Tải bản đầy đủ (.doc) (275 trang)

giáo án ngữ văn lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.23 KB, 275 trang )

Ngữ văn lớp 6

Tiết 1,2

Ngày soạn :
Ngày giảng:
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BỘ MÔN
HDĐT: CON RỒNG CHÁU TIÊN
BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY
(Truyền thuyết)

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
-Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết
-Hiểu được nội dung sơ lược về truyền thuyết
-Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo trong truyện
-Kể được truyện
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
1.Thầy:
-Đọc kỹ văn bản trong SGK
-Nghiên cứu bài hướng dẫn giảng dạy trong SGV
-Tranh về đền Hùng
2.Trò:
-Đọc kỹ văn bản trong SGK
-Đọc các chú thích trong SGK
-Soạn các câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu văn bản
III. Các bước lên lớp
1.Ổn định
2.Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
Truyện “Con Rồng cháu Tiên” là truyền thuyết mà hầu hết người Việt không ai


không biết. Nội dung, ý nghĩa truyện là gì? Truyện đã sử dụng những hình thức nào
độc đáo? Tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu.
2.Tổ chức các hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1:
I.Tìm hiểu chung
-GV cho HS đọc chú thích (SGK T7)
1.Khái niệm truyền thuyết (SKG T7)
2.Truyện do Nguyễn Đổng Chi kể
-Truyện “Con Rồng cháu Tiên” do ai kể
3.Đọc truyện
Hoạt động 2:Hướng dẫn đọc (GV nhắc cho HS chú
ý đọc diễn cảm khi phân vai:
+ Người dẫn chuyện
+ Lạc Long Quân
+ Âu Cơ

II.Ý nghĩa
Truyện kể về nguồn gốc dân tộc
con Rồng cháu Tiên, ngợi ca nguồn
gốc cao quý của dân tộc và ý
nguyện đoàn kết gắn bó của dân tộc
ta.

IV.Củng cố dặn dò:
-Kể lại truyện
-Tóm tắt truyện
Ngày soạn :


Ngữ văn lớp 6

Ngày giảng:
Tiết 2

HDĐT: BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY
(Truyền thuyết)

I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
-Hiểu được nội dung, ý nghĩa
-Chỉ ra và nói được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo của truyện
-Kể được truyện
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
1.Thầy:
-Đọc kỹ văn bản SGK
-Tham khảo SGV
2.Trò:
-Đọc kỹ văn bản SGK
-Nghiên cứu các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản và soạn bài
III. Tiến trình hoạt động
1.Ổn định:
2.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
Hàng năm cứ đến các ngày lễ cổ truyền của dân tộc hay các ngày giỗ tổ tiên nhân
dân ta thường làm bánh chưng bánh giầy. Vì sao có tục lệ đó? Tiết học này chúng ta cùng
tìm hiểu
2.Tiến trình tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: GV hướng dẫn cách đọc, đọc I.Tìm hiểu chung
phân vai:
1.Chú thích: SGK T11,12
+ Người dẫn chuyện

2.Đọc truyện:
+ Vua Hùng
+ Thần báo mộng
II. Ý nghĩa
Bánh chưng, bánh giầy là câu chuyện
suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong
việc xây dựng đất nước.
IV.Củng cố dặn dò:
- Kể lại truyện
- Chuẩn bị bài : Từ và cấu tạo từ tiếng Việt

Ngày soạn :


Ngữ văn lớp 6
Ngày giảng:
Tiết 3
TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ CỦA TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp hs hiểu được thế nào là từ, đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt cụ thể là:
-Khái niệm về từ
-Đơn vị cấu tạo từ (tiếng)
-Các kiểu cấu tạo từ (từ đơn, từ phức, từ ghép,từ láy)
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
- Định nghĩa về từ đơn, từ phức, các loại từ phức
- Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt
2. Kĩ năng
- Nhận diện, phân biệt được:
+ Từ đơn và từ phức

+ Từ ghép và từ láy
- Phân tích cấu tạo của từ
III. Chuẩn bị của thầy và trò
1.Thầy:
-Đọc kỹ nội dung bài dạy trong SGK
-Chuẩn bị sẵn một bảng phân loại trên bảng da (theo mẫu trong SGK)
2.Trò:
-Đọc trước nội dung bài học SGK
-Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi ở mỗi phần trong bài học
IV. Tiến trình hoạt động
1.Ổn định
II.Bài mới
1.Giới thiệu bài:
Trong giao tiếp hằng ngày chúng ta phải dùng từ ngữ diễn đạt. Vậy từ là gì? Từ có
cấu tạo như thế nào? Có bao nhiêu kiểu cấu tạo từ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu
rõ điều đó.
2.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động 1:
I.Bài học
Lập danh sách từ và tiếng trong câu
1.Từ là gì?
-GV: Gọi hs đọc lại mẫu câu trong SGK
-Cho hs xác định từ và tiếng trong câu đó
Ghi nhớ: SGK T13
Từ
Tiếng
Thần
thần chăn
dạy
dạy nuôi

dân
dân

trồng trọt
cách cách

trồng
ăn
cách
trọt

ăn ở
-Sau khi xác định xong cho cả lớp nhận xét
Hoạt động 2:
II.Từ đơn và từ phức:


Ngữ văn lớp 6
-Giáo viên hướng dẫn hs trả lời câu hỏi 2 mục 1
-GV:Các đơn vị gọi là tiếng và từ có gì khác
nhau?
Gợi ý
Tiếng dùng để tạo từ
Từ dùng để tạo câu
-GV:Khi nào một tiếng được coi là một từ?
Khi một tiếng có thể dùng độc lập để tạo câu
được coi là một từ
-GV:Sau khi hiểu từ, em hãy phát biểu từ là gì?
(HS trả lời, gv nhắc lại sau đó gọi 2 em đọc phần
ghi nhớ sgk 13. GV khắc sâu kiến thức bằng cách

cho đặt câu chỉ ra các từ. Cho cả lớp nhận xét, bổ
sung)
Hoạt động 3:
-GV cho hs quan sát câu trong sgk và điền vào
mẫu bảng phân loại
(GV treo bảng phân loại lên)
+ Cột từ đơn: từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có,
tục, ngày, tên, làm
+ Cột từ láy: trồng trọt
+Cột từ ghép: bánh chưng, bánh giầy, chăn nuôi
Hoạt động 4:
Phân tích đặc điểm của từ và xác định đơn vị
cấu tạo từ
+ GV:Dựa vào bảng đã lập em hãy phân tích từ
đơn khác từ phức như thế nào?
(từ đơn là từ chỉ có 1 tiếng , từ phức là từ có 2 hay
nhiều tiếng)
+GV mở rộng: từ phức là từ có 2 tiếng trở lên:
Vd: Hợp tác xã, Vô tuyến truyền hình
+GV Dựa vào bảng phân loại hãy nêu sự khác
nhau giữa từ láy và từ ghép?
(từ láy là từ có quan hệ ngữ âm giữa các tiếng, từ
ghép là từ có quan hệ với nhau về nghĩa)
+ GV giảng thêm:
Từ láy: có thể là láy âm hoặc láy vần
Vd: sạch sành sanh (láy âm)
Léo nhéo (lấy vần)
+GV: Về cấu tạo giữa từ ghép và từ láy có gì
giống nhau?
( cấu tạo từ 2 tiếng trở lên)

+GV: Như vậy, đơn vị cấu tạo từ là gì? (tiếng)
Hoạt động 5:
-Sau khi tìm hiểu nội dung bài học, gv chốt lại Ghi nhớ: SGK T14
kiến thức đã học qua các phần


Ngữ văn lớp 6
Hoạt động 6:
III.Luyện tập
+GV: hướng dẫn hs làm các bài tập trong sgk
BT 1:
BT 1:
a)Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo a)Các từ “nguồn gốc”, “con cháu”
từ nào?
thuộc kiểu từ ghép
b)Từ đồng nghĩa với “nguồn gốc” là
b)Tìm từ đồng nghĩa với nguồn gốc?
cội nguồn, gốc gác, tổ tiên
c)Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc:
cậu mợ, chú thím, cô bác, anh chị,…
c)Trong đại gia đình ngòa các quan hệ thân thiết BT 2:
như anh em, ông bà còn những từ nào nữa thử kể Qui tắc sắp xếp các tiếng trong từ
ra (lưu ý dùng từ ghép)
ghép chỉ quan hệ thân thuộc khả
BT 2:
năng sắp xếp:
GV:Hãy nêu qui tắc sắp xếp các tiếng trong các -Theo giới tính: ông bà, cha mẹ, anh
từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc?
chị, cậu mợ, dì dượng, cô bác,…
khả năng sắp xếp

-Theo bậc: bác cháu, chị em, dì
-Theo giới tính (nam, nữ)
cháu, chú cháu, cha con, mẹ con,
-Theo bậc (trên dưới)
cháu chắt,…
BT 3:
BT 3:
GV:Hãy nêu ý kiến của em về cách điền những -Cách chế biến bánh: rán, nướng,
tiếng thích hợp vào ô các chỗ trống ở BT 3
hấp, nhúng, tráng,…
-Nguyên liệu làm bánh: nếp, tẻ,
khoai, ngô, sắn, đậu xanh.
-Tính chất của bánh: dẻo, phồng,
khô, ướt.
-Hình dáng của bánh: gối, quấn
thừng, tai heo,…
BT 4:
Trả lời câu hỏi sgk t15

BT 4:
-Từ láy in đậm miêu tả tiếng khóc
của người
-Từ láy miêu tả tiếng khóc của
người: nức nở, sụt sùi, rưng rức,…
BT 5:
BT 5:
GV cho hs giơ tay phát biểu cho lớp học sinh động Tìm các từ láy
a)Tả tiếng cười: ha hả, khúc khích,
sằng sặc, hô hố, hênh hếch,..
b)Tả tiếng nói: khàn khàn, lè nhè,

thỏ thẻ , léo nhéo, lầu bầu,…
c)Tả dáng điệu: lừ đừ, là lướt,
nghênh ngang, ngông nghênh,…
V.Củng cố, dặn dò
-Học mục ghi nhớ SGK
-Đọc phần đọc thêm
-Chuẩn bị bài mới: giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt


Ngữ văn lớp 6


Ngữ văn lớp 6
Ngày soạn :
Ngày giảng:
Tiết 4
GIAO TIẾP VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
I. Mục tiêu cần đạt
-Huy động kiến thức của hs về các loại văn bản mà hs đã biết
-Hình thành sơ bộ các khái niệm: văn bản, mục đích, giao tiếp và phương thức biểu
đạt
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
- Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện
ngôn từ : giao tiếp, văn bản, phương thức biểu đạt, kiểu văn bản.
- Sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để
tạo lập văn bản.
- Các kiểu văn bản tự sử, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính –
công vụ.
2. Kĩ năng

- Bước đầu nhận biết về việc lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích
giao tiếp
- Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt.
- Nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một đoạn văn bản cụ
thể.
III. Chuẩn bị của thầy và trò
1.Thầy:
-Đọc kĩ nội dung bài dạy trong sgk
-Chuẩn bị một số văn bản để dùng làm dụng cụ trực quan: giấy mời, thiệp mời,
đơn xin phép,…
2.Trò:
-Đọc kĩ nội dung bài học trong sgk
-Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trong sgk
IV. Tiến trình hoạt động
1.Ổn định
II.Bài mới
1.Giới thiệu bài:
Chúng ta đã từng nghe nói đến văn bản và phương thức biểu đạt. Vậy chúng là
gì? Tiết này chúng ta cùng tìm hiểu
2.Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1:
I.Bài học
-Gv:Cho hs đọc câu hỏi 1a trong sgk và 1.Văn bản và mục đích giao tiếp
trả lời
(Định hướng : Trong đời sống khi có một
tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần
biểu đạt cho mọi người biết thì phải nói ra
hoặc viết ra)
-Gv:Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình
cảm, nguyện vọng ấy một cách trọn vẹn



Ngữ văn lớp 6
cho người khác hiểu em phải làm như thế
nào?
(Hs có thể phát biểu suy nghĩ riêng song
phải đúng vào các ý sau:
+Viết phải đúng ngữ pháp (câu phải có
chủ ngữ, vị ngữ)
+Nói phải có đầu có đuôi)
-Sau đó, gv chốt lại:
Muốn cho người khác hiểu được một cách
đầy đủ, trọn vẹn một tư tưởng nguyện vọng
ta phải tạo lập một văn bản nghĩa là viết
phải mạch lạc, chặt chẽ, nói phải có đầu có
đuôi  hoạt động giao tiếp
-Cho hs đọc câu C sgk t16 và trả lời các câu
hỏi:
-Câu ca dao sáng tác ra để làm gì? (để
khuyên răn mọi người )
-Nó muốn nói lên vấn đề gì? (là phải giữ
chí cho bền)
-Hai câu 6, 8 liên kết với nhau như thế
nào? (Chữ cuối câu 6 vần với chữ 6 câu 8)
Câu 6 diễn đạt ý: giữ chí cho bền
Câu 8 diễn đạt ý: không dao động khi
người khác thay đổi chí hướng
Ghi nhớ: mục 1 và 2 sgk t17
Vì vậy 2 câu có sự liên kết chặt chẽ
-Câu ca dao trên đã biểu đạt 1 ý trọn vẹn,

đầy đủ chưa? (1 ý trọn vẹn đầy đủ)
-Theo em, câu ca dao trên có thể coi là 1
văn bản không? (1 văn bản)
Hoạt động 2:
-Gv cho hs đọc câu hỏi d và trả lời
Lời phát biểu cũng là 1 văn bản vì là
chuỗi lời có chủ đề- nghĩa là có vấn đề chủ
yếu xuyên suốt, tạo thành mạch lạc của văn
bản, có các hình thức liên kết với nhau: Đây
là văn bản nói
-Cho hs đọc câu hỏi d và trả lời
(Bức thư là văn bản viết)
-Hs đọc câu hỏi e và trả lời
(Những đơn xin học, bài thơ đều là văn
bản)
-Hãy kể thêm một số văn bản mà em biết
(Hs kể-gv cho các em xem một số văn
bản)
Sau đó, gv chốt lại 2 vấn đề:


Ngữ văn lớp 6
+ Giao tiếp là gì?
+ Văn bản là gì?
Cho hs đọc mục 1, 2 sgk t17
Hoạt động 3:
-Gv diễn giảng: Tùy theo mục đích giao
tiếp cụ thể mà người ta có thể sử dụng các
kiểu văn bản với các phương thức biểu đạt
phù hợp

-Gv cho hs tìm vd về các kiểu văn bản và
phương thức biểu đạt văn bản (Theo mẫu
sgk)
-Gọi hs đọc ghi nhớ sgk mục 3 t17
Hoạt động 4:
-Gv hướng dẫn hs vận dụng các kiến thức
đã học thực hiện các bài tập trong sgk t17,
18

2.Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt
Ghi nhớ: mục 3 sgk t17

II.Luyện tập
1.Phương thức biểu đạt:
a)văn bản tự sự
b)Miêu tả
c)Nghị luận
d)Biểu cảm
đ)Thuyết minh
2.Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”
thuộc loại văn bản tự sự vì văn bản trên
-BT 2: gv cho hs giơ tay phát biểu và cho cả trình bày diễn biến sự việc về người VN là
lớp nhận xét, bổ sung
con Rồng cháu Tiên
V.Củng cố dặn dò
-Học phần ghi nhớ trong sgk
-Chuẩn bị bài: Thánh Gióng

Ngày soạn :
Ngày giảng:



Ngữ văn lớp 6
Tiết 5+6

THÁNH GIÓNG
(Truyền thuyết)

I. Mục tiêu cần đạt
Giúp hs:
-Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện Thánh
Gióng
-Kể lại được truyện
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài
giữ nước.
- Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được
kể trong một tác phẩm truyền thuyết.
2. Kĩ năng
- Đọc, hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại
- Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản
- Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian
III. Chuẩn bị của thầy và trò
1.Thầy:
-Đọc kỹ văn bản trong sgk
-Trả lời các câu hỏi phần đọc-hiểu văn bản trong sgk, tham khảo sgv, tranh ảnh tư
liệu về Thánh Gióng
2.Trò
-Đọc kỹ văn bản trong sgk

-Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản
IV. Tiến trình hoạt động
1.Ổn định
2.Kiểm tra
1.Nêu ý nghĩa truyện “Bánh chưng, bánh giầy”
2.Truyện “Bánh chưng, bánh giầy” có những chi tiết kỳ ảo nào?
3.Bài mới
1.Giới thiệu bài: sgv t57
2.Tiến trình tổ chức hoạt động
Hoạt động 1:
I.Tìm hiểu chung
-Hướng dẫn hs tiếp cận văn bản
1.Chú thích: sgk t21,22
+Tìm hiểu chú thích
+HD hs đọc truyện (chú ý giọng điệu thay đổi theo
diễn biến truyện)
+Gv đọc, hs đọc
-Gv:Văn bản Thánh Gióng có thể chia làm mấy 2.Đọc
phần?
Hs trả lời: -Gv nhận xét bổ sung và khẳng định 4 phần
+Từ đầu… “đấy”
+Tiếp theo… “cứu nước”
3.Bố cục: 4 phần
+Tiếp theo… “lên trời”
+phần còn lại


Ngữ văn lớp 6
-Gv hướng dẫn hs chú ý những chú thích 1, 3, 5, 6, 10,
11, 13, 17 đó là những từ mượn

Hoạt động 2:
Hướng dẫn hs trả lời thảo luận các câu hỏi trong phần
đọc hiểu văn bản
-Gv: Trong truyện TG có mấy nhân vật? Nhân vật
nào chính?
(vợ chồng ông lão, sứ giả, vua, Thánh Gióng. Nhân
vật chính là Gióng)
-Gv:Bây giờ chúng ta tìm hiểu về nhân vật chính. Cho
hs đọc lướt đoạn 1
?Hãy nêu những chi tiết nói về sự ra đời của Gióng
Hs trả lời. –Gv quy về các chi tiết
+bà mẹ ướm chân, thụ thai 12 tháng
+3 tuổi không biết nói cười
?Em nhận xét gì về những chi tiết này
chi tiết không bình thường, mang màu sắc kì lạ
?Những yếu tố khác thường đó nhấn mạnh điều gì
về con người TG
con người khác thường, mang yếu tố thần
-Gv chốt lại ý 1
Cho hs đọc phần 2
-Gv: khi sứ giả tìm người hiền tài giúp nước, Gióng
đã có thái độ gì?
+ Đòi mẹ mời sứ giả
+ Gióng đòi đánh giặc
+ Lớn nhanh như thổi
-Gv: Chi tiết: tiếng nói đầu tiên đòi đánh giặc có ý
nghĩa như thế nào?
+ Ca ngợi ý thức đánh giặc. Gióng là hình ảnh của
người dân yêu nước mãnh liệt dù bình thường sống âm
thầm

-Gv: Chi tiết: Gióng đòi ngựa sắt, áo giáp sắt thể hiện
điều gì?
(Vũ khí hiện đại để đánh giặc ngoại xâm)
-Gv: Hỏi câu 2c trang 23
Gióng tiêu biểu cho sức mạnh của toàn dân
-Gv: Hỏi câu 2d trang 23
+ Quan niệm về người anh hùng xưa: khổng lồ về thể
xác, sức mạnh, chiến công
+ Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn đòi hỏi dân tộc
phải tự thay đổi tư thế, tầm vóc
-Gv: Hỏi câu d trang 23
Đánh giặc bằng tất cả những gì có được
Liên hệ: chống Pháp “Ai có súng dùng súng, ai có
gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc,

II.Tìm hiểu chi tiết
1. hình tượng người anh hùng
trong công cuộc giữ nước

- Xuất thân bình dị nhưng cũng
rất thần kỳ

- Lớn nhanh một cách kì diệu
trong hoàn cảnh đất nước có
giặc xâm lược cùng nhân dân
đánh giặc giữ nước.


Ngữ văn lớp 6
thuổng, gậy gộc” (HCM)

Chống Mỹ: út tịch
-Gv Những chi tiết đ (sgk T23) có ý nghĩa ntn?
-Gv:Gọi hs đọc lại câu “Đến đấy…lên trời”. Hình
ảnh Gióng cởi áo sắt để lại bay thẳng về trời có ý
nghĩa ntn?
+ Bất tử
+ Không màng danh lợi
-Gv: Qua phần phân tích em hãy nêu tất cả các chi
tiết tưởng tượng trong truyện?
-Gv: Những chi tiết đó được miêu tả dân gian sáng
tác nhằm mục đích gì?
ca ngợi lòng yêu nước nồng nàn tinh thần chiến đấu
dũng cảm vì nước, vì dân không màng danh lợi
Gv: mở rộng, nâng cao:
Phẩm chất tốt đẹp của Gióng cũng là sản phẩm của
thiếu niên, của cả dân tộc VN thể hiện rõ nét qua công
cuộc đấu tranh giữ gìn độc lập
-Gv:Hãy nêu những chi tiết liên quan đến truyện TG
vẫn còn đến ngày nay?
làng mở hội, tre đằng ngà, ao hồ, làng cháy, sắc
phong, đền thờ
-Gv:Những chi tiết trên giúp em được điều gì? Liên
quan đến sự thật nào?
tin tưởng câu chuyện có thật. Gắn bó với thời đại vua
Hùng
Thể hiện lòng yêu quý kính trọng người anh hùng
Yêu mến, tự hào vào sự bất tử
Hoạt động 3:
Thực hiện phần ghi nhớ
-Gv: Em hãy nhắc lại thế nào là chi tiết tưởng tượng

kì ảo?
Chi tiết không có thật, hư cấu, yếu tố thần kì

2. Sự sống của TG trong lòng
dân tộc
- Thánh Gióng bay về trời, trợ về
với cõi vô biên bất tử
- Dấu tích của những chiến công
còn mãi

3. Nghệ thuật
- Xây dựng người anh hùng cứu
nước mang màu sắc thần kì
- Cách xâu chuỗi sự kiện lịch sử
với hình ảnh thiên nhiên đất
nước (lí giải về ao hồ,...)
-Gv: Nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng
4. Ý nghĩa
Dựa vào phần ghi nhớ phát biểu
Thánh Gióng ca ngợi hình
Gv chốt lại như trong sgk
tượng người anh hùng đánh giặc
Hs đọc ghi nhớ
tiêu biểu cho sự trỗi dậy của
truyền thống yêu nước, đoàn kết,
tinh thần anh dũng, kiên cương
của dân tộc ta.
III.Ghi nhớ: sgk t23
Hoạt động 4:
IV.Luyện tập

-Thực hiện phần luyện tập
-BT 1, 2(t24)
+Gv hướng dẫn hs xác định yêu cầu làm bt 1 và 2 -BT 3: Tập kể diễn cảm nội
(trang 24 sgk) –làm bài (nếu còn thời gian cho hs kể lại dung của truyện


Ngữ văn lớp 6
nội dung chính của truyện)
-Sau khi hs làm bài xong, gv nhận xét, định hướng đi
vào các ý chính (t61-SGV)
+Đây là hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên
+Mục đích của hội thi là khỏe để học tập tốt, lao động
tốt góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất
nước
V.Củng cố dặn dò
-Học phần ghi nhớ sgk
-Soạn BT 1, 2, 3 (Trang 9, 10) sách BT
-Đọc thêm 4 câu thơ Tố Hữu (SGK T24)
-Chuẩn bị bài: Từ mượn


Ngữ văn lớp 6
Ngày soạn :
Ngày giảng:
Tiết 7
TỪ MƯỢN
I. Mục tiêu cần đạt
Hs cần đạt các yêu cầu sau:
-Hiểu được thế nào là từ mượn
-Bước đầu tiên biết sử dụng từ mượn một cách hợp lý trong nói và viết

II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
- Khái niệm từ mượn
- Nguồn gốc của từ mượn
- Nguyên tắc mượn từ trong tiếng Việt
- Vai trò của từ mượn trong hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản
2. Kĩ năng
- Nhận biết được các từ mượn trong văn bản
- Xác định đúng nguồn gốc của các từ mượn
- Viết đúng những từ mượn
- Sử dụng từ điển để hiểu nghĩa từ mượn
- Sử dụng từ mượn trong nói và viết
III. Chuẩn bị của thầy và trò
1.Thầy:
-Đọc kỹ nội dung bài dạy trong sgk
-Tham khảo sgv
-Viết mẫu câu trong sgk lên bảng da
2.Trò
-Đọc kỹ nội dung bài học trong sgk
-Suy nghĩ về các câu hỏi ở sgk của bài học
IV. Tiến trình hoạt động
1.Ổn định
2.Kiểm tra
1.Phân loại từ đơn, từ phức? Cho vd
2.Phân biệt từ ghép, từ láy? Cho vd
3.Bài mới
1.Giới thiệu bài:
Trong quá trình phát triển và do sự tiếp xúc với các dân tộc, các quốc gia trên thế
giới ngôn ngữ của chúng ta đã có sự xâm nhập, vay mượn từ của các ngôn ngữ
khác. Lớp từ đó được gọi là từ mượn hay còn gọi là “Từ vay mượn”, “từ ngoại lai”

mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay
2.Tiến trình hoạt động
Hoạt động 1
I.Bài học
-Gv cho hs quan sát câu văn mục 1 trong sgk ở bảng da 1.Từ thuần Việt và từ mượn
-Gv: Hãy đọc lại văn bản trên và giải thích từ a)Từ thuần Việt
“trượng”, “tráng sĩ”?
b)Từ mượn
-Gv: Sau khi hs trả lời, bổ sung cho hs lật lại sgk trang +Cách viết từ mượn
22 đọc lại


Ngữ văn lớp 6
-Gv:Vì sao các từ khác trong câu văn không được chú
thích?
Đó là những từ quen thuộc, dễ hiểu do nhân dân sáng
tạo ra gọi là từ thuần Việt
-Gv cho hs phát biểu về từ thuần Việt
Hoạt động 2:
Xác định nguồn gốc của từ:
-Gv:Các từ “trượng”, “tráng sĩ” cần chú thích ta mới hiểu
vì đây là từ mượn của nước khác. Đó là từ mượn của
tiếng Hán (TQ)
-Các em có thể tìm hiểu thêm một số từ mượn gốc Hán
Hoạt động 3:
Xác định nguồn gốc của từ mượn ở ngôn ngữ khác
(ngoài gốc Hán rút ra khái niệm)
Hs đọc câu 3 sgk: Gv chia bảng ra 2 phần cho các em
nêu những từ mượn: từ muợn: từ tiếng Hán 1 cột, từ
mượn ở các ngôn ngữ khác 1 cột

Gốc Hán
Ấn, Âu
Sứ giả
tivi
Giang sơn
xà phòng
Gan
gas
Bơm
Ra-di-o
In-tơ-net
-Gv đọc đúng âm các từ mượn nước Anh Pháp và giải
thích vì sao ta phải mượn chúng
-Từ đó phát biểu: Từ mượn là từ ntn? Trong tiếng Việt
bộ phận từ mượn nào quan trọng nhất?
Hoạt động 4:
Nhận xét về cách viết từ mượn
-Gv viết hai từ ra-di-o và in-tơ-net cho hs nhận xét cách
viết rồi giải thích cho các em
-Gv: Giải thích như phần ghi nhớ sgk t25
Hoạt động 5:
Đọc phần ghi nhớ sgk t25
Hoạt động 6:
Tìm hiểu nguyên tắc mượn từ
-Cho hs đọc phần ý kiến bác Hồ sgk t25 và dẫn dắt cho
hs về nguyên tắc mượn từ chú ý 2 điểm
+ Mặt tích cực: làm giàu ngôn ngữ dân tộc
+ Mặt tiêu cực: làm cho người dân tộc bị pha tạp nếu
mượn từ một cách tùy tiện. (Gv minh họa) Cho hs đọc
phần ghi nhớ sgk t25

BT 1:
Gv cho hs làm vào vở bài tập cùng lúc cho 3 hs lên bảng
là chấm và chữa nhanh

Ghi nhớ 1 sgk t25

2.Nguyên tắc mượn từ

Ghi nhớ 2 sgk t25
IV.Luyện tập
1.Một số từ mượn trong câu
a)Hán Việt: vô cùng ngạc


Ngữ văn lớp 6
nhiên, tự nhiên, sính lễ
b)Gia nhân (HV)
c)Pốp, in-tơ-net: Anh
BT 2: Gv cho hs làm theo nhóm, thảo luận ghi trên giấy 2.
sau đó nộp lên cho gv chấm, chữa vào vở
a)khán giả
khàn: xem, giả: người
b)Yếu điểm
yếu : quan trọng
c)yếu nhân (yếu: quan trọng,
BT 3: Gv cho hs theo nhóm như BT 2
3.
a)Đơn vị đo lường: mét,
kilogam, lít, hec-tô-mét
b)tên bộ phận xe đạp: ghi

đông, pê đan, gac-đờ-bu
c)Tên đồ vật: ra-đi-ô, vi-ôlông
BT 4: Gv cho hs chỉ ra các từ mượn và trao đổi thảo luận 4. Các từ mượn: phôn, fan, nốc
về hoàn cảnh giao tiếp
ao
BT 5: Gv cho hs xếp sgk đọc to rõ cho hs viết:
5.Viết chính tả
-Giấy gv thu về nhà chấm 5 -> 10 em: võ sĩ, Mai-cơn
Yêu cầu: chú ý viết đúng
Giắc-xơn, ngạc nhiên, buồm Xô-Viết, giang sơn
những từ có phụ âm S đứng
đầu
V.Củng cố, dặn dò
-Thế nào là từ mượn? Tìm ví dụ
-Vì sao ta không nên mượn từ nước ngoài một cách tùy tiện?
-Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu chung về văn tự sự


Ngữ văn lớp 6
Ngày soạn :
Ngày giảng:
Tiết 8+9
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
I.Mục tiêu bài học
Giúp hs
-Nắm được mục đích giao tiếp của tự sự
-Có khái niệm sơ bộ về phương thức tự sự và bước đầu biết phân tích các sự việc
trong tự sự
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức

Đặc điểm của văn bản tự sự
2. Kĩ năng
- Nhận biết được văn bản tự sự
- Sử dụng được một số thuật ngữ: tự sự, kể chuyện, sự việc, người kể
III. Chuẩn bị của thầy và trò
1.Thầy:
-Đọc kỹ nội dung bài dạy trong sgk, tham khảo sgv
-1 bảng phụ liệt kê các sự việc thứ tự trước sau của truyện “Thánh Gióng”
2.Trò:
-Đọc kĩ nội dung bài học trong sgk
-Suy nghĩ và tìm câu trả lời cho các câu hỏi phần 1, 2 trong sgk
IV. Tiến trình hoạt động
1.Ổn định
2.Kiểm tra
1.Văn bản là gì? Cho vd
2.Hãy kể các loại văn bản? Vì sao có nhiều phương thức biểu đạt khác nhau như
vậy? (6 kiểu_Vì có mục đích giao tiếp riêng)
3.Bài mới
1.Giới thiệu bài
Tham khảo sgv trang 67
2.Tiến trình hoạt động dạy và học
Hoạt động 1:
I.Bài học
Nêu tình huống
1.Mục đích tự sự
-Gv: Cho hs đọc các tình huống trong sgk (BT 1 T27) - Đ/v người kể là thông báo,
trong các trường hợp như thế người trả lời câu hỏi này cho biết, giải thích
phải làm như thế nào?
-Đ/v người nghe là tìm hiểu và
người trả lời phải kể chuyện

biết
-Gv: Riêng trường hợp 4 có gì đặc biệt?
người yêu cầu cũng là người kể
-Gv: Qua những trường hợp này, em hiểu tự sự đáp
ứng những yêu cầu gì của con người?
Kể chuyện, giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu
vấn đề và bày tỏ sự khen chê
*Gv nhắc lại nhằm khắc sâu mục đích tự sự
Hoạt động 2:
2.Phương thức tự sự


Ngữ văn lớp 6
Nêu câu hỏi và phân tích cho hs hiểu về phương thức tự
sự
-Gv: Văn bản TG mà em vừa học được xem là văn bản
tự sự. Văn bản tự sự này cho ta biết những điều gì?
(truyện kể về ai? Thời gian nào? Làm việc gì? Diễn biến
của sự việc, kết quả ra sao, ý nghĩa của sự việc ntn?)
-Vì sao nói TG là truyện ca ngợi công đức của vị anh
hùng làng Gióng?
Hs: trao đổi với nhau theo nhóm (nội dung những vấn
đề hs tiết trước đã được học)
-Gv: Cho đại diện các nhóm phát biểu, gv chốt lại. Cho
hs liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau.
Hs: Trao đổi với nhau theo nhóm rồi phát biểu xong cho
1 hs lên bảng ghi, cả lớp nhận xét bổ sung
-Gv: Đưa bảng phụ có liệt kê các sự việc theo thứ tự của
truyện TG
-Gv: Từ thứ tự của sự việc đó, em hãy trình bày đặc điểm

của phương thức tự sự.
kể lại một chuỗi sự việc theo thứ tự nhất định nhằm thể
hiện một ý nghĩa nào đó
-Gv: Bản thân từ “tự sự” cũng thể hiện đặc điểm văn bản
này. “Tự” chữ Hán là kể, “sự” là việc, chuyện tự sự là kể
chuyện
-Gv: cho hs đọc ghi nhớ trong sgk 2 lần và ghi ghi nhớ
-Gv: Nêu mục tiêu tự sự chỉ là kể việc TG đánh giặc có
cần kể hết 8 sự việc không? Vì sao?
Không cần kể 8 sự việc, chỉ cần kể từ sự việc 2 đến sự
việc 5 vì thực hiện mục đích tự sự
Hoạt động 3:
Hướng dẫn hs làm bài tập
PP: cho hs đọc đề bài tập, xác định yêu cầu, giải bài tập
BT 1: Hs làm độc lập
BT 2: Làm theo nhóm, cử đại diện trình bày
BT 3: Làm độc lập
BT 4: Làm theo nhóm. Chú ý lựa chọn chi tiết, tóm tắt
cử đại diện trình bày
(GV nhận xét)

- Truyện TG
1.Sự ra đời
2.Gióng biết nói và nhận
trách nhiệm đánh giặc
3.Gióng lớn nhanh như thổi
4.Gióng vươn vai thành tráng
sĩ, ra trận
5.Gióng đánh tan giặc
6.Gióng lên núi, cởi bỏ áo

giáp sắt bay về trời
7.Vua lập đền thờ và phong
danh hiệu
8.Những vết tích còn lại

*Ghi nhớ sgk T28
II.Luyện tập

1.Kể diễn biến tư tưởng của
ông già (mang sắc thái hóm
hỉnh)
Ý nghĩa: yêu cuộc sống
2.Bài thơ thuộc loại tự sự
3.Có nội dung tự sự
4.Kể tóm tắt nhằm giải thích là
chính (khoảng 10->12 dòng)
đưa kết thúc lên trước: Tổ tiên
người Việt xua là
BT 5: Nên kể vắn tắt một vài thành tích của Minh để các 5.BTVN
bạn trong lớp hiểu Minh là người “Chăm học, học giỏi
lại thường giúp đỡ bạn”
V.Củng cố dặn dò
- Học bài, làm bài tập


Ngữ văn lớp 6
- Chuẩn bị bài “Sơn Tinh, Thủy Tinh”


Ngữ văn lớp 6

Ngày soạn :
Ngày giảng:
Tiết 10+11
SƠN TINH, THỦY TINH
I. Mục tiêu cần đạt
-Hiểu truyền thuyết STTT nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở châu thổ Bắc Bộ
thời các vua Hùng dựng nước và khát vọng của người Việt Cổ trong việc giải thích và chế
ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người
Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong truyền thuyết.
- Những nét chính về nghệ thuật của truyện: sử dụng nhiều chi tiết kì lạ, hoang đường
2. Kĩ năng
- Đọc, hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại
- Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện
- Xác định ý nghĩa của truyện
- Kể lại được truyện
III. Chuẩn bị của thầy và trò
1.Thầy:
-Đọc STTT trong sgk
-Đọc bài thơ STTT của Nguyễn Nhược Pháp
-Tranh vẽ cảnh STTT giao đấu
2.Trò
-Đọc văn bản và soạn các câu hỏi trong sgk
IV. Tiến trình hoạt động
1.Ổn định
2.Kiểm tra
1.Em hãy nêu những chi tiết kỳ ảo, hoang đường trong truyện TG?

2.Nêu ý nghĩa của truyện TG?
3.Bài mới
1.Giới thiệu bài: SGV t71
2.Tiến trình tổ chức hoạt động
Hoạt động 1:
I.Tìm hiểu chung
Tiếp cận văn bản:
1.Chú thích: sgk t33
-Tìm hiểu chú thích: SGK T33
-ván = mâm
-Gv hướng dẫn đọc, gv đọc
-nệp = cặp
Hướng dẫn hs thảo luận tìm hiểu văn bản
2.Đọc
-Gv: Văn bản STTT có thể chia làm mấy phần ? Ý 3.Bố cục: 3 phần
nghĩa mỗi phần?
3 phần
Đ1: từ đầu đến “đôi” : Vua Hùng kén rể
Đ2: “…rút quân” : STTT cầu hôn và cuộc giao tranh
giữa 2 thần
Đ3: còn lại : Sự trả thù hàng năm của TT


Ngữ văn lớp 6
Hoạt động 2:
-Gv: truyện STTT gắn với thời đại nào trong lịch sử
VN?
gắn với thời đại các vua Hùng
-Gv: Giảng thêm, mở rộng theo SGV T72: Trong
truyện nhân vật chính là ai?

ST, TT
-Gv: chuyển ý
Hùng vương thứ 18 có người con gái xinh đẹp đến
tuổi lấy chồng ý định của vua như thế nào?
chọn rể xứng đáng
-Gv: khi vua có ý định như vậy thì sự việc gì đã xảy
ra?
có 2 chàng trai đến cầu hôn đó là ST, TT đều có phép
thuật cao cường, tài giỏi
-Gv: Trước tài năng của họ, vua Hùng làm gì?
yêu cầu sính lễ
-Gv: Em có nhận xét gì về sính lễ?
thảo luận
+ khó tìm kì lạ chỉ có ở miền núi
+ ưu tiên cho ST
-Gv: TT đến sau, đã có hành động gì?
TT đùng đùng nổi giận, hô mưa, gọi gió, dâng nước
đánh ST
-Gv:Trước tình thế đó ST đã làm gì?
ST không hề nao núng … nước lũ
-Gv: Nhận xét của em về tài năng và cuộc giao tranh
của 2 thần
tưởng tượng, kỳ ảo
-Gv: kết quả và ý nghĩa của cuộc giao tranh
Hs: thảo luận
+ TT: hiện tượng lũ lụt
+ ST: lực lượng nhân dân đắp đê phòng chống thiên
tai, chiến thắng thiên nhiên
-Giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm ở châu thổ Bắc
Bộ.

-Liên hệ thực tế

II.Tìm hiểu chi tiết

1. Hoàn cảnh và mục đích của
việc vua Hùng kén rể
- Chọn phò mã xứng đáng

2. Cuộc thi tài giữ ST, TT
- Cả 2 người đều có tài cao, phép
lạ

- Kết quả: ST cưới được Mỵ
Nương, TT nổi giận đuổi đánh
ST.

3. Hiện thực được phản ánh sau
câu chuyện:
- Cuộc sống lao động vật lộn với
thiên tai, lũ lụt hàng năm của cư
dân đồng bằng Bắc Bộ.
- Khát vọng của người Việt cổ
trong việc chế ngự thiên tai, lũ
lụt, xây dựng, bảo vệ cuộc sống
của mình
3. Nghệ thuật
- Xây dựng hình tượng nhân vật
mang dáng dấp thần linh ST và
TT với nhiều chi tiết tưởng
tượng kì ảo (tài dời non dựng

lũy của ST; tài hô mưa, gọi gió
của TT)
- Tạo sự việc hấp dẫn: hai vị


Ngữ văn lớp 6

Hoạt động 3:
-BT 1: về nhà tập kể
-BT 2: thảo luận, trình bày
-BT 3: Truyện dân gian liên quan đến thời đại vua
Hùng
1.Nàng Út làm bánh ót
2.Sự tích hát xoan
(Quế Hoa hát cho vợ vua Hùng sinh vào mùa xuân
nên gọi là hát xuân (xoan) ở Vĩnh Phúc-Phú Thọ, vợ
vua sinh được 3 người con trai)
V.Củng cố dặn dò
-Nêu lại ý nghĩa truyện
-Tập kể chuyện
-Làm bài tập và soạn bài: Nghĩa của từ

thần ST, TT cùng cầu hôn Mỵ
Nương
- Dẫn dắt, kể chuyện lôi cuốn,
sinh động
4. Ý nghĩa
ST, TT giải thích hiện tượng
mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đồng
bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng

dựng nước; đồng thời thể hiện
sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên
tai, bảo vệ cuộc sống của người
Việt cổ
III.Luyện tập


Ngữ văn lớp 6


Ngữ văn lớp 6
Ngày soạn :
Ngày giảng:
Tiết 12
NGHĨA CỦA TỪ
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp hs nắm được
-Thế nào là nghĩa của từ
-Một số cách giải nghĩa của từ
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
- Khái niệm nghĩa của từ
- Cách giải thích nghĩa của từ
2. Kĩ năng
- Giải thích nghĩa của từ
- Dùng từ đúng nghĩa trong nói và viết
- Tra từ điển để hiểu nghĩa của từ
III. Chuẩn bị của thầy và trò
1.Thầy: giáo án và từ điển
2.Trò: Đọc trước bài học sgk

IV. Tiến trình hoạt động
1.Ổn định
2.Kiểm tra
1.Từ mượn là từ ntn? Cho vd và cho biết gốc của từ mượn đó
2.Hãy nêu cách viết từ mượn? Cho vd
3.Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Tiến trình
Hoạt động 1:
I.Bài học
-Gv: Cho hs đọc chú thích: tập quá lẫm liệt; nao 1.Nghĩa của từ
núng
Ghi nhớ 1: sgk t35
-Gv: mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận?
2 bộ phận
-Gv: Bộ phận nào trong chú thích nêu lên
nghĩa của từ?
bộ phận đứng sau
-Gv: Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô
hình dưới đây?
nội dung
-Gv: Em hiểu nghĩa của từ là gì?
Hs: thảo luận
-Gv: nhắc lại, đọc phần ghi nhớ sgk
Hoạt động 2:
2.Cách giải thích nghĩa của từ
-Gv: Cho hs đọc lại các chú giải ở phần 1 và
hỏi:
Trong mỗi chú thích trên nghĩa của từ được
giải thích bằng cách nào?



Ngữ văn lớp 6
2 cách
1.Tập quán giải thích bằng cách trình bày các
khái niệm mà từ biểu thị
2.lẫm liệt, nao núng giải thích bằng cách đưa
ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa
-Gv: Chốt lại ý và cho vd
Đọc ghi nhớ
Ghi nhớ 2: sgk t 35
-Gv: hướng dẫn hs sử dụng từ điển
Hoạt động 3:
II.Luyện tập
BT 1: hs làm
BT 1: hs làm, cả lớp nhận xét
BT 2:Điền từ
BT 2: hs làm
a) học tập
b) học lỏm
c) học hỏi
d) học hành
BT 3: hs lên bảng thực hiện
BT 3:
a) trung bình
b) trung gian
c) trung niên
BT4: Cho hs làm trong vở nháp gọi 1->5 em BT 4: Giải thích từ theo những cách đã
chấm
biết

a) rung rinh: chuyển động qua lại, liên
BT 5: Dành cho hs khá giỏi
tục, nhẹ nhàng
Gv gợi ý
b) Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu vào
-“mất” theo cách giải nghĩa của nhân vật Nụ là
lòng đất để lấy nước
“ không biết ở đây”
c) Hèn nhát: thiếu can đảm (đến mức
-“mất” hiểu theo cách thông thường là không
đáng khinh bỉ)
còn được sử hữu, không có, không thuộc về nữa
mình
V.Củng cố dặn dò:
-Về nhà tập tra từ điển
-Chuẩn bị bài: sự việc và nhân vật trong văn tự sự

Ngày soạn :
Ngày giảng:


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×