Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Bài tập lớp logic học đại cương câu 2, câu 4, câu 5, câu 6, câu 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.7 KB, 7 trang )

Sau khi tìm hiểu hệ thống các câu hỏi trong bài tập lớn, em xin lựa chọn 5 câu sau
đây để đi sâu hơn phân tích và hoàn thiện bài tập của mình: câu 2, câu 4, câu 5, câu
6, câu 7.
Câu 2: Công thức hóa kết cấu logic của phán đoán sau và tìm các phán đoán
đẳng trị với nó: <độc lập cũng không có ý nghĩa gì>>.
“Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc thì độc lập cũng không
có ý nghĩa gì” là 1 phán đoán có điều kiện trong đó các phán đoán điều kiện là:
- Nước độc lập
= p1
- Dân không được hưởng hạnh phúc = p2
- Độc lập cũng không có ý nghĩa gì = q

(p1 ^ p2)

q

Các phán đoán đẳng trị với phán đoán đã cho:
((p1 ^ p2) q) ~ (q
(p1 ^ p2) ): Độc lập có ý nghĩa thì không thể có nước độc lập
mà dân không được hưởng hạnh phúc.
((p1 ^ p2) q) ~ ((p1 ^ p2) ^ q ) : Không thể nói rằng nước độc lập mà dân không được
hưởng hạnh phúc và độc lập thì có ý nghĩa được.
((p1 ^ p2)
q) ~ ((p 1 ^ p2) v q) : Không thể có nước độc lập mà dân không được
hưởng hạnh phúc hoặc là độc lập không có ý nghĩa gì.
Câu 4: Cho 3 phán đoán đơn:
- Tất cả công chức không được tham gia điều hành công ty tư nhân.
- Một số Đảng viên là công chức.
- Một số Đảng viên được tham gia điều hành công ty tư nhân.
Yêu cầu:


a. Hãy xác định quan hệ giữa các khái niệm trong ba phán đoán trên.
Quan hệ giữa các khái niệm trong ba phán đoán trên là quan hệ giao nhau.
b. Hãy chọn 2 trong 3 phán đoán đã cho làm tiền đề để tạo lập 1 luận ba đoạn
đúng.
Phán đoán tiền đề:
1


- Tất cả công chức không được tham gia điều hành công ty tư nhân.
- Một số Đảng viên là công chức.
Từ đó ta có phán đoán kết luận: Một số Đảng viên được tham gia điều hành công
ty tư nhân.
c. Cho biết luận ba đoạn đó thuộc loại hình nào? Vai trò của mỗi khái niệm
trong luận ba đoạn đó? Viết công thức tổng quát và vẽ sơ đồ biểu diễn luận ba
đoạn vừa thành lập.
- Luận ba đoạn trên là luận ba đoạn đơn và thuộc loại hình I: Thuật ngữ giữa là
chủ từ ở tiền đề lớn, vị từ ở tiền đề nhỏ.
- Vai trò của mỗi khái niệm trong luận ba đoạn đó:
 Công chức là thuật ngữ giữa (M)
 Đảng viên là thuật ngữ nhỏ (S)
 Điều hành công ty tư nhân là thuật ngữ lớn (P)
- Công thức tổng quát: M – P
S M
S

P

- Sơ đồ biểu diễn luận ba đoạn vừa thành lập:
M
S


P

d. Hãy thực hiện các thao tác logic biến đổi phán đoán là kết luận của luận
ba đoạn.
Ta có phán đoán kết luận của luận ba đoạn trên là: Một số Đảng viên được tham
gia điều hành công ty tư nhân. Đây là phán đoán I: 1 số S là P.
Có 2 thao tác logic nhằm biến đổi phán đoán trên là:
- Đổi chỗ: Việc điều hành công ty tư nhân được tham gia bởi một số đảng viên.
- Đổi chất của phán đoán đơn. Có 2 cách:
+, Phủ định 2 lần
+, Chuyển vị từ của phán đoán sang đối lập và thay đổi tính chất của hệ từ: Một
số Đảng viên không được không tham gia điều hành công ty tư nhân.
Câu 5: Cho 2 phán đoán:
2


- Nhà nước mang tính giai cấp.
- Pháp luật mang tính giai cấp.
Yêu cầu:
a. Xác định quan hệ giữa các khái niệm trong cả 2 phán đoán trên.
Quan hệ giữa các khái niệm trong 2 phán đoán trên: Quan hệ giao nhau
Nhà
nước

Tính giai

Pháp

cấp


luật

b. Xác định tính chu diên của các thuật ngữ trong mỗi phán đoán trên.
- Nhà nước mang tính giai cấp.
- Pháp luật mang tính giai cấp.
Thuật ngữ “nhà nước” và “pháp luật” trong 2 phán đoán trên đều đề cập hết lớp
đối tượng thuộc ngoại diên đó là “tính giai cấp”. Vì vậy “nhà nước” và “pháp luật” là
hai thuật ngữ chu diên.
Thuật ngữ “tính giai cấp” trong 2 phán đoán trên không đề cập hết lớp đối tượng
thuộc ngoại diên vì vậy “tính giai cấp” là thuật ngữ không chu diên.
c. Lấy một trong hai phán đoán thực hiện các thao tác biến đổi (Đổi chỗ, đổi
chất, kết hợp đổi chỗ và đổi chất).
Phán đoán: Nhà nước mang tính giai cấp.
Các thao tác biến đổi:
- Đổi chỗ: Tính giai cấp là bản chất của nhà nước.
- Đổi chất: Nhà nước không thể không mang tính giai cấp
Không có nhà nước không mang tính giai cấp.
- Kết hợp đổi chỗ và đổi chất: Không mang tính giai cấp thì không phải là nhà
nước.
d. Nếu lấy hai phán đoán trên có thể tạo lập được một luận ba đoạn có kết luận
tất yếu chân thực không? Tại sao?
Không thể tạo lập được một luận ba đoạn có kết luận tất yếu chân thực từ 2 phán
đoán trên vì: thuật ngữ giữa trong luận ba đoạn phải chu diên ít nhất 1 lần nhưng
3


thuật ngữ giữa “tính giai cấp” không chu diên. Vì vậy đây không phải luận ba đoạn
đúng đắn.
e. Từ hai phán đoán đơn, hãy tạo lập một phán đoán phức và rút ra các kết

luận chân thực về tiền đề đó.
Phán đoán phức: Nhà nước và pháp luật đều mang tính giai cấp.
Phán đoán phức trên là 1 tiền đề chân thực vì nó được xây dựng từ 2 phán đoán
đơn chân thực có cùng thuộc tính với nhau.
Câu 6: Cho mệnh đề sau: <gia thì được tuyển thẳng vao đại học>> là đúng thì mệnh đề nào sau đây cũng
đúng? Hãy chứng minh bằng phươg pháp lập bảng.
a) Nếu bạn không đoạt giải trong kì thi học sinh giỏi quốc gia thì không được
tuyển thẳng vào đại học.
b) Nếu bạn muốn tuyển thẳng vào đại học thì bạn phải đoạt giải trong kì thi
học sinh giỏi quốc gia.
c) Nếu bạn không được tuyển thẳng vào đại học thì bạn không đoạt giải trong
kì thi học sinh giỏi quốc gia.
d) Không có chuyện, bạn không đoạt giải trong kì thi học sinh giỏi quốc gia mà
bạn được tuyển thẳng vào đại học.
e) Không có chuyện, bạn đoạt giải trong kì thi học sinh giỏi quốc gia mà bạn
không được tuyển thẳng vào đại học.
Bài làm:
Mệnh đề: <thẳng vao đại học>> là đúng thì các mệnh đề đúng là: C và E.
Phán đoán đã cho là 1 phán đoán có điều kiện trong đó các phán đoán điều kiện là:
- Đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia =p
- Được tuyển thẳng vào đại học
=q

P
1
0

q

1
1

p
0
1

q
0
0

p

q

q

1
1

p
1
1

4

p

p^q
1

1

q

pvq
1
1


1
0
0
1
0
0
0
1
1
1
Vậy ta có các phán đoán tương đương:

0
1

0
1

0
1


(p q) ~ ( q p): Nếu bạn không được tuyển thẳng vào đại học thì không đoạt giải
trong kì thi học sinh giỏi quốc gia. => Mệnh đề C đúng.
(p q) ~ ( p ^ q ): Không có chuyện, bạn đoạt giải trong kỳ thi thi học sinh giỏi quốc
gia mà bạn không được tuyển thẳng vào đại học =>Mệnh đề E đúng.
(p q) ~ (p V q): Bạn không đoạt giải trong kì thi học sinh giỏi quốc gia hoặc là sẽ
được thẳng vào đại học.
Câu 7: Có người lập luận: <hội phát triển, vì vậy mỗi cá nhân cũng là động lực thúc đẩy xã hội phát triền>>.
a) Suy luận trên là một luận ba đoạn. Tại sao?
Suy luận trên là một luận ba đoạn vì đây là một luận ba đoạn rút gọn. Có đầy đủ 3
thuật ngữ và ta dễ dàng khôi phục nó thành một luận ba đoạn hoàn chỉnh.
b) Hãy khôi phục dạng đầy đủ và đúng đắn của luận ba đoạn trên.
Phán đoán còn thiếu: Mỗi cá nhân đều có quyền tự do sáng tạo.
Luận ba đoạn hoàn chỉnh:
Quyền tự do sáng tạo là một động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
Mỗi cá nhân đều có quyền tự do sáng tạo.
=>Kết luận: Mỗi cá nhân cũng là động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
c) Luận ba đoạn trên thuộc loại hình nào? Nói rõ các khái niệm đóng vai trò là
các thuật ngữ trong luận ba đoạn.
Luận ba đoạn trên thuộc loại hình I: Thuật ngữ giữa là chủ từ ở tiền đề lớn, vị từ ở
tiền đề nhỏ.
Thuật ngữ lớn: động lực thúc đẩy xã hội phát triển (P).
Thuật ngữ nhỏ: Mỗi cá nhân (S).
Thuật ngữ giữa: Quyền tự do sáng tạo (M).
5


d) Mô hình hóa quan hệ giữa các khái niệm giữ vai trò: S; P; M.
Quyền tự do sáng tạo là một động lực thúc đẩy xã hội phát triển: M là P
Mỗi cá nhân đều có quyền tự do sáng tạo: 1 số S là M

Mỗi cá nhân cũng là động lực thúc đẩy xã hội phát triển: 1 số S là P
P
M
S

e) Hãy lấy tiền đề lớn của luận ba đoạn để thực hiện các thao tác biến đổi phán
đoán đơn.
Tiền đề lớn của luận ba đoạn trên là: Quyền tự do sáng tạo là một động lực thúc
đẩy xã hội phát triển.Tiền đề này là phán đoán A: Tất cả M+ là PCác thao tác biến đổi phán đoán đơn:
- Đổi chỗ: Một trong những động lực thúc đẩy xã hội phát triển là quyền tự do
sáng tạo.
- Đổi chất của phán đoán đơn: có 2 cách:
+, Phủ định 2 lần: Không thể có quyền tự do sáng tạo không phải là một động lực
thúc đẩy xã hội phát triển.
+, Chuyển vị từ của phán đoán tiền đề sang đối lập và thay đổi chất của hệ từ:
Quyền tự do sáng tạo không thể không là động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
- Kết hợp đổi chỗ và đổi chất: Không phải một động lực thúc đẩy xã hội phát
triển thì không phải là quyền tự do sáng tạo.

Danh mục tài liệu tham khảo
6


1. Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình logic học. Nxb Công an nhân dân Hà
Nội – 2002.
2. Trường Đại học luật Hà Nội. Giáo trình logic học. Nxb Công an nhân dân Hà
Nội – 2011.
3. Tô Duy Hợp và Nguyễn Anh Tuấn, Giáo trình logic học, Nxb. Thành phố Hồ
Chí Minh, 2001.


7



×