nhận vào viện sinh lý nổi tiếng của Ersnt Brucker, chuyên nghiên
cứu về các vấn đề sinh lý thần kinh. Năm 1884, ông t ừng xu ất b ản
một công trình nghiên cứu về những ưu thế trong việc sử dụng
Cocain nhưng bị xã hội phản đối gay gắt và chính điều này là lý do
khiến những ý tưởng sau này của ông không được quan tâm đánh giá
đúng mức.
Tháng 10/1885, Freud cùng Jean Martin Charcot nghiên c ứu v ề
chứng hysteria và thuật thôi miên, trong thời gian này Freud đã đ ưa
ra một kỹ thuật trị liệu mới: phương pháp liên tưởng tự do. Cùng
năm, ông và Breuer xuất bản cuốn “Nghiên cứu về Hysteria” – đây
được coi là khởi đầu chính thức của Phân tâm học. Năm 1900, Freud
cho ra đời cuốn sách “Đoán giải những giấc mơ” – một tác phẩm lớn,
đánh dấu sự thành công của ông và bước đầu đưa Phân tâm h ọc tr ở
thành một trường phái tâm lý học hiện đại. Giai đoạn 1900 – 1910,
vị thế của Freud và Phân tâm học nhanh chóng được củng cố v ững
vàng với nhiều cuốn sách nổi tiếng khác.
Ngày 23/9/1939, sau 16 năm bị dày vò vì bệnh ung th ư vòm
họng, Freud qua đời tại London. Ông đã cống hiến cả cuộc đ ời mình
cho những ý tưởng về Phân tâm học, và mặc dù nh ững ý t ưởng c ủa
ông bị người đời chỉ trích nhưng Freud cũng không hề chùn b ước và
2.
đã đạt đến bến bờ vinh quang.
Quan điểm của Freud về bản chất con người và vấn đề kiểm
soát hành vi của con người:
Theo Freud, các hiện tượng rối loạn tâm lý của con người là do
hiện tượng vô thức chi phối. Vô thức là phạm trù chủ yếu trong đời
sống tâm lý con người, là nền tảng định hướng mọi hành vi của con
người.
Vô thức là trạng thái tư duy dẫn đến những lời nói và việc làm
mà không biết rõ mình đang nói gì, làm gì – một tình trạng t ư duy
2
theo bản năng, không có sự can thiệp của lý trí, hoặc lý trí quá y ếu,
không thể chế ngự hành vi.
Tư tưởng này của ông được coi như một cuộc cách mạng trong
nhận thức về bản chất của hành vi, khi nền văn minh tr ước đó có xu
hướng đề cao ý thức như phần tư duy chủ yếu của con người, h ọ
cho rằng ý thức là tư duy đặc trưng mà chỉ con người m ới có. Nh ưng
Freud đã kéo loài người về vị trí khiêm tốn hơn: tư duy ch ủ y ếu
quyết định hành vi thực ra không phải ý th ức, mà là vô th ức.
Phân tâm học của Freud chia bản nặng của con người ra làm
ba phần: cái nó, cái tôi, và cái siêu tôi. Cái nó bao gồm tất cả những gì
con người có được từ khi mới sinh ra: ăn uống, tình dục, tự vệ, trong
đó bản năng tình dục giữ vai trò quyết định toàn bộ đời sống tâm lý
con người, hoạt động theo nguyên tắc thỏa mãn. Cái tôi là cái trung
gian giữa cái nó và cái bên ngoài, là con người th ường ngày có ý th ức.
Cái tôi có nhiệm vụ kiểm soát hành vi theo ý mình, bảo đ ảm s ự t ồn
tại, và hoạt động theo nguyên tắc hiện thực. Cái siêu tôi là lực lượng
đối lập với cái tôi, ngăn cản cái tôi trong quá trình phát triển, kìm
hãm sự thỏa mãn của cái tôi. Cái siêu tôi là “ Cái tôi lý tưởng” không
bao giờ vươn tới được và hoạt động theo nguyên tắc kiểm duy ệt,
chèn ép.
Toàn bộ cuộc sống của con người là sự mâu thuẫn liên tục
giữa ba khối đó, khối này chèn ép khối kia, nhưng nổi bật nhất là
mâu thuẫn giữa cái nó và cái siêu tôi (bản năng chèn ép, muốn khống
chế ý thức và ngược lại). Đây còn được gọi là chứng rối nhiễu tâm lý.
Vô thức thường được thể hiện dưới nhiều hình thức ngụy
trang khác nhau và qua nhiều cách th ức khác nhau, trong đó nh ững
cách thức phổ biến nhất là nói tục, nói nhịu và đặc biệt là các gi ấc
mơ – được các nhà Phân tâm học xem như cửa ngõ chính dẫn vào
thế giới vô thức. Muốn tìm hiểu vô thức, cần tìm hiểu những giấc
mơ, như Freud nói “Tinh thần, bất kể nó có thể là cái gì, bản thân nó
3
là vô thức…Giấc mơ thường sâu nhất khi nó điên rồ nhất ”. Khi một
người đang ngủ, ý thức không hoạt động, nhưng vô th ức hoạt động,
giấc mơ là biểu lộ một chút ít nội dung của vô th ức. Có ng ười đi
đứng hay nói năng, hành động trong khi ngủ (tình trạng m ộng du)
cũng là họ làm việc dưới ảnh hưởng của vô thức.
Cũng theo Freud, vô thức choán hầu hết tư duy của con người,
do đó, hành vi của con người phần lớn là do vô th ức điều khi ển. M ột
người suốt ngày chỉ tất bật chạy chợ làm ăn, kiếm đ ược nhiều ti ền
thì vui vẻ, không kiếm được tiền thì lo lắng – đó là một người tư duy
chủ yếu bằng vô thức. Ngay cả những người nhìn bề ngoài ta t ưởng
họ tư duy chủ yếu bằng ý th ức, nhưng thực ra ph ần l ớn đ ều hành
động theo vô thức.
Trường hợp của Wener Heisenberg có thể là một ví dụ điển
hình cho tư tưởng trên. Heisenberg là cha đẻ của Nguyên lý Bất định
trong Cơ học lượng tử, nhưng ông cũng t ừng là Giám đ ốc ch ương
trình chế tạo bom nguyên tử của Đức quốc xã trong Thế chiến II.
Ông là người có học, có kiến thức sâu rộng và th ừa trí tuệ để giải
quyết những vấn đề khoa học kỹ thuật phức tạp, nh ưng lại không
nghĩ đến việc nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử là một công việc
mang tính chất chống lại nhân loại. Không thể nói rằng việc nghiên
cứu của Heisenberg là một hành vi tư duy có ý thức được, vì nếu ông
ý thức được, ông sẽ hiểu những hậu quả to lớn mà công trình nghiên
cứu này có thể gây ra cho cả thế giới. Do vậy, chỉ có thể lý giải nh ững
nghiên cứu của ông là tư duy bằng vô thức, xuất phát t ừ s ự say mê
công việc của cá nhân ông, xuất phát từ bản năng th ỏa mãn trí tò mò
trong nghiên cứu khoa học.
Freud đã “nhìn thấu” bản chất con người và nhận ra hai xu
hướng bản năng vô thức đối lập mà ông gọi là Eros và Thanatos:
Eros là một từ gốc Hy Lạp, được Freud sử dụng để biểu thị
“libido” hay bản năng sống, năng lượng tính dục, h ướng tới các ham
4
muốn dục vọng và sự sống còn, như ham ăn ham uống, ham sắc dục,
ham của cải vật chất, tiền bạc danh lợi… Những ham muốn này là t ự
nhiên, xuất phát từ bản năng sinh tồn.
Đối lập với Eros là bản năng Thanatos, chỉ trạng thái “muốn
hủy hoại” – một trạng thái tâm lý tiêu cực để giải quy ết nh ững b ế
tắc, căng thẳng trong cuộc sống. Thanatos biểu hiện ra nhiều mặt
trong đời sống xã hội, từ tầng thấp nhất như sự tự ái, nóng gi ận m ất
kiềm chế, cho đến những tầng biểu hiện cao hơn nh ư sự ghen t ức
đố kị dẫn tới hãm hại lẫn nhau, hoặc thậm chí thù oán giận dữ đến
mức giết hại đồng loại.
Freud đã từng chứng kiến Thế chiến thứ I, nên ở một mức độ
nào đó, ông bị ảnh hưởng bởi những hậu quả mà Thế chiến I để lại,
dẫn tới việc nhìn nhận thế giới một cách hà khắc và bi quan, nh ư
ông viết trong tác phẩm “Nền văn minh và sự bất mãn của nó ”
(1930): “Nền văn minh muốn tiến lên để đem lại hạnh phúc cho con
người, nhưng luôn bị chệch hướng và thậm chí bị hủy hoại bởi cái
Eros và Thanatos”. Tư tưởng này của ông luôn đặt ra một câu hỏi lớn
chưa có giải đáp: Lý trí có thể chiến thắng được bản năng Eros và
Thanatos hay không?
Xét trên một phương diện nhất định, dựa vào nh ững gì Freud
đã trải qua, có thể hiểu cho cái nhìn bi quan của ông. Thế chiến th ứ I
nổ ra có thể xem là một hệ quả của nền chính trị bị chi phối bởi
những nhu cầu ham muốn tính dục cá nhân của nh ững ng ười lãnh
đạo đất nước, bị chi phối bởi chính Eros và Thanatos. Tuy nhiên,
cách nhìn bi quan của ông cũng bị một số người phản bác, cho r ằng
ông hạ thấp giá trị con người, thiên về bản năng xấu xa của con
người thay vì đề cao giá trị của ý th ức.
Quan điểm của Freud về kiểm soát hành vi của con người
mang nặng tầm quan trọng của vô thức, mà theo ông, nội dung c ủa
5
vô thức gắn liền với vấn đề tình dục một cách trực tiếp. Mọi hành vi
của con người đều do bản năng dục vọng, năng lượng tính d ục chi
phối, điều hành. Freud nhận thấy ảnh hưởng của năng lượng tính
dục ở khắp mọi nơi, vì ông quan niệm tính dục không ch ỉ bao hàm
sự giao hợp, mà còn là tình yêu. Khái niệm tính dục đ ược m ở r ộng
của ông nhấn mạnh đến những nguồn khác nhau của bản năng tính
dục, những mục đích (những hành động được thiết kế để tạo sự
thỏa mãn) và những đối tượng của nó. Nó cũng cho phép nh ận ra
bản năng tính dục ở trẻ con – những hiện tượng mà bên ngoài
dường như không mang dục tính nhưng đã thể hiện bản chất của
các hành vi tính dục rõ ràng (cảm giác của trẻ còn đang bú m ẹ bao
gồm sự kích thích dễ chịu ở miệng tương tự như sự kích thích ở các
hành vi tính dục của người lớn, như hôn). Đó có th ể được hiểu là
những giai đoạn đầu trong sự phát triển của bản năng tính d ục và
thể hiện ở rất nhiều hình thức khác nhau của bản năng này khi
chúng trưởng thành. Những ham muốn đó có tính chất t ự nhiên, di
truyền trong tâm lý con người.
Trong quan điểm của Freud về năng lượng tính dục ở trẻ em,
có một tư tưởng được quan tâm và gây không ít tranh cãi nh ạy c ảm
là “phức cảm Oedipus”. Trong hình thức tích cực, phức cảm Oedipus
quy định những cảm giác mang dục tính đối với cha hoặc mẹ thu ộc
giới khác và sự chống đối một cách nước đôi với cha hoặc m ẹ thuộc
cùng giới. Theo Freud, cấu trúc cơ bản của những cảm xúc này có
nguồn gốc từ sự phụ thuộc kéo dài của con người ở thời th ơ ấu. S ự
phụ thuộc đó dẫn tới sự gắn bó đối với người đầu tiên chăm sóc, mà
ở đây thường là người mẹ; từ đó, dẫn đến việc coi những người khác
là người cạnh tranh về mặt thời gian, sự chú ý và mối quan tâm c ủa
người đầu tiên chăm sóc mình. Các đối tượng tình yêu sau đó ch ỉ là
6
những kết quả của sự đổi chỗ hay thay đổi từ các đối t ượng sớm
hơn “sự tìm thấy một đối tượng trên thực tế là sự tìm lại nó”.
Theo lý thuyết của Freud, khi con người không còn đủ kh ả
năng kiểm soát hữu hiệu một số hành vi và tình huống của cu ộc
sống, những cơ chế tự vệ sẽ là những chiến lược cho phép bù trừ s ự
bất lực của mình một cách vô thức, bằng cách làm giảm thiểu stress
và sự lo âu kèm theo. Những cơ chế tự vệ này thực tế nhằm tạo cho
con người những khoái cảm, đôi khi thực tế nhưng th ường là t ưởng
tượng, hoặc xa vời thực tế, hoặc phủ định th ực tế, các ý nghĩ và các
xung lực gây lo âu.
Các cơ chế tự vệ chủ yếu thường được sử dụng để kiểm soát
hành vi con người có thể kể đến như:
- Cơ chế dồn nén: là gạt bỏ, đẩy ra ngoài vòng ý thức những cảm nghĩ
hình tượng nếu gợi lên thì khó chấp nhận, không th ể ch ịu đ ược. Nội
dung những ý nghĩa hình tượng ấy thường gắn với tình d ục hoặc
hung tính, không được dư luận xã hội tán th ưởng.
- Cơ chế di chuyển: là chuyển cảm xúc, phản ứng từ đối tượng này
sang đối tượng khác nhằm thay thế mục đích ban đầu không th ực
hiện được bằng một mục đích khác có thể đạt được.
- Cơ chế phủ định: là gạt bỏ một ý nghĩa, một biểu tượng và nếu nó
xuất hiện thì xem như không phải do bản thân nghĩ đến; là s ự th ể
hiện ngược lại bằng vô thức, từ chối thừa nhận sự tồn tại các sự
kiện bằng cách ứng xử của mình.
- Cơ chế thăng hoa: chuyển những xung lực bản thân không được
thỏa mãn trực tiếp vào những hoạt động được xã hội đề cao nh ư
nghệ thuật, khoa học, sự nghiệp xã hội, tôn giáo…mang đến sự th ỏa
mãn thực sự, chấp nhận những ứng xử hướng tới mục đích cao cả
thay cho mục đích ban đầu không đạt được.
- Cơ chế phóng chiếu: gán cho người khác những ý nghĩ, lỗi lầm của
mình, đổ lỗi cho người khác khi chúng ta phạm lỗi, trách người khác
7
về những xu hướng của chúng ta, giúp chúng ta tránh được sự sợ hãi
lo lắng gây ra do thừa nhận những ham muốn không th ể nói ra c ủa
chính mình.
- Cơ chế thoái lui: khi đặt trong một tình huống hẫng hụt, cá nhân
bất kể độ tuổi nào đều rơi vào phản ứng như trẻ con, hoặc một cách
rõ ràng hơn, là sự né tránh căng thẳng tức giận bằng nh ững bi ểu
hiện của trẻ con.
- Cơ chế hợp lý hóa: tìm cách lý giải biện minh một hành vi vô lý vô
nghĩa bằng cách gán cho những động cơ có vẻ hợp lý, xác đáng, nh ằm
che đậy những cảm xúc vô thức không chấp nhận được.
Ngoài ra, vẫn còn một số cơ chế khác cũng thường được s ử
dụng như cơ chế né tránh, cơ chế đền bù (bù trừ), cơ chế viện lý, cơ
chế đồng nhất hóa, cơ chế huyễn tưởng,...
Những cơ chế này trên thực tế xuất hiện rất nhiều trong việc
kiểm soát hành vi con người, cả ngoài xã hội lẫn trong các tác ph ẩm
văn học mà phân tâm học trở thành một phương pháp phê bình tác
phẩm, như trong “AQ Chính truyện” của Lỗ Tấn, nhân vật AQ – một
người hay bắt nạt những kẻ kém may mắn hơn mình nh ưng l ại s ợ
hãi những kẻ hơn mình về địa vị, quyền lực, sức mạnh, thường t ự
thuyết phục bản thân rằng mình có tinh thần cao c ả h ơn so v ới
những kẻ áp bức mình ngay cả trong khi anh ta đang ch ịu s ự áp b ức
ngược đãi của chúng – cũng đã sử dụng cơ chế hợp lý hóa (chính là
phép “thắng lợi tinh thần” như các nhà phê bình văn học nhìn nhận).
Như vậy, phần nào có thể thấy tầm quan trọng của nh ững quan
điểm trong kiểm soát hành vi con người của Freud đối với đời sống
3.
a.
văn hóa xã hội của thế giới.
Đánh giá quan điểm của Signmund Freud về bản chất con
người và kiểm soát hành vi của con người:
Ưu điểm:
Công lao chủ yếu mà những quan điểm Freud nêu ra có đ ược
chính là việc khám phá ra vô thức như tầng tư duy nền tảng định
8
hướng mọi hành vi của con người. Ông đã đưa ra một lý thuy ết tr ọn
vẹn về nhân cách, nó đầy đủ và cho phép giải quy ết nh ững v ấn đ ề
có ứng dụng thực tế mà đến nay vẫn còn được sử dụng.
Freud có công không nhỏ trong việc nghiên cứu và kh ẳng định
động lực hành vi của con người là động cơ vô thức, cũng nh ư vi ệc
đưa ra những khái niệm mới về các cơ chế tự vệ, về cái tôi, năng
lượng tính dục,… Theo đó có thể nói, những quan điểm, tư tưởng của
Freud về bản chất con người và vấn đề kiểm soát hành vi của con
người đã trở thành tư tưởng tiên phong trong việc khai phá nh ững
b.
miền sâu của cảm xúc con người.
Nhược điểm:
Như đã nói ở trên, những quan điểm của Signmund Freud bị
không ít người trong xã hội đánh giá thấp, thậm chí chỉ trích gay g ắt
và có một thời gian những quan điểm của ông bị xã hội quay lưng lại
chống đối. Một điều ảnh hưởng đến những quan niệm của Freud là
thái độ bi quan của ông với việc nhìn nhận bản ch ất con ng ười, mà
như đã nói ở trên, phân tách ra bản chất Eros và bản ch ất Thanatos.
Những quan điểm này đã quá nhấn mạnh đến bản năng vô thức của
con người, trong khi hạ thấp giá trị bản ch ất trong ý th ức của con
người, cũng như bản chất xã hội, lịch sử của các hiện t ượng tâm lý
người, thậm chí đồng nhất tâm lý người với tâm lý của động v ật.
Bên cạnh đó, trong những trường hợp nhất định, quan niệm
của Freud mang nặng tính khiên cưỡng và thậm chí đi ngược lại v ới
quan niệm truyền thống, đặc biệt trong vấn đề năng lượng tính d ục.
Những tư tưởng về bản năng tính dục ở trẻ em của ông trên thực tế
không được thực nghiệm, không có bằng chứng khoa h ọc xác th ực.
Không thể cho rằng khoái cảm từ miệng, cũng nh ư cảm giác thoải
mái khi hoạt động cơ bắp, những trò chơi ở trẻ em và nh ững hoạt
động văn hóa khác, nhất thiết phải bắt nguồn từ tính d ục. Ho ạt
động ăn uống đáp ứng nhu cầu sinh sống tồn tại của con người cũng
9
không thể khẳng định nguồn gốc của nó bắt đầu từ tính d ục đ ược.
Tóm lại, những quan niệm về tính dục của Freud tuy có bước đột
phá quan trọng với tâm lý học hiện đại, nhưng không th ể khẳng
định hoàn toàn những giá trị ứng dụng của nó trong th ực tiễn cu ộc
sống.
III.
Kết bài:
Những giá trị mà quan điểm của Freud và học thuyết Phân tâm
học của ông để lại cho thế hệ sau, mặc dù vẫn còn nhiều đi ểm cần
phải sửa đổi, nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng của nó đối
với tâm lý học hiện đại. Vì vậy, thế hệ sau kế tục nh ững quan niệm
của Freud cần phải có sự tỉnh táo, chắt lọc những tinh hoa của ông
và sửa đổi lại những yếu điểm trong cách nhìn nhận bản ch ất con
người, để đưa vào ứng dụng thực tiễn đạt được hiệu quả cao h ơn
nữa, góp phần giúp ích cho việc xây dựng xã hội ngày m ột văn minh
và phát triển hơn.
10