SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN PHÚ
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 02 trang)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1
NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh:…………………….
Số báo danh:......……………………....
Mục tiêu:
Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau:
- Kiến thức làm văn, tiếng Việt
- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm.
- Kiến thức đời sống.
Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản.
- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học).
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Kim Woo Chung; người sáng lập nên tập đoàn Deawoo từng viết trong quyển sách Thế giới quả là rộng
lớn và có rất nhiều việc phải làm rằng: “Lịch sử thuộc về những người biết ước mơ. Ước mơ là động lực
thay đổi thế giới. Tôi cam đoan rằng tất cả những người đang làm nên lịch sử thế giới ngày hôm nay đều có
những ước mơ lớn khi còn trẻ”. Dù thay đổi bản thân mình hay thay đổi thế giới, thì người ta cũng bắt đầu
bằng ước mơ.
Con đường theo đuổi ước mơ là con đường không bao giờ an toàn, cũng không phải là con đường dễ
dàng. Đôi khi ta phải chấp nhận đi đường vòng, làm việc mình không thích để nuôi dưỡng ước mơ. Đôi khi ta
phải đứng lên chống lại định kiến xã hội để đi theo con đường của mình. Nhiều khi ta phải đối mặt với cô
đơn, thất vọng. Dù làm gì, dù thế nào đi nữa, đừng bỏ cuộc. Hãy luyện tập mài giũa hàng ngày. Trái ngọt có
được sau những chặng đường dài thực sự rất xứng đáng. Hãy tin tưởng.
Khi ta làm điều mà ta yêu thích, không phải ai cũng có thể hiểu được. Nhưng mỗi người chúng ta được
sinh ra trên đời với một mục đích. Và nếu không làm được điều đó, sao ta có thể yên lòng khi nhắm mắt xuôi
tay?
(Trích Khi đã may mắn tìm thấy ước mơ, Sách Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? - Roise Nguyễn - NXB Hội
nhà văn, năm 2017, trang 217).
Câu 1. Thông hiểu
Vấn đề chính được đặt ra trong đoạn văn bản trên là gì?
Câu 2. Nhận biết
Theo tác giả vì sao Con đường theo đuổi ước mơ là con đường không bao giờ an toàn, cũng không phải là
con đường dễ dàng?
Câu 3. Thông hiểu
Hãy giải thích ngắn gọn quan niệm Trái ngọt có được sau những chặng đường dài thực sự rất xứng đáng?
Câu 4. Thông hiểu
Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Vận dụng cao
Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) triển khai chủ đề:
Cuộc sống cần ước mơ.
Câu 2 (5,0 điểm) Vận dụng cao
Nhận xét về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng là
nỗi nhớ tha thiết về một miền đất và một đoàn quân trong những ngày tháng gian khổ mà hào hùng của nhân
dân ta.”
Anh/chị hãy cảm nhận đoạn thơ sau, để làm sáng tỏ ý kiến trên:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Phần/ Câu
Nội dung
I
ĐỌC HIỂU
1
Phương pháp: căn cứ vào nội dung văn bản; phân tích, tổng hợp
Cách giải:
- Nôi dung chính: Ước mơ - khởi đầu của mọi điều.
2
Phương pháp: căn cứ vào nội dung văn bản;
Cách giải:
Vì:
- Đôi khi ta phải chấp nhận đi đường vòng, làm việc mình không thích để nuôi dưỡng ước
mơ.
- Đôi khi phải đứng lên chống định kiến xã hổi để đi theo con đường của mình.
- Phải đối mặt với cô đơn, thất vọng.
3
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
- Trái ngọt được hiểu là những thành quả mà con người nỗ lực thực hiện.
- Chặng đường dài là hành trình, những khó khăn gian khổ mà con người phải đối mặt trong
quá trình đi đến với trái ngọt, với thành công.
=> Trải qua sự nỗ lực, kiên gan, bền bỉ, không ngại khó khăn gian khổ, không từ bỏ khi vấp
ngã con người tất yếu sẽ nhận được thành quả, thành công xứng đáng. Đó là món quà đẹp
đẽ nhất mà do chính chúng ta tạo nên.
4
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Mỗi học sinh có thể lựa chọn thông điệp có ý nghĩa đối với bản thân và có lí giải phù hợp.
Gợi ý:
- Thông điệp về ước mơ là điều cần có với mỗi người.
- Thông điệp về sự nỗ lực, cố gắng không ngừng để đạt được ước mơ.
2
II
LÀM VĂN
1
Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận,
so sánh, tổng hợp,...)
Cách giải:
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách
khác nhau.
b. Xác định vấn đề nghị luận: Người anh hùng trong thời đại ngày nay.
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận: vận dụng kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra
bài học nhận thức và hành động.
1. Giới thiệu vấn đề: Cuộc sống cần mơ ước
2. Phân tích, bàn luận
- Ước mơ là gì? Là những khao khát, mong muốn con người muốn đạt được trong cuộc
sống.
- Vì sao cuộc sống mỗi người cần có mơ ước?
+ Ước mơ chính là động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn tới
ước mơ.
+ Ước mơ chính là ngọn đuốc soi sáng trong tim mỗi chúng ta, giúp ta vượt qua khó khăn,
nó hướng chúng ta tới những điều tốt đẹp.
+ Ước mơ cũng chính là mong muốn được cống hiến sức lực của mình cho xã hội và khi
chúng ta đạt được ước mơ cũng là lúc chúng ta được thừa nhận năng lực của mình.
- Cần làm gì để thực hiện mơ ước của bản thân: Con đường dẫn tới ước mơ cũng vô cùng
khó khăn, không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được, nhưng với những người kiên trì, bền
chí, thì ước mơ sẽ giúp cho bạn định hướng cho tương lai của mình một cách tốt đẹp nhất.
3. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân
- Phê phán những kẻ sống thờ ơ, không mơ ước, không lí tưởng.
- Liên hệ bản thân.
Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chung).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,...) để tạo lập một văn bản
nghị luận văn học.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm
tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, ý kiến
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng Quang
Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.
- Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ
thuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô (1986).
- Ý kiến: “Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng là nỗi nhớ tha thiết về một miền đất và một
đoàn quân trong những ngày tháng gian khổ mà hào hùng của nhân dân ta.”
Phân tích đoạn thơ
* Hai câu thơ đầu:
- Đoạn thơ mở đầu bằng hai câu thơ mang cảm xúc chủ đạo của toàn đoạn thơ. Cảm xúc ấy
là nỗi nhớ:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
+ Đối tượng của nỗi nhớ ấy là con Sông Mã, con sông gắn liền với chặng đường hành quân
của người lính.
+ Đối tượng nhớ thứ hai là nhớ Tây Tiến, nhớ đồng đội, nhớ bao gương mặt một thời chinh
chiến. Nỗi nhớ ấy được bật lên thành tiếng gọi tha thiết “Sông Mã xa rồi Tây Tiên ơi” gợi
lên bao nỗi niềm lâng lâng khó tả.
+ Đối tượng thứ ba của nỗi nhớ đó là “nhớ về rừng núi”. Rừng núi là địa bàn hoạt động của
Tây Tiến với bao gian nguy, vất vả nhưng cũng thật trữ tình, lãng mạn. Nhưng nay, tất cả đã
“xa rồi”. “Xa rồi” nên mới nhớ da diết như thế. Điệp từ nhớ được nhắc lại hai lần như khắc
sâu thêm nỗi lòng của nhà thơ.
+ Đặc biệt tình cảm ấy được Quang Dũng thể hiện bằng ba từ “Nhớ chơi vơi”, cùng với
cách hiệp vần “ơi” ở câu thơ trên làm nổi bật một nét nghĩa mới: “Chơi vơi” là trạng thái trơ
trọi giữa khoảng không rộng, không thể bấu víu vào đâu cả. “Nhớ chơi vơi” có thể hiểu là
một mình giữa thế giới hoài niệm mênh mông, bề bộn, không đầu, không cuối, không thứ tự
thời gian, không gian. Đó là nỗi nhớ da diết, miên man, bồi hồi, bâng khuâng, sâu lắng làm
cho con người có cảm giác đứng ngồi không yên.
* Hai câu thơ sau:
- Tác giả gợi đên những địa danh quen thuộc của miền Tây Bắc: Sài Khao, Mường Lát để
đưa người đọc bước vào những địa hạt heo hút, hoang dại theo bước chân quân hành của
người lính Tây Tiến.
- Ấn tượng đầu tiên hiện ra trong nỗi nhớ của người lính TT là sương núi mịt mù:
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
- Trên đỉnh Sài Khao, sương dày đến độ vùi lấp cả đương đi, vùi lấp cả đoàn quân trong mờ
mịt. Đoàn quân hành quân trong sương lạnh giữa núi rừng trùng điệp không tránh khỏi cảm
giac mệt mỏi rã rời. Con người trở nên hết sức bé nhỏ giữa biển sương dày đặc mênh mông
ấy...
- Người lính hiện lên trong sự bay bổng, lãng mạn: Giữa mịt mù sương lạnh, người lính Tây
Tiên vẫn thấy con đường hành quân thật: đẹp và nên thơ:
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Vẫn là sương khói ấy thôi, nhưng cách nói “hoa về” khiến sương không còn lạnh giá nữa
mà gợi sự quần tụ, sum vầy thật tình tứ và ấm áp.
Bao trùm cả đoạn thơ là nỗi nhớ da diết về miền Tây đã gắn bó một thời máu thịt với
tác giả và những người đồng đội chí cốt.
Tổng kết