Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

124 công phá đề 2019 ngữ văn đề 28 file word có lời giải chi tiết image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.91 KB, 9 trang )

Lovebook.vn

ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019

(Đề thi có 02 trang)

CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 28
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: .......................................................................
Số báo danh: ............................................................................
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi đã bắt đầu biết... nói dối
Thủa nhỏ, tôi được dạy rằng, phải sống trung thực không dối trá với bản thân mình và với mọi người vì
đó là con đường sáng duy nhất của kiếp người. Khi đó, tôi chưa hiểu thế nào là trung thực, thế nào là dối trá
mà chỉ biết rằng những hành động nào của tôi làm vừa lòng người lớn, được khen là ngoan ngoãn thì đấy là
những hành động trung thực. Nhưng đến một hôm, tôi đã biết sự thật trong những lời khen ấy. Tôi bắt đầu
biết nói diisi, những lời nói dối chân thành nhất của đời mình.
Tôi có người bạn quanh năm lênh đênh trên con tàu nhỏ, đã cũ, đi câu mực, đánh cá trên biến, vài tháng
mới trở lại đất liền vài ngày. Một lần, anh đi biển và thời tiết thay đổi đột ngột khiến biển động dữ dội. Nhà
anh chỉ còn người mẹ già ốm yếu. Vì quá lo lắng cho con trai, bệnh tim tái phát khiến bà phải vào viện trong
tình trạng hôn mê. Khi đó gió biển gào thét dữ dội. Các bác sĩ quyết định phải mổ ngay nhưng họ không thể
tiến hành ca mổ trong lúc bà mẹ lâm vào tình trạng hôn mê, suy kiệt tinh thần hoàn toàn. Trong những lúc
tỉnh táo ngắn ngủi, bà thều thào hỏi bão đã tan chưa, con trai bà đã về chưa? Khi đó có một người làng bên
cho biết đã tìm thấy mảnh vỡ của con tàu nhà bà dạt vào bờ biển. Bà hỏi các bác sĩ nhưng không ai trả lời.
Tôi đứng ở đó và thật rồ dại khi trung thực kể cho bà nghe rằng cơn bão khủng khiếp lắm, kéo dài vài
ngày nữa mới thôi, con tàu đã bị vỡ, sóng xô vài mảnh vào bờ, con trai bà (bạn thân của tôi) không biết số
phận ra sao. Các bác sĩ không kịp cản tôi. Câu chuyện tôi vừa kể đã đánh gục những sức lực yếu ớt cuối
cùng của bà. Bà nấc nhẹ và thiếp đi. Bác sĩ bó tay. Tôi tình cờ phạm phải một tội ghê gớm mà suốt đời tôi


không tha thứ cho mình. Sau khi tan bão người bạn tôi sống sót trở về do một chiếc tàu khác cứu. Anh không
trách tôi mà chỉ gục bên mộ mẹ khóc nức nở. Sự trung thực ngu ngốc đã vô tình khiến tôi phạm sai lầm
khủng khiếp...
(Theo Sống đẹp, xitrum.net)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong văn bản.
Câu 2: Em có nhận xét gì về hành động của nhân vật “tôi” khi nói cho bà mẹ đang ốm yếu biết về tin cơn
bão và đứa con trai của bà?
Câu 3: Nhân vật “tôi” đã có sự thay đổi như thế nào trong quá trình nhận thức về sự thật?
Câu 4: Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói “Một lời nói dối trong tình yêu có thể cứu người và một lời
nói thật phũ phàng có thể giết người”?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị qua một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý kiến sau: “Một người chưa
biết nói những lời nói dối đẹp đẽ thì người đó không bao giờ biết đến thế giới chân thực”. (A.France)
Trang 1


Câu 2 (5,0 điểm)
Qua những phát hiện của nghệ sĩ Phùng trên bờ biển trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của đàn ông rút chiếc thắt lưng và đánh tới tấp vào lưng người đàn bà. Lão như một
con mãnh thú gầm thét lao vào con mồi, còn người đàn bà thì cam chịu, nhẫn nhục. Mụ “không kêu lên một
tiếng, cũng không tìm cách trốn chạy”... Rõ ràng đối với Phùng cảnh này là không thể tưởng tượng được đến
“há hốc mồm ra mà nhìn”. Anh ta không hình dung được trong đầu mình cuộc sống lai có những sắc màu,
vết cứa như vậy. Anh ta nghĩ rằng, vùng bờ phá này chỉ có sự thanh bình, khoáng đạt nhưng ý nghĩ và nhận
thức đó là đơn điệu, sai lầm. Bởi vì bản chất của cuộc sống là bức tranh đa màu sắc, ngoài vẻ đẹp nó còn cả
sự tăm tối, xấu xí.
+ Chứng kiến buổi làm việc giữa Đẩu, một người đồng đội cũ nay là chánh án toà án huyện, với người
phụ nữ khốn khổ kia, Phùng mới vỡ lẽ ra rằng, người phụ nữ phải cam chịu một bề, không chống trả những
trận đòn của chồng và không chịu giải phóng là vì tình yêu vô bờ bến đối với những đứa con. Phùng cay
đắng nhận ra rằng, đằng sau cảnh đẹp như mơ kia là bao ngang trái, éo le của đời thường mà anh chưa hiểu
hết.

→ Tình huống được tạo nên từ ngòi bút của Nguyễn Minh Châu là sự tương phản giữa nghệ thuật và
cuộc sống, nghệ thuật thì ở ngoài xa còn cuộc đời thì lại thật gần, nghệ thuật thì đẹp nhưng cuộc đời sao đầy
rẫy bao ngang trái:
++ Nếu như so sánh với phát hiện thứ nhất, thì phát hiện thứ hai này tuy không có giá trị về vật chất
nhưng lại trở nên vô giá đối với một con người. Bởi vì, trước khi làm nghệ sĩ, Phùng phải sống như một con
người, phải có nhận thức đầy đủ và ứng xử với mọi thứ xung quanh cho nên sự can thiệp của anh ta với nạn
bạo lực gia đinh là điều đáng khích lệ trong tư duy người nghệ sĩ.
++ Chính sự đối lập trong hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm đến người
đọc một vấn đề nhân sinh rất mới mẻ. Đó chính là cuộc sống đầy đau khổ, bạo lực, tàn nhẫn mà con người
phải chịu đựng. Chiến tranh đã đi qua nhưng những đau thương mà nó để lại vẫn còn đó, cuộc chiến với đói
nghèo, với những bất cập thời hậu chiến vẫn còn đó, vẫn ngang nhiên thách thức với con người. Và đó mới
chính là mối lo thực sự ẩn sau những áng mây hồng hồng đầy thơ mộng. Phùng những tưởng anh đã chạm
đến cảnh giới cao nhất của nghệ thuật, nhìn thấy vẻ đẹp được coi là “đạo đức” của cuộc đời nhưng Nguyễn
Minh Châu đã làm trọn vẹn thiên mệnh của người nghệ sĩ đã khai sáng cho Phùng và cho cả chúng ta nữa về
đời sống nhân sinh. Chiến tranh kết thúc không chỉ có nụ cười hoa nở mà còn có cả những dòng nước mắt
(gia đình hàng chài chính là nạn nhân của thời hậu chiến – nền kinh tế lạc hậu, thất học). Hiện thực cuộc
sống còn nhiều bất hạnh, mà con người phải đối mặt. Viết tác phẩm năm 1987, Nguyễn Minh Châu đã anh
dũng dám nói đến phần hiện thực gai góc, sẫm màu của xã hội.
Trang 6


- Những nhận thức tiến bộ, tích cực của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng giúp anh tạo được sức sống lâu bền cho
tác phẩm nghệ thuật: Trưởng phòng rất hài lòng về tấm ảnh. Mãi về sau, nó vẫn được treo ở nhiều nơi, nhất
và những gia đình sành nghệ thuật. Nhưng mỗi khi nhìn kỹ bức ảnh, cảm xúc của anh luôn lẫn lộn trào dâng.
Anh luôn luôn nhìn thấy hình ảnh một người đàn bà lam lũ với tấm lưng áo bạc phếch, nửa thân người ướt
sũng đi ra từ bức ảnh đó. Chất sống của hiện thực đã giúp tác phẩm nghệ thuật của nghệ sĩ Phùng bất tử trước
thời gian.
* Khát vọng nghệ thuật và bi kịch không lối thoát của nhân vật Vũ Như Tô
- Vũ Như Tô được biết đến qua tác phẩm của ông là một kiến trúc sư thiên tài một nghệ sĩ có nhân cách
và có khát vọng nghệ thuật cao cả, lớn lao. Ông luôn khao khát xây dựng được những công trình vĩ đại trở

thành niềm tự hào cho con cháu muôn đời sau. Bắt tay vào xây dựng Cửu Trùng Đài – một công trình nghệ
thuật thế kỷ dưới sự chỉ đạo của hôn quân Lê Tương Dực ông đã gặp phải sự cản trở rất lớn của quần chúng
nhân dân...và dẫn đến bi kịch Vũ Như Tô.
+ Cửu trùng đài – một công trình nghệ thuật thế kỷ, một khát vọng nghệ thuật cao đẹp: “đem hết tài ra
xây cho nòi giống một toà đài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước, tranh tinh xảo với hoá công”. Xây
Cửu Trùng Đài với Vũ Như Tô vừa là để bộc lộ trọn vẹn cái tài trời phú, vừa để thực hiện giấc mộng lớn giấc mộng sáng tạo một công trình nghệ thuật kì vĩ, mĩ lệ, cao cả, huy hoàng, một “cảnh Bồng Lai” giữa cõi
trần lao lực, góp phần điểm tô cho đất nước. Cửu Trùng Đài chính là tâm huyết, là linh hồn của Vũ Như Tô:
“Tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết cũng với cửu Trùng Đài. Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài một bước. Hồn
tôi để cả đây...”
+ Cửu trùng đài – một hiểm họa khôn lường: một công trình nghệ thuật thế kỷ dưới sự chỉ đạo của hôn
quân Lê Tương Dực lại trở thành một thảm họa khôn lường đối với quần chúng nhân dân.
++ Cửu Trùng Đài trong mục đích của Lê Tương Dực chính là hiện thân của cuộc sống xa hoa đầy lạc
thú. Công trình nghệ thuật theo khao khát của Vũ Như Tô lại chỉ là nơi vui đùa của những cung nữ để mua
vui cho vị hôn quân, bạo chúa Lê Tương Dực; nó sẽ tiêu tốn tiền của công khố, bòn rút mồ hôi xương máu
của nhân dân.
++ Cửu Trùng Đài trong cuộc sống của nhân dân là một thảm họa. Giữa lúc cuộc sống của nhân dân vô
cùng lầm than, khổ cực (“mấy nghìn người chết vì Cừu Trùng Đài, mẹ mất con, vợ mất chồng”) vì vậy Cửu
Trùng Đài càng xây cao bao nhiêu thì mồ hôi, nước mắt và cả máu xương của nhân dân ngày càng tăng lên
bấy nhiêu. Tình cảnh khốn cùng ấy tất sinh biến loạn: khi quân phản nghịch nổi lên, thợ xây Cửu Trùng Đài
quá nửa theo về quân phản nghịch. Vũ Như Tô là đối tượng đầu tiên trong kế hoạch báo thù của quần chúng
lao khổ.
- Cửu trùng đài và bi kịch Vũ Như Tô:
+ Bi kịch bị hiểu lầm và kết tội: Vì mượn tay Lê Tương Dực để thực hiện khát vọng nghệ thuật của mình
nên Vũ Như Tô bị đánh đồng với kẻ xa hoa tàn ác, với tên hôn quân bạo chúa, bị coi là kẻ gây tội ác: “ai ai
cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, man
di oán giận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông”. Trong hoàn cảnh ấy, cả Vũ Như Tô và Cửu Trùng Đài
đều trở thành mục tiêu của sự oán giận, trở thành đối tượng để nhân dân và quân phiến loạn tàn phá, huỷ
hoại, giết hại. Chỉ có Đan Thiềm là người duy nhất hiểu được khát vọng và quý trọng tài năng của ông nhưng
Đan Thiềm cũng hoàn toàn bất lực, không thể khuyên nhủ, cũng không thể bảo vệ được Vũ Như Tô.
+ Bi kịch bị vỡ mộng: Cho đến phút cuối cùng, Vũ Như Tô vẫn không thể hiểu và không thể tin rằng việc

mình làm là trái với quyền lợi của nhân dân. Ông vẫn một mực khẳng định rằng mình không có tội và không
Trang 7


thể hiểu vì sao dân chúng lại nổi lên phá cửu Trùng Đài, không hiểu vì sao xây dựng Cửu Trùng Đài lại là
việc làm hại nước, hại dân. Điều bi thương nhất của Vũ Như Tô là sự lạc lõng của ông giữa những kẻ nông
nổi và tàn ác, là sự cô đơn đến đáng thương trước lòng hận thù của nhân dân. Khi Cửu Trùng Đài bị đốt cháy
cũng là khi Vũ Như Tô vỡ mộng, bừng tỉnh, đau đớn đến tuyệt vọng: “Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gì? Ôi
mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!”.
→ Cửu Trùng Đài là một công trình kiến trúc tuyệt tác. Được xây bằng tài hoa tuyệt đỉnh của Vũ Như Tô
– được xây dựng bằng tâm huyết của Vũ Như Tô: với ông thì Cửu Trùng Đài là phần tâm hồn, là sinh mệnh.
Đặt trong bối cảnh lúc đó, Cửu Trùng Đài còn là hiện thân cho cái đẹp xa hoa, đi ngược lại với lợi ích của
người lao động. Vì vậy với nhân dân: Cửu Trùng Đài là món nợ mồ hôi, xương máu cần phải trả.
→ Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra những vấn đề sâu sắc và có ý nghĩa muôn thuở về
mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lý tưởng nghệ thuật cao siêu thuần túy của muôn đời với lợi
ích thiết thực và trực tiếp của nhân dân.
* Bình luận
- Cả hai tác phẩm này đều xây dựng lên một nhân vật hết lòng đam mê nghệ thuật nhưng chỉ vì chưa thấy
rõ sự đối lập mà dẫn đến những kết cục đáng buồn.
+ Nghệ sĩ Phùng đã thấy được mặt trái của sự việc và đã kịp thời sửa sai. Bằng hành động tự ý thức,
Phùng đã nhận ra cái chưa đến được của mình để rồi đấu tranh tự hoàn thiện. Đây cũng chính là khát vọng
kết nối Chân – Thiện – Mĩ mà suốt đời nhà văn Nguyễn Minh Châu luôn khao khát và tìm kiếm.
+ Nhà kiến trúc thiên tài Vũ Như Tô do quá bàng quan, mù quáng trong khát vọng nghệ thuật cao siêu
của bản thân mà xa rời hiện thực đã phải lấy cả cái giá của nghệ thuật để đổi bằng chính mạng sống của
mình.
- Hai tác phẩm được viết vào hai bối cảnh xã hội khác nhau, văn hóa mà đối tượng tồn tại khác nhau và
phong cách của hai nhà văn cũng hoàn toàn khác nhau, nhưng họ đều có một điểm chung đã lật ra lá bài của
nghệ thuật:
+ Nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống, phục vụ cuộc sống, nếu nghệ thuật xa rời cuộc sống, xa rời
quần chúng thì chỉ đem lại bi kịch thảm khốc như của Vũ Như Tô hay cái nhìn phiến diện về cuộc sống của

nghệ sĩ Phùng. Tuy rằng nghệ thuật là cái đẹp của cuộc sống nhưng không phải lúc nào nó cũng đẹp. Đằng
sau của tấm huy chương rạng rỡ luôn gồ gề và nhiều khuyết điểm.
+ Ngoài ra, nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì cuộc sống, phục vụ cho cuộc sống, nghệ thuật đích
thực phải gắn với quyền lợi của con người. Nghệ thuật xa rời cuộc sống chỉ là nghệ thuật suông và khi nghệ
thuật không vì đời sống thì chính đời sống sẽ hủy hoại nó.
- Trước yêu cầu khắt khe trên, đòi hỏi người nghệ sĩ phải biết tìm tòi, khám phá cuộc sống, hiểu nó trên
nhiều phương diện. Nghệ sĩ chân chính cũng giống như nghệ thuật chân chính phải là thứ nghệ thuật vị nhân
sinh không chỉ bó hẹp nghệ thuật vị nghệ thuật.
4. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.
5. Sáng tạo (0,5 điểm):
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Trang 8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Câu 1 – Phần I:
Tham khảo bài thơ:
Lời nói dối nhân ái
Gió nói với chiếc lá úa:
“Trong vòng tuần hoàn bất tận của chiếc lá,
Màu vàng của mi trong khoảnh khắc này
Là sắc đẹp vĩnh hằng của nhan sắc mùa Thu tàn phai nhanh;
Đừng buồn cái đẹp nào cũng phù du vì chỉ có cái phù du mới đẹp”
Lá biết gió nói dối nhưng lá vẫn vui vẻ bay vèo theo gió.
“CHÀNG thấy NÀNG đẹp rồi chàng mới yêu
Anh thì ngược lại, anh yêu trước rồi sau đó mới biết rằng em đẹp”
Lời nói dối ngược ngạo luật phản xạ của anh chồng làm ửng hồng đôi má cô vợ trẻ.
Cô gái nói với ông già:

“Bố đẹp lão quá! Hồi còn trai chắc bố có số đào hoa”
Ông già – héo queo như cây kiểng còi – uống lời nói dối cực kỳ khó tin của cô gái như uống giọt nước
thần có dược chất hồi xuân
Tiếc thay! những lời nói dối ta phải nghe hằng ngày lại là những lời nói dối không nhân ái.
(1989 - Trang Thế Hy)
Câu 2 – Phần II:
Tham khảo kiến thức về nhà văn Nguyễn Minh Châu:
Trong những sáng tác của Nguyễn Minh Châu thời kì trước Cách mạng, nhà văn đam mê với cảm quan
lãng mạn, nhìn cuộc sống, chiến tranh, người lính bằng con mắt rất đẹp, lí tưởng, tràn đầy niềm lạc quan. Vì
vậy mà hình ảnh con người trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu thời kì này là những mẫu hình, chuẩn
mực cho thời đại. Bởi vì, ông thường “tắm các nhân vật của mình trong bầu không khí vô trùng” như Nguyệt
trong Mảnh trăng cuối rừng. Tuy nhiên, từ sau Cách mạng, văn chương của Nguyễn Minh Châu mang đậm
tính chất triết lí, suy tưởng. Ông trở về với thực tại trong đối tượng của văn học cho nên các nhân vật hiện lên
có phần xấu xí, thô ráp song lại chuyển tải được những quan niệm văn chương sâu sắc.

Trang 9



×