Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

44 đề thi thử THPTQG môn ngữ văn trường THPT chuyên hoàng văn thụ hòa bình lần 1 năm 2019(có lời giải chi tiết) image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.66 KB, 6 trang )

SỞ GĐ & ĐT HÒA BÌNH

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Môn thi: NGỮ VĂN

HOÀNG VĂN THỤ

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

ĐỀ THI LẦN 1

Họ, tên thí sinh: .......................................................................
Số báo danh: ............................................................................
Mục tiêu:
Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau:
- Kiến thức làm văn, tiếng Việt
- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm.
- Kiến thức đời sống.
Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản.
- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học).
I.ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
“…Điều khiến tôi ngạc nhiên nhất là giới trẻ Việt Nam rất dễ hùa và a dua theo những ngày lễ của
phương Tây như Valentine, Halloween, Noel hay thậm chí là Thanksgiving (Lễ tạ ơn của người Mĩ)…
nhưng với những ngày lễ của dân tộc, đặc biệt là Tết nguyên đán thì họ lại cho rằng nhiều hủ tục, lắm
phiền nhiễu làm giảm năng suất lao động và tốn kém.
Thực ra, những ngày lễ tết là cơ hội để thúc đẩy tiêu thụ và phát triển kinh tế. Riêng ngày lễ Tình


nhân năm 2017, người Mĩ đã tiêu thụ hết 19,7 tỉ USD cho quà tặng của các cặp tình nhân. Với các dịp lễ
đoàn viên gia đình như Lễ tạ ơn và năm mới, con số tiêu thụ gấp khoảng chục lần. Người Mĩ rất chịu
khó… nghỉ lễ và những dịp nghỉ lễ là cơ hội thúc đẩy họ kinh doanh, mua bán. Riêng trong mảng điện
ảnh mỗi năm Mĩ có khoảng hơn chục dịp nghỉ lễ khác nhau và mỗi dịp nghỉ lễ, Hollywood đều có những
bộ phim phù hợp để thu hút khán giả tăng hiệu suất phòng vé.
Việt Nam là một đất nước xuất phát từ nông nghiệp lúa nước, lễ hội cũng khá nhiều và nhiều lễ hội
trong đó biến thành hủ tục cần bài trừ. Nhưng với Tết Nguyên đán, với tôi, việc gộp nó vào Tết Tây là
một ý kiến phản văn hóa, phản truyền thống và thậm chí là vô cảm nếu xét theo ý nghĩa nhân văn.
Trong cơn lốc của phát triển kinh tế và chạy theo các giá trị văn hóa phương Tây, chúng ta càng
ngày càng dễ dàng xem thường và từ bỏ các giá trị văn hóa truyền thống, bởi một lý lo là nó cũ kĩ, lạc hậu
và quê mùa. Sự cách biệt giàu nghèo và các giá trị văn minh giữa các đô thị lớn và những vùng thôn quê
càng ngày càng khác biệt. Những chuyến trở về thăm quê vào mỗi dịp lễ tết dễ khiến giới trẻ rơi vào sự
Trang 1


lạc lõng và thậm chí khó chịu khi bị người ở quê sỗ sàng tra vấn về chuyện công danh địa vị, lương
thưởng, hay những chuyện riêng tư chồng con, gia đình!...”
(Trích Nỡ nào đòi bỏ Tết cổ truyền, Tết của quê hương? Báo Tuổi trẻ Online)
Câu 1. Nhận biết
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên? (0,5 điểm)
Câu 2. Nhận biết
Phân tích thao tác lập luận của văn bản trên. (1 điểm)
Câu 3. Nhận biết
Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào để chứng tỏ rằng “những ngày lễ tết là cơ hội để thúc đẩy tiêu thụ
và phát triển kinh tế? (0,5 điểm)
Câu 4. Thông hiểu
Theo em, tác giả có quan điểm như thế nào về việc gộp Tết Tây và Tết Nguyên đán? Quan điểm của em
về vấn đề này như thế nào ? (1 điểm)
II.LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Vận dụng cao

Từ văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc?
Câu 2: (5,0 điểm): Vận dụng cao
Viết về nỗi nhớ của những con người cách mạng trong bài thơ “Việt Bắc”, nhà thơ Tố Hữu viết:
“…Nhớ gì như nhớ người yêu,
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương.
Nhớ từng bản khói cùng sương,
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre,
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy…”
(Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2007 tr.89)
Cảm nhận của em về đoạn thơ trên? Từ đó, liên hệ với đoạn thơ trong bài “Sóng” của nhà thơ Xuân
Quỳnh để thấy được cách thể hiện của mỗi nhà thơ về nỗi nhớ:
“…Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức…”
(Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2007, tr.155)

Trang 2


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu
Đọc hiểu

Nội dung
1.
Phương pháp: căn cứ các phong cách ngôn ngữ đã học

Cách giải:
Phong cách ngôn ngữ: Chính luận
2.
Phương pháp: căn cứ các thao tác lập luận đã học
Cách giải:
Các thao tác lập luận:
- Phân tích: Đưa ra các số liệu cụ thể để phân tích, chứng minh cho việc thúc đẩy phát triển
kinh tế trong các dịp lễ ở phương Tây
- So sánh: Ngày lễ ở Tây và ở Việt Nam
- Bác bỏ: đưa ra những dẫn chứng, phân tích cụ thể để bác bỏ việc nhập tết tây vào tết ta
3.
Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích
Cách giải:
Dẫn chứng:
- Riêng ngày lễ Tình nhân năm 2017, người Mĩ đã tiêu thụ hết 19,7 tỉ USD cho quà tặng của
các cặp tình nhân.
- Với các dịp lễ đoàn viên gia đình như Lễ tạ ơn và năm mới, con số tiêu thụ gấp khoảng
chục lần.
- Riêng trong mảng điện ảnh mỗi năm Mĩ có khoảng hơn chục dịp nghỉ lễ khác nhau và mỗi
dịp nghỉ lễ, Hollywood đều có những bộ phim phù hợp để thu hút khán giả tăng hiệu suất
phòng vé.
4.
Phương pháp: phân tích, lí giải
Cách giải:
- Tác giả phản đối việc gộp tết Tây với tết Ta.
- Học sinh trình bày quan điểm của bản thân.

Làm văn
1


Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp
Cách giải:
Về kĩ năng:
- Biết cách làm bài nghị luận xã hội (về một tư tưởng đạo lý)
- Bài viết có bố cục chặt chẽ; lập ý sáng tạo; vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận giải
Trang 3


thích, phân tích, chứng minh, bình luận; hành văn mạch lạc, trôi chảy, có cảm xúc; không
mắc lỗi dùng từ, chính tả.
Về kiến thức: Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm nổi bật các ý sau:
1. Giới thiệu vấn đề: giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
2. Giải thích
- Văn hóa: là tất cả những yếu tố vật chất tinh thần đặc trưng cho một cộng đồng xã hội,
được cộng đồng đó chấp nhận, sử dụng và gìn giữ nó theo thời gian. VD: văn hóa ứng xử,
văn hóa cổ truyền Việt Nam,….
- Vấn đề giữ gìn văn hóa: giữ gìn những giá trị tinh thần tốt đẹp đã được hình thành và lưu
truyền từ xa xưa đến ngày nay.
=> Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là yêu cầu cấp thiết trong xu hướng toàn cầu hóa, để ta
có hòa nhập mà không hòa tan.
3. Bàn luận vấn đề
- Hiện nay, nhiều người, nhất là những người trẻ đang dần quên mất những giá trị văn hóa tốt
đẹp. (VD: không biết cách cư xử có văn hóa, sử dụng những từ ngữ, cách nói, cách viết làm
mất đi sự trong sáng của tiếng Việt v..v)
- Nhiều nền văn hóa khác nhau đã và đang du nhập vào Việt Nam: văn hóa châu Âu, văn hóa
Hàn quốc,v..v. Nhiều bạn trẻ bị ảnh hưởng quá nặng nề, dẫn đến những hành động quá mức,
thậm chí là lệch lạc, sai trái (sính ngoại, sống quá “ thoáng”,v..v)
- Tiếp thu những văn hóa mới lạ là điều cần thiết, nhưng hơn tất cả phải giữ gìn và phát triển
văn hóa dân tộc, không được để mất đi những giá trị tốt đẹp của cha ông để lại, nhất là trong
bối cảnh hiện nay, có rất nhiều những mối đe dọa đang rình rập đối với đất nước

2

*Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản
nghị luận văn học.
*Cách giải:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học: có đủ các phẩn, trong đó phẩn Mở bài nêu
được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: vận dụng tốt các thao tác lập luận;
kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả, tác phẩm
cũng như cách hiểu về vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần bi tráng, thí sinh có thể triển khai theo
nhiều cách nhưng phải bám sát vấn đề nghị luận và cần làm rõ một số ý cơ bản sau.
• Giới thiệu tác giả, tác phẩm, ý kiến
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng Việt Nam. Đường Cách mạng, đường thơ Tố
Trang 4


Hữu gắn liền với các chặng đường của cách mạng Việt Nam.
- Tập thơ Việt Bắc là một trong những thành tựu xuất sắc của văn học những năm kháng
chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). Tập thơ là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc
kháng chiến chống Pháp xâm lược, phản ánh những chặng đường gian lao, anh dũng và
thắng lợi của dân tộc.
• Phân tích đoạn thơ
*Đoạn thơ là hình ảnh Việt Bắc thanh bình trong hồi tưởng của tác giả:
- Hình ảnh so sánh “như nhớ người yêu” thể hiện sự gắn bó tha thiết trong tình cảm.
- Những hình ảnh gợi cảm đầy thi vị: trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói
cùng sương, bếp lửa, rừng nứa, bờ tre... gợi nhớ những vẻ đẹp nên thơ rất riêng của miền
rừng núi

- Những địa danh ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê không chỉ trải dài trên bản đồ địa lí của Việt
Bắc; không chỉ được khắc ghi trong lịch sử Cách mạng- là nơi đã diễn ra nhiều chiến công
oanh liệt; mà còn ghi dấu bao kỉ niệm của người ra đi.
• Liên hệ đoạn thơ trong bài thơ “Sóng”
*Giới thiệu về Xuân Quỳnh
- Xuân Quỳnh là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của
một phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết
trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.
- Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình).
Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào.
*Phân tích đoạn thơ
Đoạn thơ diễn tả nỗi nhớ da diết, cháy bỏng trong tình yêu:
- Nỗi nhớ da diết, giày vò: bao trùm mọi không gian, hiện diện cả tầng sâu lẫn bề rộng “dưới
lòng sâu, trên mặt nước”; choán ngợp cả vũ trụ bao la “Dẫu xuôi về phương Bắc / Dẫu
ngược về phương Nam”.
- Nỗi nhớ mãnh liệt, khắc khoải, triền miên, giày vò thao thức theo thời gian từ ngày sang
đêm, mọi lúc mọi nơi như những con sóng triền miên, giày vò thao thức theo thời gian từ
ngày sang đêm, mọi lúc mọi nơi như những con sóng triền miên, dào dạt, không bao giờ
ngưng lặng; nỗi nhớ tồn tại trong ý thức và cả tiềm thức: “Ôi con sóng nhớ bờ / Ngày đêm
không ngủ được / Lòng em nhớ đến anh / Cả trong mơ còn thức”
- Cảm xúc vô cùng phong phú: có khi được bộc lộ trực tiếp, có khi bộc lộ gián tiếp để diễn tả
nỗi nhớ vô biên tuyệt đích của một tình yêu chân thành, mãnh liệt.
*Giống và khác trong việc diễn tả nỗi nhớ:
- Giống:
+ Cả hai đều diễn tả tình cảm nhớ nhung chân thành của chủ thể trữ tình
Trang 5


+ Nỗi nhớ đều được diễn tả bằng những hình ảnh đặc trưng
- Khác:

+ Đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc là nỗi nhớ của người chiến sĩ cách mạng với mảnh đất
mình từng gắn bó – tình cảm quân dân tha thiết, mặn nồng. Tính chất trữ tình chính trị được
thể hiện rõ nét.
+ Đoạn thơ trong bài thơ Sóng là nỗi nhớ trong tình yêu da diết, mãnh liệt được diễn tả qua
hình tượng sóng – đó cũng chính là cung bậc cảm xúc của người phụ nữ trong tình yêu. Chất
lãng mạn được thể hiện đầy đủ nhất.
• Tổng kết

Trang 6



×