Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

35 đề thi thử THPTQG môn ngữ văn 2019 sở GD và đt vĩnh phúc trường THPT đội cấn lần 1 (có lời giải chi tiết) image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.79 KB, 5 trang )

ĐỀ KSCL THI THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 12
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề gồm 2 trang)
Mục tiêu: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau:
- Kiến thức làm văn, tiếng Việt
- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm.
- Kiên thức đời sống.
Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản.
- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học).
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) ID: 301882 )
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Một lần, trên đường đi làm tôi ghé vào một cửa hàng nhỏ để mua tờ báo và mấy thanh kẹo cao su. Cô
gái trẻ ở quầy thu ngân đưa cho tôi hóa đơn với số tiền phải trả là năm đô-la. Trong khi mở ví lấy tiền,
tôi nhầm tính một tờ báo và mấy thanh kẹo không thể đến năm đô-la được nên có ý muốn hỏi lại.
Nhưng tôi chưa kịp hỏi thì cô đã nở nụ cười thật tươi và dỉ dỏm:
- Cháu tính thêm tiền công vì đã làm cho bác vui đấy!
Tôi bật cười khi biết mình bị “lừa”. Cô gái nhìn qua tờ báo tôi vừa mới mua và nói:
- Cháu tật không hiểu sao người ta chỉ đưa những tin không hay lên trang đầu. Cháu thì thích đọc
những tin tốt lành hơn.
Rồi cô nói tiếp:
- Cháu nghĩ chắc phải có thêm một tờ báo toàn những câu chuyện viết về những người tốt và những
việc hay lẽ phải để khơi dậy niềm tin và mang điều tốt lành đến cho mọi người. Nếu có tờ báo ấy, cháu
sẽ mua hàng ngày. Cô gái cảm ơn tôi và nói với vẻ đầy lạc quan:
- Hy vọng là ngày mai sẽ có tin tức gì đó tốt lành, bác nhỉ!
Và cô lại cười. Cả ngày hôm ấy tôi cảm thấy phấn chấn và trong lòng tràn ngập niềm vui.
Ngày hôm sau, tôi ghé lại cửa hàng sau khi vừa giải quyết xong công việc với khách hàng. Nhưng lần
này tiếp tôi ở quầy thu ngân là một cô gái khác. Lúc thanh toán tiền cho mấy thứ vừa mua, tôi chào cô
nhưng cô chẳng buồn đáp lại, không nở một nụ cười, cũng không một lời nói. Gương mặt không có vẻ
gì là thân thiện vui vẻ, cô ta chỉ thối lại tôi mấy đồng tiền thừa, rồi uể oải nói: “mời người tiếp theo”.


Hai cô gái, cùng một độ tuổi, cùng làm một công việc như nhau, nhưng lại gây cho tôi những ấn tượng
hoàn toàn khác biệt. Một người mang đến cho tôi niềm vui, sự gần gũi, còn một người lại khiến tôi có
cảm giác như thể xuất hiện của mình làm cho cô ấy khó chịu.
(Trích Điều kì diệu của thái độ sống, Tác giả: Mác Anderson, Dịch giả: Hiếu Dấn, Thế Lâm, Văn
Khanh, NXB Tổng Hợp TPHCM, 2016)
Câu 1: Nhận biết
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản
Câu 2: Thông hiểu
Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật trong câu: Hai cô gái, cùng một độ tuổi, cùng làm một
công việc như nhau, nhưng lại gây cho tôi những ấn tượng hoàn toàn khác biệt. Một người mang đến
cho tôi niềm vui, sự gần gũi, còn một người lại khiến tôi có cảm giác như thể xuất hiện của mình làm
cho cô ấy khó chịu.
Câu 3: Thông hiểu
Tại sao nhận vật “tôi cảm thấy phấn chấn và trong lòng tràn ngập niềm vui”?
Câu 4: Vận dụng
Trang 1/5


Anh/chị có đồng tình với câu trả lời: “Cháu thích đọc những tin tức tốt lành hơn” của cô gái thứ nhất
trong văn bản không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm) ID: 301891 ) Vận dụng cao
Từ văn bản phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn khoảng (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý
nghĩa câu nói: “Thái độ tích cực chính là bí quyết nhỏ để làm nên sự khác biệt lớn” (Mac Anderson)
Câu 2: (5 điểm) (ID: 301893 ) Vận dụng cao
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(Trích Tây Tiến - Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12, NXBGD 2010)

Cảm nhận vẻ đẹp trên trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Từ đó, liên hệ với đoạn thơ:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
(Trích Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử, SGK Ngữ văn 11, NXBGD 2010)
để nhận xét cái nhìn về thiên nhiên của mỗi nhà thơ.
Hết

Câu
Đọc hiểu

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Nội Dung
1.
Phương pháp: Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học
Cách giải:
- Phương thức: Tự sự
2.
Phương pháp: Căn cứ các biện pháp nghệ thuật đã học: so sánh, nhân hóa,...
Cách giải:
- Biện pháp: Đối lập (niềm vui, sự gần gũi >< khó chịu)
- Tác dụng: Nhấn mạnh sự trái ngược giữa hai cô gái trong cùng một độ tuổi, cùng công
việc nhưng thái độ, cách ứng xử với khách lại khác nhau hoàn toàn; tác dụng của việc ứng
xử thân thiện, vui vẻ.
3.
Phương pháp: Lý giải, tổng hợp
Cách giải:
Nhân vật tôi cảm thấy phấn chấn, vui vẻ là nhờ thái độ cư xử tích cực của cô gái thu ngân
thứ nhất. Cô là người vui vẻ, hài hước với nụ cười dí dỏm khi giao tiếp với khách hàng.

Điều đó đã làm cho người khách cảm thấy lạc quan, yêu đời.
4.
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp
Cách giải:
Học sinh có thể đồng tình, không đồng tình hoặc đồng tình một phần. Nhưng cần có những
kiến giải hợp lý, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Đồng ý: Trong cảm nhận của mỗi người, không ai muốn nhận được tin xấu. Không ai
muốn mình chìm trong cuộc sống âm u, sợ hãi. Mọi người ai cũng mong chờ tin tức tốt
Trang 2/5


lành vì nó đem đến sự may mắn, làm cho cuộc sống trở nên tươi sáng, hạnh phúc. Tin tốt
lành có tác dụng truyền động lực, cảm hứng, lạc quan cho tất cả mọi người.
- Không đồng ý: Trong cuộc sống mỗi người có sở thích khác nhau. Có khi đọc những tin
không
tốt lành lại là dịp mỗi người nhận ra bản chất của cái xấu, cái ác... để rút ra bài học kinh
nghiệm
cho mình và mọi người.
- Nếu đồng tình một phần: Kết hợp cả hai ý kiến trên.
Làm văn
1

2

Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận,
so sánh, tổng hợp,...)
*Cách giải:
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo nhiều
cách khác nhau.
b. Xác định vấn đề nghị luận: Người anh hùng trong thời đại ngày nay.

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận: Vận dụng kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng,
rút ra bài học nhận thức và hành động.
* Giải thích: Thái độ tích cực là thái độ chủ động trước cuộc sống, được thể hiện trong
cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động, luôn suy nghĩ theo chiều hướng tốt. Thực chất câu
nói là lời khuyên con người nên có thái độ sống tích cực.
* Bàn luận, phân tích, chứng minh vấn đề
- Vì sao thái độ sống tích cực là bí quyết nhỏ để làm nên sự khác biệt lớn?
+ Cuộc đời không chỉ có màu hồng, thảm nhung, ánh sáng mà có có góc khuất, góc tối. Vì
thế trong cuộc sống, mỗi con người cần phải đối mặt với nỗi buồn, niềm đau, khó khăn.
Đó là quy luật tất yếu mà mỗi chúng ta phải trải qua...
+ Vì vậy, muốn sống có ý nghĩa, ta phải đối diện với những nỗi đau buồn, sự thất bại bằng
thái độ sống lạc quan, yêu đời, sống bằng cả trái tim tin yêu, ý chí, nghị lực.
- Những giá trị mà thái độ sống tích cực đem lại:
+ Với cá nhân:
.. Người có thái độ sống tích cực thường dễ thành công hơn trong cuộc sống
.. Niềm lạc quan, yêu đời chính là sức mạnh tinh thần giúp con người vững vàng vượt qua
mọi
sóng gió trong cuộc sống.
+ Với xã hội: Thái độ sống tích cực góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
* Bàn bạc, mở rộng:
Thái độ sống tích cực khác với sự huyễn hoặc, ảo tưởng. Phê phán những con người luôn
có suy nghĩ bi quan, yếu đuối, nhanh chóng bị sóng gió cuộc đời quật ngã, không thể đứng
dậy sau thất bại, đau khổ. Đó là những con người thiếu bản lĩnh, dễ bị ảnh hưởng bởi
ngoại cảnh.
* Bài học nhận thức hành động
- Nhận thức sâu sắc về nghĩa to lớn của thái độ sống tích cực.
- Tích cực trong rèn luyện, học tập, cuộc sống, bồi dưỡng lòng tự tin, ý thức tự chủ.
* Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,...) để tạo lập một văn bản

nghị luận văn học.
* Cách giải:
Trang 3/5


a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học: Có đủ các phần, trong đó phần Mở bài nêu
được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của đoạn
thơ trong Tây Tiến của Quang Dũng. Từ đó bình luận liên hệ với đoạn thơ trong bài Đây
thôn Vĩ Dạ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Vận dụng tốt các thao tác lập luận;
kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả, tác phẩm
cũng như cách hiểu về vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần bi tráng, thí sinh có thể triển khai theo
nhiều cách nhưng phải bám sát vấn đề nghị luận và cần làm rõ một số ý cơ bản sau.
1. Giới thiệu chung: Giới thiệu về Quang Dũng và đoạn thơ Tây Tiến
2. Phân tích vấn đề
a. Bài thơ Tây Tiến
Bài thơ được sáng tác 1948, tại Phù Lưu Chanh trong nỗi nhớ về “Tây Tiến”. Đoạn thơ
thuộc phần thứ hai khổ thứ hai của bài thơ với cảm hứng là nỗi nhớ về Châu Mộc mĩ lệ,
huyền ảo.
- Trước hết là khung cảnh thiên nhiên:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
+ Không gian được bao trùm bởi một màn sương giăng mắc trở nên mờ ảo, như hư, như
thực. Sương chiều bảng lảng đầy thi vị, chứ không còn là “sương lấp đoàn quân mỏi” khi
màn đêm buông xuống
+ Sông nước, bến bờ lặng tờ, hoang dại như thời tiền sử, chỉ có màu lau trăng trải dài tít
tắp, phất phơ theo chiều gió thổi, xôn xao ẩn chứa những nỗi niềm của con người... Thiên
nhiên như có linh hồn, “hồn lau” hài hòa với “hồn thơ” của những người lính đa cảm.
Cũng có thể hiểu “hồn lau” là một ẩn dụ đặc sắc gợi về vẻ đẹp giản dị, gần gũi, hồn hậu

của những con người miền Tây- những người lao động trên sông nước mênh mông.
- Trên nền thiên nhiên tĩnh lặng và thơ mộng đó nổi bật hình ảnh con người:
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hóa đong đưa
+ “Dáng người trên độc mộc” phải chăng đó là dáng hình mềm mại, uyển chuyển của
thiếu nữ sơn cước trên chiếc thuyền độc mộc trên dòng sông Mã, tạo nên chất thơ làm tiêu
tan vẻ dữ dội của “dòng nước lũ” hung hãn
+ Như để hoà hợp với con người, những bông hoa rừng cũng đong đưa làm duyên trên
dòng nước xiết. “Hóa đong đưa” là một hình ảnh lạ, hoa lá vô tri như được thổi hồn vào,
gợi ra ánh mắt lúng liếng tình tứ của những cô gái vùng núi xinh đẹp trẻ trung
 Hình ảnh người đẹp thấp thoáng trong các khổ thơ đã điểm cho kí ức Tây Tiến chút
lãng mạn, mơ mộng, khiến cho câu chữ trở nên mềm mại hơn và lòng người cũng nhẹ
nhàng hơn.
- Những từ có thấy, có nhớ là những lời tự hỏi lòng mình đầy bâng khuâng, lưu luyến khi
đã cách xa với Tây Tiến cả về không gian và thời gian.
- Nghệ thuật:
+ Bút pháp lãng mạn, trữ tình
+ Nghệ thuật miêu tả sinh động, biện pháp nhân hóa
+ Giàu chất nhạc, chất họa
b. Liên hệ đoạn thơ Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử
- Nội dung:
Trang 4/5


+ Hai câu đầu là khung cảnh thiên nhiên hoang vắng, chia lìa, thời gian như ngưng trệ,
cảnh vật hờ hững, chia phôi. Bức tranh phong cảnh trở thành bức tranh tâm cảnh, thiên
nhiên trở thành phương tiện biểu hiện nỗi lòng con người.
+ Hai câu sau cảnh ngập tràn ánh trăng, cảnh sắc mờ ảo, nhạt nhòa, lạnh lẽo, hư hư thực
thực.
Đằng sau bức tranh cảnh vật là tâm trạng đau đớn, khắc khoải, vừa khát khao cháy bỏng

của nhà thơ.
- Nghệ thuật:
+ Trí tưởng tượng phong phú
+ Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, lấy động tả tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ
c. Nhận xét
- Tương đồng: cả hai đoạn thơ đều nói về vẻ đẹp thiên nhiên. Phong cảnh hiện lên với
những nét vẽ lãng mạn, sinh động, gợi hình, gợi cảm.
- Khác biệt:
+ Đối với Hàn Mạc Tử, cái nhìn về thiên nhiên gợi cảm giác man mác buồn, tuy đẹp
nhưng u sầu, đau đớn. Bởi lẽ, tâm trạng của tác giả chịu ảnh hưởng bởi căn bệnh quái ác,
phải đối mặt với cái chết. Cho nên, nhà thơ đa sầu trước cảnh vật và đau đáu niềm yêu đời,
khát khao sống.
+ Đối với Quang Dũng, cái nhìn về thiên nhiên đầy mơ mộng, trữ tình với hồn thơ tinh tế,
nhạy cảm tạo cho người đọc cảm giác bâng khuâng, nào long trước cảnh đẹp của núi rừng
Tây Bắc.
3. Tổng kết vấn đề

Trang 5/5



×