Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Đánh giá về nguyên tắc chuộc tội bằng tiền trong bộ quốc triều hình luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.7 KB, 8 trang )

MỤC LỤC
Trang

LỜI MỞ ĐẦU

02

NỘI DUNG 03
I) Sơ lược một số nguyên tắc hình sự chủ yếu trong bộ Quốc triều hình luật.
03
II) Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền.

04

1) Loại người và loại tội được chuộc tội bằng tiền trong quy định của bộ
Quốc triều hình luật.

04

2) Mức tiền chuộc được quy định trong bộ Quốc triều hình luật. 05
III) Đánh giá nguyên tắc chuộc tội bằng tiền trong bộ Quốc triều hình luật….06
1) Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền là một giá trị độc đáo của Quốc triều
hình luật…………………………………………………………………….06
2) Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền là hình phạt mang tính nhân đạo………06
KẾT LUẬN……………………………………………………………………….07
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………08

Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam.

01



LỜI MỞ ĐẦU
Các văn bản pháp luật cổ Việt Nam thực sự là những kho báu chứa đựng những
giá trị văn minh của đất nước và con người Việt Nam. Một trong những bộ luật
quan trọng thuộc pháp luật cổ Việt Nam là Quốc triều hình luật . Quốc triều hình
luật là bộ luật xưa nhất còn lưu giữ được đầy đủ cho tới ngày nay. Quốc triều hình
luật hay còn gọi là Luật hình triều Lê là một bộ luật hình chính thống và quan trọng
nhất của triều đại nhà Lê nước ta (1428 – 1788). Bộ luật này trong dân gian nước
ta có thời kì gọi theo cách giản lược là Luật Hồng Đức.
Đây là Bộ luật “được coi là quan trọng nhất”, “chính thống nhất của triều Lê” và
trong lịch sử pháp luật Việt Nam, nó được đánh giá là “một thành tựu có giá trị đặc
biệt”, “không chỉ là đỉnh cao so với những thành tựu pháp luật của các triều đại
trước đó, mà còn đối với cả Bộ luật được biên soạn vào đầu thế kỉ thứ XIX: Hoàng
Việt luật lệ…” (1).Bộ Quốc triều hình luật là bộ luật tổng hợp, bao gồm nhiều
quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau: luật hình s ự, lu ật dân
sự, luật tố tụng, luật hôn nhân và gia đình, luật hành chính…
Trong luật pháp phong kiến nói chung và bộ Quốc triều hình luật nói riêng, hình
luật là nội dung trọng yếu và có tính chất chủ đạo, bao trùm toàn bộ nội dung của
bộ luật, đặc biệt là nguyên tắc chuộc tội bằng tiền – một nguyên tắc hình sự độc
đáo của Quốc triều hình luật. Chính vì thế, em chọn đề tài: “Đánh giá về nguyên
tắc chuộc tội bằng tiền trong bộ Quốc triều hình luật” để có thể hiểu rõ hơn về
pháp luật phong kiến Việt Nam.

Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam.

02


NỘI DUNG


I) Sơ lược một số nguyên tắc hình sự chủ yếu trong bộ Quốc triều hình luật.
Các bộ luật phong kiến không có chương điều riêng quy định các khái niệm,
nguyên tắc pháp lí nhưng nội dung của bộ Quốc triều hình luật thể hiện một số
nguyên tắc hình sự chủ yếu như sau:
Nguyên tắc vô luật bất hình (Điều 642, 683, 685, 708, 722): Trong đó quy định
chỉ khép tội khi trong bộ luật có quy định, không thêm bớt tội danh, áp dụng đúng
hình phạt đã quy định và nó là tương tự như trong các bộ luật hình sự hiện tại.
Nguyên tắc chiếu cố (Điều 1, 3, 4, 5, 8, 10, 16, 17, 680): Trong đó quy định các
chiếu cố đối với địa vị xã hội, tuổi tác (trẻ em và người già cả), người tàn tật, phụ
nữ.
Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền (Điều 6, 16, 21, 22, 24): Được áp dụng đối với
các tội danh như trượng, biếm, đồ, khao đinh, tang thất phụ, lưu, tử, thích chữ. Tuy
nhiên các tội thập ác (10 tội cực kì nguy hiểm cho chính quyền) và tội đánh roi (có
tính chất răn đe, giáo dục) thì không cho chuộc.
Nguyên tắc về trách nhiệm hình sự (Điều 16, 35, 38, 411, 412): Trong đó đề cập
tới quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự và việc chịu trách nhiệm hình sự thay
cho người khác.
Nguyên tắc miễn, giảm trách nhiệm hình sự (Điều 18, 19, 450, 499, 553): Trong
đó quy định về miễn giảm trách nhiệm hình sự trong các trường hợp như tự vệ

Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam.

03


chính đáng, tình trạng khẩn cấp, tình trạng bất khả kháng, thi hành mệnh lệnh, tự
thú ( trừ tội thập ác và tội giết người).
Nguyên tắc thưởng người tố giác, trừng phạt kẻ che giấu tội phạm (Điều 25, 39,
411, 504).
II) Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền.

1) Loại người và loại tội được chuộc tội bằng tiền trong quy định của bộ Quốc
triều hình luật.
Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền được thể hiện ở việc một số loại người được
chuộc tội, một số loại tội được chuộc bằng tiền, hoặc ở hình thức vô ý phạm tội.
Điều 6 quy định: “Những người thuộc về nghị thân mà phạm tội thì họ tôn thất,
họ hoàng thái hậu đều được miễn những tội đánh roi, đánh trượng, thích mặt; họ
hoàng hậu thì được chuộc bằng tiền”.
Theo Điều 14, “Những quan viên quân dân phạm tội nếu vì sự sơ xuất lầm lỗi,
từ tội lưu trở xuống thì cho chuộc bằng tiền. Những ai phạm tội từ khi chưa làm
quan, đến khi làm quan (từ lục phẩm trở lên) việc mới phát giác, thì đều giảm tội
một bậc, nếu phạm vào tội thập ác, cùng gian tham lừa dối thì không theo luật
này”.
Điều 16 cũng quy định rằng: “Những người từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống
cùng những người bị phế tật, phạm từ tội lưu trở xuống đều cho chuộc bằng tiền,
phạm tội thập ác thì không theo luật này. Từ 80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở xuống
cùng những người bị ác tật, phạm tội phản nghịch, giết người đáng phải tội chết
thì cũng phải tâu để vua xét định, ăn trộm và đánh người bị thương thì cho chuộc,
còn ngoài ra thì không bắt tội. Từ 90 tuổi trở lên, 7 tuổi trở xuống dầu có bị tội
chết cũng không hành hình, nếu có kẻ nào xui xiểm thì bắt tội kẻ xui xiểm, nếu ăn
Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam.

04


trộm có tang vật thì kẻ nào chứa chấp tang vật ấy phải bồi thường. Nếu ai xét ra
tình trạng đáng thương, hay tài năng đáng tiếc thì đặc cách cho được khỏi phải
thích mặt”.
Tóm lại, bộ Quốc triều hình luật quy định những người được chuộc tội bằng tiền
đó là những người thuộc nghị thân, người già, người tàn tật, trẻ em, quan viên và
một số đối tượng khác. Thập ác là trọng tội nên không được chuộc. Trong luật

cũng không quy định việc chuộc tội Xuy (đánh roi), vì theo quan niệm cổ luật, tội
đánh roi có mục đích răn bảo, dạy dỗ người phạm tội biết xấu hổ.
2) Mức tiền chuộc được quy định trong bộ Quốc triều hình luật.
Bộ Quốc triều hình luật quy định mức tiền chuộc ở Điều 21, 22 và 24.
Theo Điều 21: “Tiền chuộc bị xử đánh trượng - Mỗi trượng, quan tam phẩm thì
phải chuộc 5 tiền; tứ phẩm 4 tiền; ngũ và lục phẩm 3 tiền; thất và bát phẩm 2 tiền;
cửu phẩm và thứ dân 1 tiền”.
Điều 22 quy định rằng: “Tiền chuộc tội biếm mỗi hạng, quan nhất phẩm phải
chuộc 100 quan, nhị phẩm 75 quan, tam phẩm 50 quan, tứ phẩm 30 quan, ngũ
phẩm 25 quan, lục và thất phẩm 20 quan, bát và cửu phẩm 15 quan, dân đinh và
nô tì 10 quan. Còn các quan viên được tập ấm mà chưa có tước phẩm gì, thì cũng
được ấm lệ mà giảm một bậc. Những kẻ hiện bị tội bắt làm khao đinh, tang thất
phụ mà trước đã đồ làm nô tì thì phạt tiền 30 quan, tiền chuộc cũng thế. Bị tội bắt
làm tượng phường binh chuộc 60 quan, chủng điền binh 100 quan, bị đày đi châu
gần 130 quan, châu ngoài 200 quan, châu xa 230 quan, tử tội 330 quan (đàn bà
phạm tội thì tiền chuộc cũng vậy)”.

Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam.

05


Điều 24 quy định: “Tiền chuộc bị thích chữ vào mặt (vào cổ cũng vậy) mỗi chữ,
tam phẩm chuộc 2 quan, tứ phẩm 1 quan 5 tiền, ngũ phẩm 1 quan, lục phẩm 7 tiền,
thất phẩm 6 tiền, bát cửu phẩm 5 tiền (thứ dân cũng thế)”.
Trong những quy định về thục tội, giá ngạch đối với các quan thay đổi tùy theo
phẩm trật, chức tước càng cao thì giá ngạch càng lớn, giữa dân thường và người có
phẩm tước thì giá ngạch đối với người có phẩm tước cao hơn.
III) Đánh giá nguyên tắc chuộc tội bằng tiền trong bộ Quốc triều hình luật.
1) Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền là một giá trị độc đáo của Quốc triều hình

luật.
Quy định về thục tội (chuộc tội bằng tiền) là một giá trị độc đáo của Quốc triều
hình luật. Dưới góc nhìn của Luật hình sự hiện đại, thục tội có bản chất pháp lí là
biện pháp miễn chấp hành hình phạt. Điều đó có nghĩa là biện pháp miễn chấp
hành hình phạt ra đời ở Việt Nam khá sớm, ngay từ thời kì nhà Lê sơ. Thục tội là
chế định có nguồn gốc từ luật nhà Đường. Biện pháp này tuy được quy định mô
phỏng theo quy định của hình luật cổ Trung Quốc nhưng trong hình luật Việt Nam
lần đầu tiên được quy định trong Quốc triều hình luật.
Có thể nói đây là giá trị đặc sắc của Quốc triều hình luật bởi trong trường hợp
này nhà làm luật đã có quan điểm tương tự như Luật Hình sự hiện đại là xử lí
nghiêm người có chức vụ quyền hạn phạm tội (tuy không phải là trong mọi trường
hợp) nhằm bảo vệ uy tín của Nhà nước cũng như nâng cao hiệu lực của bộ máy
cầm quyền.
2) Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền là hình phạt mang tính nhân đạo.
Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền là biện pháp chấp hành hình phạt mang tính nhân
đạo vì bên cạnh việc nhằm làm giàu công khố, nguyên tắc này cho phép những
Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam.

06


người phạm tội được miễn chấp hành những hình phạt tàn ác nếu họ đã nộp những
khoản tiền chuộc theo quy định.
Biện pháp này được quy định áp dụng không chỉ cho các đối tượng được hưởng
chính sách ưu đãi như những người thuộc về nghị thân (họ hoàng hậu), quan viên
mà còn cho các đối tượng được hưởng chính sách hình sự khoan hồng, đó là người
già, người tàn tật và trẻ em. Người cao tuổi, người vị thành niên và người bị phế tật
là những đối tượng có sức khỏe yếu ớt, không thể chịu được những hình phạt về
thân thể nên luật đã quy định những sự ưu tiên cho những tội nhân cao tuổi hoặc vị
thành niên bằng cách cho chuộc tội bằng tiền để họ không phải chịu những hình

phạt về thể xác. Những quy định đó đã thể hiện tính chất nhân đạo, sự quan tâm và
bảo vệ dân thường. Như vậy, nhà nước không chỉ áp dụng chế độ khoan hồng cho
những người có địa vị trong xã hội mà áp dụng cho tất cả mọi người. Điều này thể
hiện sự công bằng của nhà nước thời Lê.

KẾT LUẬN
Qua tìm hiểu nguyên tắc chuộc tội bằng tiền trong bộ Quốc triều hình luật của
triều đại nhà Lê, ta có thể nhận biết được những nhóm người, nhóm tội được
chuộc tội bằng tiền và thấy được chính sách nhân đạo của nhà làm luật đối với
nhân dân. Nguyên tắc này xứng đáng là một giá trị độc đáo của hình luật Việt Nam
nói chung và bộ Quốc triều hình luật nói riêng.

Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam.

07


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) (1) Lời nói đầu Quốc triều hình luật, Nxb. Chính trị Quốc gia, 1995, trang 12 và
17.
2) Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà
Nội, Nxb. Công an nhân dân, tháng 4/2007.
3) Quốc triều hình luật, Lịch sử hình thành, nội dung và giá trị, TS. Lê Thị Sơn
(chủ biên), Nxb. Khoa học xã hội, tháng 4/2004.
4) Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Viện Sử học Việt Nam, Nxb. Pháp lí,
tháng 11/1991.
5)

./.


Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam.

08



×