Lovebook.vn
(Đề thi có 02 trang)
ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019
CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC - ĐỀ 26
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh:……………………………………………
Số báo danh:……………………………………………….
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:
... Với học sinh, thách thức của các em cũng vô cùng to lớn.
Là thế hệ của thế kỷ 21, các em sẽ phải đối mặt với một thế giới đầy biến động: những biến đổi khí
hậu bất thường, nguồn tài nguyên đang cạn kiệt, môi trường đang ô nhiễm và bị tàn phá ghê gớm. Ngoài
ra, những định hướng nghề nghiệp em chọn cho mình trong hôm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày
mai. Trong 1 công trình nghiên cứu của mình, Howard Gardner, cha đẻ của thuyết đa trí tuệ đã từng chỉ
ra: đến năm 2013, 47% nghề nghiệp hiện nay sẽ biến mất. Nghĩa là có những nghề nghiệp mới ra đời và
thay thế nghề nghiệp cũ, em đã chuẩn bị tâm thế cho mình trước sự thay đổi đó chưa?
Lại thêm 1 câu hỏi nữa đặt ra “Liệu chúng ta, thế hệ của một Việt Nam đầy sức trẻ có tụt hậu với
cuộc cách mạng 4.0 như khi ta tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0 hay không?”
Cốt lõi của sự thay đổi là sự dũng cảm của mỗi người. Dũng cảm đề thừa nhận, dũng cảm để học hỏi,
dũng cảm để tìm giải pháp, cách thức, dũng cảm để đối đầu.
Các em dũng cảm để đối mặt với việc lười nhác, với việc học tập thụ động. Đối mặt với những thói hư
tật xấu của mình và xã hội. Đối mặt với sự vô cảm của mình ngay cả với những người thân yêu nhất. Đối
mặt với thách thức để các em nhận ra mình thiếu tư duy phản biện, một phẩm chất không thể thiếu của
công dân thế kỷ 21…
(Bài phát biểu khai giảng - Thầy Nguyễn Minh Quý - THPT Trần Nguyên Hãn - Hải Phòng
05/09/2017)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản trên.
Câu 2: Người viết đã chỉ ra những thách thức gì mà các em học sinh phải đối mặt ở thế kỷ 21?
Câu 3: Anh/chị hãy cho biết tác dụng của phép điệp cấu trúc “Đối mặt với…” được sử dụng ở đoạn
văn cuối?
Câu 4: Nêu một số thông điệp quan trọng mà thầy giáo muốn nhắn gửi đến các em học sinh qua nội
dung bài phát biểu.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày suy nghĩ của anh/chị bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) về quan
niệm được đưa ra trong văn bản Đọc - hiểu nói trên: “Cốt lõi của sự thay đổi là sự dũng cảm của mỗi
người”.
Câu 2 (5,0 điểm): Bàn về truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, Nguyễn Tuân đã cho rằng đối với hai chị em
Liên và An “Hình ảnh đoàn tàu và tiếng còi tàu đã thành một thói quen của cảm xúc và ước vọng”. Hãy
phân tích cảnh đợi tàu của hai chị em Liên và An trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” - Thạch Lam (SGK Ngữ
Trang 1
văn 11 tập Một) để làm sáng tỏ nhận xét trên. Từ đó hãy liên hệ với cảnh lấy vợ của nhân vật Tràng trong
truyện ngắn “Vợ nhặt” (SGK Ngữ văn 12, tập Hai) để nhận xét về khát vọng sống của những người lao
động nghèo khổ.
------------------HẾT----------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu! Phụ huynh, thầy cô và đồng đội vui lòng không giải thích gì
thêm.
Lovebook xin cảm ơn!
CHÚC CÁC EM LÀM BÀI TỐT!
Trang 2
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
STUDY TIP
Trong câu hỏi số 2 và số 4, các em cần chú ý: yêu cầu có xuất hiện các cụm từ như “một số”, “những”…
thì trong câu trả lời cần có ít nhất là từ hai phương án trở lên. Đáp án của những câu hỏi theo dạng thức như
vậy thường là đáp án mở nên các em có thể đưa ra phương án theo quan niệm cá nhân, nhưng cần bám vào
nội dung văn bản và có tính hợp lí.
Câu 1 (0,5 điểm):
Phong cách ngôn ngữ chính luận/ Phong cách chính luận.
Câu 2 (0,5 điểm):
Nêu được ít nhất hai thách thức: biến đổi khí hậu, tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, thay đổi
nghề nghiệp.
Câu 3 (1,0 điểm):
Tác dụng:
- Tạo nhịp điệu giục giã.
- Nhấn mạnh và khẳng định sự cần thiết của thái độ dũng cảm đối đầu với thách thức của các bạn học
sinh.
Câu 4 (1,0 điểm):
Học sinh có thể tùy theo hiểu biết của cá nhân mà đưa ra các thông điệp khác nhau, cần đảm bảo tính
hợp lí, thuyết phục và logic. Nêu ra được ít nhất hai thông điệp.
Gợi ý:
- Cần chuẩn bị tâm thế để lựa chọn nghề nghiệp, tìm hiểu về nghề nghiệp hiện tại và nghề nghiệp
trong tương lai để có lựa chọn cho đúng.
- Cần dũng cảm để thay đổi, phải có sự dũng cảm mới có thể thay đổi.
- Cần đối mặt với những thách thức trong cuộc sống, không nên lảng tránh, bị động mà cần chủ động,
linh hoạt.
- Cần có tư duy phản biện, tư duy này cần được rèn luyện để giúp con người trưởng thành trong một
xã hội đang phát triển với tốc độ nhanh chóng.
…
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0):
STUDY TIP
Đối với dạng nghị luận xã hội này, đôi khi học sinh có thể xác định không đúng trọng tâm nghị luận: bàn
về vấn đề sự thay đổi thay vì bàn về lòng dũng cảm. Các em cần chú ý đọc kĩ yêu cầu, thông thường vấn đề
trọng tâm thường nằm ở phân cuối của quan điểm, ý kiến được nêu ra.
1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm)
Trang 3
Có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành…
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm)
Sự cần thiết phải có lòng dũng cảm để thay đổi.
3. Triễn khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm):
Có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng
cần làm rõ được suy nghĩ về sự quan trọng của lòng dũng cảm mang tới sự thay đổi trong cuộc sống. Có
thể theo hướng sau:
- Giải thích: “Cốt lõi” là chỉ yếu tố nòng cốt, quan trọng nhất → quan niệm khẳng định yếu tố quan
trọng nhất tạo nên sự thay đổi là lòng dũng cảm.
- Quan niệm rất đúng đắn. Khi có lòng dũng cảm, mỗi bạn trẻ mới có thể thay đổi được bản thân
mình, sống tốt hơn, đương đầu và vượt qua thách thức, góp phần thay đổi xã hội. (dẫn chứng từ các hoạt
động tình nguyện của học sinh, sinh viên, từ các tấm gương những người trẻ tuổi vượt lên hòa cảnh để
thay đổi chính mình như Nguyễn Công Hùng; Nguyễn Thảo Vân; Nguyễn Linh Chi…)
- Mỗi người đều cần rèn luyện sự dũng cảm và có ý thức thay đổi. Phê phán những bạn trẻ có thái độ
sống ỷ lại, thụ động, hèn nhát, yếu đuối.
- Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân: bản thân đã lựa chọn lối sống, cách sống như thế nào, đã nỗ lực
để thay đổi những điều gì nhằm tạo nên một cuộc sống tốt đẹp hơn.
4. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm)
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.
5. Sáng tạo (0,25 điểm):
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
STUDY TIP
Cụ thể một số dẫn chứng:
- Nguyễn Công Hùng bị liệt từ năm hai tuổi, chỉ có một ngón tay cử động được. Song anh đã dũng cảm
vượt lên hoàn cảnh, tự học, mở trung tâm dạy Tin học cho người khuyết tật, sáng lập trang web để tìm kiếm
cơ hội việc làm cho người khuyết tật.
- Cô bé Nguyễn Linh Chi - Yên Bái sinh ra bẩm sinh đã không có chân, không có tay. Nhưng cô bé vẫn
sống lạc quan, quyết tâm học tập. Cô bé đã tự rèn luyện để có thể viết và làm Toán như bao bạn bè đồng
trang lứa.
Câu 2 (5,0 điểm)
STUDY TIP
Đối với dạng đề nghị luận văn học: minh chứng cho một ý kiến thông qua việc phân tích một phần, một
yếu tố nào đó trong tác phẩm văn học, các em cần chú ý:
- Giải thích nội dung ý kiến và xác định chính xác phạm vi dẫn chứng sẽ sử dụng để làm sáng tỏ cho ý
kiến.
- Phân chia ý kiến thành các vế, các nội dung nhỏ hơn, bám vào nội dung đó để phân tích.
Trang 4
- Nhìn nhận, đánh giá các vấn đề trong bài làm trong mối quan hệ với tổng thể tác phẩm.
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,25 điểm):
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được
vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn
đề; phần Kết bài khát quát được vấn đề và thế hiện được nhận thức của cá nhân.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
Ý nghĩa, giá trị tư tưởng của cảnh đợi tàu trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” (làm sáng tỏ qua một ý kiến);
liên hệ với cảnh lấy vợ trong truyện ngắn “Vợ nhặt”.
3. Triển khai vấn đề nghị luận:
Cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp dẫn chứng và lí lẽ.
a. Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm):
Thạch Lam là cây bút văn xuôi xuất sắc của Tự lực văn đoàn. Mặc dù cuộc đời sáng tạo nghệ thuật
của Thạch Lam rất ngắn ngủi nhưng nhiều tác phẩm của ông lại có sức sống mạnh mẽ và tồn tại bền vững
với thời gian. - “Hai đứa trẻ” được in trong tập “Nắng trong vườn” (1938) là tác phẩm tiêu biểu cho
phong cách nghệ thuật của Thạch Lam.
b. Giải thích ý kiến (0,25 điểm)
“Thói quen”: chỉ hành động hoặc cách ứng xử lặp lại đã thành quen thuộc. Nhận xét của Nguyễn Tuân
đã nêu bật giá trị, ý nghĩa cảnh đợi tàu của hai chị em Liên và An: đó là sự thể hiện của thói quen, đồng
thời cũng là biểu hiện của cảm xúc, tâm trạng và những mơ ước, khát vọng.
c. Phân tích cảnh đợi tàu để chứng minh cho ý kiến (1,75 điểm):
STUDY TIP
Cảnh đợi tàu:
- Hình ảnh đoàn tàu là thói quen của cảm xúc: là cảnh tượng quen thuộc, luôn được mong chờ; đoàn tàu
đến mang theo nhiều cung bậc cảm xúc.
- Hình ảnh đoàn tàu là thói quen của ước vọng: hình ảnh đoàn tàu đây âm thanh và ánh sáng; hình ảnh
đoàn tàu thể hiện cho mơ ước, khát vọng vượt thoát khỏi cuộc sống phố huyện tối tăm..
- Hình ảnh đoàn tàu và tiếng còi tàu là một thói quen của cảm xúc:
+ Cảnh đợi tàu là cảnh tượng quen thuộc, đêm nào cũng như đêm nào, hai chị em luôn cố thức đợi
chuyến tàu đêm đi qua phố huyện. Cảm xúc chờ đợi đã trở thành một thói quen, dường như không nhìn
thấy chuyến tàu thì hai đứa trẻ chưa sống trọn vẹn một ngày. Bé An dù buồn ngủ gục trên vai chị vẫn cố
dặn chị gọi dậy và khi nghe tiếng chị, bé lập tức tỉnh ngủ. Còn Liên, cô bé ngồi im lặng, lắng nghe âm
thanh của đoàn tàu từ phía xa. Đoàn tàu được chờ đón như thể đó là sự kiện diễn ra duy nhất một lần
trong năm.
+ Đoàn tàu mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho hai chị em: trước khi đến háo hức, mong chờ; khi
tàu đến vui sướng, quan sát, ngắm nhìn tỉ mỉ, phấn khích với từng ô cửa kính sáng, với đồng và kền lấp
lánh; khi tàu đi qua tiếc nuối nhìn theo ngọn đèn sáng xanh ở toa sau cùng, hụt hẫng và buồn bã.
- Hình ảnh của đoàn tàu và tiếng còi tàu là một thói quen của ước vọng:
Trang 5
+ HÌnh ảnh đoàn tàu tràn đầy âm thanh, ánh sáng: tiếng còi tàu từ xa, tiếng bánh xe rít mạnh vào ghi,
tiếng hành khách ồn ào khe khẽ; ánh sáng của làn khói trắng sáng, những toa tàu sáng trưng, đồng và
kền lấp lánh… Hình ảnh đoàn tàu hoàn toàn đối lập với phố huyện tịch mịch và đầy bóng tối. Hình ảnh đó
khơi gợi, khẳng định mơ ước, khát vọng của hai chị em: mơ tưởng về một thế giới khác, mơ tưởng về Hà
Nội xa xăm và rực rỡ, nhớ lại tuổi thơ hạnh phúc; khao khát được đổi đời, khao khát được sống một cách
đích thực…
+ Mơ tưởng đó, khát vọng đó dù nhỏ bé nhưng không chỉ là thoáng chốc mà rất bền bỉ, mãnh liệt. Hai
chị em và những cư dân khác của phố huyện ngày nào cũng ngóng chờ đoàn tàu trong bóng đêm. Đó là
thói quen cũng là sự thôi thúc từ bên trong của niềm hi vọng. Cuộc sống khó khăn, nghèo đói, mòn mỏi
nhưng họ không thôi chờ đợi một tương lai sáng hơn đến với họ.
d. Đánh giá, bình luận (0,5 điểm):
Học sinh cần đánh giá mức độ hợp lí của ý kiến, có thể theo hướng:
- Ý kiến xác đáng, thế hiện giá trị, ý nghĩa nhân văn sâu sắc của cảnh đợi tàu trong câu chuyện. Có thể
xem ý kiến là một định hướng cho người đọc khi tiếp cận nội dung tác phẩm.
- Cảnh tượng đợi tàu xuất hiện ở cuối truyện nhưng đã góp phần thể hiện tấm lòng, sự cảm thông, chia
sẻ của Thạch Lam với những mảnh đời nhỏ bé, bất hạnh.
e. Liên hệ với cảnh lấy vợ của nhân vật Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” (0,75 điểm):
CHÚ Ý
- Cảnh lấy vợ của Tràng thể hiện khát vọng sống mãnh liệt của hai con người: Tràng và người vợ nhặt.
- Khát vọng đó cho thấy phẩm chất tốt đẹp, niềm tin và hi vọng của người lao động nghèo khổ dù bị dồn
vào bước đường cùng.
- Tái hiện cảnh lấy vợ: Nhân vật Tràng lấy vợ một cách rất đặc biệt và rất éo le: nhặt được vợ. Một
người đàn bà xa lạ từ những câu nói đùa vu vơ, từ khao khát được ăn, từ bốn bát bánh đúc đã nhận lời
theo không Tràng về làm vợ. Tràng đã chặc lưỡi chấp nhận việc đó bất chấp sự đe dọa của cái chết trong
nạn đói năm 1945. Một đám cưới nhỏ đã diễn ra giữa một đám ma to.
- Ý nghĩa: Cuộc hôn nhân ấy, xét đến cùng là biểu hiện cho khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc
mãnh liệt của hai con người: Tràng và người vợ nhặt. Thị có một lòng ham sống mãnh liệt. Thị đồng ý
theo Tràng là vì để được sống chứ không phải là loại đàn bà con gái lẳng lơ. Thị bất chấp tất cả để được
ăn, ăn để được tồn tại. Đó là ý thức bám lấy sự sống. Cận kề bên cái chết, người đàn bà không hè buông
xuôi sự sống. Trái lại, thì vẫn vượt lên trên cái thảm đạm để dựng xây mái ấm gia đình. Còn Tràng, xuất
phát là từ lòng thương hại, sự đùm bọc, sẽ chia nhưng hơn thế, sâu thẳm trong tâm hồn người đàn ông
khốn khổ vẫn là khát vọng hạnh phúc gia đình. Cái chết đang bủa vây cũng không làm Tràng sợ hãi. Trái
lại, tràn ngập trong lòng anh là niềm vui, sự phấn khởi. Buổi sáng sau đêm tân hôn, anh thấy mình nên
người nghĩa là cuộc hôn nhân đã thực sự giúp anh trưởng thành, lạc quan và tin tưởng hươn vào cuộc
sống.
- Nhận xét: Cảnh lấy vợ của Tràng và cảnh đợi tàu đều cho thấy khát vọng sống mãnh liệt, bền bỉ của
những người lao động nghèo khổ. Dù bị đẩy vào bước đường cùng, dù đối diện với muôn vàn khó khăn,
họ vẫn không thôi tin tưởng và hi vọng vào tương lai và hạnh phúc. Hai khung cảnh ở hai tác phẩm, của
Trang 6
hai nhà văn viết vào hai thời đại khác nhau nhưng đều mang giá trị nhân văn sâu sắc, góp phần làm nên
sức sống cho tác phẩm.
4. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.
5. Sáng tạo (0,5 điểm):
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Trang 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phần I - Câu 1:
Bàn về lòng dũng cảm
Con người ta luôn có những phẩm chất nhất định để hoàn thiện nhân cách của mình. Trong xã hội của
chúng ta, có người tốt, có người xấu nhưng ở họ luôn ẩn chứa những bí mật tiềm ẩn, giấu kín trong tầm
hồn để đến một úc nào đó có thể vỡ vụn ra, giúp họ vượt qua được khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả nhưng lòng dũng cảm thì nhất định phải có, là chìa khóa để giúp
chúng ta thành công.
Lòng dũng cảm là gan dạ, quả quyết, vững tâm, dám đối đầu với những thách thức, nguy hiểm. Đôi
lúc, nó tự bộc phát trong chính bản thân chúng ta khi gặp một chuyện gì đó mà ta không nghĩ là mình có
được nó. Nhưng đôi khi, lòng dũng cảm cần được phải rèn luyện và kiên trì qua từng sóng gió để trưởng
thành, hoàn thiện mình hơn.
Trong cuộc sống hiện nay, lòng dũng cảm rất cần thiết và có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, đóng góp một
phần khồn nhỏ vào phẩm chất đạo đức của bạn, giúp bạn có sức mạnh để vượt qua chông gai, sóng gió
lớn trong cuộc đời. Lòng dũng cảm là một đức tính tốt, thể hiện sự mạnh mẽ, tự tin của con người trong
cuộc sống. Bạn có thể dũng cảm vì bản thân mình nhưng bạn có thể dũng cảm về người khác, xả thân
mình vì người khác, không mang đến lợi ích cá nhân.
Đối với bản thân, chúng ta dũng cảm khi chúng ta dám đối mặt với sự thật trớ trêu, chúng ta dũng cảm
khi chúng ta dám làm những gì trước đây mình chưa dám thử, chúng ta dũng cảm khi dám nhận trách
nhiệm về bản thân mình và không bao giờ đổ lỗi cho người khác, chúng ta dũng cảm khi chúng ta quên đi
sự hèn nhát của chính bản thân mình. Điều đó thật tuyệt vời biết mấy… Khi con người ta dũng cảm vì
người khác, con người ta sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn về chính phẩm chất của mình. Nhà thơ Tố Hữu đã
từng nhấn mạnh: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cho đi là được nhận lại nhiều hơn. Có thể đó
không phải là vật chất quý giá, ngay cả ở tinh thần cũng đã quý giá biết bao. Chắc hẳn ai trong chúng ta
cũng biết đến những chiến sĩ công an, sẵn sàng hi sinh bản thân mình để mang lại sự bình yên cho Tổ
quốc, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng ấm no hạnh phúc… Con đường họ đang đi dẫu có nhiều
khó khăn vất vả nhưng nhờ có lòng dũng cảm, họ có thể vượt qua được những điều đó… Ai trong chúng
ta cũng đã từng nghe qua câu chuyện về chị Võ Thị Sáu - người anh hùng dân tộc. Tuổi còn nhỏ nhưng
chị đã làm được những công việc nguy hiểm, khó khăn. Khi bị bắt, đối diện với sự tra tấn dã man của kẻ
thù nhưng chị nhất quyết không hề khai ra những bí mật của quân ta. Chị đã hi sinh anh dũng và kiên tâm
trên chiến trường. Giờ đây, đất nước đã bình yên và lòng dũng cảm của chị luôn được các thế hệ tiếp
bước ghi nhận và phát huy mãnh liệt.
Không phải ai trong chúng ta cũng dám dũng cảm vì mỗi người có một tính cách và phẩm chất khác
nhau. Có những người rất hèn nhát, không dám thừa nhận những lỗi lầm mà mình đã gây ra, không dám
đương đầu với những khó khăn gian khổ, không dám và chẳng bao giờ biết hi sinh vì người khác. Những
người như vậy sẽ không gây được thiện cảm với người khác, thành công sẽ không bao giờ đến với bản
thân và thậm chí bị người khác coi thường.
Đôi lúc chúng ta hiểu sai về lòng dũng cảm. Nhiều người cho rằng dũng cảm để thể hiện mình. Điều
đó là hoàn toàn sai lầm. Nếu chỉ là để thể hiện bản thân thì giá trị của dũng cảm đã mất đi ngay lập tức.
Lòng dũng cảm chỉ xuất phát từ chính bản thân minh, muốn thể hiện điều tốt chứ không phải thể hiện
mình một cách thái quá, không có điểm dừng.
Trang 8
Là một học sinh, sinh viên chúng ta cần rèn luyện cho mình một lòng dũng cảm thật vững chắc.
Tương lai đang ở phía trước và đồng nghĩa với những khó khăn, thử thách sẽ đến với chúng ta bất cứ lúc
nào vì vậy hãy chuẩn bị cho mình một hành trang vững cắc để bước vào cuộc sống…
(evan.edu.vn)
Phần II - Câu 2:
1. Mở bài:
Thạch Lam là cây bút văn xuôi xuất sắc của Tự lực văn đoàn. Mặc dù cuộc đời sáng tạo nghệ thuật
của Thạch Lam rất ngắn ngủi nhưng nhiều tác phẩm của ông lại có sức sống mạnh mẽ và tồn tại bền vững
với thời gian. “Hai đứa trẻ” là một tác phẩm như thế. Tiếp xúc với câu chuyện, người đọc rất ám ảnh và
băn khoăn trước cảnh tượng đêm đêm hai đứa trẻ cố thức để đợi chuyến tàu đêm đi qua phố huyện. Khi
bàn về truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, Nguyễn Tuân đã viết về cảnh tượng này như sau: “Hình ảnh đoàn tàu
và tiếng còi tàu đã thành một thói quen của cảm xúc và ước vọng”. Nhận xét đó có thể coi là sự chia sẻ và
thấu hiểu với niềm xót thương mà Thạch Lam dành cho những kiếp người nhỏ bé, cơ cực cũng như khẳng
định niềm hi vọng, niềm tin bền bỉ của họ.
2. Một đoạn văn về hình ảnh đoàn tàu là thói quen của ước vọng:
Đoàn tàu hiện ra từ trong bóng đêm đặc quánh với ánh sáng rực rỡ và âm thanh vang dội. Ánh sáng
của những toa tàu mạ đồng, của làn khói sáng trắng. Liên và An thích thú nghe “tiếng dồn dập, tiếng rít
mạnh vào ghi, tiếng còi” làm khuấy động không gian yên tĩnh. Liên còn dắt em đứng dậy để nhìn đoàn
tàu vụt qua và thấy “ánh đèn sáng trưng chiếu rọi xuống đường”. Đoàn tàu rực sáng, vui vẻ, huyên náo và
sang trọng. Đoàn tàu tương phản hoàn toàn với phố huyện của bóng tối đặc quánh, của sự im lặng, của
những thanh âm đang chìm dần trong vô vọng. Háo hức mong chờ chuyến tàu hàng đêm, Liên và An
không phải chờ người thân hay muốn bán thêm ít hàng như lời mẹ dặn mà đằng sau đó là nhiều nguyên
nhân sâu xa khác. Với An, đứa em ngây thơ, tội nghiệp của Liên, đoàn tàu là một thứ đồ chơi đẹp đẽ
trong tuổi thơ nghèo khó, lam lũ của em. Em đợi tàu là để được chơi, được sống như một đứa trẻ, dù là
cuộc chơi nhờ, chơi hờ thiên hạ. Đoàn tàu cũng gợi nhắc đến quá khứ, đến Hà Nội - vầng hào quang của
tuổi thơ. Đoàn tàu cho hai đứa trẻ được sống lại trong giây lát những khoảnh khắc, những ngày tháng
hạnh phúc, ấm áp, sung túc khi xưa, ngày tháng được đi chơi vô tư, vui vẻ, được uống cốc nước lạnh xanh
đỏ. Đợi tàu, với chị em còn là đợi những mơ tưởng, mơ tưởng được sống khác đi, được sống sôi động
hơn. Đoàn tàu cho Liên và An được mơ ước, khát vọng, tạm phá vỡ cái đặc quánh của bóng tôi, hé mở về
tương lai, hé mở cho chúng thấy có một thế giới khác ngoài phố huyện, cố thức để đợi tàu là nỗ lực vừa
mơ hồ, vừa quyết liệt của Liên và An hướng về một cuộc sống đích thực để ngoi lên khỏi cuộc sống tàn
tạ, để không bị nhấn chìm trong ao tù phố huyện, để bứt ra khỏi nhịp sống tẻ ngắt. Chúng không dễ dàng
chấp nhận số phận, không dễ dàng thỏa hiệp với hoàn cảnh.
Trang 9