Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

130 đề thi thử THPTQG môn ngữ văn chuyên nguyễn quang diệu đồng tháp năm 2019(có lời giải chi tiết) image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.54 KB, 5 trang )

SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG THPT NGUYỄN
QUANG DIÊU

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: .......................................................................
Số báo danh: ............................................................................
Mục tiêu:
Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau:
- Kiến thức làm văn, tiếng Việt
- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm.
- Kiến thức đời sống.
Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản.
- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học).
I.ĐỌC HIỂU: (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Bằng những trải nghiệm của bản thân, càng ngày càng nhận rõ ra một chân lí trong cuộc sống là bất cứ
một điều gì vừa phải bao giờ cũng tốt hơn thừa mứa. Nói cách khác, chúng ta nên đón lấy cuộc sống ngay
khi nó đến. Chúng ta đừng đợi một điều gì đó thật đủ đầy rồi mới chịu đón nhận.
Hãy sống một cuộc đời chừng mực. Đừng luôn đợi chờ hay mong muốn hưởng thụ những điều xa xỉ, vì
sẽ không có giới hạn nào kiểm soát việc đó. Điều đó tương tự như khi chúng ta làm công việc chăm sóc
và tỉa cành cho cây. Khi cắt đi những nhánh dư thừa cây sẽ tập trung nhựa sống của nó để tạo ra hoa thơm
quả ngọt. Cuộc sống của chúng ta cũng thế. Khi biết loại bỏ những điều không cần thiết, chúng ta có thể
tập trung sức lực của mình cho những điều giá trị hơn.
Mỗi người quan niệm lợi ích của việc đơn giản hóa cuộc sống theo một cách khác nhau. Đó có thể tạo ra
nhiều thời gian rảnh rỗi hơn, cuộc sống ít căng thẳng hơn, ít huyên náo hơn, ít nợ nần hơn… Cuộc hành
trình này tuy có nhiều đích đến nhưng lại có rất nhiều con đường khác nhau để tiến tới mục đích đó.


…Giá trị của cuộc sống không nằm ở lượng vật chất chúng ta đang sở hữu mà nằm ở phần tâm hồn chúng
ta đang có. Hãy hướng đến nhu cầu thực sự của bạn trong cuộc sống xem đang thiếu thứ gì đang cần điều
gì để tìm kiếm chúng. Đừng cố gắng chạy theo những giá trị không cần thiết khi bạn không thể. Cuộc đời
là vô tận nhưng luôn có những điểm dừng hạnh phúc nếu chúng ta nhận ra”.
(Trích Điều diệu kì của thái độ sống – Mac Anderson – NXB Tổng hợp TPHCM, 2016)
Câu 1: Nhận biết
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?
Câu 2: Thông hiểu
Anh/chị hiểu như thế nào là “đón lấy cuộc sống” từ câu nói của tác giả “Chúng ta nên đón lấy cuộc sống
ngay khi nó đến”?
Câu 3: Thông hiểu
Trang 1


Anh/chị có đồng tình với ý kiến của tác giả “Giá trị của cuộc sống không nằm ở lượng vật chất chúng ta
đang sở hữu mà nằm ở phần tâm hồn chúng ta đang có”?
Câu 4: Vận dụng
Thông điệp có ý nghĩa nhất với anh/chị được rút ra từ văn bản trên? (Trình bày trong một đoạn văn
khoảng 5 đến 7 dòng)?
II.LÀM VĂN
Câu 1: Vận dụng cao
Từ vấn đề được đề cập trong đoạn trích phần Đọc hiểu anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ về lợi ích của lối sống chừng mực?
Câu 2: Vận dụng cao
Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã hai lần miêu tả sức sống tiềm tàng của nhân vật
Mị. Trong đêm tình mùa xuân “Trong bóng tối Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi
rượu còn nồng nàn. Mị vẫn còn nghe tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi những đám chơi. Em không
yêu quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách.”
Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”.
Và trong đêm mùa Đông cởi trói cho A Phủ “Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị vụt chạy ra. Trời tối

lắm nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong
hơi gió thốc lạnh buốt:
-A Phủ cho tôi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:
-Ở đây thì chết mất.”
Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị qua hai lần miêu tả trên. Từ đó nhận xét về tư tưởng nhân
đạo tiến bộ của nhà văn Tô Hoài.
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu
Đọc hiểu

Nội dung
1.
Phương pháp: căn cứ các phong cách ngôn ngữ đã học
Cách giải:
- Phong cách ngôn ngữ: Chính luận
2.
Phương pháp: phân tích, lý giải
Cách giải:
Có nghĩa là đón nhận những điều cuộc sống mang đến cho bạn dù là buồn đau, vất vả hay
sung sướng, hạnh phúc. Đón nhận mà không trì hoãn.
3.
Phương pháp: phân tích
Trang 2


Cách giải:
- Đồng ý

4.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Học sinh lựa chọn thông điệp có ý nghĩa với mình và trình bày đoạn văn 5-7 câu.
- Đơn giản hóa cuộc sống
- Sống có chừng mực
- Giá trị của mỗi người nằm ở tâm hồn
-…
Gợi ý:
- Thông điệp: sống có chừng mực
- Ý nghĩa lối sống có chừng mực:
+ Đón nhận mọi khoảnh khắc cuộc sống, nếm đủ mọi dư vị cay đắng, ngọt bùi cuộc đời.
+ Con người được trưởng thành từ chính những trải nghiệm đó
+ ….
Làm văn
1

Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp
Cách giải:
1. Giới thiệu vấn đề
2. Giải thích
- Sống có chừng mực là lối sống vừa đủ, không thiếu không thừa, không chờ đợi mà sẵn
sàng đương đầu đón nhận mọi điều cuộc sống mang lại
=> Sống vừa đủ, có chừng mực là lối sống tích cực
3. Bàn luận
- Lợi ích của lối sống có chừng mực
+ Lối sống chừng mực đem lại hạnh phúc cho con người
+ Đón nhận mọi khoảnh khắc cuộc sống, nếm đủ mọi dư vị cay đắng, ngọt bùi cuộc đời.
+ Con người được trưởng thành từ chính những trải nghiệm đó
+ ….

- Phê phán lối sống hoang phí của một số người.
- Liên hệ bản thân

2

Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
▪ Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam,
là nhà văn có biệt tài nắm bắt rất nhanh nhạy những nét riêng trong phong tục, tập quán của
những miền đất mà ông đã đi qua. Ông có giọng văn kể chuyện hóm hỉnh, rất có duyên và
đầy sức hấp
dẫn; có vốn ngôn ngữ bình dân phong phú và sử dụng nó rất linh hoạt, đắc địa.
- Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc – tập
Trang 3


truyện được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Tập Truyện
Tây Bắc gồm ba truyện: Mường Giơn, viết về dân tộc Thái; Cứu đất cứu mường, viết về dân
tộc Mường; Vợ chồng A Phủ, viết về dân tộc Mèo (Mông) – mỗi truyện có một dáng vẻ, sức
hấp dẫn riêng, nhưng đọng lại lâu bền trong kí ức của nhiều người đọc là truyện Vợ chồng A
Phủ.
▪ Giới thiệu nhân vật
- Nhan sắc: “trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị” -> nhan sắc rực rỡ ở tuổi cập kê.
- Tài năng: thổi sáo, thổi lá. Hay đến mức có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi
theo Mị.
- Phẩm chất tốt đẹp: Khi bố mẹ Mị hết đời chưa trả được món nợ cho thống lí Pá Tra, thống
lí Pá Tra định bắt Mị về làm con dâu gạt nợ:
+ Hiếu thảo:“ Con sẽ làm nương ngô giả nợ thay cho bố”
+ Tự tin vào khả năng lao động: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô”

+ Khao khát tự do: “Bố đừng bán con cho nhà giàu”
-> Xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị xã hội của tiền quyền, cường quyền và
thần quyền vùi dập, đẩy vào ngã rẽ tăm tối.
• Phân tích hình ảnh Mị trong hai lần trên
▪ Lần miêu tả thứ nhất:
* Vị trí chi tiết: Chi tiết nằm ở phần giữa tác phẩm, trong đêm tình mùa xuân, với sự tác
động của các nhân tố khách quan, sức sống tiềm tàng trong Mị trỗi dậy. Ngay sau đó, A Sử
đã trói đứng Mị vào cột, không cho đi chơi. Mọi hành động vượt thoát thực tại của Mị đã bị
kìm lại.
* Phân tích chi tiết:
- “Trong bóng tối Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng
nàn. Mị vẫn còn nghe tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi những đám chơi. Em không
yêu quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào.”: sức sống tiềm tàng vẫn lan tỏa
trong tâm trí của Mị, những câu hát trong hội chơi xuân vẫn văng vẳng bên tai như gọi Mị đi
chơi, như thúc giục Mị hãy sống, hãy vui
-> A Sử chỉ trói được thân xác Mị chứ không trói được ý muốn đi chơi, không trói được khát
vọng, sức sống của Mị.
-> Mị vẫn thả hồn theo tiếng sáo đến với những cuộc chơi.
- “Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị
thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”: sự tĩnh lặng, yên ắng của không gian buổi đêm
đã làm Mị trở về thực tại. Khi về với thực tại Mị đau khổ, xót xa cho thân phận của mình. Tô
Hoài khắc họa thân phận của Mị qua thủ pháp vật hóa và so sánh
->Mị hoàn toàn bị mất tự do, bị chà đạp
▪ Lần miêu tả thứ hai
* Vị trí chi tiết: Nằm ở phần cuối của truyện: Sau khi Mị chứng kiến A Phủ bị trói đứng,
trong lòng Mị trỗi dậy tình thương và trong phút chốc Mị đã cắt dây cởi trói cho A Phủ. Mị
cũng đã vượt thoát và chạy theo A Phủ.
* Phân tích chi tiết:
+ Mị ý thức được hoàn cảnh của bản thân mình: “Ở đây thì chết mất”
+ Sức sống tiềm tàng trỗi dậy và trở thành hành động mạnh mẽ: “vụt chạy ra”, “băng đi”,

“đuổi kịp A Phủ”
=> Hành động của Mị thể hiện sự nhận thức bước đầu của người nông dân miền núi trong
đấu tranh Cách mạng
Trang 4


▪ Tư tưởng nhân đạo tiến bộ của nhà văn Tô Hoài
Ngoài việc ngợi ca vẻ đẹp của nhân vật, đồng cảm thương cảm với số phận nhân vật, điểm
tiến bộ trong tư tưởng nhân đạo của ông là đã chỉ ra được lối thoát cho nhân vật của mình.
Từ đây, nhân vật có hy vọng vào một tương lai tươi sáng, cuộc sống tốt đẹp hơn.

Trang 5



×