Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN CHI TIẾT XÂY DỰNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NĂM 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 73 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN CHI TIẾT
XÂY DỰNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NĂM 2016

Chủ đầu tư
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Hà Nội, 2016


MỤC LỤC
I. THÔNG TIN CHUNG..................................................................................................................4
1. Căn cứ pháp lý........................................................................................................................4
2. Mục đích, yêu cầu, nhu cầu đầu tư.........................................................................................5
3. Tên của hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin..................................................................6
4. Đơn vị sử dụng ngân sách.......................................................................................................6
5. Địa điểm thực hiện..................................................................................................................6
6. Tổ chức lập đề cương và dự toán chi tiết................................................................................6
7. Loại nguồn vốn........................................................................................................................6
8. Dự kiến hiệu quả đạt được......................................................................................................6
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ...............................................................................................8
III. THUYẾT MINH GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ĐƯỢC ĐỀ XUẤT.................9
1. Hiện trạng hạ tầng CNTT tại Trường Đại học Luật Hà Nội...................................................9
2. Hiện trạng của Website của trường......................................................................................10
3. Các hạn chế, bất cập.............................................................................................................12
4. Yêu cầu xây dựng Cổng thông tin điện tử Trường Đại học Luật Hà Nội............................12
5. Đề xuất giải pháp kỹ thuật công nghệ xây dựng HLU Portal...............................................26
IV. DỰ TOÁN CHI TIẾT................................................................................................................35


1. Cơ sở lập dự toán..................................................................................................................35
2. Tổng hợp dự toán..................................................................................................................36
V. DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN...........................................................................................37
VI. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN, ĐƯA VÀO VẬN HÀNH, KHAI THÁC.........38
VII. CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ...............................................................................................40
VIII. PHỤ LỤC................................................................................................................................41
Phụ lục 01: Chi phí xây dựng Cổng thông tin điện tử..............................................................41
Phụ lục 02: Chi phí lập Đề cương và dự toán chi tiết..............................................................60
Phụ lục 03: Diễn giải chi tiết chi phí tiền lương lao động........................................................61
Phụ lục 04: Phân tích, lựa chọn giải pháp công nghệ nền.........................................................63

Trang 2


TỪ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt

Nội dung

1

NSD

Người sử dụng

2

DNN

DotnetNuke


3

Cổng TTĐT

Cổng thông tin điện tử

4

VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật

5

TTTH

Trung tâm tin học

6

LDAP v3

Lightweight Directory Access Protocol version 3

7

WSRP

Web Services for Remote Portlets


8

SOAP v1.2

Simple Object Access Protocol version 1.2

9

WSDL v1.1

Web Services Description Language version 1.1

10

UDDI v3

Universal Description, Discovery and Integration version
3

11

XML v1.0

Extensible Markup Language version 1.0

12

RDF


Resource Description Framework

13

RSS

Rich Site Summary

14

W3C

Chuẩn tiếp cận nội dung thông tin.

15

Farm

Mô hình cài đặt ứng dụng trên nhiều máy chủ

Trang 3


I. THÔNG TIN CHUNG
1. Căn cứ pháp lý
Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 06 năm 2006
Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về
việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước;
Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về
quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà

nước;
Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2011 của Chính phủ quy
định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Trang thông tin điện
tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 03 năm 2013 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Thông tư số 21/2010/TT-BTTTT ngày 08 tháng 09 năm 2010 của Bộ Thông
tin và Truyền thông quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động
ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng không
yêu cầu phải lập dự án;
Thông tư liên tịch số 19/2012/TTLT-BTC-BKH&ĐT-BTTTT ngày 15/02/2012
của Liên Bộ Tài chính – Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Thông tin và Truyền Thông
hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí chi ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động của cơ quan nhà nước;
Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Quyết định số 4058/QĐ-BTP ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban
hành Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Ngành Tư pháp
năm 2015;
Quyết định số 405/CP ngày 10 tháng 11 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ về
việc thành lập Trường Đại học Pháp lý Hà Nội (nay là Trường Đại học luật Hà
Nội);
Quyết định Số 549/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể "Xây dựng trường Đại học Luật Hà Nội và
trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo
cán bộ về pháp luật";
Trang 4


Quyết định số 584/QĐ-BTP ngày 30/03/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về

việc ủy quyền cho Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin phê duyệt Đề cương và dự
toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn
ngân sách nhà nước năm 2015 nhưng không yêu cầu phải lập dự án của Cục Công
nghệ thông tin.
Công văn 1654/BTTTT-UDCNTT ngày 27/05/2008 của Bộ Thông tin và
Truyền thông Hướng dẫn các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật cho
các dự án dùng chung theo Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg;
Công văn 3386/BTTTT-ƯDCNTT ngày 23/10/2009 của Bộ Thông tin và
Truyền thông Bổ sung, điều chỉnh một số điểm tại công văn số 1654/BTTTTƯDCNTT, 1655/BTTTT-ƯDCNTT ngày 27/5/2008 của Bộ Thông tin và Truyền
thông;
Công văn số 2589/BTTTT-ƯDCNTT ngày 24/8/2011 của Bộ Thông tin và
Truyền thông về việc "Hướng dẫn xác định chi phí phát triển, nâng cấp phần mềm
nội bộ.
2. Mục đích, yêu cầu, nhu cầu đầu tư
2.1. Mục đích
Cung cấp thông tin, dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Đào tạo,
nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội.
Xây dựng phần mềm lõi có đầy đủ các tính năng của một hệ thống Portal. Đặc
biệt chú trọng khả năng tích hợp, mở rộng và bảo mật, an toàn thông tin chống lại
đuợc các tác động từ bên ngoài làm thay đổi nội dung cũng như gây lỗi hệ thống
vv… và đồng thời nâng cao khả năng tương tác, cộng tác của toàn hệ thống.
Xây dựng các dịch vụ tiện ích, sẵn sàng cho yêu cầu triển khai một số dịch vụ
của Trường, xây dựng thêm các nội dung phù hợp với vai trò, chức năng nhiệm vụ
của Trường Đại học Luật trong giai đoạn mới.
2.2. Yêu cầu
Tuân thủ và cập nhật theo các văn bản hướng dẫn, các quy định của Chính phủ
về việc cung cấp thông tin, dịch vụ hành chính công (mức độ 1 và 2, hướng đến
mức độ 3, 4), các yêu cầu kỹ thuật, tính năng cần đáp ứng đối với cổng thông tin
của cơ quan nhà nước cùng với yêu cầu về xây dựng hệ thống thông tin tổng thể
phục vụ công tác chuyên môn của Bộ, của ngành.


Trang 5


Kế thừa, tận dụng và phát huy các chức năng, tiện ích đã có trên Hệ thống
đang vận hành. Đồng thời, phải đảm bảo khả năng đồng bộ, tích hợp, chia sẻ thông
tin với các Hệ thống thông tin, các CSDL và các phần mềm dùng chung của Bộ, của
ngành.
Giao diện tuân theo chuẩn W3C, trình bày có trật tự, các thanh menu ở vị trí dễ
quan sát. Nội dung khi bấm vào menu phải tương ứng với tên menu đó, các bài viết
phải được phân theo chủ đề rõ ràng, ở trang chủ nên tập trung các nội dung mới từ
các chuyên mục, các trang thành phần để người xem có thể xem ngay nội dung
mình cần, có liên kết quay lại để xem các nội dung trước, tích hợp và nâng cấp
chức năng tìm kiếm để người dùng có thể tìm được thông tin khi cần một cách
thuận tiện nhất. Giao diện sau khi đang nâng cấp phải hoạt động tốt trên các trình
duyệt phổ dụng.
Phân hệ quản trị nội dung phải hoạt động độc lập và không phụ thuộc quá
nhiều vào chức năng quản trị sẵn có của nền tảng công nghệ.
Tận dụng tối đa Cơ sở dữ liệu hiện có.
2.3. Nhu cầu đầu tư
Với mục đích và yêu cầu nêu trên, việc đầu tư xây dựng Cổng Thông tin điện
tử Trường Đại học Luật Hà Nội là hết sức cần thiết.
3. Tên của hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin
Xây dựng Cổng thông tin điện tử Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2016.
4. Đơn vị sử dụng ngân sách
Trường Đại học Luật Hà Nội
5. Địa điểm thực hiện
Trường Đại học Luật Hà Nội
6. Tổ chức lập đề cương và dự toán chi tiết
Trung tâm Tin học - Trường Đại học Luật Hà Nội

7. Loại nguồn vốn
Ngân sách nhà nước
8. Dự kiến hiệu quả đạt được
Khả năng cung cấp nhanh, đầy đủ các thông tin và dịch vụ theo quy định của
nhà nước, đồng thời là công cụ hỗ trợ thiết thực phục vụ công tác quản lý, đào tạo,
nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế Trường góp phần đưa Cổng thông tin trở
Trang 6


thành nguồn cung cấp thông tin đa dạng, hữu ích, kịp thời đáp ứng nhu cầu của các
cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên và các tổ chức và cá nhân.
Đáp ứng nhu cầu (khai thác thông tin, khả năng đáp ứng truy xuất thông tin,
tích hợp liên thông giữa các hệ thống: CSDL về giáo dục, đào tạo và văn bản pháp
luật,...) ngày càng lớn, càng đa dạng cung cấp cho các giáo viên, sinh viên, các tổ
chức, cá nhân và các đơn vị liên quan.
Các nội dung cung cấp trên Cổng thông tin cũng như các trang thông tin thành
phần được người dùng dễ dàng tiếp cận trên cơ sở nâng cấp giao diện theo chuẩn
W3C.
Thông tin, dữ liệu trên Cổng thông tin cũng như các trang thông tin thành phần
được bảo toàn.
Thuận tiện đối với cán bộ quản trị, cho người sử dụng khi biên tập và đăng tải
thông tin.
Tốc độ xử lý thông tin cho Cổng thông tin cũng như các trang thông tin thành
phần được cải thiện, hệ thống dễ dàng tích hợp với hệ thống đăng nhập một cửa
(SSO) của Trường Đại học Luật Hà Nội. Triển khai được trên nhiều máy chủ ứng
dụng theo mô hình Farm nhằm tối ưu hóa tốc độ truy cập cũng như cân bằng tải
giữa các máy chủ.
Có khả năng tạo lập, cài đặt và quản trị các trang thông tin thành phần (khi có
nhu cầu) một cách dễ dàng, thuận tiện.
Dễ dàng chia sẻ và cung cấp thông tin đảm bảo khả năng đồng bộ, tích hợp với

các Hệ thống thông tin, các CSDL và các phần mềm dùng chung như: Người dùng
LDAP, Thủ tục hành chính, Văn bản pháp luật, Hỏi đáp phát luật, Hướng dẫn
nghiệp vụ,... và các hệ thống khác của Trường hiện đang vận hành tại Trung tâm tin
học.
Thuận tiện cho việc nâng cấp, phát triển về sau.

Trang 7


II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
Trường Đại học Luật Hà Nội là trường đại học có quy mô đào tạo về ngành
luật lớn nhất ở Việt Nam;thực hiện nhiệm vụ đào tạo chuyên viên pháp lý các bậc
đại học, cao học, và tiến sĩ; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học pháp lý.
Trường Đại học Luật Hà Nội luôn nỗ lực và mong muốn nâng cao hơn nữa vai trò
đầu tàu trong việc nâng cao trình độ văn hóa. Trong giai đoạn đổi mới, khả năng
nắm bắt được nhu cầu và thực tế phát triển của xã hội là vấn đề mang tính quyết
định mà Trường hướng tới. Để đạt được những mục tiêu đó, Trường đã xác định vai
trò quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo và
nghiên cứu, lấy công nghệ làm nền tảng để phát triển các ứng dụng nhằm nâng cao
năng lực của cán bộ trong nhà trường.
Cổng thông tin điện tử là cơ sở quan trọng, là nền móng cho việc mục tiêu
hướng tới hành chính giáo dục điện tử. Với chức năng chính là cung cấp thông tin
về Tuyển sinh - Đào tạo- Nghiên cứu khoa học – Hợp tác quốc tế. Đồng thời cũng
là đòn bẩy thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều
hành của các cơ quan Giáo dục và Đào tạo của Nhà nước, góp phần thay đổi lề lối
làm việc, tiết kiệm thời gian, công sức, kinh phí…
Tuy nhiên do kinh phí hạn hẹp nên trước đây xây dựng chưa được đầu tư đầy
đủ, còn hạn chế về mặt công nghệ, chưa đáp ứng được khả năng an ninh mạng, bảo
mật và truy cập trái phép trong bối cảnh hiện nay. Mặt khác, các phần mềm đang
được ứng dụng tại Trường Đại học Luật Hà Nội: chạy độc lập không có sự liên

thông về dữ liệu, dẫn đến việc chia sẻ thông tin trong hệ thống gặp nhiều khó khăn.
Do đó, việc xây dựng Cổng thông tin điện tử của Trường Đại học Luật Hà Nội
là hết sức cần thiết, việc nâng cấp xây dựng các module tích hợp các ứng dụng hiện
có của Trường để tạo một môi trường ứng dụng công nghệ thống nhất sẽ giúp việc
quản trị, phân quyền người dùng cũng như sao lưu phục hồi hệ thống đơn giản và
hiệu quả hơn, đồng thời nâng cao khả năng liên kết, cộng tác giữa các ứng dụng
trong cùng hệ thống. Người dùng hệ thống từ các hệ thống khác có thể truy cập một
cửa lần (Single sign on ) vào tất cả các ứng dụng của Trường. Xu hướng đầu tư tập
trung cũng là xu hướng đầu tư hiệu quả và tối ưu cho các hệ thống lớn hiện nay.

Trang 8


III. THUYẾT MINH GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ĐƯỢC ĐỀ
XUẤT
1. Hiện trạng hạ tầng CNTT tại Trường Đại học Luật Hà Nội
1.1. Mô hình kiến trúc

Hình 1: Mô hình kiến trúc mạng Trường Đại học Luật Hà Nội

Hiện tại mô hình kiến trúc của trường Đại học Luật Hà Nội đang sử dụng trên
hai nền tảng, tuy nhiên vẫn chưa có một hệ thống SAN (Storege Area Networks)
cứng chuẩn. Hai nền tảng công nghệ đang sử dụng xây dụng mô hình kiến trúc
Trung tâm dữ liệu là:
Microsoft System Center
VM Ware ESXi
1.2. Hệ thống các trang thiết bị
10 máy chủ IBM x3650
Firewall Cisco ASA 5510
Switch Cisco 2960

Internet Leaseline FPT băng thông 50 Mbps trong nước, 3 Mbps quốc tế.
1.3 Về các phần mềm nền và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Các phần mềm nền tảng:
 Microsoft Window Server
 Microsoft .Net Framework
Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu:
 Microsoft SQL Server
Trang 9


 MySQL
 Oracle Database
 Visual FoxPro
1.4 Về các phần mềm ứng dụng
Hiện Trường Đại học Luật Hà Nội đang sử dụng một số phần mềm ứng dụng
trong công tác quản lý của nhà trường, tuy nhiên xảy ra tình trạng các phần mềm
còn rời rạc, tính đồng bộ, tính liên thông không cao, cơ sở dữ liệu chưa tập trung,
một số phần mềm sử dụng nền tảng công nghệ cũ chưa được cập nhật.
Phần mềm đăng ký học trực tuyến
Phần mềm xếp thời khóa biểu
1.5 Hiện trạng trình độ ứng dụng CNTT
- Toàn bộ Lãnh đạo, giảng viên, cán bộ, chuyên viên của trường đều sử dụng
các ứng dụng văn pḥng thành thạo, có khả năng vận hành các hệ thống được triển
khai tại Cơ quan, đồng thời biết khai thác thông tin trên nền mạng Internet.
- Phòng Quản trị thiết bị với tổng số nhân sự là 11 cán bộ, đều là Kỹ sư, Cử
nhân CNTT tốt nghiệp các trường chính quy với tŕnh độ chuyên môn tốt.
- Bộ môn Tin học hiện có 15 cán bộ giảng viên gồm 01Tiến sỹ, 10 Thạc sỹ và
04 Cử nhân; Trong đó có 2 giảng viên đang là Nghiên cứu sinh, 2 Cử nhân đang
theo học Thạc sỹ. Tất cả các giảng viên bộ môn đều tốt nghiệp chuyên ngành
CNTT. Hầu hết các giảng viên bộ môn đều năng nổ có tâm huyết với nghề, tâm

huyết với sự nghiệp giáo dục nói chung và sự nghiệp giáo dục dân tộc nói riêng.
2. Hiện trạng của Website của trường
2.1. Hiện trạng chung
Hiện tại Website của Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay có chức năng là
một trang thông tin điện tử đơn thuần, có 08 chuyên mục; 08 trang thông tin thành
phần; nội dung cung cấp thông tin không được thường xuyên cập nhật, các thông
tin cung cấp mới chỉ mang tính chất cơ bản cho người sử dụng, chưa có tính tương
giá giữa người dùng và hệ thống để phục vụ cho cán bộ giảng viên và sinh viên
cũng như các tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu.

Trang 10


Lượng truy cập khai thác thông tin đang còn thấp, hệ thống website chưa có sự
liên thông tích hợp với các phần mềm thành phần khác phục vụ nhu cầu của người
dùng.
Hệ thống chưa tương thích được với nhiều trình duyệt phổ biến hiện nay như:
Chrome, Fire Fox, Opera... tốc độ truy cập thông tin chậm.
Chưa đảm bảo cung cấp đầy đủ các chuyên mục thông tin theo Luật Công
nghệ thông tin, các văn bản pháp quy có liên quan và theo chức năng, nhiệm vụ của
Trường Đại học Luật Hà Nội.
2.2. Về giao diện Website
Về bố cục giao diện hiện tại, sau một thời gian dài sử dụng, hệ thống phát sinh
nhiều mục chức năng thì bố cục trang không còn hợp lý cần phải thiết kế lại như:
Các mục tin bài bố cục không hợp lý trải dài từ đầu trang web đến cuối trang web
không có điểm nhấn tin tức chính, tin mới nhất. .
Về màu sắc, Màu sắc của trang web được thiết kế tính người quản trị không
thể thay đổi nên gây ra sự nhàm chán sau một thời gian dài sử dụng.
Các chương mục bố trí chưa được phân hoạch bố cục hợp lý gây khó khăn cho
người dùng khi tìm kiếm thông tin.

2.3. Các Chức năng chính của Website
Quản lý tin tức được sử dụng cho việc biên tập, cập nhật nội dung trên
Website. Hầu hết các chuyên trang, chuyên mục đều sử dụng chức năng này.
Các tính năng chính của module như sau:
- Quản lý danh mục tin tức: Thêm mới, sửa, bổ sung, xuất bản danh mục.
- Quản lý danh sách các tin: Sửa, xóa, xem danh sách, xem chi tiết, xem dạng
bảng để in, xuất bản/thu hồi tin tức, tuy nhiên chưa có sắp xếp thứ tự hiển thị tin
tức.
- Quản lý tin nổi bật: thêm mới một tin có sẵn từ danh sách tin tức để làm tin
nổi bật, xóa, sắp xếp, xuất bản/thu hồi tin nổi bật, thiết lập số lượng tin nổi bật, cho
phép xem trước tin nổi bật.
- Quản lý nội dung bình luận của tin tức: xem chi tiết, xem danh sách, sửa và
biên tập lại nội dung bình luận, xóa, xuất bản/thu hồi nội dung bình luận, sắp xếp
thứ tự hiển thị nội dung bình luận (theo thời gian, theo độ dài, theo chủ đề,...)
- Khai thác nội dung tin tức: xem, gửi bình luận, xem các bình luận được xuất
bản, in nội dung, xem tin liên quan, xem theo ngày.
Trang 11


- Thống kê, báo cáo tin tức: hiện nay thống kê về tin tức chỉ có 1 dạng thống
kê tất cả theo ngày và xuất ra Excel, chưa có thống kê theo chủ đề/chuyên mục,
thống kê theo thời gian gửi, thống kê theo thời gian xuất bản, thống kê theo người
gửi, thống kê theo người xuất bản/kiểm duyệt, sắp xếp kết quả thống kê theo chiều
tăng dần/giảm dần, kết xuất báo cáo thống kê theo định dạng HTML hoặc Excel.
- Một số mục thông tin trong trung tâm dữ liệu không được cập nhật dữ liệu
hoặc dữ liệu cập nhật không thường xuyên.
- Hiện tại dữ liệu được phân quyền theo từng tên đăng nhập của người dùng và
từng mục dữ liệu (upload và download), các mục dữ liệu được hiển thị ra hết nên
còn rất rối.
3. Các hạn chế, bất cập

Website được xây dựng và phát triển trên nền giải pháp công nghệ mã nguồn
mở, với công nghệ lập trình PHP, hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL. Tuy nhiên sau
khi đi vào hoạt động cùng với sự phát triển và nhu cầu cung cấp thông tin và dịch
vụ trong lĩnh vực hoạt động quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc
tế ngày càng cao thì Website của Trường Đại học Luật Hà Nội đã lỗi thời không còn
phù hợp trong gian đoạn hiện nay.
Website hiện không được thiết kế để tích hợp sâu các ứng dụng nghiệp vụ
trong quản lý đào tạo của Trường như: Phần mềm đăng ký học trực tuyến, Phần
mềm xếp thời khóa biểu ... nên gây khó khăn cho người sử dụng khi thực hiện khai
thác các thông tin có liên quan tốn rất nhiều thời gian mà không hiệu quả.
Bố cục trang web rườm rà không được phân quyền cho từng cá nhân, khả năng
hướng người dùng còn nhiều hạn chế.
Mặt khác, trong quá trình sử dụng, khai thác và vận hành Website đã phát sinh
rất nhiều bất cập, cụ thể:
- Dữ liệu phát sinh ngày một lớn dẫn tới tốc độ xử lý chậm. Điều này ảnh
hưởng lớn đến chất lượng quản lý, cung cấp và khai thác thông tin.
- Một số các module chia sẻ dữ liệu từ các CSDL dùng chung (Tra cứu điểm
thi, Thư viện số, Quản lý đào tạo, vẫn chưa cho phép tích hợp nhằm cập nhật, bổ
sung vào CSDL từ các kênh thông tin khai thác dữ liệu.

Trang 12


4. Yêu cầu xây dựng Cổng thông tin điện tử Trường Đại học Luật Hà Nội
4.1. Yêu cầu chung
Trên cơ sở hiện trạng đã nêu, xuất phát từ nhu cầu ứng dụng trong quản lý, đào
tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế cần thiết phải Xây dựng Cổng thông tin
điện tử Trường Đại học Luật Hà Nội (HLU portal).
Đề xuất xây dựng như một Cổng thông tin điện tử xuất phát nhằm cung cấp
một kết nối và giao tiếp duy nhất về thông tin và dịch vụ cho cán bộ và sinh viên

ĐHLHN (gọi chung là người sử dụng), qua đó người sử dụng có thể khai thác thông
tin từ nhiều nguồn tài nguyên khác nhau, sử dụng nhiều dịch vụ của các hệ thống
phần mềm khác nhau một cách tập trung, thống nhất. Thông qua cổng điện tử này,
người sử dụng chỉ cần sử dụng một địa điểm (đi qua một cổng) là có thể khai thác
các thông tin và dịch vụ, mặt khác người quản lý cũng chỉ cần quản lý, theo dõi tất
cả các thông tin điều hành của mình tại một nơi duy nhất.
Bên cạnh ưu thế tập trung thông tin về một đầu mối, HLU portal còn phải có
khả năng tương tác thông tin nhiều chiều giúp người sử dụng không chỉ khai thác
được thông tin mà còn có thể đưa ra những yêu cầu để được phục vụ và thực hiện
một số dịch vụ hành chính qua mạng.
HLU portal phải đáp ứng các yêu cầu:
- Là nơi cung cấp, chia sẻ các thông tin, dịch vụ (kể cả dịch vụ thông tin với
chức năng tìm kiếm và tra cứu) và các ứng dụng phục vụ đào tạo, nghiên cứu, quản
lý và điều hành của Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Là công cụ hỗ trợ tối ưu cho các đơn vị, cán bộ và sinh viên trong toàn Đại
học Luật Hà Nội;
Các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật của HLU portal thực hiện
theo các qui định cho hệ thống cổng thông tin điện tử trong công văn số
1654/BTTTT-ƯDCNTT ngày 27/5/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông bao
gồm:
- Nhóm chức năng của phần mềm cổng lõi;
- Nhóm chức năng cung cấp dịch vụ ứng dụng hành chính công;
- Nhóm chức năng cung cấp dịch vụ tương tác trực tuyến, tiện ích.
Với nguyên tắc xây dựng như sau:
- Đảm bảo khách quan, hướng tới một hệ thống tổng thể, thống nhất trong toàn
ĐHLHN, có khả năng chuyển đổi, an toàn và bảo mật, hợp lý và hiệu quả;
Trang 13


- Đảm bảo tính tích hợp, kế thừa và nâng cấp.

- Tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn về tích hợp dữ liệu
- Tuân thủ các tiêu chuẩn về kết nối
- Tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn thông tin
- Tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng cho hệ thống phần mềm
Yêu cầu về bản quyền sản phẩm: sản phẩm phải có bản quyền do Cục sở hữu
trí tuệ cấp, ngoài ra những yêu cầu phát sinh sẽ được chỉnh sửa sản phẩm cho phù
hợp với việc sử dụng của từng đơn vị.
Yêu cầu về tốc độ xử lý: hệ thống đảm bảo các phân hệ vận hành thông suốt
và không bị nghẽn mạng.
Yêu cầu thiết kế: Sử dụng phương pháp phân tích, thiết kế hướng đối tượng
với ngôn ngữ chuẩn UML đảm bảo cho việc dễ dàng bảo trì, nâng cấp và quản lý
mở rộng sau này.
Yêu cầu về chuyển đổi dữ liệu: Chương trình phải có khả năng chuyển đổi và
tận dụng dữ liệu hiện có về thông tin hồ sơ của các đơn vị theo chuẩn trao đổi dữ
liêu sử dụng chuẩn XML.
Yêu cầu về bảo mật và an toàn dữ liệu: Hệ thống đảm bảo bảo mật dữ liệu trên
đường truyền, bảo mật theo phạm vi chức năng của người sử dụng, cho phép tra
cứu thông tin nhật ký của hệ thống, các dữ liệu quan trọng đều được mă hóa dữ
liệu;
Yêu cầu về tính “hệ thống mở”: Đảm bảo tính mềm dẻo, dễ dàng thích ứng với
các thay đổi mở rộng các đơn vị tham gia nhanh chóng. Trong trường hợp thay đổi
cấu trúc dữ liệu không quá lớn thì hệ thống phải thích ứng được.
Yêu cầu về giao diện:
+ Giao diện bằng tiếng Việt theo chuẩn Unicode, cập nhật và thông tin được
lưu trữ trong CSDL theo chuẩn UNICODE;
+ Màn hình chính thiết kế thân thiện, có hướng dẫn tổng thể cũng như chi tiết
từng chức năng con của hệ thống;
+ Các màn hình cập nhật dữ liệu về cơ bản phải thống nhất về các chức năng
điều khiển cũng như về màu sắc, fonts chữ, ...;
Yêu cầu về quản trị hệ thống:


Trang 14


+ Xây dựng các công cụ thuận tiện cho việc quản trị CSDL: Cho phép đăng
ký người sử dụng, phân quyền truy nhập khai thác thông tin. Phân quyền đến từng
chức năng sử dụng, khai thác thông tin của hệ thống;
+ Cung cấp chức năng quản trị hệ thống với các khả năng như: quản lý theo
nhóm và cá nhân, giảm sát các hoạt động truy nhập, ghi log, theo dơi việc cập nhật
và chỉnh sửa dữ liệu trong phần mềm.
+ Thiết kế kiến trúc hệ thống;
+ Hệ thống được thiết kế xây dựng trên mô hình 3 lớp, tầng giao diện, tầng
viết các hàm tính toán và cuối cùng là tầng giao tiếp với cơ sở dữ liệu.
Các đơn vị được triển khai các phần mềm ứng dụng có hệ thống mạng LAN
kết nối vác máy tính sử dụng phần mềm và kết nối với trung tâm tích hợp dữ liệu.
Cấu hình hạ tầng máy chủ, máy trạm và dung lượng đường truyền đảm bảo
khả năng khai thác vận hành các phần mềm ứng dụng
Hệ thống máy chủ tại trung tâm tích hợp dữ liệu được phân chia tách biệt các
vùng dịch vụ, ứng dụng,…để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành khai thác.
4.2. Yêu cầu về mặt kỹ thuật
4.2.1 Mô hình thiết kế tổng thể
Hệ thống phát triển theo kiến trúc đa tầng với mục đích dễ dàng tích hợp, bảo
trì. Mỗi tầng đảm bảo một nhiêm vụ riêng. Hệ thống được đề xuất phát triển theo
hướng độc lập từng phần nhưng phải có khả năng tích hợp với các hệ thống khác.

Trang 15


Mô hình kiến trúc tổng thể


Kiến trúc hệ thống tuân thủ theo Kiến trúc ứng dụng nhiều lớp (N-Tier
Application Architecture): Kiến trúc ứng dụng nhiều lớp cung cấp một mô hh́ình cho
các nhà phát triển để tạo ra một ứng dụng linh hoạt và có khả năng thừa kế. Bằng
cách chia các ứng dụng ra thành nhiều lớp, mỗi khi có sự thay đổi về công nghệ
hoặc nâng cấp, những nhà phát triển chỉ việc sửa đổi hay thêm vào một lớp cụ thể
chứ không phải viết lại toàn bộ ứng dụng. Thuật ngữ “nhiều lớp” chỉ ra số lớp logic
hoặc các lớp thành phần khác nhau thuộc ứng dụng. Một ứng dụng thường có các
lớp thành phần cơ bản sau:
Lớp CSDL (Database Layer): lớp quản lý cơ sở dữ liệu, bao gồm CSDL cấu
hh́ình, CSDL nội dung, CSDL tích hợp khác, CSDL người dùng và phân quyền,…
Lớp xử lý nghiệp vụ (Business Layer): lớp xử lý các tính năng, kết nối lớp
CSDL với lớp trình bày.
Lớp trình diễn (Presentation Layer): là lớp cao nhất, tương tác trực tiếp với
người dùng thông qua giao diện web và dịch vụ chia sẻ thông tin.
4.2.2 Mô hình triển khai

Mô hình triển khai hệ thống Cổng thông tin điện tử

Trong mô hình này, sử dụng tất cả 02 máy chủ để triển khai tập trung hệ thống,
01 máy chủ làm máy chủ phục vụ web, 01 máy chủ làm máy chủ Cơ sở dữ liệu.
Trang 16


Dữ liệu và ứng dụng được triển khai tập trung tại hệ thống máy chủ trung tâm.
Mỗi một giao dịch tác nghiệp phần mềm Cổng thông tin điện tử sẽ có yêu cầu được
chuyển tức thời lên ứng dụng trung tâm. Ứng dụng sẽ tiến hành phân tích yêu cầu,
sử dụng dữ liệu từ CSDL trung tâm, tiến hành xử lý, sau đó kết quả xử lý sẽ truyền
ngược lại điểm phát sinh giao dịch.

Mô hình tương tác xử lý tập trung


4.2.3. Yêu cầu an ninh và bảo mật hệ thống
Các Cổng thông tin điện tử, được phân ra nhiều đối tượng sử dụng và các mức
quản lý khai thác thông tin nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống, các mức được chia
ra như sau:
Mức ứng dụng:
Cổng thông tin điện tử và Trang thông tin thành phần đều có thể được tách ra
hoạt động độc lập như một ứng dụng riêng biệt và vẫn có kết nối và chia sẻ thông
tin dữ liệu;
Với mỗi ứng dụng, người dùng tại mỗi cấp chỉ được truy xuất các chức năng
và dữ liệu thuộc cấp mình được quản lý.
Người dùng chỉ có thể thực hiện các chức năng được phân công trên các đối
tượng dữ liệu xác định. Việc phân công truy cập chức năng nào, thực hiện trên đối
tượng dữ liệu nào là do người quản trị phần mềm xác định.
Toàn bộ dữ liệu được lưu giữ trong CSDL phải được mã hóa và chỉ có thể
được đọc lại khi sử dụng phần mềm này. Thuật toán mã hóa có xác nhận bởi cấp có
thẩm quyền.
Các thao tác cập nhật, phê duyệt, báo cáo... được lưu lại đối với người dùng
cũng như dữ liệu liên quan. Phần mềm cung cấp công cụ trực quan để người quản
trị giám sát quá trình này.
Tích hợp cơ chế xác thực người dùng của Hệ điều hành cũng như Cơ sở dữ
liệu người dùng tập trung (LDAP) tại Trung tâm dữ liệu điện tử.
Trang 17


Mức CSDL:
Tích hợp cơ chế xác thực người dùng của Hệ điều hành.
Thiết lập các role cho các nhóm đối tượng truy xuất dữ liệu.
Triển khai mức bảo mật trên từng bản ghi CSDL.
Mức hệ điều hành:

Máy chủ không triển khai dịch vụ thư mục, lưu trữ file để hạn chế lây lan
virus.
Các máy chủ có thể kết nối và hoạt động theo cơ chế cân bằng tải nhằm tăng
tốc độ và hoạt động hiệu quả, ổn định hơn.
Người dùng được phân nhóm phù hợp theo các yêu cầu truy cập dữ liệu từ
quản trị phần mềm (hoặc quản trị CSDL).
Hệ thống phải đáp ứng khả năng an toàn, bảo mật theo nhiều mức: mức mạng,
mức xác thực người sử dụng, mức CSDL
Hỗ trợ người sử dụng trao đổi thông tin, dữ liệu với cổng trên mạng Internet
theo các chuẩn về an toàn thông tin như S/MINE v3.0, SSL v3.0, HTTPS, ...
Có cơ chế theo dõi và giám sát, lưu vết tất cả các hoạt động cho mỗi kênh
thông tin và toàn hệ thống
Toàn bộ các dữ liệu cần quản lý, phải được lưu trong CSDL được mã hóa và
phân quyền truy cập chặt chẽ.
4.2.4. An toàn dữ liệu
- Lưu trữ: Do tính chất quan trọng của dữ liệu hệ thống, cho nên việc sao lưu
dữ liệu là một yêu cầu tất yếu. Tính đặc trưng của các hệ này là bao gồm cả dữ liệu
thông tin về đối tượng quản lý.
- Tìm kiếm: Đáp ứng khả năng tìm kiếm toàn văn (full text search) trong toàn
bộ các CSDL
- Phương pháp sao lưu: Sao lưu định kỳ, sao lưu tùy ý. Điều kiện sao lưu thực
tế: Sao lưu ra các thiết bị lưu trữ, sao lưu trên môi trường mạng máy tính.
- Phục hồi: Trong quá trình hệ thống làm việc, vì một lý do nào đó dữ liệu hệ
thống bị mất mát, hư hỏng hoặc các sự cố khác thì cần phải phục hồi dữ liệu từ các
nguồn sao lưu trước đó. Các quy trình phục hồi ngược lại với các quy trình sao lưu.
Phương án phục hồi: Phục hồi từ các thiết bị lưu trữ, phục hồi từ môi trường mạng.

Trang 18



- Có khả năng lưu trữ được nhiều dạng dữ liệu khác nhau như dữ liệu có cấu
trúc, dữ liệu phi cấu trúc được lưu trữ dưới dạng tệp gắn kèm (dữ liệu tệp văn bản,
dữ liệu phim, ảnh, âm thanh).
4.2.5. Yêu cầu mở rộng, kết nối và tích hợp
Có khả năng mở rộng, đáp ứng các yêu cầu trong tương lai. Phần mềm có thể
được mở rộng, nâng cấp thêm khi Trường muốn tin học hóa thêm các nghiệp vụ yêu
cầu khác. Các nghiệp vụ mở rộng hoặc được phát triển trên các module chức năng
đang sử dụng hoặc xây dựng các module chức năng mới kết nối chung vào cơ sở dữ
liệu của phần mềm đang sử dụng;
Có thể liên kết với ứng dụng khác của Trường thông qua hệ thống mạng nội bộ
và internet;
Liên thông với các Phần mềm Trường: thông qua các thông tin và từng mảng
dữ liệu của trang chủ, phần mềm cung cấp dữ liệu liên thông đến toàn bộ hệ thống
liên quan như xem Chương tŕnh đào tạo, Kế hoạch giảng dạy, Thông báo, ...
Có thể tích hợp và liên kết vào hệ thống tin học chung của đơn vị sử dụng;
Tích hợp cung cấp thông tin các giáo trình theo Chương trình đào tạo: dựa vào
thông tin bạn đọc và Chương trình đào tạo của Hệ, Khóa học, Ngành học;
Tích hợp thông tin sinh viên và kế hoạch đào tạo, các thông báo với Cổng
thông tin nhà trường và cập nhật nâng cấp trong tương lai;
Tích hợp với hệ thống thông tin về quản lý nghiên cứu khoa học của trường;
Tích hợp với hệ thống thông tin về hợp tác quốc tế; và các ứng dụng khác theo
yêu cầu;
Cung cấp thông tin bạn đọc qua hệ thống phần mềm Thư viện điện tử thư viện
số (nếu Trường cần sử dụng).
Thống nhất tiêu chuẩn tích hợp dữ liệu và truy cập thông tin:
- XML 1.0
- RSS 2.0/ ATOM 1.0
- RDF
- JSR168/JSR 286 cho Portlet API, WSRP 1.0/WSRP2.0)/WebPart
- SOAP v1.2 (WebService)

Liên kết với các cổng thông tin, trang thông tin có sẵn của các đơn vị trực
thuộc ĐHLHN và các đơn vị khác dưới dạng liên kết hoặc nhúng
(Link/WebCliping)
Trang 19


Khả năng cập nhật thông tin từ các cổng thông tin con hoặc các trang thông tin
trong cùng hệ thống theo một cơ chế tự động đã định chuẩn về truy cập thông tin
Khả năng định nghĩa và thiết lập các kênh thông tin với các ứng dụng nội bộ
theo các chuẩn tương tác của phần mềm cổng lõi
Khả năng kết nối và chia sẻ dữ liệu với cổng thông tin điện tử của Chính phủ
theo chuẩn kết nối, tích hợp dữ liệu và truy cập thông tin như chuẩn về dịch vụ truy
cập từ xa SOAP v1.2 , WSDL v1.1 , UDDI v3, chuẩn về tích hợp dữ liệu XML
v1.0.
Kênh thông tin xuất bản dựa trên tiêu chuẩn trao đổi và chia sẻ
Kênh ứng dụng sử dụng chuẩn tương tác Porlet API(JSR 168/JSR 286), WSRP
1.0/WSRP 2.0
Kênh ứng dụng sử dụng chuẩn tương tác WebPart
Kênh thông tin trao đổi sử dụng dịch vụ web (Web Services)
Có cơ chế tự động tổng hợp (trích và bóc tách) thông tin từ các cổng/trang
thông tin của đơn vị trực thuộc (trong phạm vị ĐHLHN), các cổng/trang thông tin
trên Internet, đồng thời cũng có khả năng chia sẻ thông tin trên cổng cho các
cổng/trang thông tin khác.
Hỗ trợ hai phương thức tích hợp đối với dịch vụ ứng dụng trực tuyến:
- Tích hợp nguyên vẹn: tích hợp toàn bộ trang thông tin của ứng dụng vào
Cổng (hay còn gọi là Web-cliping)
- Tích hợp dữ liệu: Cổng có khả năng tổng hợp thông tin (có cấu trúc và định
dạng tuân thủ theo tiêu chuẩn về chia sẻ và trao đổi thông tin) do ứng dụng trực
tuyến công bố; Phương thức này yêu cầu trang web/dịch vụ được tích hợp phải xuất
ra các thông tin trao đổi theo chuẩn thống nhất.

4.2.6. Yêu cầu về hiệu năng
Có khả năng cho phép người dùng nhập, sử dụng, khai thác thông tin một cách
nhanh chóng tối đa không quá 60s (giây).
Đảm bảo phục vụ số lượng người dùng là > 1000 người.
4.2.7. Yêu cầu về giao tiếp người dùng
Giao diện được trình bày khoa học, hợp lý và đảm bảo mỹ thuật hài hòa với
mục đích của cổng thông tin của ĐHLHN, tuân thủ các chuẩn về truy cập thông tin.
Tương thích với các trình duyệt Web thông dụng
Trang 20


Phải tích hợp với cơ sở dữ liệu danh bạ điện tử theo chuẩn truy cập thư mục
LDAP v3
Khả năng hỗ trợ tối thiểu hai ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh để thể hiện nội
dung thông tin
Khả năng tích hợp kênh thông tin dịch vụ ứng dụng để trao đổi thông tin với
phần mềm thư điện tử
Khả năng tích hợp kênh thông tin dịch vụ ứng dụng cung cấp dịch vụ hành
chính công theo các chuẩn tương tác của phần mềm cổng lõi.
Giao diện được thiết kế trên màn hình có độ phân giải tối thiểu là 1024x768,
chế độ màu tối thiểu là high color (16 bits);
Có thể chạy tốt trên tất cả các trình duyệt phổ dụng hiện nay như Internet
Explorer từ phiên bản 7.0 trở lên, Mozilla Firefox từ phiên bản 16 trở lên, Google
Chrome từ phiên bản 15 trở lên…;
Có khả năng thông báo lỗi, thông báo tình trạng thay đổi dữ liệu (thành công
hay thất bại) đến người dùng khi người dùng sử dụng các thao tác làm thay đổi dữ
liệu trên CSDL (thêm, sửa, xóa dữ liệu);
Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt, sử dụng các phông chữ tiếng Việt Unicode
theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001;
Định dạng ngày tháng được sử dụng là dd/mm/yyyy (ngày/tháng/năm, chẳng

hạn: 15/05/2014);
Chuẩn biểu diễn dữ liệu dạng thời gian (24h) là hh:mm:ss (giờ:phút:giây,
chẳng hạn: 08:15:30).
Đối với Trang thông tin điện tử Cục con nuôi (phiên bản Tiếng Anh) cần có
thêm các yêu cầu cụ thể như sau:
- Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh, sử dụng các phông chữ Unicode theo tiêu
chuẩn quốc tế (có thể sử dụng đồng thời tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001);
- Định dạng ngày tháng được sử dụng là mm/dd/yyyy (tháng/ngày/năm, chẳng
hạn: 05/15/2014);
- Chuẩn biểu diễn dữ liệu dạng thời gian (24h) là hh:mm:ss (giờ:phút:giây,
chẳng hạn: 13:15:30).
4.2.8. Yêu cầu quản trị nội dung

Trang 21


Thực hiện chức năng số 12 và có quy trình kiểm duyệt nội dung thông tin xuất
bản trên cổng thông tin được ban hành dưới dạng quy chế áp dụng trong phạm vi
Bộ/Tỉnh đối với cổng thông tin
Tạo lập và thiết lập quyền quản trị nội dung đối với các kênh thông tin sẵn có.
4.2.9. Yêu cầu sao lưu, phục hồi dữ liệu
Phải có cơ chế sao lưu dữ liệu định kỳ, đột xuất đảm bảo nhanh chóng đưa hệ
thống hoạt động trở lại trong trường hợp có sự cố xảy ra:
Các dữ liệu cần sao lưu:
- Dữ liệu cấu hình hệ thống (Quản lý người sử dụng; cấu hình thiết lập kênh
thông tin…).
- Cơ sở dữ liệu lưu trữ nội dung.
- Các dữ liệu liên quan khác.
Có cơ chế chứng thực giữa các máy chủ trong hệ thống
Cung cấp các báo cáo vận hành hệ thống

Có máy chủ Back-up cho máy chủ CSDL trung tâm.
Đặt chế độ sao lưu tự động hàng ngày những thay đổi trong CSDL, chế độ sao
lưu toàn bộ CSDL hàng tuần.
4.3. Yêu cầu về chức năng
Các chức năng của HLU portal được chia thành 2 nhóm, các chức năng cần có
và các chức năng nên có, cụ thể bao gồm:
4.3.1. Các chức năng cần có
TT

Tên chức năng

Mô tả chi tiết

Nhóm chức năng của phần mềm cổng lõi
1

Cá nhân hóa và Thiết lập các thông tin khác nhau cho các đối tượng khác
tùy biến
nhau theo vai trò của người sử dụng

2

Người sử dụng đăng nhập một lần sau đó truy cập sử dụng
Đăng nhập một các dịch vụ trên cổng thông tin một cách thống nhất.
lần, xác thực và Áp dụng cơ chế phân quyền truy cập theo vai trò dựa trên
phân quyền
quy trình công việc xuyên suốt trong hệ thống cổng lõi và
tầng các dịch vụ ứng dụng

3


Quản lý cổng Cung cấp khả năng quản lý nhiều cổng và trang thông
thông tin và tin hoạt động trong hệ thống:
trang thông tin
Quản trị cổng
Trang 22


Quản trị kênh thông tin
Quản trị các trang
Quản trị các module chức năng
Quản trị các mẫu giao diện
Quản trị các mẫu hiển thị nội dung
Quản trị ngôn ngữ
Quản trị các quy trình và luồng kiểm duyệt các nội dung
thông tin
Thiết lập và quản trị danh sách danh mục nội dung thông
tin
Thiết lập và quản trị các loại menu
Cung cấp khả năng khai báo và điều chỉnh các module
nghiệp vụ hỗ trợ hoạt động bên trong cổng thông tin:
Cho phép cài đặt/gỡ bỏ các khối chức năng trong khi hệ
thống đang hoạt động;các mẫu giao diện;các loại ngôn
ngữ;các kiểu hiển thị nội dung;quyền quản trị hệ thống linh
hoạt
Cho phép định nghĩa các quy trình xử lý công việc và xuất
bản thông tin
Mỗi module chức năng cho phép cài đặt trên nhiều trang
Hỗ trợ khả năng định nghĩa và phân quyền theo vai trò
4


Quản
hình



cấu Hỗ trợ khả năng tìm kiếm Việt/Anh theo chuẩn unicode
TCVN 6909:2001 và tìm kiếm nâng cao
Hỗ trợ khả năng bảo mật cao. Có cơ chế chống lại các loại
tấn công phổ biến trên mạng (SQL Injection, Flood)
Có cơ chế quản lý bộ đệm (caching) để tăng tốc độ xử lý,
nâng cao hiệu suất xử lý và giảm tải máy chủ ứng dụng
Hỗ trợ khả năng phân tải và chịu lỗi
Có cơ chế dự phòng cho hệ thống máy chủ ứng dụng và dự
phòng cho máy chủ CSDL (khả năng cài đặt máy chủ chính
và máy chủ sao lưu theo mô hình hệ thống cluster đảm bảo
cơ chế cân bằng tải, sao lưu dữ liệu tức thời giữa các máy
chủ chính và máy chủ sao lưu)

Trang 23


Tích hợp được nhiều kênh thông tin từ các nguồn khác
nhau lên cổng thông tin sử dụng các cơ chế tương tác định
chuẩn.

5

Thông qua chức năng tích hợp cung cấp các chức năng
khác phục vụ hoạt động xây dựng cổng, tích hợp các thành

Tích hợp các
phần thông tin trình bày trên các màn hình hiển thị thông
kênh thông tin
tin, đồng thời quy định các khu vực thông tin sẽ hiển thị
trên mẫu trang.
Định chuẩn cho chức năng tích hợp đối với môi trường
Java là Portlet, WSRP và định chuẩn chức năng tích hợp
đối với môi trường .NET là WebPart.

6

Chức năng tìm Tìm kiếm thông tin trong một phần hoặc toàn bộ cổng
kiếm thông tin
thông tin.

7

Quản trị người sử dụng cho phép người sử dụng đăng ký
tài khoản hoặc quản trị cấp tài khoản cho người sử dụng,
Quản trị người
lưu trữ các thông tin dưới dạng hồ sơ người sử dụng, cấp
sử dụng
quyền sử dụng theo vai trò và báo cáo hoạt động của từng
người sử dụng.

8

Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó được
chuẩn hóa và lưu trữ vào CSDL để sử dụng lại cho các dịch
Thu thập và vụ khác. Quá trình thu thập và bóc tách thông tin với các

xuất bản thông định dạng đã được qui chuẩn.
tin
Đồng thời cho phép xuất bản thông tin theo chuẩn RSS 2.0,
khuyến nghị áp dụng chuẩn ATOM 1.0 cho các dịch vụ ứng
dụng trong hệ thống.

9

Cung cấp công cụ cho người quản trị thực hiện sao lưu
Sao lưu và phục định kỳ, sao lưu đột xuất và cho phép phục hồi dữ liệu theo
hồi dữ liệu
phiên bản đã được lưu trữ khi cần thiết hoặc khi có sự cố
xảy ra.

10

Nhật ký theo dõi

Lưu các sự kiện (event log) diễn ra trong toàn bộ hệ thống
để phục vụ theo dõi, giám sát và có phương án nhanh nhất
khi hệ thống gặp sự cố.

11

Thực hiện các cơ chế xác thực, cấp phép truy cập trên cổng
An toàn, bảo
thông tin, đồng thời hỗ trợ cơ chế trao đổi thông tin, dữ liệu
mật cổng thông
được mã hóa đảm bảo an toàn cho hệ thống cổng thông tin
tin

trong quá trình khai thác, vận hành.

Nhóm chức năng cung cấp dịch vụ ứng dụng hành chính công

Trang 24


12

Quản trị các nội dung thông tin theo các phân loại khác
Quản trị và biên nhau (category) để phân loại thông tin và bài viết trên
tập nội dung cổng, đồng thời cho phép định nghĩa một quy trình biên tập
(CMS)
và xuất bản nội dung thông tin (CMS) để công bố thông tin
trên cổng.

13

Cung cấp các Sẵn sàng cung cấp các dịch vụ ứng dụng thông qua tính mở
dịch vụ ứng của hệ thống. Các dịch vụ ứng dụng là các dịch vụ hành
dụng (dịch vụ chính công, được phát triển theo nhu cầu, và cần thiết cung
hành
chính cấp thông qua cổng thông tin với vai trò là điểm truy cập
công)
“một cửa”

Nhóm chức năng cung cấp dịch vụ tương tác trực tuyến, tiện ích
14

Thư điện tử


15

Giao lưu trực Cung cấp dịch vụ trao đổi trực tuyến giữa ĐHLHN, các
tuyến
đơn vị và người sử dụng

16

Hỏi đáp
tuyến

17

Góp ý trực tuyến

Cung cấp dịch vụ thư điện tử trên cổng

trực Cung cấp dịch vụ hỏi và đáp trực tuyến giữa ĐHLHN, các
đơn vị và người sử dụng
Cung cấp dịch vụ gửi thư góp ý, phản ánh tới các cấp lãnh
đạo

4.3.2. Các chức năng nên có
TT

Tên chức năng

Mô tả chi tiết


Nhóm chức năng của phần mềm cổng lõi
1

Cung cấp khả năng tự động hiển thị thông tin theo các loại
Hiển thị thông
thiết bị khác nhau như PDA, Pocket PC, PC, tuân thủ theo
tin theo các loại
các chuẩn HTML v4.01, XHTML v1.1, XSL v1.1 và WML
thiết bị
2.0

2

Quản
hình



cấu Phần mềm lõi có sẵn khả năng và công cụ cho phép việc
tạo ra các cổng con (sub-portal) cho các đơn vị trực thuộc

Nhóm chức năng cung cấp dịch vụ tương tác trực tuyến, tiện ích
3

Cung cấp các Các kênh dịch vụ thông tin được tích hợp trực tiếp trên
kênh dịch vụ cổng thông tin. Ví dụ thông báo, quảng cáo, thư viện đa
thông tin
phương tiện, liên kết, trưng cầu ý kiến, diễn đàn …

4


Tiện ích

Thông tin thời tiết, giá cả, lịch biểu …

4.3.3. Các nhóm chức năng quản trị nội dung
Quản trị nội dung Cổng
o Quản trị bài viết
o Xuất bản nội dung
Trang 25


×