Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

So sánh địa vị pháp lý của hoàng đế anh và tổng thống mĩ trong nhà nước tư sản anh, mĩ thời cận đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.61 KB, 6 trang )

Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới _Lớp NO1.Nhóm 5

MỤC LỤC

A, MỞ ĐẦU

1

B, NỘI DUNG

1

I. Điểm giống nhau về địa vị pháp lí của hoàng đế Anh và
tổng thống Mỹ trong nhà nước tư sản Anh, Mỹ thời cận đại.

1

II. Điểm khác nhau về địa vị pháp lí của hoàng đế Anh và
tổng thống Mỹ trong nhà nước tư sản Anh, Mỹ thời cận đại.

2

C, KẾT LUẬN

4

D, DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

5

A. MỞ ĐẦU


Lịch sử mỗi khu vực đều trải qua nhiều thăng trầm biến đổi khác nhau. Qua từng thời kì xã hội,
công cuộc cách mạng nổ ra xây dựng nhà nước mới thay thế kiểu nhà nước cũ. Cách mạng tư sản
nổ ra và chế độ tư sản được thành lập và tiêu biểu là ở Anh và Mĩ. Tuy Anh và Mĩ đều là hai nhà
nước thuộc kiểu nhà nước tư sản nhưng ở cả hai nhà nước này lại có sự khác nhau về tên gọi của
nguyên thủ quốc gia, ở Anh thì là Hoàng đế Anh và Mỹ thì là tổng thống Mỹ. Vậy liệu hoàng đế
Anh và tổng thống Mỹ có gì khác nhau về địa vị pháp lý không, hay chỉ khác nhau ở tên gọi. Để
0


Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới _Lớp NO1.Nhóm 5

làm rõ hơn về vấn đề này, nhóm chúng em đã chọn đề bài: So sánh địa vị pháp lý của hoàng đế
Anh và tổng thống Mĩ trong nhà nước tư sản Anh, Mĩ thời cận đại.

B. NỘI DUNG
Được hình thành từ con đường cách mạng tư sản, tuy nhiên, ở Anh, cuộc cách mạng chống
phong kiến diễn ra không triệt để, giai cấp tư sản không thể xóa bỏ ngay được chế độ phong kiến
nên đành phải thỏa hiệp và vì vậy, sản phẩm của cuộc nội chiến là hình thức chính thể quân chủ
nghị viện, trong đó nguyên thủ quốc gia là Hoàng đế Anh. Ở Mỹ, cuộc cách mạng tư sản diễn ra
khác với cuộc cách mạng tư sản ở Anh vì nó là một cuộc cách mạng triệt để, nó đã xóa bỏ được
những tàn tích phong kiến và hình thành nên hình thức chính thể cộng hòa tổng thống, trong đó
Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu chính phủ. Địa vị pháp lí của
hoàng đế Anh và tổng thống Mỹ đã được thể hiện rất rõ từ thời cận đại.
I. Điểm giống nhau về địa vị pháp lí của hoàng đế Anh và tổng thống Mỹ trong nhà
nước tư sản Anh, Mỹ thời cận đại.
Nếu không tính đến thực chất của vấn đề thực quyền thì về mặt pháp lý, quyền hạn của
hoàng đế Anh và tổng thống Mỹ có những điểm rất chung của một nguyên thủ quốc gia mà không
phụ thuộc vào chính thể.
Hoàng đế Anh và tổng thống Mỹ trong nhà nước tư sản Anh, Mỹ đều là nguyên thủ quốc
gia, là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về vấn đề đối nội và đối ngoại. Với tư cách

là nguyên thủ quốc gia, quyền hạn và trách nhiệm của nguyên thủ quốc gia liên quan đến mọi lĩnh
vực hoạt động của bộ máy nhà nước.
Thứ nhất, trên lĩnh vực hành pháp, nguyên thủ quốc gia có quyền bổ nhiệm các quan chức
cao cấp của cơ quan hành pháp. Ngoài ra, nguyên thủ quốc gia có quyền thống lĩnh các lực lượng
vũ trang, có quyền phong hàm cấp cho các lực lượng vũ trang.
Thứ hai, trong lĩnh vực lập pháp, nguyên thủ quốc gia có quyền tham gia vào quá trình lập
pháp, công bố với nhân dân những văn bản luật đã được thông qua và có quyền phủ quyết các đạo
luật.
Thứ ba, trong lĩnh vực đối ngoại và an ninh quốc gia. Nguyên thủ quốc gia có quyền thay
mặt nhà nước về đối ngoại, có quyền bổ nhiệm các đại sứ, đại diện ngoại giao, triệu hồi các đại
sứ, tiếp nhận ủy nhiệm thư của đại diện ngoại giao nước ngoài, quyết định phong hàm cấp ngoại

1


Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới _Lớp NO1.Nhóm 5

giao, tiếp đại sứ, đặc mệnh toàn quyền nước ngoài, tiến hành đám phán, kí kết các hiệp ước, hiệp
định quốc tế.
Thứ tư, trong lĩnh vực tư pháp, nguyên thủ quốc gia có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các
thẩm phán tòa án tối cao, một số thẩm phán tòa án địa phương, có quyền ân xá giảm hình phạt,
thay đổi lời buộc tội. Ngoài ra nguyên thủ quốc gia còn có quyền ban thưởng huân, huy chương,
danh hiệu vinh dự Nhà nước…
Thứ năm, trong những trường hợp đặc biệt khác. Nguyên thủ quốc gia được trao những
quyền đặc biệt trong trường hợp đặc biệt để duy trì sự tồn tại và trật tự quốc gia khi lãnh thổ hoặc
chủ quyền quốc gia bị đe dọa. Đó là quyền nguyên thủ quốc gia được tuyên bố tình trạng khẩn
cấp, tình trạng chiến tranh.
II. Điểm khác nhau về địa vị pháp lí của hoàng đế Anh và tổng thống Mỹ trong nhà nước tư
sản Anh, Mỹ thời cận đại.
Bên cạnh những nét tương đồng nêu trên thì chúng ta còn thấy những điểm khác nhau cơ

bản về địa vị pháp lý của hoàng đế Anh và tổng thống Mỹ trong nhà nước tư sản Anh, Mỹ thời
cận đại. Cụ thể là:
Thứ nhất, về con đường hình thành: hoàng đế Anh được hình thành theo con đường thế
tập, cha truyền con nối ( hoàng đế truyền ngôi cho con trai, nếu không có con trai thì truyền cho
con gái). Người muốn lên ngôi hoàng đế phải là người nghiêm túc, trong sạch, theo nếp sống “
khuôn vàng thước ngọc” của lễ giáo phong kiến. Còn người muốn ứng cử tổng thống Mỹ phải là
công dân Hoa Kì, từ 35 tuổi trở lên, đã cư trú ở Mĩ trên 14 năm. Tổng thống được toàn dân bầu ra,
nhưng theo đầu phiếu gián tiếp. Ngay từ con đường hình thành đã cho thấy sự tiến bộ hơn của nhà
nước tư sản Mỹ so với nhà nước tư sản Anh. Bởi đã xuất hiện hình thức mới và sự dân chủ trong
quá trình hình thành lên nguyên thủ quốc gia.
Thứ hai, quy định nhiệm kỳ: hoàng đế Anh lên ngôi không theo nhiệm kỳ, nghĩa là thời
gian làm người đứng đầu nhà nước của hoàng đế Anh không có giới hạn, nó chỉ kết thúc khi nào
họ mất đi hoặc nhường ngôi cho con mình. Nhưng tổng thống Mỹ lại làm việc theo nhiệm kỳ với
kỳ hạn là bốn năm và không đương chức quá 2 nhiệm kì.
Thứ ba, về nhiệm vụ và quyền hạn, Hoàng đế Anh chỉ là nguyên thủ quốc gia, còn tổng
thống Mỹ không những là nguyên thủ quốc gia của nước Mỹ mà còn là người đứng đầu bộ máy
2


Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới _Lớp NO1.Nhóm 5

hành pháp, vì thế có một sự khác biệt rất lớn về nhiệm vụ và quyền hạn của Hoàng đế Anh và
tổng thống Mỹ . Bên cạnh đó, quyền lực của hoàng đế Anh chỉ còn mang tính chất hình thức, nghi
lễ và tượng trưng. Hoàng đế là nguyên thủ quốc gia, đại diện chính thức cho quốc gia, dân tộc
trong các quan hệ đối nội, đối ngoại nhưng không trực tiếp giải quyết các công việc của nhà nước,
không có thực quyền. Mọi hoạt động của hoàng đế chỉ là sự chính thức hóa về mặt nhà nước các
hoạt động “ đã rồi” của cả nghị viện lẫn chính phủ. Thật sự, Hoàng đế chỉ “ ngự trị nhưng không
cai trị”. Khác với hoàng đế Anh, tổng thống Mỹ thật sự có thực quyền, có quyền tối cao về hành
pháp và có thể nói tổng thống là trung tâm quyền lực của bộ máy nhà nước. Điều đó được thể
hiện ở nhánh quyền hành pháp, tổng thống là người duy nhất có quyền bổ nhiệm các bộ trưởng để

thành lập chính phủ của mình. Chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước tổng thống, không chịu trách
nhiệm trước nghị viện. Chính phủ chỉ là cơ quan tư vấn, giúp việc cho tổng thống. Ngoài ra, Tổng
thống còn được quyền ban bố tất cả các loại văn bản như chỉ thị, quyết định mà không cần phải
có sự phê chuẩn của nghị viện. Trong nhánh quyền lập pháp, tổng thống có quyền ban bố hoặc
phủ quyết các đạo luật của nghị viện. Và chỉ duy nhất Tổng thống được quyền triệu tập các phiên
họp đặc biệt hoặc của mỗi viện, hoặc cả hai viện mà ở các phiên họp ấy, Tổng thống thông báo
những vấn đề quan trọng nhất của chính quyền liên bang. Về quyền tư pháp, tổng thống được
quyền bổ nhiệm thẩm pháp của pháp viện tối cao với nhiệm kỳ suốt đời, quyền ân xá tội phạm.
Thứ tư, quy định về trách nhiệm: Hoàng đế Anh được hưởng những đặc quyền nhất định,
trong đó có đặc quyền “ vô trách nhiệm”. Còn tổng thống Mỹ phải chịu tất cả các trách nhiệm đối
với việc mình làm và gây ra. Sự khác nhau này xuất phát từ quyền hạn của tống thống Mỹ và
hoàng đế Anh. Bởi vì hoạt động của hoàng đế Anh chỉ là sự chính thức hóa về mặt nhà nước các
hoạt động “ đã rồi” của cả nghị viện lẫn chính phủ, còn tổng thống Mỹ lại là người trực tiếp điều
hành các hoạt động của Chính phủ và nhiều hoạt động khác.
Từ những so sánh trên, ta có thể thấy rằng Hoàng đế Anh và tổng thống Mỹ có địa vị pháp
lí rất khác nhau. Mỗi người, ở mỗi cương vị, địa vị pháp lí khác nhau, đảm nhận những vai trò
khác nhau. Hoàng đế Anh tuy không có thực quyền nhưng do xuất phát từ tập quán và tâm lí
chính trị truyền thống, chế độ quân chủ phong kiến đã từng tồn tại hàng trăm năm, nên hình ảnh
một quân vương vẫn còn sống động trong tâm lí chính trị của người dân Anh, và vì vậy, hoàng đế
Anh chính là biểu tượng cho truyền thống và sự bền vững của dân tộc, sự thống nhất của quốc
3


Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới _Lớp NO1.Nhóm 5

gia, đóng vai trò to lớn về mặt đời sống tinh thần của người dân. Tổng thống Mĩ thì do cử tri bầu
ra, là nguyên thủ quốc gia đại diện cho một nước, đứng đầu chính phủ, thực hiện những việc mà
cử tri giao phó, vừa là trung tâm của bộ máy nhà nước, vừa là trung tâm quyết sách của chính
phủ. Và cùng với những đặc điểm riêng của mình, hai hình thức chính thể nói chung, tổng thống
Mỹ và hoàng đế Anh nói riêng đã phát huy được những ưu điểm của mình, đó cũng là nhân tố để

quyết định đến sự thành công và phát triển ở mỗi nước thời cận đại. Ở đầu TK 19, nước Anh trở
thành một quốc gia cường thịnh, rộng lớn, là đế quốc chiếm được nhiều thuộc địa nhất, “mặt trời
không bao giờ lặn trên đất nước Anh”. Còn ở nước Mỹ, cùng với sự phát triển kinh tế, đến cuối
thế kỉ XIX, đã trở thành đối thủ đáng gườm của các thực dân Châu Âu trong cuộc tranh giành
thuộc địa.

C. KẾT LUẬN.
Hoàng đế Anh và tổng thống Mỹ là hai nguyên thủ quốc gia của hai quốc gia lớn tầm cỡ nhất thế
giới, có nền lịch sử và công cuộc cách mạng cạnh tranh quyền lực giai cấp lãnh thổ diễn ra mạnh
mẽ nhất. Qua sự so sánh về địa vị pháp lí của Hoàng đế Anh, đứng đầu chế độ chính thể quân chủ
nghị viện ở Anh và thổng thống Mĩ, đứng đầu nhà nước với chính thể cộng hòa tổng thống ở Mỹ,
ta càng thấy rõ điểm khác biệt giữa sự tồn tại và cai trị của hai kiểu nhà nước này và những ưu
điểm của chúng. Và đó cũng chính là nền tảng dẫn đến những bước tiến quan trọng trong sự phát
triển từ cận đại đến hiện đại của hai quốc gia này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các sách tham khảo:
1.Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới.Nxb. Công an nhân dân 2005
2.Giáo trình Lí luận nhà nước và pháp luật,Nxb.Công an nhân dân 2011.
4


Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới _Lớp NO1.Nhóm 5

2.Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội - TS.Nguyễn Minh Đoan.
Các website tham khảo:
1.Http://www.luathoc.vn
2.Http://www.sinhvienluat.vn
3.Http://www.diendanphapluat.vn


5



×