Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

4 đề thi thử THPTQG năm 2019 môn địa lý THPT yên lạc 2 vĩnh phúc lần 1 file word có lời giải chi tiết image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.5 KB, 15 trang )

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2

KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 – 2019
ĐỀ THI THỬ LẦN 1
Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ 12
Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

(Đề thi gồm có 40 câu)

Mã đề thi 132

Câu 1: Cho biểu đồ:

Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên?
A. Sự phân mùa trong chế độ dòng chảy sông Hồng sâu sắc.
B. Tổng lưu lượng nước sông Hồng lớn.
C. Mùa lũ sông Hồng trùng với mùa mưa.
D. Sự phân mùa trong chế độ dòng chảy sông Hồng không sâu sắc.
Câu 2: Cho bảng số liệu:
Nhiệt độ trung bình và biên độ nhiệt năm của ba địa điểm ở nước ta
Địa điểm

Hà Nội

Huế

TP. Hồ Chí Minh

Nhiệt độ (0C)


23,4

25,1

26,9

Biên độ nhiệt (0C)

12, 5

9,7

3,1

Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Hà Nội có nhiệt độ trung bình thấp nhất, biên độ nhiệt năm cao nhất.
B. Huế có nhiệt độ trung bình và biên độ nhiệt năm trung bình.
C. Hà Nội có nhiệt độ trung bình và biên độ nhiệt năm cao nhất.
D. TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ trung bình cao nhất, biên độ nhiệt năm thấp nhất.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của ngành chăn nuôi?


A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp hàng tiêu dùng.
B. Cung cấp cho con người các thực phẩm có dinh dưỡng cao.
C. Cung cấp lương thực nhằm đảm bảo đời sống nhân dân.
D. Cung cấp nguồn phân bón, sức kéo cho ngành trồng trọt.
Câu 4: Vùng biển được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền là vùng
A. đặc quyền kinh tế. B. nội thuỷ. C. tiếp giáp lãnh hải. D. lãnh hải.
Câu 5: Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định ở khu vực Tây Nam Á là
A. tồn tại nhiều tôn giáo và tỉ lệ người dân theo đạo Hồi cao.

B. sự can thiệp của các thế lực bên ngoài.
C. sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt trong dân cư và sự xung đột sắc tộc.
D. vị trí địa - chính trị quan trọng và nguồn dầu mỏ phong phú.
Câu 6: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi Việt Nam đa dạng?
A. Có các cao nguyên badan xếp tầng và cao nguyên đá vôi.
B. Có núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên.
C. Bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều núi thấp.
D. Bên cạnh núi, còn có đồi.
Câu 7: Sự đa dạng và giàu có của hệ sinh thái vùng ven biển nước ta không bao gồm sự đa
dạng và giàu có của
A. hệ sinh thái vùng ngập mặn.
C. hệ sinh thái rừng trên núi cao.

B. hệ sinh thái trên đất phèn.
D. hệ sinh thái rừng trên các đảo.

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết khu vực nào sau đây có lượng mưa
trung bình năm ít nhất?
A. Đồng bằng Bắc Bộ.

B. Đồng bằng Nam Bộ.

C. Cực Nam Trung Bộ.

D. Trung Trung Bộ.

Câu 9: Nguyên nhân nào sau đây làm cho thiên nhiên nước ta khác với các nước có cùng vĩ
độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi?
A. Do nước ta nằm gần xích đạo.
B. Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. Nước ta tiếp giáp với Biển Đông.


D. Ảnh hưởng của chế độ gió mùa.
Câu 10: Cho biểu đồ về dầu thô ở một số khu vực của thế giới năm 2003:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô và cơ cấu sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực của thế
giới.
B. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực của thế
giới.
C. Sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực của
thế giới.
D. Sản lượng dầu thô khai thác và lượng dầu thô tiêu dùng ở một số khu vực của thế
giới.
Câu 11: Rừng ngập mặn ven biển ở nước ta phát triển mạnh nhất ở
A. Nam Bộ.

B. Bắc Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Nam Trung Bộ.

Câu 12: Sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lý và cảnh quan địa lý từ Xích
đạo đến cực là biểu hiện của quy luật
A. địa ô.

B. địa đới.


C. thống nhất.

Câu 13: Các nước công nghiệp mới (NICS) tập trung chủ yếu ở
A. châu Á và Mĩ La tinh.
B. châu Phi và Bắc Mĩ.
C. châu Đại Dương và Nam Á.
D. châu Âu và Tây Nam Á.

D. đai cao.


Câu 14: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất không phải là nguyên nhân chính gây
nên hiện tượng
A. giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày.
B. khác nhau giữa các mùa trong một năm.
C. sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.
D. lệch hướng chuyển động của các vật thể.
Câu 15: Cơ sở quan trọng để hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực là
A. vai trò của các công ty xuyên quốc gia.
B. giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
C. Sự phân hóa giàu nghèo giữa các nhóm nước.
D. có nét tương đồng về địa lí, văn hóa, lịch sử.
Câu 16: Ở nước ta, đặc điểm nào sau đây không phải là thế mạnh của khu vực đồng bằng?
A. Trồng cây công nghiệp lâu năm.
B. Cung cấp nguồn lợi thủy sản, lâm sản.
C. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, nông sản chính là lúa gạo.
D. Phát triển giao thông đường sông.
Câu 17: Khoáng sản nào sau đây có ý nghĩa quan trọng nhất ở Biển Đông nước ta?
A. Sa khoáng.


B. Vàng.

C. Titan.

D. Dầu mỏ.

Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, cho biết hướng vòng cung của địa
hình nước ta điển hình nhất ở vùng núi nào sau đây?
A. Trường Sơn Nam. B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Đông Bắc.
Câu 19: Hệ tọa độ địa lí của phần đất liền nước ta là
A. 230 23’B - 8 0 34’B và 1020 09’Đ - 1090 24’Đ.
B. 230 20’B - 8 0 30’B và 1020 09’Đ - 1090 24’Đ.
C. 230 23’B - 8 0 30’B và 1020 09’Đ - 1090 24’Đ.
D. 230 23’B - 8 0 34’B và 1020 09’Đ - 1090 20’Đ.
Câu 20: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là
A. hiệu số giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử.


B. tổng số giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử.
C. hiệu số giữa người xuất cư, nhập cư.
D. tổng số giữa người xuất cư, nhập cư.
Câu 21: Đặc điểm nào sau đây quan trọng nhất đối với sản xuất nông nghiệp?
A. Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu.
B. Đối tượng là cây trồng, vật nuôi.
C. Sản xuất có đặc tính mùa vụ.
D. Sản xuất phụ thuộc vào tự nhiên.
Câu 22: Nguồn lực nào sau đây tạo thuận lợi hay khó khăn trong việc giao lưu giữa các vùng
trong một nước?
A. Khoa học.


B. Lao động.

C. Đất đai, biển.

D. Vị trí địa lí.

Câu 23: Từ lâu, Liên bang Nga đã được coi là cường quốc về
A. công nghiệp vũ trụ, nguyên tử của thế giới.
B. công nghiệp dệt của thế giới.
C. công nghiệp luyện kim của thế giới.
D. công nghiệp chế tạo máy của thế giới.
Câu 24: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết những địa điểm nào sau đây có
mùa mưa vào mùa hạ?
A. Điện Biên Phủ, Đồng Hới, Lạng Sơn.
B. Cà Mau, Cần Thơ, Sa Pa.
C. Cà Mau, Cần Thơ, Đà Nẵng.
D. Điện Biên Phủ, Đà Nẵng, Đà Lạt.
Câu 25: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Gâm thuộc lưu vực sông
nào sau đây?
A. Sông Hồng.

B. Sông Thái Bình.

C. Sông Mê Công.

D. Sông Đồng Nai.

Câu 26: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây tiếp giáp với
Campuchia?
A. Quảng Nam.


B. Bình Dương.

C. Bình Định.

D. Long An.


Câu 27: Khu vực có dải đồi trung du rộng nhất nước ta nằm ở
A. rìa Đồng bằng sông Hồng.

B. Tây Nguyên.

C. Đông Nam Bộ

D. Bắc Trung Bộ.

Câu 28: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết than nâu tập trung chủ yếu ở
vùng nào sau đây?
A. Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Đông Nam Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 29: Ý nghĩa to lớn của vị trí địa lí nước ta về mặt kinh tế là
A. nằm ở khu vực nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới.
B. có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hoá - xã hội với các nước trong khu vực.

C. nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế.
D. có mối giao lưu lâu đời với nhiều nước trong khu vực.
Câu 30: Địa hình núi theo hướng vòng cung ở nước ta thể hiện rõ ở vùng núi nào sau đây?
A. Đông Bắc và Tây Bắc.
B. Đông Bắc và Trường Sơn Nam.
C. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
D. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
Câu 31: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết vùng biển của nước ta không
tiếp giáp với vùng biển của nước nào sau đây?
A. Mianma.

B. Thái Lan.

C. Malaixia.

D. Philippin.

Câu 32: Vùng đất ngoài đê ở Đồng bằng sông Hồng của nước ta là nơi
A. có các khu ruộng cao bạc màu.
B. không được bồi đắp phù sa hàng năm.
C. thường xuyên được bồi đắp phù sa.
D. có nhiều ô trũng ngập nước.
Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, cho biết đỉnh núi nào sau đây có
độ cao lớn nhất ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
A. Lang Bian.

B. Phanxipăng.

C. Ngọc Linh.


D. Chư Yang Sin.


Câu 34: Do biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành dải đồng bằng duyên hải miền
Trung nên
A. đồng bằng phần nhiều hẹp ngang.
B. đồng bằng bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
C. đất nghèo dinh dưỡng, nhiều cát, ít phù sa.
D. có một số đồng bằng mở rộng ở các cửa sông lớn.
Câu 35: Khối khí nào sau đây không phân biệt thành kiểu lục địa và kiểu hải dương?
A. Cực.

B. Chí tuyến.

C. Ôn đới.

D. Xích đạo.

Câu 36: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông nào sau đây có
lưu vực nằm hoàn toàn trong lãnh thổ nước ta?
A. Sông Hồng.

B. Sông Đà Rằng.

C. Sông Cửu Long.

D. Sông Cả.

Câu 37: Thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
A. Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích phần đất liền.

B. Thềm lục địa ở miền Trung thu hẹp, tiếp giáp với vùng biển nước sâu.
C. Đường bờ biển Nam Trung Bộ bằng phẳng.
D. Thềm lục địa phía bắc và phía nam nông, mở rộng.
Câu 38: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực không phải là của
A. sự phân hủy các chất phóng xạ.
B. các phản ứng hóa học khác nhau.
C. bức xạ từ Mặt Trời tới Trái Đất.
D. sự dịch chuyển các dòng vật chất.
Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, cho biết các cao nguyên nào sau
đây được xếp theo thứ tự từ Bắc xuống Nam của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A. Mộc Châu, Sín Chải, Tà Phìng.
C. Tà Phìng, Mộc Châu, Mơ Nông.

B. Tà Phìng, Sín Chải, Mộc Châu.
D. Tà Phìng, Mộc Châu, Sơn La.

Câu 40: Cho bảng số liệu:
GDP VÀ SỐ DÂN CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1985 – 2010
Năm

1985

1995

2004

2010


GDP (tỉ USD)


239,0

697,6

1649,3

5880,0

Số dân (triệu
người)

1070

1211

1299

1347

Để thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP và số dân của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2010, biểu
đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Cột chồng.

B. Đường.

C. Kết hợp.

----------- HẾT ----------


D. Cột ghép.


ĐÁP ÁN
1-D

2-C

3-C

4-B

5-D

6-B

7-C

8-C

9-B

10-D

11-A

12-B

13-A


14-B

15-D

16-A

17-D

18-D

19-A

20-A

21-A

22-D

23-A

24-B

25-A

26-D

27-A

28-D


29-C

30-B

31-A

32-C

33-C

34-C

35-D

36-B

37-C

38-C

39-B

40-B

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: D
Dựa vào biểu đồ đã cho, nhận xét thấy sự phân mùa trong chế độ dòng chảy sông Hồng sâu
sắc, tháng cao nhất (tháng 8) lưu lượng nước sông đạt > 9000m3/s; tháng kiệt nhất (tháng 3)
lưu lượng chưa đạt 1000m3/s.


=> Sự phân mùa trong chế độ dòng chảy sông Hồng không sâu sắc. không đúng với biểu đồ
trên
Câu 2: C
Cho bảng số liệu:
Nhiệt độ trung bình và biên độ nhiệt năm của ba địa điểm ở nước ta
Địa điểm

Hà Nội

Huế

TP. Hồ Chí Minh

Nhiệt độ (0C)

23,4

25,1

26,9

Biên độ nhiệt (0C)

12, 5

9,7

3,1


Hà Nội có nhiệt độ trung bình và biên độ nhiệt năm cao nhất không đúng
Câu 3: C


Phát biểu Cung cấp lương thực nhằm đảm bảo đời sống nhân dân không đúng với vai trò của
ngành chăn nuôi
Câu 4: B
Vùng biển được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền là vùng nội thuỷ.( SGK Địa lý 12
trang 15)
Câu 5: D
- Trong điều kiện thiếu hụt các nguồn năng lượng trên quy mô toàn cầu hiện nay, Tây Nam Á
và gần đây là cả Trung Á đã trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc.
Nhiều tổ chức tôn giáo chính trị cực đoan tăng cường hoạt dộng gây nên tình trạng mất ổn
định, mà nguyên nhân sâu xa là nguồn dầu mỏ và vị trí địa – chính trị quan trọng của khu
vực.
=>Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định ở khu vực Tây Nam Á là vị trí địa chính trị quan trọng và nguồn dầu mỏ phong phú.
Câu 6: B
Biểu hiện có núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên hình núi Việt Nam đa
dạng
Câu 7: C
+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích 450.000 ha, riêng Nam Bộ là 300.000 ha (lớn thứ 2
TG sau rừng ngập mặn Amadon ở Nam Mĩ). Tuy nhiên, hiện nay đã bị thu hẹp rất nhiều do
chuyển đổi thành diện tích nuôi thủy sản và do cháy rừng…HST rừng ngập mặn cho năng
suất
sinh
học
cao,
nhất

sinh

vật
nước
lợ.
+ Hệ sinh thái trên đất phèn, nước mặn, nước lợ và hệ sinh thái rừng trên đảo cũng rất đa
dạng và phong phú.
=>Sự đa dạng và giàu có của hệ sinh thái vùng ven biển nước ta không bao gồm sự đa dạng
và giàu có của hệ sinh thái rừng trên núi cao.
Câu 8: C
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết khu vực cực Nam Trung Bộ có lượng mưa
trung bình năm ít nhất?
Câu 9: B
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mưa nhiều, không bị áp cao chế ngự
thường xuyên, có 2 dòng biển nóng lạnh thường xuyên. Mặt khác, lãnh thổ nước ta hẹp ngang
nên ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền đem lại cho nước ta có lượng mưa rất lớn.
Trong khi đó, Bắc Phi và Tây Á do bề ngang lục địa lớn, áp cao chí tuyến thống trị quanh
năm, gió chủ yếu là gió Mậu Dịch, dòng biển lạnh nên rất ít mưa. Ngoài ra, Băc Phi còn chịu
ảnh hưởng của khối khí nóng đến từ Châu Á. Đó là những nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt
về khí hậu giữa nước ta với các khu vực trên


=>Nguyên nhân nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho thiên nhiên nước ta khác
với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi( sgk địa lý 12 trang 16)
Câu 10: D
Dựa vào biểu đồ đã cho, và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ đã cho có đơn vị nghìn thùng /
ngày thể hiện sản lượng dầu thô => biểu đồ thể hiện Sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng
ở một số khu vực của thế giới.
Câu 11: A
Rừng ngập mặn ven biển ở nước ta phát triển mạnh nhất ở Nam Bộ.( sgk địa lí 12 trang 38)
Câu 12: B
Khái niệm: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh

quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo đến cực).
=>Sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lý và cảnh quan địa lý từ Xích đạo
đến cực là biểu hiện của quy luật địa đới.
Câu 13: A
- Sau khi khôi phục độc lập, giành được chủ quyền , các nước Mĩ Latinh bước vào thời kì xây
dựng và phát triển kinh tế-xã hội, đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Một) như số nước
đã trở thành nước công nghiệp mới (viết tắt theo tiếng anh là NICs) như Braxin,
Áchentina,Mêhicô.
- Từ ngữ các nước công nghiệp mới bắt đầu được sử dụng ở thập niên 1970 khi "Bốn con hổ
châu Á" là Hồng Kông (khi đó còn là thuộc địa của Anh), Hàn Quốc, Singapore và Đài
Loan nổi lên với sự tăng trưởng ngoạn mục từ thập niên 1960. Thuật ngữ "các nước công
nghiệp mới" được dùng để chỉ các quốc gia trên trong giai đoạn đó. Ngày nay, các nước quốc
gia và vùng lãnh thổ này đã vượt qua giai đoạn công nghiệp hóa, và "NIC" được dùng chỉ các
nước tiếp bước con đường thành công của họ.
=>Các nước công nghiệp mới (NICS) tập trung chủ yếu ở châu Á và Mĩ La tinh.
Câu 14: B
Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất không phải là nguyên nhân chính gây nên hiện
tượng khác nhau giữa các mùa trong một năm.
Câu 15: D
Cơ sở quan trọng để hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực là có nét tương đồng về
địa lí, văn hóa, lịch sử.
Câu 16: A


Ở nước ta, đặc điểm trồng cây công nghiệp lâu năm không phải là thế mạnh của khu vực
đồng bằng. Vì đồng bằng thích hợp với cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn
ngày hơn; cây công nghiệp dài ngày thích hợp với vùng trung du, miền núi hơn
Câu 17: D
Khoáng sản dầu mỏ có ý nghĩa quan trọng nhất ở Biển Đông nước ta
Câu 18: D

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, hướng vòng cung của địa hình nước ta điển
hình nhất ở vùng núi Đông Bắc.
Câu 19: A
Hệ tọa độ địa lí của phần đất liền nước ta là 230 23’B - 8 0 34’B và 1020 09’Đ - 1090
24’Đ.(sgk địa lí 12 trang 12).
Câu 20: A
Tỉ số gia tăng dân số tư nhiên là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử (tính bằng đơn vị
%).
=>Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là hiệu số giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử.
Câu 21: A
Đặc điểm đất là tư liệu sản xuất chủ yếu quan trọng nhất đối với sản xuất nông nghiệp
Câu 22: D
Câu 23: A
Từ lâu, Liên bang Nga đã được coi là cường quốc về công nghiệp vũ trụ, nguyên tử của thế
giới. (sgk địa lí 11 trang 69)

Câu 24: B
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết những địa điểm Cà Mau, Cần Thơ, Sa Pa
có mùa mưa vào mùa hạ.
Câu 25: A
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, sông Gâm thuộc lưu vực sông Sông Hồng.
Câu 26: D
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, tỉnh Long An tiếp giáp với Campuchia.
Câu 27: A


-Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nước ta là các bề mặt bán bình nguyên hoặc
các đồi trung du.
-Bán bình nguyên thế hiện rõ nhất ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ ở độ cao khoảng
100m và bề mặt phủ badan ở độ cao khoảng 200m.

-Địa hình đồi trung du phần nhiều là các thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng
chảy.
-Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa phía bắc và phía tây đồng bằng sông Hồng, thu hẹp ở
rìa đồng bằng ven biển miền Trung.
=>Khu vực có dải đồi trung du rộng nhất nước ta nằm ở rìa Đồng bằng sông Hồng.
Câu 28: D
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết than nâu tập trung chủ yếu ở vùng Đồng
bằng sông Hồng.
Câu 29: C
+ Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường
bộ, đường sắt xuyên Á ⟶ tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.
+ Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.
+ Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, là điều kiện để hội nhập, hợp tác,
chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý...với các nước.
=>Ý nghĩa to lớn của vị trí địa lí nước ta về mặt kinh tế là nằm trên ngã tư đường hàng hải và
hàng không quốc tế.
Câu 30: B
Địa hình núi theo hướng vòng cung ở nước ta thể hiện rõ ở vùng núi Đông Bắc và Trường
Sơn Nam.
Câu 31: A
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết vùng biển của nước ta không tiếp giáp
với vùng biển của nước Mianma.
Câu 32: C
- được hình thành do bồi đắp của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình
- diện tích : 1,5 triệu ha
- địa hình : cao ở phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Địa hình bị chia cắt thành nhiều ô, có
một số ô trũng hoặc đồi cao hơn so với địa hình
- đồng bằng sông hồng thì đã được con người khai phá từ lâu, có ven đê sông ngăn lũ. Vùng
trong đê không được bồi đắp nên hình thành các ô trũng( do quá trình bồi đắp chưa hoàn
thiện ), một số nơi hình thành ruộng bậc cao, bạc màu, khó thoát nước vào mùa mưa. vùng

ngoài đê hàng năm vẫn được bồi đắp nhưng diện tích không lớn.


- đồng bằng sông hồng chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm ( nằm trong đê).
Vùng trong đê có đất phù sa cổ bạc màu
Ở khu vực đồng bằng sông Hồng, khu vực vẫn được bồi tụ phù sa vào mùa nước lũ là vùng
ngoài đê.
=>Vùng đất ngoài đê ở Đồng bằng sông Hồng của nước ta là nơi thường xuyên được bồi đắp
phù sa.
Câu 33: C
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, đỉnh núi Ngọc Linh có độ cao lớn nhất ở
miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 34: C
Do biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành dải đồng bằng duyên hải miền Trung nên
đất nghèo dinh dưỡng, nhiều cát, ít phù sa.( sgk địa lí 12 trang 33)
Câu 35: D
Do ở Xích đạo chịu ảnh hưởng của khối khí E- khối khí Xích đạo mang tính chất nóng ẩm
nên ko thể có kiểu lục địa ở đây do tính chất của Khối khí Xích đạo và kiểu lục địa trái ngược
nhau ,nên ko tồn tại kiểu Lục địa ( kiểu lục địa tính chất nóng khô,kiểu hải dương ẩm)
=>Khối khí Xích đạo không phân biệt thành kiểu lục địa và kiểu hải dương.
Câu 36: B
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hệ thống sông Sông Đà Rằng có lưu vực nằm
hoàn toàn trong lãnh thổ nước ta.
Câu 37: C
Thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta không có đặc điểm Đường bờ biển Nam
Trung Bộ bằng phẳng.
Câu 38: C
Nguồn năng lượng sinh ra nội lực không phải là của bức xạ từ Mặt Trời tới Trái Đất.
Câu 39: B
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, các cao nguyên Tà Phìng, Sín Chải, Mộc

Châu được xếp theo thứ tự từ Bắc xuống Nam của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Câu 40: B
Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc
độ tăng trưởng là biểu đồ đường (xử lí số liệu về đon vị %; lấy năm gốc là 100%; tốc độ tăng
trưởng các năm = giá trị năm sau/ giá trị năm gốc *100%)


GDP VÀ SỐ DÂN CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1985 – 2010
Năm

1985

1995

2004

2010

GDP (tỉ USD)

239,0

697,6

1649,3

5880,0

Số dân (triệu
người)


1070

1211

1299

1347

=>Để thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP và số dân của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2010,
biểu đồ Đường thích hợp nhất.



×