Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đánh giá về nguyên tắc chuộc tội bằng tiền trong bộ hoàng việt luật lệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.15 KB, 7 trang )

MỤC LỤC
A – Đặt vấn đề........................................................................................................................................2
B – Giải quyết vấn đề.............................................................................................................................2
1. Nội dung nguyên tắc chuộc tội bằng tiền......................................................................................2
a. Các trường hợp được chuộc tội bằng tiền................................................................................2
b. Quy định về mức tiền chuộc......................................................................................................3
2. Đánh giá về nguyên tắc chuộc tội bằng tiền.................................................................................4
a. Ưu điểm......................................................................................................................................4
b. Hạn chế......................................................................................................................................5
C – KẾT LUẬN VẤN ĐỀ.............................................................................................................................6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................7

1


A – Đặt vấn đề
Trong pháp luật phong kiến nói chung và Hoàng Việt luật lệ nói riêng,
hình luật là nội dung trọng yếu và có tính chất chủ đạo bao trùm toàn bộ nội
dung của bộ luật. Các bộ luật phong kiến không có chương điều riêng quy
định các khái niệm, nguyên tắc pháp lý nhưng nội dung của các bộ luật này đã
thể hiện được một số nguyên tắc hình sự cơ bản như: nguyên tắc vô luật bất
hình; nguyên tắc chiếu cố; nguyên tắc về trách nhiệm hình sự; nguyên tắc
thưởng phạt; nguyên tắc luận tội theo tang vật; nguyên tắc chuộc tội bằng
tiền...
Trong khuôn khổ bài viết này em xin chọn đề tài: Đánh giá về nguyên
tắc chuộc tội bằng tiền trong bộ Hoàng Việt luật lệ.

B – Giải quyết vấn đề
1. Nội dung nguyên tắc chuộc tội bằng tiền
Chuộc tội bằng tiền là nguyên tắc được áp dụng phổ biến trong Quốc
triều hình luật và đến Hoàng việt luật lệ, nguyên tắc đó vẫn tiếp tục được duy


trì. Trong bộ luật này, nguyên tắc chuộc tội bằng tiền được quy định ở phần
danh lệ và điều 21 của Bộ luật. Nguyên tắc này tạo nên sự cân bằng của chế
tài ngũ hình áp dụng chung cho mọi sự vi phạm. Chuộc tội bằng tiền phần nào
giảm bớt sự hà khắc của hình phạt đối với tội nhân.
a. Các trường hợp được chuộc tội bằng tiền
Không phải mọi trường hợp phạm tội đều có thể được chuộc bằng tiền.
Người phạm tội chỉ có thể chuộc tội trong trường hợp phạm các tội nhẹ, tạp
phạm, vô ý, lầm lỡ, vu cáo chưa thành. Hoặc trong trường hợp người phạm tội
là người già cả, trẻ em, phế tật, những người coi thiên văn, phụ nữ. Còn đối
với các trường hợp sau thi không được chuộc tội: phạm tội thập ác, giết
người, cướp của, trộm cắp, thông gian, đánh người thành thương, nhận hối lộ
lạm dụng pháp luật, con cháu tố cáo ông bà cha mẹ, thiếp tố cáo thê, nô tỳ tố
cáo gia trưởng.

2


Ví dụ: Phần danh lệ trong bộ luật quy định: Phụ nữ phạm gian dâm, bất
hiếu, y luật trừng phạt còn những ai phạm tội khác bị kết tội roi trượng và đồ
lưu sung quân, tử tội tạp phạm đều bị phạt 100 trượng và mệnh phụ, vợ chính
của quan viên đều chuẩn cho nộp chuộc.
Việc chuộc tội bằng tiền chỉ được áp dụng với các loại người đó là:
người có tài sản (kể cả người có ít tài sản), đàn bà, trẻ em, người già, người
tàn tật, người coi thiên văn.
b. Quy định về mức tiền chuộc
Chuộc tội không nhất thiết phải bằng tiền mà có thể dùng thóc, gạo,
tiền hoặc bạc kim loại. Tất cả được tính theo mức giá trung bình và được quy
định cụ thể trong từng tội. Chuộc tội thực chất là chuộc hình phạt. Vì thế, có
bao nhiêu bậc hình phạt thì sẽ có bấy nhiêu bậc giá tiền chuộc. Hình phạt nào
nặng hơn hoặc có bậc hình phạt cao hơn thì mức giá chuộc cũng sẽ lớn hơn.

Tuy nhiên, với một số đối tượng đặc biệt như: người già, trẻ em, người tàn tật,
phụ nữ và quan thiên văn thì giá bạc được giảm nhẹ vì theo pháp luật là viện
dẫn đến lòng thương người già, xót trẻ thơ, thương chưa thành nhân, khoan
dung cho nghệ sĩ và xót thương cho phận đàn bà.
Ví dụ: Qui tắc nhận giá chuộc đối với người già, trẻ em, tàn tật và
những người khác: là từ roi, trượng cho đến tạp phạm đồ 5 năm thì giá chuộc
roi, trượng là 7 li 5 hào; mỗi 10 trượng tăng 1 bậc, số tiền chuộc cũng gấp đôi;
cho đến đồ 1 năm thì giá chuộc tăng 1 tiền 5 phân là gồm luôn trong đó tiền
chuộc 100 trượng. Đó là luật bội gia. Tiếp theo là tội treo cổ, chém bởi tạp
phạm, giá chuộc tăng đến 5 tiền 2 phân 5 li là dứt sô ở đó. Đó là có lòng đối
với người già, trẻ em, kẻ bất thành nhân.
Bên cạnh đó, Luật Gia Long còn quy định đối với một số tội thì người
phạm tội chỉ được được chuộc đối với phần tội dư, còn hình phạt chính vẫn
phải được thi hành một phần nhất định.
Như vậy, có thể thấy, nguyên tắc chuộc tội bằng tiền được coi là một
trong những nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật trong Hoàng Việt luật

3


lệ và nó được quy định khá cụ thể, chi tiết, từ những đối tượng nào được
chuộc, đối tượng nào không, giá tiền chuộc cho mỗi tội, cho mỗi bậc tội được
tính như thế nào đều có quy định cụ thể hơn so với trong Quốc triều hình luật.
2. Đánh giá về nguyên tắc chuộc tội bằng tiền
Chuộc tội bằng tiền được coi là một trong những nguyên tắc co bản
không chỉ trong Hoàng Việt luật lệ mà ngay trong bộ quốc triều hình luật
trước đó cũng đã đề cập đến. Qua thời gian thi hành, có thể thấy nguyên tắc
này đã thể hiện được một số ưu điểm cũng như bộc lộ những hạn chế.
a. Ưu điểm
Có thể nói, chuộc tội bằng tiền thực chất là chuộc hình phạt chứ không

chuộc tội danh, không giảm tội. Người phạm tội sẽ phải chịu những hình phạt
như: bị đánh bằng roi, gậy, tù khổ sai, đi đày,... Nhưng xét họ có tài sản nên
cho phép dùng tài sản để chuộc những hình phạt đáng lý ra họ phải chịu. Còn
tội danh thì vẫn không được xóa.
Trên thực tế thi hành, nguyên tắc chuộc tội bằng tiền đã mang lại một
số lợi ích nhất định. Thứ nhất, nó đem lại lợi ích cho ngân khố quốc gia. Bởi
lẽ, khi được chuộc tội bằng tiền sẽ giảm được một số lượng lớn phạm nhân
giam cầm, qua đó, nhà nước không phải bỏ ra nhiều chi phí cho xây dựng nàh
tù. Thêm vào đó, số tiền thu được từ việc chuộc tội có thể bổ sung vào cho
ngân khố quốc gia. Thứ hai, nguyên tắc này cũng góp phần hạn chế được
phần nào tệ hối lộ quan xét xử. Bởi vì khi phạm tội, những người phạm tội
có thể dùng tiền của mình để tự chuộc tội cho mình mà không cần phải hối lộ
quan viên. Và hơn nữa, đây là quy định có lợi cho phạm nhân khi mà họ có
thể được tự do thân thể, được sống cùng gia đình, có cơ hội được tham gia
lao động hòa nhập với cộng đồng dân cư xem xét lại tội mình đã phạm.
Không chỉ có ý nghĩa trên thực tế, việc quy định nguyên tắc chuộc tội
bằng tiền còn thể hiện được sự tiến bộ trong lập pháp của pháp luật phong
kiến cả về nội dung của luật pháp và kĩ thuật lập pháp. Về nội dung, nguyên
tắc chuộc tội bằng tiền thể hiện sự nhân đạo của Nhà nước đối với người

4


pham tội. Pháp luật không chỉ có những hình phạt hà khắc mà còn tạo cơ hội
cho những người phạm tội có thể chuộc lại lỗi lầm và trở về với xã hội qua
việc họ có thể dùng tiền để đổi lại sự tự do cho thân thể. Nhưng không phải vì
thế mà pháp luật bị coi thường bởi thực chất của việc chuộc tội là chuộc hình
phạt. Đây là một tư tưởng rất tiến bộ và trên một phương diện nào đó, có thể
thấy, pháp luật hình sự hiện đại đã vận dụng phần nào nguyên tắc ấy. Pháp
luật hình sự hiện hành không quy định việc chuộc tội bằng tiền. Tuy nhiên,

người phạm tội dùng tiền để bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả chính là
một tình tiết góp phần giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho họ. Điều 93 Bộ luật
Tố tụng Hình sự năm 2003 cho phép bị can, bị cáo được đặt tiền hoặc tài sản
có giá trị như một biện pháp ngăn chặn để thay thế cho biện pháp tạm giam.
Tùy tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân
và tình trạng tài sản của bị can bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án
có thể quyết định cho họ đặt tiền hoặc tài sản có giá trị nhằm đảm bảo có mặt
theo giấy triệu tập. Số tiền hoặc tài sản này sẽ được hoàn trả nếu họ chấp hành
đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan.
Về kỹ thuật lập pháp, có thể thấy, nguyên tắc chuộc tội bằng tiền được
quy định cụ thể, chi tiết từ đối tượng áp dụng, mức áp dụng, các trường hợp
đặc biệt. Có thể thấy sự phân định rạch ròi của pháp luật và có tính khả thi
cao chứ không còn mập mờ, chung chung như trước.
b. Hạn chế
Tuy nhiên, nguyên tắc chuộc tội bằng tiền cũng có những hạn chế nhất
định:
Thứ nhất, pháp luật cho phép chuộc tội bằng tiền, tức là bảo vệ lợi ích
của người giàu bởi chỉ người giàu mới có khả năng có đủ tài sản để chuộc,
mặc dù pháp luật có quy định giảm nhẹ tiền chuộc cho một số đối tượng nhất
định. Do đó, tạo nên sự mất bình đẳng trong xã hội. Pháp luật phải đảm bảo
tính công bằng thì dân mới phục. Dân có phục thì luật mới thực thi được.
Ngày nay, một nguyên tắc của pháp luật nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam

5


là mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Nguyên tắc này luôn được tôn
trọng thể hiện tính dân chủ bình đẳng của nhà nước cách mạng.
Thứ hai, trong năm hình phạt (xuy, trượng, đồ, lưu, tử) thì cả năm hình
phạt đều có thể được chuộc bằng tiền. Có những người phạm tội và bị xử tội

tử nhưng cũng có thể dùng tiền để chuộc lại mạng sống cho mình, điều đó đã
làm mất đi tính trừng phạt và răn đe của pháp luật, đồng thời cũng đi ngược
lại với quy định của chính luật đó là chỉ có những người phạm tội nhẹ thì mới
được chuộc. Khi đã phạm tội đến mức bị xử tử thì đó không còn được coi là
tội nhẹ. Do vậy, nguyên tắc chuộc tội bằng tiền được áp dụng cho cả hình phạt
tử là không hợp lý.
Thứ ba, các quy định về các trường hợp được chuộc tội bằng tiền còn
rải rác trong các điều luật, từ đó dẫn đến những khó khăn trong việc áp dụng.
Thêm vào đó, pháp luật chưa dự đoán hết các trường hợp có thể chuộc tội mà
chỉ quy định: Phàm luật lệ ghi rõ tội nào cho chuộc, tội nào không cho chuộc,
đều chiếu theo luật tuân hành. Ngoài những gì chưa ghi chếp trong luật lệ,
thì xử phạt tạm thời, xét rõ tình tội người được nộp chuộc thì cho phép nộp
chuộc, ai không được nộp chuộc thì chiếu luật thì xử trí như quan lạm, được
cho chuộc thì giao cho Bộ nghị xử, người ăn cắp của cải nhiều, kể là ăn đút
lót thì trị tội. Như vậy, dễ dẫn đến tình trạng lợi dụng pháp luật để trục lợi.

C – KẾT LUẬN VẤN ĐỀ
Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền trong Hoàng Việt luật lệ vừa thể hiện sự
nhân đạo của Nhà nước đồng thời thể hiện sự mềm dẻo trong pháp luật, tạo cơ
hội cho người phạm tội. Các nguyên tắc trong Hoàng Việt luật lệ nói chung và
nguyên tắc chuộc tội bằng tiền nói riêng đã thể hiện sự tiến bộ trong pháp luật
cả về nội dung cũng như kỹ thuật lập pháp. Đây là một bước tiến mới trong hệ
thống pháp luật phong kiến.

6


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Trường Đại học
Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2012.

2. Tội phạm và hình phạt trong Hoàng Việt luật lệ, TS. Trương Quang
Vinh, Nxb Tư pháp, 2004.
3. Bộ luật Hoàng Việt luật lệ.
4. Luật tố tụng hình sự năm 2003.
5. Websites:
- www.thuvienphapluat.vn
- www.sinhvienluat.vn

7



×