhưng rất tiếc đã hư hết. Ai
cũng nhìn vào đống trứng hư mà lòng bùi ngùi. Vì biết
rằng, để từ 1 chú rùa con, thành 1 con rùa trưởng thành,
nó là cả 1 quá trình không dễ dàng tí nào. Thế nên, 1
chú rùa con còn sống, thì cơ hội sẽ cao hơn. Nếu tôi nhớ
không lầm thì cái ổ đó có 81 trứng, sau này thì chỉ nở ra
có 36 con rùa con thôi.

…Bên cạnh những hoạt động trên, chúng tôi còn tổ chức nhặt đốt rác và dọn sạch ngày khu bãi
rùa đẻ. Bãi cù lao trống vắng là vậy mà không hiểu sao rác đâu ra mà nhiều vô kể. Hầu hết là những
mảnh trôi dạt của các tàu đánh bắt cá lân cận. Tôi lại tự hỏi, nếu như khách du lịch đến đây nhiều hơn
nữa, thì không biết lượng rác sẽ nhiều đến nhường nào??Tôi thầm mong, thế hệ trẻ tương lai, thế hệ mà
được hưởng nền giáo dục ngày càng tiến bộ, sẽ có ý thức tốt hơn trong việc bảo vệ môi trường, không
vứt rác bừa bãi”.
Các TNV cũng được giao lưu với người dân và các cán bộ ở trạm biên phòng Hòn Cau như câu
chuyện của TNV Ngô Tiến Thịnh tham gia đợt 4-8/7/2015:
“Trên Hòn Cạu ngoài các anh bên khu bảo tồn còn có trạm biên phòng. Ngày thứ 2 trên đảo bọn
tôi nhận được “thư khiêu chiến” từ trên trạm. Vậy là cuộc chiến giữa hai đội “rùa biển” thành viên là tôi
và các anh ở trạm bảo tồn và đội “cướp biển” của các anh biên phòng. Vậy là một trận bóng đá nảy lửa
diễn ra...qua 3 hiệp đấu cuối cùng bàn thắng nghiêng về “cướp biển”. Với phần thưởng là được mời các
chị tình nguyện viên lên trạm biên phòng dùng cơm. Vậy là chúng tôi cũng hý hoáy đòi theo chiều tối
hôm đó chúng tôi lên trạm biên phòng và được các anh kể những câu chuyện về người lính đảo. Ở Hòn

Cau các anh bên khu bảo tồn thường đi tuần tra cùng các anh biên phòng. Tôi có dịp được các anh cho
theo tuần tra vậy mới thấu hiểu được nỗi vất vả của các anh để bảo vệ những sinh vật nằm trong vùng
lõi.”

Nguồn ảnh: Đỗ Thị Thu Hà
7


Ngoài những kỷ niệm vui, các TNV cũng đã đồng hành cùng các cán bộ BQL KBTB trong việc
xử lý và phát hiện các sai phạm. TNV Nguyên Duy Luân tham gia chương trình 25 – 29/7/2015 kể lại:
“Rạng sáng 27/7/2015, khi cả nhóm chúng tôi đang chìm trong giấc ngủ trên những tảng đá lớn
ngoài bờ biển, bên cạnh bãi rùa đẻ trứng thì cả nhóm chợt giật mình tỉnh giấc bởi những tiếng lộp độp lạ
lẫm, không những thế, khi mọi người mở mắt ra thì thấy hàng trăm tàu thuyền, lớn có, nhỏ có, những
ánh đèn pha, tiếng động cơ xuồng máy, tiếng lộp độp, tiếng máy cuộn lưới và hò reo tạo nên một khung
cảnh nhộn nhịp mà tôi chưa từng thấy bao giờ. Khi chúng tôi còn chưa hiểu chuyện gì đang diễn ra thì
anh Cường ( cán bộ của đội bảo tồn biển Hòn Cau) đã giải thích rằng những tiếng động đó là do những
tàu thuyền đang đánh bắt cá trái phép trong vùng biền bảo tồn, và phương pháp mà họ dùng để đánh
bắt cá là kéo lưới kết hợp với dùng mìn số lượng nhỏ, đó là lý do chính của những tiếng nổ lộp độp bất
thường trong màn đêm tĩnh lặng, và tôi chợt nghĩ đây là phương pháp hủy diệt mà cả thế giới đều cấm
và lên án, tại sao ở một vùng biển đang được bảo tồn như Hòn Cau lại có thể đánh bắt rộn rã như thế
này. Chúng tôi liền lấy điện thoại báo cho anh Lập (trưởng khu bảo tồn biển tại đây) và khoảng năm phút
sau anh ấy cùng một cán bộ khác lái ca nô ra để xua từng chiếc thuyền đánh bắt ra xa…”
TNV Hoàng Khánh Giang tham gia cùng đợt, kể tiếp:
“Dường như việc khuyên ngăn rất khó để có thể khuyên họ đi xa khu vực, vì ở đây, họ có thể
đánh bắt cá dễ dàng. Nói đến đây, tôi, một đứa không làm công việc thường xuyên như các anh, còn
thấy bất lực và rất buồn. Tôi biết cảm giác của các anh chị, dù rất muốn, nhưng xem ra, lời nói không là
chưa đủ. Thường thì các tàu cá rất hay đậu gần bờ, đa dạng sinh học của Cù Lao Câu ngày càng giảm,
san hô chết dạt vào bờ rất nhiều. Tàu thì nhiều vô biên, mà lực lượng của khu bảo tồn chỉ có 4-5 người.
Thường thì phải kết hợp với cảnh sát biển, may ra người dân mới chịu nghe mà đi xa bờ.
… Tôi tự hỏi tôi có thể làm được việc gì để giúp đỡ các cán bộ của BQL. Tôi không biết mình nên

nói gì với các ngư dân kia để họ hợp tác với các cán bộ của BQL trong việc bảo tồn sinh vật biển. Tôi
biết mọi thứ không thể thay đổi ngay tức khắc. Nhưng tôi thực sự rất hy vọng một ngày không xa, những
ngư dân kia sẽ nhận ra rằng những gì họ làm là thực sự có hại với môi trường. Việt Nam được ban tặng
với rất nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ vỹ nhưng dường như chúng ta vẫn chưa làm đủ các hoạt động
bảo tồn để bảo vệ những cảnh quan đó”1.

Hoạt động khai thác thủy sản tấp nập tại Hòn Cau © Hoàng Khánh Giang, 2015

1

Người viết báo cáo dịch từ bản đánh giá của TNV Hoàng Khánh Giang

8


KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA TÌNH NGUYỆN VIÊN SAU CHƯƠNG TRÌNH

TNV đợt 3 và cán bộ BQL KBTB Hòn Cau © Nguyễn Hải Vân, 2015
Sau chương trình, BTC đã nhận được 11 bản đánh giá trên tổng số 15 TNV tham gia.
Phần sau đây tổng hợp kết quả đánh giá của 11 TNV này:
1. Những kiến thức và kỹ năng học được từ chương trình
Mặc dù chưa có cơ hội được tận mắt nhìn thấy rùa lên đẻ trứng nhưng thông qua buổi tập huấn
kiến thức về bảo tồn rùa biển và các cuộc trao đổi với cán bộ BQL KBTB Hòn Cau, các TNV đã có thêm
nhiều kiến thức về sự cần thiết phải bảo vệ rùa biển, các loài rùa biển có mặt ở Việt Nam, đặc điểm,
nhận dạng và tập tính của từng loài, những mối đe dọa tới sự sống của rùa biển và các quy định pháp
luật trong việc xử phạt các hành vi săn bắt và buôn bán trái phép rùa biển. Qua các cuộc trò chuyện với
người dân địa phương, TNV có thể hiểu được tình trạng nguy cấp của rùa biển khi số lượng cá thể tới
Hòn Cau ngày càng ít và cảm thấy tiếc nuối khi tỷ lệ trứng rùa bị hỏng cao. TNV Nguyễn Hà Đức Hạnh
tham gia chương trình từ 25 – 29/7/2015 chia sẻ:
“Một trong những điều khiến tôi ấn tượng trong chuyến đi lần này, đó là chứng kiến những quả

trứng rùa nhỏ xinh không thể nở thành rùa con. Trong chuyến đi thực địa quanh đảo ngày đầu
tiên, chúng tôi đã ra bãi rùa, kiểm tra lại ổ trứng đã được di chuyển trước đó và bất ngờ khi đào
sâu hơn nữa dưới cát, phát hiện được gần 20 quả trứng không kịp nở.
Thật sự thấy rất tiếc.
Ngồi nói chuyện với ông Tư Hữu, người gắn bó gần như cả cuộc đời mình với Hòn Cau, ông cho
biết: “Trước đây ở Cù lao Cau này nhiều rùa lắm, tôi cũng ăn thịt rùa, trứng rùa hoài, nhưng giờ
9


thì không còn thấy nữa. Được các anh khu bảo tồn giải thích, bây giờ không chỉ có tôi mà cả gia
đình tôi đều là những tình nguyện viên để bảo vệ rùa. Con trai tôi đã phát hiện ra mấy ổ trứng
rùa, báo cho các anh khu bảo tồn rồi cùng các anh di chuyển ổ trứng về chỗ an toàn, đỡ bị đào
trộm mất”. Hỏi lý do vì sao tham gia bảo vệ rùa, ông Tư Hữu nhấn mạnh: “Phải bảo vệ chứ, giờ
mà mất hết đi giống rùa này thì uổng quá, rùa đâu có làm hại gì con người mà còn giúp bảo vệ
môi trường biển nữa.
Anh Bùi Huy Cường, cán bộ Khu bảo tồn biển Hòn Cau cho biết, nếu chỉ trông chờ vào cán bộ
khu bảo tồn thì sẽ vô cùng khó khăn trong việc bảo tồn rùa biển bởi lực lượng quá mỏng mà đối
tượng vi phạm lại quá nhiều. Có nhiều đối tượng dù đã được tuyên truyền nhưng vẫn cố tình vi
phạm, đánh bắt, làm thịt thậm chí mổ bụng rùa mẹ để lấy ổ trứng. Năm trước, các cán bộ khu
bảo tồn đã cứu sống một con rùa biển đang chuẩn bị bị xẻ thịt nhưng những trường hợp đó cũng
rất ít. Các anh vẫn không thể quên hình ảnh xác một con rùa biển trưởng thành, nặng chừng
100kg bị trôi giạt vào bờ mà bất lực không làm gì được.”
Với việc hỗ trợ các cán bộ BQL KBTB Hòn Cau phát hiện và xử lý các sai phạm, các TNV đã
phần nào hiểu được tính chất nghiêm trọng của các hành vi khai thác trái phép trong khu bảo tồn và sự
phức tạp, khó khăn trong xử lý vi phạm. TNV Nguyễn Duy Luân nói:
“Anh Cường kể lại rằng do thiếu sự quan tâm của cộng đồng đối với việc bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên biển, nên việc công tác tuyên truyền bị hạn chế, thiếu trang thiết bị hỗ trợ, còn những người
ngư dân ở đây vì miếng cơm manh áo và ít được giáo dục nên họ mới mưu sinh qua ngày mà
không hiểu được những tác động tai hại về lâu dài sẽ ảnh hưởng lớn như thế nào. Vả lại, đội bảo
tồn biển Hòn Cau chỉ có thể khuyên bảo, không có luật pháp hay chế tài nào mạnh mẽ để áp

dụng hình phạt, nên việc ngăn chặn sự xâm phạm là vô cùng khó khăn. Tôi thiết nghĩ nếu công
việc bảo tồn rùa biển, san hô và những tài nguyên thiên nhiên biển khác, được sự quan tâm mạnh
mẽ hơn của nhà nước, của cộng đồng thì những việc như tôi vừa được trải qua như đêm qua
chắc chắn sẽ không còn tái diễn”.
Ngoài kiến thức về rùa biển, các TNV cũng có cơ hội tìm hiểu về sự đa dạng của sinh vật trên
cạn và dưới biển ở Hòn Cau. Từng là một nhà sinh vật học nhưng chị Đỗ Thị Thu Hà, TNV chương trình
4-8/7/2015 cũng không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy nhiều loài bò sát, chim cạn, các loài san hô cứng,
mềm hay các giống nhum có ở nơi đây. Cùng một cảm xúc, TNV Nguyễn Anh Vũ tham gia đợt 15 –
19/8/2015 nói: “Qua đợt tình nguyện này, với những hoạt động khảo sát rạn san hô, tôi có nhiều kiến
thức hơn về một vài chủng loại san hô ở vùng biển nước ta. Thấy được vẻ đẹp, cùng tầm quan trọng của
các rạn san hô đối với các loài sinh vật biển”.
Ba ngày trải nghiệm cuộc sống trên đảo Hòn Cau cũng giúp các bạn trẻ có thêm nhiều kỹ năng
sống như kỹ năng sử dụng tiết kiệm điện nước vì trên đảo không có nước ngọt và thiếu điện, kỹ năng
phòng vệ cho bản thân khi đi đường xa, xử lý khi gặp rắn, kinh nghiệm đi trên đá, leo dốc và kỹ năng
làm việc nhóm. Họ cũng đã có những trải nghiệm không thể nào quên khi ngủ đêm ngoài trời trên các
phiến đá.
“Ấn tượng lớn nhất là những buổi đêm nằm ngủ trên đá, dưới ánh sao trời. Mỗi sáng tỉnh giấc là
cả bầu trời bình minh màu hồng cam trước mặt. Có lẽ không bao giờ và ở đâu tôi có được trải
nghiệm đáng quý như thế này, cùng với những người bạn đồng hành không thể tuyệt vời hơn.
Những người dân chài ở đây cũng vô cùng tốt, buổi sáng các anh thường mang cá, mực lên tặng
đội tình nguyện và anh em bảo tồn. Bác Tư, cư dân lâu đời nhất trên đảo, đọc cho chúng tôi nghe
những bài thơ bác tự sáng tác, mà chỉ cần nghe đã có thể nhận ra tình yêu tự nhiên, gắn bó với
10


đảo Hòn Cau, với quê hương đất nước ngập tràn trong mỗi câu thơ của bác”_TNV Nguyễn Hải
Vân tham gia chương trình từ 15-19/8/2015 tâm sự.

2. Đánh giá về khâu tổ chức trước chương trình
80% TNV cho rằng khâu tổ chức của chương trình

Đánh giá về khâu tổ chức
tốt hoặc rất tốt. BTC đã gửi đầy đủ thông tin về chuyến
đi, cũng như những gì cần phải làm, cần chuẩn bị rõ
ràng, dễ hiểu. BTC cũng đã tạo cơ hội cho các TNV
từng tham gia các chương trình bảo tồn rùa biển của
20%
30%
năm 2014 được tiếp tục tham gia vào công tác bảo
tồn rùa biển. Tuy nhiên, BTC cần rút kinh nghiệm và
cân nhắc các vấn đề sau:
50%

Trung bình









Tốt

Rất tốt

 Các TNV đợt 1 được thông báo chấp nhận tham gia
muộn nên các TNV gặp nhiều khó khăn trong việc thu
xếp công việc và học tập. Vì vậy, nên thông báo kết
quả TNV được lựa chọn ít nhất 2 tuần trước ngày đầu


diễn ra chương trình
Trong chương trình đợt 2, 25 – 29/7/2015 có xảy ra nhầm lẫn về ngày TNV bắt đầu ra đảo khiến
cho hoạt động gặp mặt các TNV không được diễn ra theo kế hoạch. IUCN và BQL KBTB Hòn
Cau cần rút kinh nghiệm và trao đổi thông tin được thông suốt hơn.
BTC cũng nên cân nhắc lại thời điểm tổ chức chương trình. Theo kinh nghiệm, rùa biển có thể
xuất hiện ở Hòn Cau vào tháng 4 – 5 nên có thể xem xét tổ chức chương trình tình nguyện sớm
hơn, giúp tăng xắc suất các TNV có thể được nhìn rùa biển lên đẻ trứng và thực sự tham gia vào
công tác bảo vệ và chăm sóc rùa.
Mỗi một đợt TNV nên kéo dài hơn 5 ngày do thực tế chỉ có 3 ngày TNV được trải nghiệm còn 2
ngày là ngày đi lại. Thời gian thực hiện của các đợt nên sử dụng cả ngày đầu và ngày cuối. Sáng
ngày đầu tiên ra đảo, sau đó tổ chức tập huấn. Chiều ngày cuối cùng sẽ tổng kết và rời khỏi đảo.
Trong thông báo tuyển tình nguyện viên, cần đưa ra các tiêu chí lựa chọn TNV rõ ràng và cụ thể
hơn cũng như có thể cân nhắc lựa chọn TNV không chỉ dựa trên hồ sơ mà còn qua các vòng
phỏng vấn hay thử thách khác.

3. Đánh giá về khóa tập huấn nâng cao nhận thức và cứu hộ rùa biển
50% TNV cho rằng khóa tập huấn được tổ chức tốt, đã
Đánh giá về Khóa tập huấn
giúp cung cấp kiến thức cho các TNV về năm loài rùa
biển xuất hiện tại Việt Nam, đặc điểm nhận dạng và môi
bảo tồn rùa biển
trường sống của từng loài và những nguy cơ tiềm ẩn
với sự tồn tại của rùa biển và môi trường sống của
chúng. Tuy nhiên, do chưa có đợt tình nguyện nào
22%
33%
được chứng kiến cảnh rùa biển lên đẻ trứng nên các
TNV chưa có điều kiện được áp dụng những điều đã
44%

được học vào thực tế.
“Qua chuyến đi Hòn Cau và những tài liệu từ
IUCN
năm
nay tôi càng hiểu biết thêm về loài rùa biển
Trung bình
Tốt
Rất tốt
và tầm quan trọng của chúng. Chuyến đi lần này không
có rùa lên đẻ, khi nghe người dân kể mấy mươi năm về trước rùa lên nhiều lắm, tôi thấy mình cần phải
11


hành động hơn nữa để mấy mươi năm sau sẽ có thật nhiều rùa lên đẻ, để loài rùa biển không chỉ còn
được thấy qua những trang sách”_TNV Ngô Tiến Thịnh chia sẻ.
Chương trình từ 4 – 8/7/2015 có sự tham gia của các TNV cũ từng tham gia chương trình bảo
tồn rùa biển tại Côn Đảo năm 2014 nên các TNV cũ có mong muốn được tiếp tục tập huấn nâng cao và
chuyên sâu về các kỹ năng cứu hộ rùa biển. Nhờ đó, các TNV có thể đóng góp nhiều hơn nữa vào công
tác bảo tồn rùa biển.
4. Đánh giá về các hoạt động bảo vệ rùa biển tại Hòn Cau

Đánh giá về Khóa tập huấn bảo
tồn rùa biển
22%

33%

44%

Trung bình


Tốt

Rất tốt

50% TNV cho rằng các hoạt động bảo vệ rùa biển
và môi trường sống của chúng được thực hiện
tương đối tốt. Cán bộ đội bảo tồn rùa biển của
BQL KBTB Hòn Cau thực hiện tuần tra canh rùa
lên đẻ trứng hàng đêm và các anh rất tận tình, có
trách nhiệm cao trong công việc, luôn sẵn sàng
đấu tranh với các sai phạm. BQL cũng huy động
sự tham gia của người dân địa phương như hộ
gia đình của ông Tư là cư dân lâu đời nhất của
đảo vào công tác bảo tồn rùa biển.

“Khu bảo tồn biển Hòn Cau đã tích cực vận
động, tuyên truyền người dân cùng chung tay bảo vệ rùa như tổ chức các buổi nói chuyện tại các trường
tiểu học, đến từng khu đảo, làng chài để vận động người dân không đánh bắt, không xẻ thịt rùa, không
ăn trứng rùa… Đó là còn chưa kể hàng ngày, hàng đêm các anh đi tuần tra cố gắng không để cho các
tàu cá xâm lấn vào khu vực bảo tồn hay quấy nhiễu những bãi cát rùa có thể lên đẻ trứng. Đội bảo tồn
chỉ có chưa đến 10 người nhưng những gì các anh đã, đang và sẽ làm khiến cho tôi thấy cảm phục” _
TNV Nguyễn Hà Đức Hạnh tâm
sự.
Tuy nhiên, theo các TNV,
công tác bảo tồn trên Hòn Cau
còn gặp rất nhiều khó khăn do
thiếu các trang thiết bị tuần tra,
giám sát, chưa có chốt bảo vệ,
lại thiếu nước sinh hoạt để cán

bộ đội bảo tồn có thể duy trì hoạt
động thường xuyên vào mùa đẻ
trứng. Hơn nữa, tại Hòn Cau, có
rất nhiều thuyền đánh bắt thủy
hải sản hoạt động, ý thức bảo tồn
của người dân địa phương còn
Các tàu khai thác thủy sản tại Hòn Cau © Nguyễn Anh Vũ, 2015
chưa cao trong khi lực lượng của
KBTB Hòn Cau còn mỏng, lại
không có quyền hạn xử lý vi
phạm, chỉ dừng lại ở cảnh cáo, khuyên giải nên chưa có sức răn đe.

12


“Con số chỉ kiểm soát được 04 ổ trứng rùa lên đẻ trên tổng số khoảng 15 cá thể lên đẻ là một tỉ lệ
chưa tốt theo tôi. Có lẽ do các ngư dân địa phương có tinh thần bảo tồn rùa vẫn còn là số ít so với các
ngư dân còn lại”_TNV Trần Lê Kiên chia sẻ.
Là một TNV tham gia hai năm chương trình tình nguyện viên bảo tồn rùa biển của IUCN, chị Trương
Thị Mỹ Chi đóng góp ý kiến: “Nói về công tác bảo tồn, theo tôi các cán bộ, nhân viên cần đào tạo, bồi
dưỡng sâu hơn. Sau chuyến đi Hòn Cau, tôi có trở lại Bảy Cạnh, Côn Đảo vài ngày, chứng kiến việc vệ
sinh hồ ấp và nhận thấy tỉ lệ nở không cao như lý thuyết, vậy vấn đề là gì? Tôi nghĩ nên xem lại quy trình,
cách thực hiện quy trình của chúng ta. Tôi mong rằng chúng ta sẽ có nhiều nghiên cứu hơn về cách bảo
tồn rùa biển phù hợp với địa phương. Bảy Cạnh là một điểm tiêu biểu để thực hiện bởi nơi đây có số
lượng rùa lớn lên đẻ hàng năm. Nên có thêm tài liệu cho các nhân viên tại các trạm hoặc gửi nhân viên
tham qua học tập ở các đảo có nhiều rùa lên bãi đẻ”.
5. Đánh giá về sắp xếp hậu cần trong suốt chuyến đi

Ảnh: Lương thực được cán bộ BQL KBTB Hòn Cau chuẩn bị chu đáo cho các TNV © Đỗ Thị Thu Hà, 2015


100% TNV cho rằng việc sắp xếp hậu cần trong toàn bộ chuyến đi là tốt hoặc rất tốt. Các anh chị
rất nhiệt tình, có bố trí người đưa đón lúc đến lúc ra
về, đến cho ăn, ở đi lại. Từ lương thực đến những vật
dụng cần thiết và hướng dẫn cách đi lại, ăn ở tại thị
trấn Liên Hương Anh đều được các cán bộ trong BQL
KBTB Hòn Cau chuẩn bị chu đáo.
“Điều tôi cảm thấy ấn tượng nhất trong việc
nấu ăn ở trên đảo đó là mọi người ở KBTB ai cũng
nấu ăn ngon, món gì cũng biết làm, nhờ chuyến đi này
mà tôi được ăn những món mà trước giờ tôi chưa từng
ăn”_TNV Nguyễn Kim Hạnh nói.

Một bữa cơm của TNV tại Hòn Cau © Nguyễn
Kim Hạnh, 2015

Tuy nhiên, để tránh lãng phí, BTC đến tính toán kỹ lưỡng hơn lượng lương thực cần thiết cho mỗi
đợt TNV.
Tất cả các TNV cũng rất khâm phục tinh thần làm việc trách nhiệm của các cán bộ tại BQL KBTB
Hòn Cau và các anh đã hỗ trợ các TNV trong suốt chương trình rất tích cực. TNV Nguyễn Hải Vân tham
gia đợt 3 chia sẻ:
“Các cán bộ KBTB Hòn Cau làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, cởi mở, thân thiện với
các tình nguyện viên. Chúng tôi đã có những kỷ niệm rất tuyệt vời với các anh em ở đây”
13


6. Đánh giá về mức độ tương tác giữa các thành viên trong nhóm tình nguyện
100% TNV cho rằng mức độ tương tác giữa TNV tốt hoặc rất tốt. Các TNV đều là những người trẻ
trung, năng động và đã có nhiều kỷ niệm khó quên bên nhau. TNV Trần Lê Kiên có mong muốn BTC
tiếp tục tổ chức các hoạt động sau chương trình để giữ kết nối giữa các TNV.


Các TNV đợt 3 cùng cán bộ BQL KBTB Hòn Cau © Hoàng Khánh Giang, 2015

7. Đánh giá về thông tin, tài liệu gửi cho TNV

Đánh giá về tài liệu gửi TNV
10%

40%
50%

Trung bình

Tốt

90% TNV cho rằng BTC đã cung cấp đầy đủ
thông tin, tài liệu về bảo tồn rùa biển cho các TNV
trước và trong suốt chương trình. Tuy nhiên, BTC
nên gửi trước các tài liệu qua email cho TNV để họ
có đủ thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng cũng như BTC
nên gửi trước thông tin giới thiệu về KBTB Hòn Cau,
các đảo nơi TNV sẽ sinh sống trong suốt thời gian để
TNV chủ động chuẩn bị các vật dụng cần thiết.

Rất tốt

14


8. Tài chính
100% TNV đồng ý rằng chương trình đã thông báo công khai và minh bạch các nghĩa vụ tài chính

mà TNV phải đóng góp khi tham gia chương trình. Theo đó, các TNV sẽ phải tự chi trả chi phí đi lại
tới thị trấn Liên Hương, khách sạn đêm đầu tiên tại thị trấn Liên Hương và đóng góp tiền ăn với mức
480,000 đồng/người/đợt tình nguyện. Các TNV cho biết tổng chi phí trung bình cho toàn bộ chuyến
đi của họ là khoảng 800,000 đồng – 2 triệu đối với các TNV ở Tp. Hồ Chí Minh và cao hơn ở mức 4
triệu đồng đối với các TNV ở Hà Nội. Dưới đây là tham khảo chi phí trung bình của 1 bạn TNV:
STT
1
2
3
4
5

Chi phí
Mua thuốc, kem chống nắng, chống muỗi,… và các vật dụng cần thiết cho
chuyến đi
Tiền xe TPHCM – Liên Hương (2 chiều)
Khách sạn đêm đầu tiên tại Liên Hương
Ăn uống đi lại ngày đầu tiên tại Liên Hương
Tiền ăn đóng cho BTC
Tổng

Số tiền
500,000
300,000
200,000
250,000
480,000
1,730,000

Tất cả các TNV đều có mong muốn được tiếp tục tham gia chương trình trong các năm tiếp theo

ngay cả khi không có các hỗ trợ tài chính từ IUCN.
9. Động lực tham gia chương trình
1%
3%

0%

Trung bình % động lực
Vì được khám phá Hòn Cau

8%
28%

20%

Vì được hiểu biết rùa biển
Vì được trải nghiệm cuộc sống trong điều kiện khó khăn

40%

Vì cần thiết cho công việc
Vì được làm quen với nhiều bạn bè
Vì có giấy chứng nhận tình nguyện
Khác

Khi được hỏi nếu chia theo tỷ lệ phần trăm các động lực khiến cho TNV mong muốn tham gia chương
trình, mong muốn được hiểu biết về rùa biển trung bình chiếm 40% động lực tham gia của các TNV,
tiếp theo là được khám phá Hòn Cau (28%) và được trải nghiệm Hòn Cau (20%).
Trong số những động lực trên thì được tìm hiểu rùa biển được 63% TNV đánh giá là động lực quan
trọng nhất của họ và 33% cho rằng đó là động lực quan trọng thứ 2. Còn 33% cho rằng động lực

quan trọng thứ nhất hoặc thứ hai khi tham gia chương trình là để khám phá Hòn Cau.33% cho rằng
mong muốn được trải nghiệm cuộc sống khó khăn là động lực quan trọng nhất của họ

15


67%

70%

67%

60%
50%
40%

33%33%33%

33%

33%

33%

30%

25%
17%

20%


25%

17%

17%
8%

10%
0%

0% 0%

0%

8%
0%

0% 0%

0% 0% 0%

0% 0% 0%

0%
Vì được khám phá Vì được hiểu biết Vì được trải nghiệm Vì cần thiết cho công Vì được làm quen
Hòn Cau
rùa biển
cuộc sống trong
với nhiều bạn bè

việc
điều kiện khó khăn
Quan trọng nhất

Quan trọng thứ 2

Quan trọng thứ 3

Quan trọng thứ 4

Vì có giấy chứng
nhận tình nguyện

Khác

10. Nhận xét về tổng thể chương trình

Phần trăm TNV

Về tổng thể chương trình, 45.5% TNV cho rằng
chương trình đáp ứng được 90 – 100% mong đợi của
họ và số lượng tương tự TNV nói 70-80% mong đợi
của họ đã được thực hiện. 9.1% cho rằng chương
trình chỉ đáp ứng được 50 – 60% mong đợi của họ,
chủ yếu là do không được gặp rùa biển lên đẻ.

0.0% 0.0%
9.1%
45.5%
45.5%


10-20%

30-40

50-60

70-80

90-100

11. Tác động của chương trình
Sau chương trình, các TNV đã thực hiện nhiều hoạt động truyền thông góp phần nâng cao nhận
thức của gia đình, bạn bè và cộng đồng nơi họ sinh sống và làm việc.
Là một giáo viên của Trường cao đẳng sư phạm trung ương T P. Hồ Chí Minh, chị Trương Thị Mỹ
Chi đã lồng ghép nội dung bảo tồn rùa biển vào các bài giảng cho sinh viên và các buổi sinh hoạt
ngoại khóa cho trẻ mầm non.
“Mùa hè này tôi có thực hiện một buổi sinh hoạt chiều với một nhóm trẻ 4 tuổi tại một trường mầm
non, kết quả thật bất ngờ sau khi các bé được xem những đoạn phim về rùa đẻ, rùa con, thái độ,
cảm xúc rất tích cực. Buổi chiều, khi bố mẹ đến đón, các bé đã kể lại cho phụ huynh và còn nhắc "
con không ăn thịt rùa nha mẹ!". Cảm ơn Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế đã phối hợp với Khu
16


bảo tồn biển Hòn Cau tổ chức chương trình này. Bản thân tôi là một TNV sẽ mang những thông điệp
của chương trình đến với bạn bè, những người xung quanh trong cộng đồng. Hy vọng trong những
năm sau chương trình tiếp tục được tổ chức!”_chị Chi chia sẻ.
Ý thức về bảo vệ môi trường của các bạn TNV cũng được cải thiện đáng kể. TNV Hoàng Khánh
Giang chia sẻ câu chuyển “đi phượt nhặt rác”
“Hôm nay [22/8/2015], mình và 1 nhóm bạn đã tham gia đi leo núi Tây Ninh. Trên đường đi chúng

mình đả thấy rất nhiều rác, các bạn đi rất vô ý thức, mang rác đi mà không mang về. Mình đã cùng
các bạn trong đoàn, tập hợp bao ni long lại và tiến hành nhặt chai lọ trong chặng đường về. Nếu trên
đường về, có vô tình gặp bạn trẻ nào đang xả rác vào rừng, chúng mình cũng đả mạnh dạn nhắc
nhở. Mình biết rác tụi mình nhặt được sẽ ko cải thiện tình hình ngay lập tức, Nhưng mình mong rằng,
hoạt động hôm đó của nhóm đả thay đồi cách suy nghĩ của ít nhất là hơn 1 người. Mình hy vọng nó
sẽ lan truyền nhiều hơn nữa để các bạn trẻ sẽ ngày 1 ý thức hơn”
Bạn Ngô Tiến Thịnh sau hai lần tham gia các chương trình TNV bảo tồn rùa biển năm 2014 và 2015
đã có sáng kiến lập ra Hội bảo tồn rùa biển tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh
để có sự liên kết giữa các sinh viên của trường từng tham gia chương trình nhằm lan tỏa mạnh mẽ
hơn các hoạt động truyền thông. Một số hoạt động dự kiến của Hội là làm những móc khóa hình rùa
biển kèm khẩu hiệu, chia sẻ thông tin về rùa và tầm quan trọng của chúng cho bạn bè, người thân
và lồng ghép trong các hoạt động của Đoàn trường.
Các TNV cũng đã có nhiều bài viết đăng trên facebook cá nhân cũng như trên các phương tiện thông
tin đại chúng. Sau đây là link tới một số bài viết:




TNV Đỗ Thị Thu Hà: />TNV Nguyễn Kim Hạnh: />TNV Nguyễn Hà Đức Hạnh:
/> /> /> />
17


THAY LỜI KẾT
“Câu chuyện về Hòn Cau sẽ còn rất dài, vì đó là cái duyên cho những ai đã từng đến đảo. Được ngắm
san hô, được đắm mình trong làn nước mát, được thưởng thức những món ăn dân dã nhưng có thể nói
là tuyệt đỉnh của nghệ thuật ẩm thực địa phương, đó có thể xem là những đãi ngộ mà chuyến đi mang
lại.
Không được nhìn ngắm rùa biển thỏa thích hay hồi hợp những lúc lấy trứng lên ra khỏi tổ hay được tận
tay thả những rùa con về với biển mẹ Bảy Cạnh, nhưng Hòn Cau còn đó những câu chuyện mới chưa ai

biết, chưa ai kể, những tiềm năng hệ sinh thái biển đa dạng, những rặng san hô lung ling trong nước sẽ
là nơi cư ngụ cho vô số loài sinh vật biển. Biết đâu, rùa biển sẽ tìm đến dễ dàng hơn nơi hòn đảo đầy
nắng và gió nhưng rất đổi hoang sơ thanh vắng này vào một ngày không xa, hứa hẹn cho những chuyến
tình nguyện tiếp theo để các bạn có thể phần nào giúp các anh thêm sức lực, mạnh dạn đối chọi những
hiểm nguy mà tội phạm biển ngày càng hung hăng khai thác tài nguyên quanh đảo để rồi ảnh hưởng
đến bãi đẻ của rùa mà từ lâu Hòn Cau vốn là ngôi nhà mà giờ khó mà quay lại” _ TNV Nguyễn Vĩnh Lợi
chia sẻ.

18


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh sách TNV bảo tồn rùa biển Hòn Cau năm 2015
STT

Họ và tên

4-8/7/2015
1
Đỗ Thị Thu Hà

Giới
tính

Ngày
sinh

Cơ quan

Chức vụ


Địa chỉ

Email

Nữ

12/24/197
6
12/20/198
1

Sa Pa Essentials

Giám đốc



Trường cao đẳng sư
phạm trung ương T
P. Hồ Chí Minh
ĐH khoa học tự nhiên
TP HCM
Webtretho

Giảng viên

2 Northfield, CB3
0QG, UK
40/33 Nguyễn Giản

Thanh P.15, Q.10,
TP. Hồ Chí Minh
157A1/34 Dương Bá
Trạc Quận 8, HCM
500/81 Đoàn Văn
Bơ, P14, Q4
416/15 Nguyễn Đình
Chiểu, Quận 3, Tp.
Hồ Chí Minh



số 38 ngách 69B/33
Hoàng Văn Thái,
Thanh Xuân, Hà Nội
Phòng 14.8 block A
cao ốc Quang Thái,
111B Lý Thánh Tông,
phường Tân Thới
Hoà, quận Tân Phú,
tp Hồ Chí Minh
số 8, 310/71 Nghi
Tàm, Tây Hồ, Hà Nội
Số 3- Khu tập thể
Viện Khoa học Nông
nghiệp Việt Nam Vĩnh Quỳnh - Thanh
Trì - Hà Nội




2

Trương Thị Mỹ Chi

Nữ

3

Ngô Tiến Thịnh

Nam

2/7/1994

4

Nguyễn Thị Lê
Phương

Nữ

12/20/198
4

5

Nguyễn Vĩnh Lợi

Nam


8/31/1987

Phân viện Điều tra
Quy hoạch rừng Nam
bộ

Nữ

9/23/1978

Công ty Turner Việt
Nam

Project
Engineer

15 -19/8/2015
1
Nguyễn Hải Vân

sinh viên
Giám Đốc
Quản Lý
Cộng Đồng
Cán bộ kỹ
thuật

2

Nguyễn Anh Vũ


Nam

5/26/1990

Công ty TNHH Robert
Bosch Việt Nam

Kỹ sư lập
trình nhúng

3

Đoàn Hồng Nhung

Nữ

4

Cao Thị Hiền Chi

Nữ

11/10/198
7
6/17/1988

Công ty Turner Việt
Nam
Công ty cổ phần vật

tư khoa học Biomedic

Quản lý hồ

Quản lý
Ứng dụng





om






19


5

Trần Lê Kiên

25-29/7/2015
1
Nguyễn Kim Hạnh

Nam


8/14/1974

Vietsovpetro

Kỹ sư

231 Phạm Hồng Thái
P.7 TP Vũng Tàu



Nữ

2/6/1994

Trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân
văn
Công ty cổ phần thiết
bị y tế Việt Nhật

Sinh viên

Khu B, KTX ĐHQG
TPHCM



Kỹ sư


80/37 Lê Lợi xã Lộc
Thanh TP Bảo Lộc
tỉnh Lâm Đồng
53/18 đường 31,p6
Gò vấp HCM
450 Nguyễn Thị Minh
Khai, phường 5,
quận 3, TPHCM
15 ngõ 103/8 Pháo
Đài Láng, Đống Đa,
Hà Nội



2

Nguyễn Duy Luân

Nam

3/10/1991

3

Hoàng Khánh Giang

Nữ

7/21/1991


Yola Institution

Giáo viên

4

Nguyễn Hà Đức
Hạnh

Nữ

3/23/1977

Phóng viên

5

Trần Thị Thu

Nữ

8/14/1993

Báo Điện tử Infonet
(Bộ Thông tin Truyền
thông)
Đại học Ngoại thương

Sinh viên







Phụ lục 2: Đường link tới các bức ảnh đẹp các TNV đã chụp trong thời gian tham gia chương trình
1. Hoàng Khánh Giang: />2. Đỗ Thị Thu Hà: />3. Ngô Tiến Thịnh: />4. Nguyễn Kim Hạnh: />5. Nguyễn Hải Vân: />6. Nguyễn Anh Vũ:
/>Q3bXdfdHNRRVU&usp=sharing

20



×