Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Trật tự thứ bậc của các loại luật tồn tại trong không gian pháp lý của liên minh châu âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.96 KB, 4 trang )

Bài Làm
1.Định nghĩa Luật Liên minh Châu Âu.
Luật Liên minh Châu Âu là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do
Liên minh Châu Âu xây dựng và ban hành, có hiệu lức áp dụng thống nhất và
trực tiếp đối với các thể nhân, quốc gia thành viên và các cơ quan, thiết chế của
Liên minh Châu Âu.
2.Trật tự thứ bậc của các loại luật tồn tại trong không gian pháp lý của Liên
minh Châu Âu.
2.1.Luật gốc (primary source)
Luật gốc của EU bao gồm các Hiệp ước thành lập EU cùng với các phụ lục và
Nghị định thư (annexes, appendies, protocols) đính kèm với các Hiệp ước này
và các điều ước quốc tế sửa đổi, bổ sung các Hiệp ước này.
-Cấp độ 1: Sự thống nhất của EU được xây dựng trên cơ sở của các Hiệp ước
sau: Hiệp ước Paris 1951;Các Hiệp ước Rome 1957 (2 Hiệp ước); Hiệp ước
Maastricht 1992; Các Hiệp ước gia nhập của các thành viên gia nhập (5 Hiệp
ước).
-Cấp độ 2: Các Hiệp ước bổ sung, sửa đổi các Hiệp ước trên:
Hiệp ước Brussels 1967; Định ước Châu Âu duy nhất 1986; Hiệp ước
Amsterdam 1997; Hiệp ước Nice 2001…
Các văn bản trên chưa đựng các quy định cơ bản, nền tảng về mục tiêu, cơ cấu
tổ chức và phương pháp thực hiện, hoạt động của các thiết chế EU, trình tự, thủ
tục ban hành và áp dụng các loại luật khác của EU và một phần các quy phạm
pháp luật về kinh tế. Các văn kiện này đưa ra cơ cấu tổ chức nhằm đảm bảo hoạt
động của EU và sau đó được hoàn thiện hóa vì lợi ích của Liên minh thông qua
các hoạt động lập pháp và hành pháp của các cơ quan của Liên minh. Các hiệp
ước trên trở thành công cụ pháp lý được các nhà nước thành viên áp dụng trực
tiếp. Loại luật này có hiệu lực tối cao trong hệ thống pháp luật của EU (tương tự
như HIến pháp của quốc gia).
-Cấp độ 3: Các điều ước quốc tế liên ngành.
1



Các điều ước giữa các quốc gia thành viên được kí kết trong khuôn khổ liên
minh, điều chỉnh các quan hệ liên kết và hợp tác trong các lĩnh vực chuyên
ngành, ví dụ như HIến chương về quyền cơ bản, Hiệp ước Strengen, Hiệp ước
về ổn định và tăng trưởng của quốc gia trong khu vực đồng EURO…
Loại điều ước quốc tế này có hiệu lực thấp hơn hai loại trên và có hiệu lực cao
hơn các loại luật khác.
2.2.Điều ước quốc tế mà EU là thành viên
Theo các quy định của Luật tổ chức quốc tế và các Hiệp ước của EU (DDieeud
216) thì EU có quyền tham gia vào các điều ước quốc tế với các chủ thể khác
của Luật quốc tế (kể cả điều ước quốc tế hỗn hợp, là các điều ước có sự tham gia
của các quốc gia thành viên. Vì các điều ước quốc tế này đồng thời thuộc thẩm
quyền của EU và thẩm quyền của các quốc gia thành viên).
Khi tham gia các điều ước quốc tế, Council là người có thẩm quyền đại diện cho
EU kí kết, Council cũng có thể ủy quyền cho Commission hoặc Đại dienj cấp
cao về chính sách đối ngoại và an ninh (đối với các vấn đề liên quan đên CFSP)
thay mặt mình trong giai đoạn đàm phán. Trên thực tế EU đã tham ra rất nhiều
các điều ước quốc tế với bên ngoài, ví dụ như Hiệp định thành lập WTO 1992,
Hiệp định hợp tác với các nước Bắc Phi (Morocco, Algeria and Tunisia)…
Về giá trị hiệu lực của các Điều ước quốc tế này so với Luật EU: Cơ sở pháp lý
của các hoạt động ký kết điều ước quốc tế của EU là Luật điều ước quốc tế và
HIệp ước thành lập EU, do vậy:
-Các điều ước quốc tế này có hiệu lực thấp hơn luật gốc của EU;
-Có hiệu lực cao hơn so với các loại luật còn lại của EU (các thiết chế của EU
buộc phải ban hành các quy định pháp luật phù hợp với các nghĩa vụ điều ước
quốc tế mà EU là thành viên).
2.3.Luật phái sinh (secondary source)
Luật phái sinh là những quy định pháp luật do các thiết chế của EU ban hành
trong quá trình thực thi quyền hạn được giao. Đây là nguồn luật quan trọng thứ
hai trong hệ thống pháp luật của EU. Loại luật này có hiệu lực thấp hơn luật gốc

2


và phải phù hợp với luật gốc. Thủ tục ban hành loại luật này được quy định cụ
thể trong luật gốc (chủ yếu là TFEU).
Theo Điều 288 của TFEU, Luật phái sinh được ban hành dưới các hình thức văn
bản sau: regulation, directive, decision. Ngoài ra còn có remmendation (tạm dịch
là khuyến nghị) và opinion (ý kiến).
2.4.Án lệ
Án lệ là các phán quyết của Tòa án công lý châu Âu và của Tòa sơ thẩm châu
Âu. Chúng không chỉ có giá trị bắt buộc đối với các bên đương sự mà còn có giá
trị bắt buộc đối với các cá nhân, quốc gia thành iên khi ở trong hoàn cảnh tương
tự như của án lệ (điển hình là những phúc đáp pháp lý của Tòa án khi có yêu cầu
giải thích pháp luật của Tòa án quốc gia thành viên).
Các phán quyết sẽ được đăng trên Công báo của EU.
Ngoài các văn bản trên, EU còn có các văn bản có tên: khuyến nghị, ý kiến,
chương trình, nghị quyết, kết luật, sách xanh, sách trắng… Nhưng chúng không
đượ coi là luật vig chúng không có giá trị hiệu lực bắt buộc.
2.5.Điều ước quốc tế của các quốc gia thành viên.
Loại điều ước quốc tế này bao gồm 2 loại: điều ước quốc tế giữa các quốc gia
thành viên với nhau và điều ước giữa các quốc gia thành viên với bên ngoài.
Mặc dù tham gia vào EU, nhưng các quốc gia thành viên vẫn giữ chủ quyền
riêng biệt của mình trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực đối ngoại. Do
vậy, để hợp tác trong lĩnh vực này, các quốc gia vẫn ký kết với nhau các điều
ước quốc tế hoặc với bên ngoài. Thực tế, các quốc gia đã kí kết với nhau rất
nhiều điều ước quốc tế loại này, nhất là các hiệp định về tương trợ tư pháp, về
công nhận tiêu chuẩn của nhau, về tránh đánh thuế 2 lần…
Về giá trị hiệu lực của các điều ước quốc tế này so với luật EU: Do các điều ước
quốc tế này nằm ngoài phạm vi thẩm quyền của EU, do vậy trên lý thuyết chúng
không mâu thuẫn với Luật EU. Nhưng về nguyên tắc chúng có giá trị hiệu lực

áp dụng thấp hơn Luật EU, do khi các quốc gia thành viên đã hạn chế chủ quyền
để chuyển dịch cho EU thì phải tôn trọng luật EU.
3


2.6.Luật của các quốc gia thành viên.
Theo Điều 4 khoản 3 TEU thì: “Theo nguyên tắc hợp tác chân thành, liên minh
và các nước thành viên trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau sẽ hỗ trợ nhau trong việc
thực hiện các nhiệm vụ được đưa ra tại các Hiệp ước. Các nước thành viên sẽ
thực hiện bất kì biện pháp thích hợp, để đảm bảo hoàn thành các nghĩa vụ phát
sinh từ các Hiệp ước hoặc các văn bản do các thiết chế của Liên minh ban hành.
Các nước thành viên sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành các nhiệm vụ của
Liên minh và tránh mọi biện pháp có thể đe dọa việc thực hiện các mục tiêu của
Liên minh. Ví dụ cho mối quan hệ giữa Luật liên minh và luật quốc gia là chỉ
thi. Tất cả các chỉ thị đều bao gồm các quy định đưa ra các mục tiêu bắt buộc đối
với các nước thành viên; còn cách thực hiện lại thuộc thẩm quyền của các quốc
gia thông qua pháp luật quốc gia.
Tuy nhiên, giữa pháp luật liên minh và pháp luật quốc gia cũng có sự xung đột,
đặc biệt là khi pháp luật của Liên minh và của quốc gia cùng quy định quyền và
nghĩa vụ của công dân. Và trong trường hợp này thì hiệu lực của luật Liên minh
so cới luật quốc gia được thể hiện ở chỗ: Luật EU được áp dụng theo nguyên tắc
“hiệu lực trực tiếp” và nguyên tắc “cao hơn nội luật”. Cụ thể”
-Thứ nhất, Luật của Liên minh được áp dụng trực tiếp như luật quốc gia.
Ví dụ điển hình đó là Tòa án Công lý châu Âu đã thực hiện nguyên tắc áp dụng
trực tiếp luật Liên minh bất chấp sự phản đối của một số nước thành viên, và
chính điều đó đã đảm bảo sự tồn tại của một trật tự pháp lý tại EU
-Thứ hai, ưu tiên áp dụng luật của Liên minh so với luật quốc gia.
Mặc dù không có quy định cụ thể nào của Liên minh ghi nhận rằng Luật Liên
minh áp dụng trước hay áp dụng sau luật quốc gia. Tuy nhiên, để giải quyết vấn
đề này, một lần nữa Tòa án Công lý, bất chấp sự phản đối của một số nước thành

viên, đã đưa ra nguyên tắc ưu tiên luật Liên minh – một nguyên tắc cần thiết cho
sự tồn tại của trật tự pháp lý ở EU.

4



×