Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại một số loại lan tại vườn lan hồ núi cốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC THÁ I NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------

MẠC THỊ THÙY LINH

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT GÂY TRỒNG, CHĂM SÓC
VÀ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI MỘT SỐ LOẠI LAN
TẠI VƯỜN LAN HỒ NÚI CỐC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2014 – 2018

Thái Nguyên, năm 2018



ĐẠI HỌC THÁ I NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------

MẠC THỊ THÙY LINH

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT GÂY TRỒNG, CHĂM SÓC
VÀ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI MỘT SỐ LOẠI LAN
TẠI VƯỜN LAN HỒ NÚI CỐC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: Lâm nghiệp
: K46 - LN
: 2014 – 2018
: TS.VŨ VĂN THÔNG

Thái Nguyên, năm 2018


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi, các số liệu và kết quả thực hiện trình bày trong khóa luận là quá trình theo
dõi, điều tra tại cơ sở thực tập hoàn toàn trung thực, khách quan
Thái Nguyên, ngày tháng 6 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA GVHD

Người viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước hội đồng khoa học

TS. Vũ Văn Thông

Mạc Thị Thùy Linh

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu
(Ký, họ và tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập nghề nghiệp là nội dung rất quan trọng đối với mỗi sinh viên
trước lúc ra trường. Giai đoạn này vừa giúp sinh viên kiểm tra, hệ thống lại
những kiến thức lý thuyết và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học,
cũng như vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn sản xuất.
Để đạt được mục tiêu đó, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Lâm

nghiệp trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tôi tiến hành thực tập tốt
nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng, chăm sóc và phòng trừ
sâu bệnh hại một số loại lan tại vườn lan Hồ Núi Cốc”.
Để hoàn thành khóa luận này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
các thầy cô giáo trong và ngoài khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là sự hướng dẫn
chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn TS. Vũ Văn Thông đã giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình làm đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong khoa Lâm
Nghiệp, gia đình, bạn bè đặc biệt là thầy giáo TS. Vũ Văn Thông đã giúp đỡ
tôi hoàn thành khóa luận này.
Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành tốt
bản khóa luận, nhưng do thời gian và kiến thức bản thân còn hạn chế. Vì vậy
bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi rất mong được
sự giúp đỡ, góp ý chân thành của các thầy cô và toàn thể các bạn để khóa luận
tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 6 năm 2018
Sinh viên

Mạc Thị Thùy Linh


3

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Tổng hợp sinh trưởng thân của ba loài Lan.................................... 34
Bảng 4.2: Tổng hợp sinh trưởng lá cây Hoàng thảo xoắn .............................. 36
Bảng 4.3: Tổng hợp sinh trưởng lá cây Hoàng thảo nhất điểm hồng ............. 37
Bảng 4.4: Tổng hợp sinh trưởng lá cây Hoàng thảo thủy tiên vàng ............... 38

Bảng 4.5: Tổng hợp phát triển của chồi hoa cây Hoàng thảo xoắn ................ 40
Bảng 4.6: So sánh các chỉ tiêu về hoa ............................................................. 41
Bảng 4.7: Tổng hợp phát triển của chồi hoa cây Hoàng thảo nhất điểm hồng42
Bảng 4.8: So sánh các chỉ tiêu hoa.................................................................. 43
Bảng 4.9: Tổng hợp phát triển hoa cây Hoàng thảo thủy tiên vàng ............... 44
Bảng 4.10: So sánh các chỉ tiêu hoa................................................................ 45
Bảng 4.11: Tổng hợp sâu hại lá ở lan Hoàng thảo xoắn ................................. 46
Bảng 4.12: Tổng hợp bệnh hại lá ở lan Hoàng thảo xoắn............................... 47
Bảng 4.13: Tổng hợp sâu hại lá cây Hoàng thảo nhất điểm hồng .................. 48
Bảng 4.14: Tổng hợp sâu hại lá cây Hoàng thảo thủy tiên vàng .................... 49


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Biểu đồ sinh trưởng chiều dài TB thân của ba loài Lan ................. 35
Hình 4.2: Biểu đồ lượng sinh trưởng lá cây Hoàng thảo xoắn ....................... 36
Hình 4.3: Biểu đồ sinh trưởng lá cây Hoàng thảo nhất điểm hồng ................ 37
Hình 4.4: Biểu đồ sinh trưởng lá cây Hoàng thảo thủy tiên ........................... 39
Hình 4.5: Hoa Hoàng thảo xoắn...................................................................... 40
Hình 4.6: chồi nụ Hoàng thảo xoắn ................................................................ 40
Hình 4.7: Nụ Nhất điểm hồng ......................................................................... 42
Hình 4.8: Hoa Nhất điểm hồng ....................................................................... 42
Hình 4.9: Lá cây bị sâu ăn hại......................................................................... 46
Hình 4.10: Sâu hại thân ................................................................................... 46
Hình 4.11: Biểu đồ tổng hợp sâu hại lá ở lan Hoàng thảo xoắn ..................... 46
Hình 4.12: Biểu đồ tổng hợp bệnh hại lá ở lan Hoàng thảo xoắn................... 47
Hình 4.13: Biểu đồ tổng hợp sâu hại lá cây Hoàng thảo nhất điểm hồng ...... 48
Hình 4.14: Lá cây bị rầy sáp hại .................................................................... 49
Hình 4.15: Biểu đồ sâu hại lá ở lan Hoàng thảo thủy tiên vàng ..................... 50



MỤC LỤC
Trang
TRANG
PHỤ

BÌA

LỜI

CAM

ĐOAN

.........................................................................................................i

LỜI

CẢM

ƠN...............................................................................................................ii
MỤC
DANH

CÁC

BẢNG

DANH


........................................................................................iii
MỤC

CÁC

.........................................................................................iv

HÌNH
MỤC

LỤC

.....................................................................................................................v Phần 1.
MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 2
Phần
2.
TỔNG
QUAN
CỨU.......................................4

CÁC

VẤN

ĐỀ

NGHIÊN


2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu...................................................... 4
2.1.1. Về cơ sở sinh học: ................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở Trồng, chăm sóc, bảo vệ lan rừng ................................................ 5
2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .......................... 6
2.2.1. Tình hình nghiên cứu thực vật trên thế giới............................................ 6
2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................................ 12
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.22
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 22
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.3. Phương pháp tiến hành............................................................................. 22
3.3.1. Kỹ thuật gây trồng................................................................................. 22
3.3.2. Theo dõi sinh trưởng ............................................................................. 24
3.3.3. Kỹ thuật chăm sóc ................................................................................. 26


3.3.4. Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại .......................................................... 27


Phần 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
...............................................30
4.1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc ba loài lan .................................................... 30
4.1.1. Kỹ thuật gây trồng................................................................................. 30
4.1.2. Kỹ thuật chăm sóc ................................................................................. 31
4.2. Khả năng sinh trưởng phát triển của ba loài lan ...................................... 34
4.2.1. Khả năng sinh trưởng thân của ba loài lan........................................... 34
4.2.2. Khả năng sinh trưởng lá của ba loài...................................................... 35
4.2.3. Khả năng phát triển hoa của ba loài lan ................................................ 40
4.3. Tình hình sâu hại, bệnh hại ba loài lan .................................................... 45

4.3.1. Sâu hại loài lan Hoàng thảo xoắn.......................................................... 45
4.3.2. Sâu hại lan Hoàng thảo nhất điểm hồng ............................................... 48
4.3.3. Sâu hại lan Hoàng thảo thủy tiên vàng ................................................. 49
4.4. Đề xuất các biện pháp gây trồng, chăm sóc, bảo vệ các loài lan ............. 50
4.4.1. Đề xuất các biện pháp bảo vệ các loại lan ............................................ 50
4.4.2. Đề xuất các biện pháp gây trồng và phát triển ...................................... 51
Phần 5. KẾT LUẬN
..................................................................................................53
5.1. Kết luận .................................................................................................... 53
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
.......................................................................................56
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hoa lan sở dĩ được nhiều người ưa chuộng là vì: Trong thế giới các loài
hoa, hoa lan là một trong những loài hoa đẹp nhất. Hoa lan có hơn 25.000
giống khác nhau, cùng với những loài mới được khám phá và mô tả theo hàng
năm. Hoa lan được coi là loài hoa tinh khiết, hoa vương giả cao sang, vua của
các loài hoa. Hoa lan không những đẹp về màu sắc mà còn đẹp cả về hình
dáng, cái đẹp của hoa lan thể hiện từ những đường nét của cánh hoa tao nhã
đến dạng hình thân, lá, cành duyên dáng ít có loài hoa nào sánh nổi.
Mầu sắc thắm tươi, đủ vẻ, từ trong như ngọc, trắng như ngà, êm mượt
như nhung, mịn màng như phấn, tím sậm, đỏ nhạt, nâu, xanh, vàng, tía cho
đến chấm phá, loang sọc vằn…

Hình dáng đa dạng phong phú, dù rằng phần lớn chỉ là 5 cánh bao bọc
chung quanh một cái môi elip, nhưng mỗi thứ hoa lại có những dị biệt khác
thường. Hoa lan có loại cánh tròn, có loại cánh dài nhọn hoắt, có loại cụp vào,
có loại xoè ra có những đường chun xếp, vòng vèo, uốn éo, có loại có râu, có
vòi quấn quýt, có những hoa giống như con bướm, con ong. Hoa lan có những
bông nhỏ nhưng cũng có bụi lan rất lớn và nặng gần một tấn.
Hương lan đủ loại: Thơm ngát, dịu dàng, thoang thoảng, ngọt
ngào, thanh cao, vương giả. Tại Thái Lan có một loại lan được giấu tên và
được bảo vệ rất nghiêm ngặt, hương thơm dành riêng để cung cấp cho một
hãng sản xuất nước hoa danh tiếng. Hoa lan nếu được nuôi giữ ở nhiệt độ và
ẩm độ thích hợp có thể giữ được nguyên hương, nguyên sắc từ 2 tuần lễ cho
đến hai tháng, có những giống lâu đến 4 tháng, có những giống nở hoa liên
tiếp quanh năm.
- Phân bố
Đây là một trong những họ lớn nhất của thực vật, và chúng phân bố
nhiều nơi trên thế giới và Việt Nam.


Do có giá trị kinh tế cao, được nhiều người ưa thích, các loài lan rừng
đã bị khai thác kiệt quệ.
Để tìm hiểu một số kỹ thuật gây trồng và chăm sóc kỹ thuật phòng trừ
sâu bệnh hại của các loài lan rừng, tôi nghiên cứu khóa luận: “Nghiên cứu kỹ
thuật gây trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại một số loại lan tại
vườn lan Hồ Núi Cốc”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được kỹ thuật gây trồng lan: Hoàng thảo xoắn (Dendrobium
tortile), Hoàng thảo thủy tiên vàng (Dendrobium thyrsiflorum), Hoàng thảo
nhất điểm hồng (Dendrobium draconis) tại khu vực nghiên cứu.
- Xác định được khả năng sinh trưởng của cây Hoàng thảo xoắn
(Dendrobium tortile), Hoàng thảo thủy tiên vàng (Dendrobium thyrsiflorum),

Hoàng thảo nhất điểm hồng (Dendrobium draconis) tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất được một số biện pháp gây trồng, chăm sóc, phát triển các
loài lan được nghiên cứu.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Việc nghiên cứu về một số kỹ thuật gây trồng và chăm sóc kỹ thuật
phòng trừ sâu bệnh hại của các loài lan nhằm đề suất một số biện pháp bảo
tồn.
- Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo tồn và những vai trò
mà loài lan mang lại cho cuộc sống. Tuyên truyền cho nhân đân và các cán bộ
quản lý tài nguyên rừng cần có biện pháp bảo vệ và bảo tồn các loại lan một
cách hợp lý.
- Bảo tồn các loài lan quý hiếm.


1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Thông qua thưc hiện đề tài giúp cho sinh viên củng cố lại được những
lượng kiến thức đã học, và có thêm cơ hội để kiểm chứng nhưng lý thuyết đã
học trong nhà trường đúng với phương châm học đi đôi với hành, đồng thời
làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
- Giúp tôi hiểu thêm về cách trồng chăm sóc và các đặc điểm, quá trình
sinh trưởng, các phòng trừ một số sâu bệnh hại của các loài Lan trong khu
vực nghiên cứu.
- Ứng dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn.
- Biết được tầm quan trọng của công tác bảo tồn các loài thực vật quý
hiếm nói chung và các loài Lan nói riêng mang lại cho cuộc sống.
- Biết được tầm quan trọng của công tác bảo tồn trong sự nghiệp bảo
vệ và phát triển rừng hiện nay cần có biện pháp bảo vệ và bảo tồn một cách
hợp lý.
- Biết được giá trị của các loài Lan mang lại đối đời sống tinh thần và

vật chất của con người.


Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Về cơ sở sinh học:
Công việc nghiên cứu đối với bất kỳ loài cây rừng nào chúng ta cũng
cần phải nắm rõ đặc điểm sinh học của từng loài. Việc hiểu rõ về đặc tính sinh
học của loài giúp chúng ta có nhưng biện pháp tác động phù hợp, sử dụng
nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và bảo vệ hệ động vật quý
hiếm, từ đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thiên nhiên sinh vật.
Một trong những đặc điểm sinh học đặc trưng của lan là có khả năng
chịu cớm cao, ưa ẩm và bóng râm, nhưng nếu thiếu ánh sáng cũng giảm năng
suất và phẩm chất.
Công việc nghiên cứu đối với bất kỳ loài cây rừng nào chúng ta cũng
cần phải nắm rõ đặc điểm sinh học của từng loài. Việc hiểu rõ hơn về đặc tính
sinh học của loài giúp chúng ta có những biện pháp tác động phù hợp, sử
dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và bảo vệ hệ động thực
vật quý hiếm, từ đó giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về thiên nhiên sinh vật.
Biến đổi khí hậu, chặt phá rừng làm cho nhiều loài động, thực vật đứng
trước nguy cơ tuyệt chủng chính vì vậy công tác bảo tồn loài, bảo tồn đa dạng
sinh học ngày càng được quan tâm và chú trọng.
Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN, chính
phủ Việt Nam cũng công bố Sách Đỏ Việt Nam để hướng dẫn, thúc đẩy công
tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên, trong đó có rất nhiều loài Lan.
Sách đỏ Việt Nam (2007) phần II thực vật [10].
Nghị định 32/NĐ-CP ngày 30/3/2006 [8]: Về quản lý thực vật rừng,
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Đã đưa vào phụ lục danh lục quản lý một



số loài thực vật và động vật rừng quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt củng cao. Đặc
biệt có nhiều loài Lan thuộc nhóm IA và nhóm IIA có nhiều loài Lan rừng
đang có nguy cơ tuyệt chủng trên khắp lãnh thổ Việt Nam.
2.1.2. Cơ sở Trồng, chăm sóc, bảo vệ lan rừng
Chăm sóc lan rừng:
Một trong những đặc điểm sinh học đặc trưng của lan là có khả năng
chịu cớm cao, ưa ẩm và bóng râm, nhưng nếu thiếu ánh sáng cũng giảm năng
suất và phẩm chất.
Đối với phong lan: Không để cho nắng trời trực tiếp chiếu vào, đặc biệt
"kỵ" với nắng quái chiều và gió tây (gió Lào).
Chú ý phun tưới (tốt nhất là phun sương mù nhân tạo) cho toàn bộ cây
và giá thể theo kinh nghiệm "2 ướt - 1 khô" trong ngày, đó là vào các thời
điểm trước bình minh và sau hoàng hôn. Lượng nước vừa đủ để làm mát cây,
ướt rễ và dự trữ.
Đối với địa lan: Chăm sóc như đối với phong lan, cần chú ý đảm bảo
đất nền tơi xốp, nhiều màu ở thể hữu cơ đang hoai mục là tốt nhất. Nên bổ
sung từ 10-20% vụn gỗ mục (cả vỏ), 10-20% (theo khối lượng tổng thể) các
mẫu than gỗ nhỏ, luôn ẩm (nhưng không ướt sũng) để nhử rễ ăn ra (gọi là hồ
rễ). Tránh gió khô, nóng lùa qua phần nổi của cây. Làm mát đất bằng phun
tưới nước loang theo bóng tán. Cần loại bỏ ngay những lá già để ngăn chặn
sâu bệnh bội nhiễm, tỉa các cành khô, rễ đã hết chức năng hấp thụ hơi nước và
cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm nuôi cây.
Không nên dùng NPK loại dùng cho cây hoa màu, cây lương thực để
bón cho lan. Để cây tươi lâu, đẹp bền, hoa sai thắm màu, hương đậm có thể
thúc cho lan (phun tưới toàn bộ giá thể) với nước gạo mới vo, nước ngâm tro
hoai và rắc xỉ than (nguồn phân vi lượng tổng hợp). Nếu có điều kiện lấy


bông (hoặc vải cotton) nhúng vào dung dịch glycerin 10-15% cuốn vào cổ rễ

để giữ ẩm cho cây.
Kỹ thuật chăm sóc lan ra hoa:
Cây sau khi ra hoa nếu không đáp ứng độ ẩm sẽ khiến rễ, lá teo nhăn lại
rất khó hồi phục. Nếu mới trồng, nên tưới phân số 1 (phân nhiều đạm)
hay phân số 2 (phân trung hòa đạm và NPK) nồng độ 1 - 2g/lít nước. Trung
bình nên tưới nước cho cây hai lần/ngày, tưới vào buổi sáng sớm và buổi chiều
mát.
2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu thực vật trên thế giới
* Tổng quan về nghiên cứu các loài lan trên thế giới
Hoa lan (Orchidaceae) là một trong đỉnh cao của sự tiến hóa của các
loài cây có hoa. Hoa lan được con người biết đến rất sớm. Ở châu Á, danh từ
lan là tên có từ xa xưa trong Tứ thư, ngũ kinh và cả trong Kinh dịch của Bách
Gia Chư Tử (Trung Quốc 551 - 479 trước công nguyên). Hoa lan được tượng
trưng cho người quân tử. Khổng Tử đã hết lời ca ngợi hoa lan và có lẽ là
người đầu tiên coi hoa lan là vua của các loài hoa.
Theo Bretchneider từ đời vua Thần Nông - Trung Quốc (2800 trước
công nguyên) trong một tài liệu về cây thuốc, còn ghi lại hai loài lan được
dùng làm thuốc trị bệnh. Sau này dựa vào sự mô tả người ta có thể xác định
đó là loài Cymbidium ensifolium và Dendrobium monniliforme.
Đời nhà Tần - Trung Quốc (255 - 206 trước công nguyên) có một quan
thượng thư nghiên cứu và viết một tác phẩm về cây cỏ trong đó cũng có mô tả
hai loài hoa lan làm thuốc nói trên.
Đến đời nhà Tống - Trung Quốc (960 - 1279) có một học giả là Mao
Siang có viết một cuốn sách về dược thảo và phương pháp dưỡng sinh. Trong
cuốn sách này có trình bày về công cụ dược học của nhiều hoa lan như:
Dendrobium nobile và Dendrobium crumenatum.


Từ đời nhà Minh (1278 - 1368) trở đi, hoa Lan được họa thành tranh,

và tranh hoa lan là loại tranh nghệ thuật quý để trang trí nội thất thời bấy giờ.
Năm 1728 Matsuka (Nhật Bản) đã viết một quyển sách chỉ dẫn kỹ thuật
trồng hoa lan và bón phân, tưới nước cho cây lan.
Nói chung các nước ở châu Á, hoa lan được biết đến và đưa vào nuôi
trồng rất sớm. Đến thế kỷ 20, người Anh mới đến Singapore mở đầu cho một
giai đoạn mới là lập trại nuôi trồng hoa lan và kỹ nghệ nuôi trồng lan. Các
giống lan được nuôi trồng ở đây là: Arachnis, Vanda, Oncidium,... đồng thời
lai tạo các loài lan mới.
Từ năm 1957, Thái Lan, Indonexia bắt đầu phát triển nuôi trồng lan
quy mô ngày càng lớn phục vụ cho xuất khẩu. Các loài lan rừng, lan lai, lan
cắt cành của Thái Lan được xuất khẩu qua nhiều nước trên thế giới.
Có thể nói Thái Lan là một nước điển hình cho ngành nuôi trồng và
xuất khẩu hoa lan ở các nước châu Á. Công nghiệp sản xuất, xuất khẩu hoa
lan ở Thái Lan được bắt đầu từ Thong Lor Rakhpa Busobat ở Bangkok. Từ
người đầu tiên không biết gì về hoa lan và hầu như không ai chỉ dẫn, Thong
Lor Rakhpa Busobat đã đến với hoa lan với tấm lòng say mê vô hạn. ông đã
tự mày mò nghiên cứu, trải qua bao nhiêu gian lao vất vả trên bước đường
nghiên cứu. Thành công nhiều nhưng sai lầm cũng không phải ít. Và như ông
đã từng nói: “Chính cây lan dạy tôi mò mẫm từ sai lầm”, cuối cùng ông đã
thành công rực rỡ.
Sau những thành công của Thong Lor, nhiều người từ các nước Ấn Độ,
Sri Lanka, Philippin đã lần lượt đến Thái Lan học hỏi kinh nghiệm sản xuất
và kinh doanh lan. Hiện nay hàng tháng công ty hoa lan của Thong Lor đã gửi
hàng trăm chuyến hoa lan xuất khẩu sang các nước châu Âu, sang Hoa Kỳ và
sang Nam Mỹ. Các vườn hoa lan của Thong Lor thường có ít nhất là 10.000


cây trở lên. Đặc biệt Thong Lor đã lai tạo thành công nhiều loài hoa lan lai
mới có hoa với nhiều màu sắc đẹp hấp dẫn người thưởng thức.
Ngành hoa lan Thái Lan ngày càng phát triển mạnh hơn lên với các

vườn lan Mountain Orchids và Sai Nam Phung Orchids ở Chiang Mai, đây là
những vườn lan lớn với diện tích, số lượng cây và loài đáng chú ý của Thái
Lan.
Ở châu Âu cũng như châu Á, người châu Âu đã biết đến hoa lan rất
sớm, các tập di cảo dược tính, thảo mộc trong đó có nói đến cây lan đã có từ
trước Công nguyên.
Lan (Orchidologia) bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại. Theo Phrastus (370 285 trước Công nguyên) là người đầu tiên dùng danh từ Orchis trong tác
phẩm “Nghiên cứu về thực vật” để chỉ một loài hoa.
* Tổng quan về các loài lan
- Đặc điểm thực vật
Họ Lan (Orchidaceae) là một họ thực vật có hoa, thuộc bộ Lan
Orchidales, lớp thực vật một lá mầm.
Lan thuộc vào loài hoa đông đảo hiện nay trên thế giới có hơn 750 loài
và hơn 25.000 giống nguyên thủy và khoảng một triệu giống đã được lai
giống nhân tạo hay thiên tạo, hoa lan (Orchidaceae) là một loài hoa đông đảo
vào bậc thứ nhì sau hoa cúc (Asteraceae).
Người ta thường gọi lầm tất cả các loại hoa lan là phong lan. Hoa lan
mọc ở các điều kiện, giá thể khác nhau và được chia làm 4 loại:
1. Epiphytes: Phong lan bám vào cành hay thân cây gỗ đang sống.
2. Terestrials: Địa lan mọc dưới đất.
3. Lithophytes: Thạch lan mọc ở các kẽ đá.
4. Saprophytes: Loại lan mọc trên lớp rêu hay gỗ mục.
Đối với các loài lan (phong lan và địa lan), hầu như từ trước tới nay,
người dân mới biết đến chúng là những loài được sử dụng làm cây cảnh
trang


trí ở các hộ gia đình mà chưa biết rằng trong số hàng ngàn loài lan đã phát
hiện có một số loài còn có tác dụng cung cấp các hoạt chất sinh học làm
nguyên liệu chế biến thuốc và thực phẩm chức năng. Trong số những loài đó

người ta đã phát hiện trong lan Thạch hộc tía và lan kim tuyến có chứa một
loại hoạt chất để sản xuất thuốc chữa ung thư. Chính vì vậy, giá thị trường
hiện nay lên tới 7 triệu đồng/kg lan Thạch hộc tía. Theo Thần dược thạch hộc
tía [16].
- Phân bố
Đây là một trong những họ lớn nhất của thực vật, và chúng phân bố
nhiều nơi trên thế giới. Gần như có mặt trong mọi môi trường sống, ngoại trừ
các sa mạc và sông băng. Phần lớn các loài được tìm thấy trong khu vực nhiệt
đới, chủ yếu là châu Á, Nam Mỹ và Trung Mỹ. Chúng cũng được tìm thấy tại
các vĩ độ cao hơn vòng Bắc cực, ở miền nam Patagonia và thậm chí trên đảo
Macquarie, gần với châu Nam Cực. Nó chiếm khoảng 6-11% số lượng loài
thực vật có hoa.
Theo Helmut Bechtel (1982) [12]. Hiện nay trên thế giới có hơn 750
loài lan rừng, gồm hơn 25.000 giống được xác định, chưa kể một số lượng
khổng lồ Lan lai không thể thống kê chính xác số lượng. Lan rừng phân bố trên
thế giới gồm 05 khu vực:
+ Vùng nhiệt đới Châu Á gồm các giống: Bulbophyllum, Calanthe,
Ceologyne, Cymbidium, Dendrobium, Paphiopedilum, Phaius, Phalaenopsis,
Vanda, Anoectochillus…
+ Vùng nhiệt châu Mỹ gồm các giống: Brassavola, Catasetum, Cattleya,
Cynoches,
Pleurothaillis,
Spathoglottis.

Stanhopea,

Zygopetalum,

+Châu Phi gồm các giống: Lissochilus, Polystachiya, Ansellia, Disa…
+Châu Úc gồm các giống: Bulbophyllum, Calanthe, Cymbidium,

Dendrobium, Eria, Phaius, Pholidota, Sarchochilus…


+ Vùng ôn đới của Châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Bắc Châu Á gồm các
giống: Cypripedium, Orchis, Spiranthes…
Danh sách dưới đây liệt kê gần đúng sự phân bố của họ Orchidaceae:
 Nhiệt đới châu Mỹ: 250 - 270 chi
 Nhiệt đới châu Á: 260 - 300 chi
 Nhiệt đới châu Phi: 230 - 270 chi
 Châu Đại Dương: 50 - 70 chi
 Châu Âu và ôn đới châu Á: 40 - 60 chi


Bắc Mỹ: 20 - 25 chi



Những nghiên cứu về lan

Cây hoa lan được biết đến đầu tiên từ năm 2800 trước Công nguyên,
trải qua lịch sử phát triển lâu dài, đến nay ở nhiều quốc gia đã lai tạo, nhân
nhanh được giống mới đem lại kinh tế cao. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và
sản suất hoa lan trên thế giới ngày càng được quan tâm, chú ý nhiều hơn, đặc
biệt nhất là Thái Lan.
Trước năm 1930, nước Mỹ không có nhiều giống lan và cũng không
có nhiều người thích chơi lan hay vườn lan. Nói riêng về California thì chỉ có
2-3 vườn lan ở Oakland và San Francisco, nhưng chỉ dùng cho kỹ nghệ cắt
bông, không có bán cây. Lúc bấy giờ các vườn lan chỉ có Cát lan (Cattleya)
hay địa lan (Cymbidium) nhưng cũng không có nhiều giống lan hay hoa đẹp,
những giống này được nhập cảng từ nước Anh.

- Những nghiên cứu về lan
Cây hoa lan được biết đến đầu tiên từ năm 2800 trước Công nguyên,
trải qua lịch sử phát triển lâu dài, đến nay ở nhiều quốc gia đã lai tạo, nhân
nhanh được nhiều giống mới đem lại giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu và sản xuất hoa lan trên thế giới ngày càng được quan tâm, chú ý
nhiều hơn, đặc biệt nhất là Thái Lan.


Thái lan có lịch sử nghiên cứu và lai tạo phong lan cách đây khoảng
130 năm Parinda - Sriyaphai (2002) [13]. Hiện nay, Thái Lan đã nghiên cứu
và làm chủ công nghệ sản xuất cây giống bằng nuôi cấy mô tế bào và công
nghệ sản xuất, điểu khiển ra hoa đồng loạt một số loài phong lan, đặc biệt là
các loài lan Hoàng Thảo (Dendrobium) chiếm 80%. Đặc biệt khí hậu ở Thái
Lan lại rất phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của lan Hoàng Thảo.
Chính vì vậy, Thái Lan là nước đứng đầu về xuất khẩu hoa phong lan trên thế
giới kể cả giống và cây lan cắt cành.
Cây lan biết đến đầu tiên ở Trung Quốc là Kiến lan (được tìm ra đầu
tiên ở Phúc Kiến) đó là Cymbidium ensifonymum là một loài bán địa lan. Ở
Phương Đông, lan được chú ý đến bởi vẻ đẹp duyên dáng của lá và hương
thơm tuyệt vời của hoa. Vì vậy trong thực tế lan được chiêm ngưỡng trước
tiên là lá chứ không phải màu sắc của hoa (quan niệm thẩm mỹ thời ấy
chuộng tao nhã chứ không ưa phô trương sặc sỡ). Các nhà khoa học Trung
Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ Thực vật thành phố Thẩm Quyến,
Viện Nghiên cứu Thẩm Quyến, Đại học Thanh Hoa và Viện Nghiên cứu Gen
Hoa Đại tuyên bố đã hoàn thành việc phác họa khung bản đồ gen hoa lan,
Trung Quốc phác họa khung bản đồ gen hoa lan (2009) [14].
Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích so sánh gen của 11 loài hoa
lan khác nhau và tạo ra được hệ thống tiến hóa tương đối hoàn chỉnh. Sau khi
hoàn thành việc phác họa khung bản đồ gen hoa lan, các nhà khoa học sẽ tiếp
tục hoàn thiện bản đồ gen chi tiết.

Lan đối với người Trung Hoa hay Lan đối với người Nhật, tượng trưng
cho tình yêu và vẻ đẹp, hương thơm tao nhã, tất cả thuộc về phái yếu, quý
phái và thanh lịch như có người đã nói “Mùi hương của nó tỏa ra trong sự yên
lặng và cô đơn”. Khổng Tử đề cao lan là vua của những loài cây cỏ có hương
thơm. Phong trào chơi phong lan và địa lan ở Trung Quốc phát triển rất sớm,


từ thế kỷ thứ V trước công nguyên đã có tranh vẽ về phong lan còn lưu lại từ
thời Hán Tông.
Ở châu Âu bắt đầu để ý đến phong lan từ thế kỷ thứ 18, sau Trung
Quốc đến hàng chục thế kỷ và cũng nhờ các thuỷ thủ thời bấy giờ mà phong
lan đã đi khắp các miền của địa cầu. Lúc đầu là Vanny sau đó đến Bạch Cập,
Hạc Đính rồi Kiến Lan,... lan chính thức ra nhập vào ngành hoa cây cảnh trên
thế giới hơn 400 năm nay.
Địa lan (Cymbidium) hay còn gọi Thổ lan là một loại hoa lan khá phổ
thông, vì hội đủ điều kiện: Có nhiều hoa, to đẹp, đủ màu sắc và lâu tàn, rất
thông dụng cho việc trang trí trưng bày. Hiện nay nước Mỹ có nhiều vườn địa
lan dùng cho kỹ nghệ cắt bông như Gallup & Tripping ở Santa Barbara nhưng
cũng phải nhập hàng triệu đô la mỗi năm từ các nước châu Âu và châu Á để
cung ứng cho thị trường trong nước. Năm 1904, Noel Bernard thực hiện
phương pháp gieo hạt cộng sinh với nấm để gây sự nảy mầm, ông nhận thấy
rằng các hoa lan con nảy mầm trong rừng đều bị nhiễm nấm, ông đã cô lập
các nấm ở rễ hoa lan con và cấy vào hạt lan, chính bằng phương pháp này ông
là người đầu tiên làm cho 100% hạt lan nảy mầm. Hans Burgff (1909) đã làm
nảy mầm hạt lan trên môi trường dinh dưỡng 0,33% đường saccarose trong
điều kiện hoàn toàn bóng tối. Năm 1922, Lewis Krudso một nhà khoa học
người Mỹ lại thành công trong việc gieo hạt ở môi trường thạch và ông nhận
thấy rằng sự nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào thời gian thu hái quả
Ajchara – Boonrote (1987) [11].
2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam

2.2.2.1. Tổng quan về nghiên cứu sinh thái
Ý nghĩa của nghiên cứu sinh thái loài hết sức cần thiết và quan trọng,
đây là cơ sở cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên,


ngăn ngừa suy thoái các loài nhất là những loài động, thực vật quý hiếm, ngăn
ngừa ô nhiễm môi trường,...
Khi nghiên cứu sinh thái các loài thực vật, Lê Mộng Chân (2000) [1].
Đã nêu tóm tắt khái niệm và ý nghĩa của việc nghiên cứu. Sinh thái thực vật
nghiên cứu tác động qua lại giữa thực vật với ngoại cảnh. Mỗi loài cây sống
trên mặt đất đều trải qua quá trình thích ứng và tiến hoá lâu dài, ở hoàn cảnh
sống khác nhau các loài thực vật thích ứng và hình thành những đặc tính sinh
thái riêng, dần dần những đặc tính được di truyền và trở thành nhu cầu của
cây đối với hoàn cảnh. Con người tìm hiểu đặc tính sinh thái của loài cây để
gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, sử dụng và bảo tồn các loài cây đúng lúc,
đúng chỗ đồng thời lợi dụng các đặc tính ấy để cải tạo tự nhiên và môi trường.
Viện Công nghệ Sinh học thực vật, trường Đại học Nông nghiệp I Hà
Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã thành công trong việc
nghiên cứu một số môi trường nhân nhanh một số giống phong lan Hồ Điệp
(Phalaenopsis), Nguyễn Quang Thạch và cộng tác viên (2005) [4].
Hoàng thảo nhất điểm hồng - Dendrobium draconis
Đặc điểm nhận dạng: Lan phụ sinh. Thân dài 20 - 30 cm, hình con suốt,
lóng dài 2,8 - 3 cm. Lá hình mác, đỉnh chia 2 thùy lệch, dài 4 - 6 cm, rộng 1 2 cm. Cụm hoa bên sát đỉnh, 2 - 3 hoa. Hoa màu trắng, đường kính 4 - 4,5 cm,
cuống hoa và bầu dài 2,5 - 3 cm. Các lá đài hình mác nhọn, dài 2,5 - 3 cm,
rộng 0,8 - 1 cm. Cằm hình cựa, dài khoảng 2 cm. Cánh hoa hình mác, đỉnh
nhọn, gốc thót, dài 3 - 3,4 cm, rộng 1,2 - 1,3 cm. Môi màu trắng, hình đàn ghi
ta, dài 3 - 3,5 cm, rộng 1,8 - 2 cm, 3 thùy, gốc có một đốm tròn màu đỏ, ở
mép đốm toả tia, giữa môi có 3 đường sống dọc, thùy bên hình bán nguyệt,
thùy giữa hình bầu dục, đỉnh hơi nhọn, mép gấp nếp răn reo, bề mặt phủ nhú
dọc tiếp theo đường sống. Cột cao khoảng 0,5 cm, răng cột hình liềm. Nắp

màu trắng, hình mũ, cao.


Sinh học và sinh thái: Ra hoa vào tháng 3 - 7. Tái sinh bằng chồi và hạt.
Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng thưa, ở độ cao 1000 - 2000 m.
Phân bố:
Trong nước: Thừa Thiên - Huế (Bạch Mã), Đà Nẵng (Bà Nà), Lâm
Đồng (Đà Lạt, Lang Bian, Bì Đúp, Lang Hanh, Đan Kia, Đơn Dương), Khánh
Hòa (Cổ Inh, Giang Li, Nha Trang).
Thế giới: Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia.
Giá trị: Cây dùng làm cảnh vì có hoa thơm, màu trắng có ánh sáp, môi
hình đàn ghi ta có sọc màu da cam rất đẹp.
Tình trạng: Loài có khu phân bố và nơi cư trú chia cắt. Hiện đã bị suy
giảm nghiêm trọng do khai thác để trồng, bán làm cây cảnh và chặt phá rừng
hủy hoại nơi cư trú.
Phân hạng: VU B1+2e+3d.
Biện pháp bảo vệ: Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan
trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này
về khu bảo tồn và chăm sóc. Sách đỏ Việt Nam(2007) [10].
Nguồn gen hoa Phong lan của Việt Nam rất phong phú trong đó lan
Hoàng Thảo chiếm khoảng 30-40% trong tổng số các loài Lan của Việt Nam
theo Nguyễn Nghĩa Thìn và CS (2000) [6].
Thực hiện nhiệm vụ KHCN: Thu thập, lưu giữ, định danh một số loài
lan rừng phục vụ công tác bảo tồn nguồn gen và xây dựng bảo tàng về các
loài lan rừng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, là góp phần bảo tồn nguồn gen
quý hiếm mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người nơi chiến khu cách mạng
năm xưa, đồng thời khai thác phát triển nguồn gen phục vụ nhu cầu của người
tiêu dùng. Khu lưu giữ các loài lan rừng là điểm đến không thể bỏ qua khi du
khách đến với khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc, Thái Nguyên. Căn cứ vào
quy hoạch vùng du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc đến năm 2020, tầm nhìn đến



2030, ban xây dựng nhiệm vụ KHCN lựa chọn địa điểm xây dựng khu bảo
tồn chuyển chỗ các loài lan nằm trong quần thể khu du lịch Hồ Núi Cốc, đây
sẽ là điểm thu hút khách tham quan và bán các sản phẩm khai thác nguồn gen
các loài lan. Xây dựng khu bảo tồn các loài lan rừng tại Hồ Núi Cốc khang
trang, hấp dẫn sẽ tạo nên điểm nhấn trong tour du lịch của khách thập
phương. Quyết định số /QĐ-TTg, ngày 25-6-2011, về việc công bố quy hoạch
vùng du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.[9]
2.2.2.2. Tổng quan về các loài lan rừng ở Việt Nam
Lan rừng Việt Nam – Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học [17] đã được
rất nhiều tác gia để cập đến. Có thể tóm tắt đặc điểm thực vật học của lan
rừng Việt Nam theo tiêu trí chính sau:
 Rễ
- Rễ lan có 2 nhiệm vụ :
+ Hút nước và chất bổ dưỡng để nuôi cây.
+ Giữ cho cây bám chắc vào trên cành cây, hay hốc đá hay dưới đất.
 Thân
- Lan có 2 loại thân đa thân và đơn thân.
- Đa số củ giả đều xanh bóng để làm nhiệm vụ quang hợp cùng với lá
Loài lan rừng Việt Nam đa thân (Dendrobium- Chi lan Hoàng Thảo).
 Lá
Hầu hết các loài Phong Lan là cây tự dưỡng, nó phát triển đầy đủ hệ
thống lá, hình dạng lá thay đổi rất nhiều.
 Hoa
- Cấu tạo hoa lan.
- Lá đài: Ba cánh đài giống nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc.
Hầu hết các giống lan, lá đài có cùng kích thước và giống như cánh hoa. Tuy
nhiên, trong một số giống, lá đài lại trở nên to lớn và lòe loẹt, 2 lá đài cạnh



thấp ở hai bên đôi khi hợp nhất lại thành ra một, và trong những giống khác
tất cả 3 lá đài hợp nhất thành kết cấu hình chuông chung quanh hoa. Trong
một vài giống, các lá đài hoàn toàn lấn áp hoa thật, thường ba lá đài có kích
thước bằng nhau.
- Cánh hoa: Nằm kề bên trong và xen kẽ với 3 cánh đài luôn luôn có 3
cánh hoa. Cánh hoa bảo vệ bao bọc nụ hoa, hai cánh “bình thường”, và cánh
thứ ba trở thành một cấu trúc đặc biệt gọi là cánh môi.
- Cánh môi hay cánh dưới: Cánh hoa thấp phía dưới của hoa Lan.
Cánh môi thường sặc sỡ, viền cánh hoa dợn sóng hoặc dưới dạng một cái túi,
trang hoàng với những cái mũ mào (như mào gà), những cái đuôi, cái sừng,
những nốt màu, những cái lông,… Cánh môi quyết định giá trị thẩm mỹ của
hoa lan. Trong một số trường hợp, cánh môi còn là một cái bẫy dụ dỗ các côn
trùng giúp thụ phấn.
- Trụ nhụy: Một cấu trúc giống ngón tay, đó là bộ phận sinh dục của
hoa. Ở trên đầu của trụ hoa là bao phấn bao gồm nhiều hạt phấn gọi là túi
phấn. Phía dưới túi phấn là đầu nhụy (nhuỵ cái), phấn hoa (nhị đực) ở dưới
đầu nắp bao phấn (nắp), một shallow, vách thường ẩm ướt nơi mà hạt phấn
rơi vào thụ tinh. Có một bộ phận nhỏ đó là vòi nhuỵ có tác động rào cản bảo
vệ ngăn chặn tự thụ phấn của chính hoa này. Để ngăn chặn việc tự thụ phấn,
một số loài chúng có hoa đực và hoa cái riêng rẽ.
- Quả lan: Quả lan thuộc quả nang, nở ra theo 3-6 đường nứt dọc, quả
có dạng cải dài đến hình trụ ngắn phình ở giữa. Khi chín, quả nở ra và mảnh
vỏ còn dính lại với nhau ở phía đỉnh hay phía gốc.
- Hạt lan: Quả lan thuộc loại quả nang nở ra theo 3 - 6 đường nứt, có
dạng từ quả dài đến hình trụ ngắn phình ở giữa. Khi chín, quả nở ra và mảnh
vỏ còn dính lại với nhau ở phía đỉnh và gốc. Ở một số loài khi quả chín vỏ
quả không nứt ra, hạt chỉ ra khỏi vỏ khi vỏ này bị mục nát Hoàng Ngọc Thuận
(2003) [5].



×