Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán tính bồi lắng bùn cát cho hồ chứa lai châu trên sông đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 87 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN TÍNH
BỒI LẮNG BÙN CÁT CHO HỒ CHỨA
LAI CHÂU TRÊN SÔNG ĐÀ
CHUYÊN NGÀNH: THỦY VĂN HỌC

NGUYỄN THỊ CHANG

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN TÍNH
BỒI LẮNG BÙN CÁT CHO HỒ CHỨA
LAI CHÂU TRÊN SÔNG ĐÀ

NGUYỄN THỊ CHANG
CHUYÊN NGÀNH: THỦY VĂN
MÃ SỐ: 62.44.02.24
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.NGUYỄN KIÊN DŨNG

HÀ NỘI, NĂM 2017



CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Cán bộ hướng dẫn chính: PGS.TS.Nguyễn Kiên Dũng
Cán bộ hướng dẫn phụ:
Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS.Ngô Lê Long
Cán bộ chấm phản biện 2: TS.Hoàng Nguyệt Minh

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày 20 tháng 09 năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn
toàn trung thực. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được
phép công bố.

Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Chang


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Kiên
Dũng – người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực

hiện và hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Khí tượng – Thủy
văn cùng tập thể các thầy cô giáo trong trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ em trong quá trình em học tập tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ban lãnh đạo Trung tâm Ứng dụng,
các cán bộ phòng Ứng dụng Công nghệ Khí tượng Thủy văn – Trung tâm Ứng dụng
Công nghệ và Bồi dưỡng Nghiệp vụ Khí tượng Thủy văn và Môi trường đã nhiệt
tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn luôn động viên tôi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện luận văn.

Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2017

Nguyễn Thị Chang


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ
.....................................................................................................................1

ĐẦU

1.Tính cấp thiết của luận văn ......................................................................................1

2.Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................2
4.Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................2
5.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn ...............................................2
6.Bố
cục
luận
........................................................................................................3

văn

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ
HÌNH TOÁN TRONG TÍNH BỒI LẮNG BÙN CÁT HỒ CHỨA VÀ LƯU VỰC
HỒ CHỨA LAI CHÂU. .............................................................................................4
1.1. Tổng quan về một số ứng dụng phương pháp mô hình toán trong tính bồi lắng
bùn cát hồ chứa ...........................................................................................................4
1.1.1. Trên thế giới ......................................................................................................4
1.1.2.

Việt
........................................................................................................5
1.2.
Tổng
quan
về
khu
.......................................................................8

vực


Nam
nghiên

cứu

1.2.1. Đặc điểm tự nhiên lưu vực sông Đà..................................................................8
1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội...................................................................................12
1.2.3. Công trình thủy điện Lai Châu [11] ...............................................................12
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU .................14
2.1. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................14
2.1.1. Cơ sở lý thuyết của mô hình SWAT [6]...........................................................17


2.1.2. Cơ sở lý thuyết của mô hình HEC-6 [3] .........................................................20
2.2. Tình hình số liệu phục vụ tính toán....................................................................32
2.2.1. Số liệu phục vụ mô hình SWAT .......................................................................32
2.2.2. Số liệu phục vụ mô hình HEC-6 ......................................................................33
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN TÍNH BỒI LẮNG BÙN CÁT HỒ
CHỨA LAI CHÂU TRÊN SÔNG ĐÀ .....................................................................34
3.1. Xác định lưu lượng nước và bùn cát của các tiểu lưu vực (biên đầu vào của mô
hình HEC – 6) bằng mô hình SWAT ........................................................................34
3.1.1. Hiệu chỉnh và kiểm định lưu lượng nước cho mô hình SWAT ........................36
3.1.2. Hiệu chỉnh và kiểm định bùn cát cho mô hình SWAT .....................................39
3.1.3. Xây dựng quan hệ Q~Qs cho các lưu vực bộ phận .........................................42
3.2. Tính toán bồi lắng bùn cát hồ chứa Lai Châu bằng mô hình HEC – 6 ..............46
3.2.1. Số liệu biên đầu vào của mô hình ...................................................................47
3.2.2. Hiệu chỉnh mô hình HEC-6 .............................................................................48
3.2.3. Kết quả tính toán bồi lắng bùn cát hồ chứa Lai Châu....................................50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................62
Kết luận .....................................................................................................................62

Kiến nghị ...................................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................63
PHỤ LỤC ..................................................................................................................64


TÓM TẮT LUẬN VĂN
+ Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Chang
+ Lớp: CH1T

Khóa: I

+ Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Kiên Dũng
+ Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán tính bồi lắng bùn cát cho hồ chứa
Lai Châu trên sông Đà.
+ Tóm tắt: Luận văn được thực hiện trong 64 trang bao gồm ba chương chính:
Chương 1: Tổng quan về một số ứng dụng phương pháp mô hình toán trong
tính bồi lắng bùn cát hồ chứa và lưu vực hồ chứa Lai Châu. Trong chương 1, tác giả
đã đưa ra một số ứng dụng tiêu biểu cho việc ứng dụng phương pháp mô hình toán
vào trong nghiên cứu bồi lắng bùn cát cho hồ chứa trên cả thế giới và Việt Nam và
sơ lược tổng quan về lưu vực nghiên cứu.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và cơ sở dữ liệu. Trong chương 2, tác
giả đưa ra phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn và cơ sở dữ liệu
phục vụ tính toán trong luận văn.
Chương 3: Ứng dụng mô hình toán tính bồi lắng bùn cát hồ chứa Lai Châu
trên sông Đà. Trong chương này, tác giả trình bày toàn bộ kết quả tính toán bồi lắng
bùn cát cho hồ chứa Lai Châu.


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ lưu vực sông Đà ................................................................................8

Hình 2.1: Sơ đồ khối tính dòng chảy và bùn cát bồi lắng hồ chứa ...........................16
Hình 2.2: Các quá trình diễn ra trong chu trình thủy văn .........................................18
Hình 2.3: Các quá trình diễn toán trong mô hình SWAT .........................................19
Hình 2.4: Quá trình mô phỏng bằng mô hình SWAT ...............................................20
Hình 2.5: Các thành phần của phương trình năng lượng ..........................................22
Hình 2.6: Sơ đồ một mặt cắt ngang điển hình...........................................................23
Hình 2.7: Sơ đồ thử sai tính đường mặt nước theo phương pháp bước chuẩn .........25
Hình 2.8: Lưới sai phân tính toán bồi lắng cát bùn...................................................28
Hình 3.1: Vị trí các trạm đo mưa được sử dụng .......................................................35
Hình 3.2: Vị trí các trạm đo nhiệt độ được sử dụng..................................................35
Hình 3.3: Vị trí các trạm đo lưu lượng được sử dụng ...............................................36
Hình 3.4: Bản đồ các tiểu lưu vực được sử dụng để hiệu chỉnh và kiểm định mô
hình SWAT ...............................................................................................................36
Hình 3.5: Kết quả hiệu chỉnh lưu lư ợng nước trạm Nà Hư ..............................38
Hình 3.6: Kết quả kiểm định lưu lượng nước trạm Nà Hư ...............................38
Hình 3.7: Kết quả hiệu chỉnh nồng độ bùn cát trạm N ậm Mức .......................39
Hình 3.8: Kết quả kiểm định nồng độ bùn cát trạm N ậm Mức ........................40
Hình 3.9: Vị trí khu vực nghiên cứu .........................................................................41
Hình 3.10: Quan hệ Q~Qs nhánh 1 ...........................................................................42
Hình 3.11: Quan hệ Q~Qs nhánh 2 ...........................................................................42
Hình 3.12: Quan hệ Q~Qs nhánh 3 ...........................................................................42
Hình 3.13: Quan hệ Q~Qs nhánh 4 ...........................................................................42
Hình 3.14: Quan hệ Q~Qs nhánh 5 ...........................................................................42
Hình 3. 15: Quan hệ Q~Qs nhánh 6 ..........................................................................42
Hình 3.16: Quan hệ Q~Qs lòng chính .......................................................................43
Hình 3. 17: Quan hệ Q~Qs Lai Châu thời kỳ 1962-2002..........................................43


Hình 3. 18: Quan hệ Q~Qs của nhánh thời kỳ 1962-2002 ........................................43
Hình 3. 19: Quan hệ QsSWAT~Qsthucdo lòng chính ...............................................44

Hình 3. 20: Quan hệ QsSWAT~Qsthucdo của nhánh................................................44
Hình 3. 21: Quan hệ Q~Qs tại nhánh ........................................................................44
Hình 3. 22: Quan hệ Q~Qs tại lòng chính .................................................................44
Hình 3.23: Sơ đồ tính bồi lắng bùn cát hồ chứa Lai Châu ........................................46
Hình 3.24: Giao diện chính của mô hình HEC-6 ......................................................47
Hình 3.25: Tệp ghi dữ liệu đầu vào của mô hình HEC-6 .........................................48
Hình 3.26: Quan hệ Q=f(H) tại tuyến đập Lai Châu.................................................48
Hình 3.27: Quan hệ Q = f(H) tại tuyến biên giới ......................................................49
Hình 3.28: Quan hệ Q=f(H) thực đo và tính toán tại tuyến biên giới .......................50
Hình 3.29: Tệp ghi kết quả đầu ra của mô hình HEC-6............................................50
Hình 3.30: Tổng lượng bùn cát bồi lắng lòng hồ qua các thời kỳ ............................53
Hình 3.31: Trắc dọc lòng hồ Lai Châu qua các thời kỳ ............................................54
Hình 3.32: Sự thay đổi mặt cắt số 2 qua các thời kỳ ................................................54
Hình 3.33: Sự thay đổi mặt cắt số 5 qua các thời kỳ ................................................55
Hình 3.34: Sự thay đổi mặt cắt số 9 qua các thời kỳ ................................................55
Hình 3.35: Sự thay đổi mặt cắt số 12 qua các thời kỳ ..............................................56
Hình 3.36: Sự thay đổi mặt cắt số 21 qua các thời kỳ ..............................................56
Hình 3.37: Sự thay đổi thành phần hạt theo thời kỳ vận hành hồ ứng với cấp lưu
lượng 15000 m3/s ......................................................................................................61


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các thông số chính của hồ chứa Lai Châu ...............................................13
Bảng 2.1. Các hệ số tỷ trọng của tham số thủy lực đặc trưng...................................26
Bảng 2.2. Khái quát các mức đầu ra của mô hình HEC-6 ........................................31
Bảng 3.1. Đánh giá mức độ chính xác của kết quả mô hình theo các chỉ số
NSI và PBIAS (Moriasi và nnk 2007) .................................................................37
Bảng 3.2. Bộ thông số của mô hình SWAT cho lưu vực Nà Hư trong hiệu chỉnh lưu
lượng nước ................................................................................................................39
Bảng 3.3. Bộ thông số mô hình SWAT cho lưu v ực Nậm Mức trong hiệu

chỉnh bùn cát ...........................................................................................................40
Bảng 3.4. Lưu lượng nước tháng trung bình nhiều năm tại cửa ra của 7 lưu vực bộ
phận tính theo mô hình SWAT .................................................................................41
Bảng 3.5. Quan hệ Q-Qs và thành phần hạt của bùn cát tổng cộng ứng với các cấp
Q tại biên giới và 07 nhập lưu chính hồ Lai Châu ....................................................45
Bảng 3.6. Hệ số nhám ...............................................................................................49
Bảng 3.7. Kết quả dự tính bồi lắng hồ chứa Lai Châu ..............................................51
Bảng 3.8. Lượng bùn cát bồi lắng tại từng mặt cắt lòng hồ qua các thời kỳ vận hành.
...................................................................................................................................51
Bảng 3.9. Thay đổi thành phần hạt bùn cát tại mặt cắt hồ qua các thời kỳ ..............57
Bảng 3.10. Quan hệ Q~Qs và thành phần hạt của bùn cát tổng cộng tương ứng với
các cấp lưu lượng tại Lai Châu sau T năm vận hành. ...............................................59


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DEM

Bản đồ số độ cao

H

Mực nước

HRU

Đơn vị thủy văn

NSI

Chỉ số Nash-sutchliffe


PBIAS

Chỉ số sai số phần trăm

Q

Lưu lượng nước

Qs

Lưu lượng bùn cát tổng cộng

Qss

Lưu lượng bùn cát lơ lửng

SWAT

Công cụ đánh giá nước và đất

USDA

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn

Nước là một nguồn tài nguyên quan trọng và vô cùng thiết yếu đối với sự
sống. Tuy nhiên nước lại là một nguồn tài nguyên hữu hạn và phân bố không đồng
đều. Vì vậy để có thể khai thác tổng hợp tài nguyên nước của các hệ thống sông
suối, các hồ chứa đã được xây dựng ngày càng nhiều ở Việt Nam và nhiều quốc gia
trên thế giới nhằm điều tiết lại dòng chảy. Điều này đã làm thay đổi sâu sắc chế độ
thủy văn – thủy lực của dòng chảy. Việc đắp đập ngăn dòng chảy đã làm tốc độ
dòng chảy giảm đột ngột khiến hầu hết lượng bùn cát bị lắng đọng lại trong hồ, gây
nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh thái – môi trường trong lòng hồ.
Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nước dồi dào, mạng lưới
sông suối tương đối dày đặc. Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc xây
dựng hồ chứa nhằm các mục đích phát triển thủy điện, thủy lợi, thủy sản…Tuy
nhiên, với đặc điểm địa hình bị chia cắt mạnh, bề mặt dốc dẫn đến tình trạng xói
mòn đất trở nên khá nghiêm trọng.
Trong những năm trở lại đây, các hồ chứa trên các sông được xây dựng ngày
càng nhiều. Vì vậy, việc tính toán bồi lắng bùn cát hồ chứa đang là một yêu cầu cấp
thiết. Là bậc thang trên cùng của hệ thống 3 hồ chứa bậc thang trên sông Đà (Hòa
Bình - Sơn La - Lai Châu) hồ chứa Lai Châu có tác động rất lớn đến 2 hồ chứa còn
lại và đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết lại dòng chảy của sông Đà.
Chính vì thế, việc tính toán bồi lắng bùn cát cho hồ chứa Lai Châu cũng là một yêu
cầu cấp bách.
Trong các nghiên cứu về bồi lắng bùn cát hồ chứa trước đây, chủ yếu sử
dụng phương pháp truyền thống để dự tính lượng bùn cát bồi lắng. Hiện nay, với sự
phát triển của khoa học kỹ thuật, hàng loạt các mô hình toán ra đời đã trở thành
công cụ hữu ích cho các nhà thủy văn trong việc dễ dàng mô phỏng, tính toán các
quá trình thủy văn. Việc ứng dụng mô hình toán vào việc tính toán bồi lắng bùn cát
hồ chứa đã được nhiều tác giả sử dụng. Một trong những mô hình ưu việt trong việc
tính toán bồi lắng bùn cát hồ chứa là mô hình HEC-6 đã được tác giả Nguyễn Kiên


Dũng sử dụng để dự tính lượng bùn cát đến hồ Hòa Bình trước và sau khi có thủy

điện Sơn La đã cho kết quả rất chính xác.
Xuất phát tư yêu cầu thực tiễn, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ứng
dụng mô hình toán tính bồi lắng bùn cát cho hồ chứa Lai Châu trên sông Đà”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Ứng dụng mô hình toán dự tính lượng bùn cát bồi lắng hồ chứa Lai Châu
nhằm cung cấp cơ sở khoa học đề xuất giải pháp vận hành hợp lý và bảo vệ lòng hồ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: lượng dòng chảy và bùn cát bồi lắng lòng hồ chứa Lai
Châu.
+ Phạm vi nghiên cứu: lưu vực hồ Lai Châu (tư biên giới Việt Trung đến đập Lai
Châu).
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, trong luận văn sử dụng tổng hợp các
phương pháp: Phương pháp phân tích thống kê được sử dụng để tính toán lượng và
phân bố bùn cát, thành phần hạt bùn cát bồi lắng lòng hồ Lai Châu theo không gian
và thời gian; Phương pháp mô hình toán được sử dụng để dự tính lượng bùn cát bồi
lắng hồ Lai Châu; Phương pháp kế thừa và Phương pháp chuyên gia.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa khoa học: Việc tính toán bồi lắng bùn cát hồ chứa đang là một yêu cầu
cấp thiết hiện nay khi mà các hồ chứa ngày càng được xây dựng nhiều. Trong quá
trình tính toán bồi lắng bùn cát hồ chứa, đối với các nghiên cứu trước đây thường
sử dụng các phương pháp truyền thống để dự tính lượng bùn cát bồi lắng. Ngày nay
cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các mô hình toán lần lượt ra đời đã
trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các chuyên gia thủy văn trong việc mô
phỏng, tính toán các quá trình thủy văn. Việc ứng dụng mô hình toán vào việc tính
toán lượng bùn cát bồi lắng hồ chứa đã được nhiều tác giả sử dụng, tiêu biểu như
trong nghiên cứu lượng bùn cát đến hồ Hòa Bình tác giả Nguyễn Kiên Dũng đã sử
dụng mô hình thủy lực một chiều HEC-6 để dự tính lượng bùn cát đến hồ Hòa Bình



3

trước và sau khi có thủy điện Sơn La. HEC-6 là mô hình thủy lực một chiều do
quân đội Mỹ xây dựng, mô hình HEC-6 có khả năng ứng dụng rất tốt trong tính
toán bùn cát cho hồ chứa. Trong luận văn này, sử dụng phương pháp mô hình toán
cụ thể sử dụng mô hình HEC-6 để dự tính lượng bồi lắng bùn cát cho hồ Lai Châu
nhằm mục đích dự tính lượng bùn cát bồi lắng hồ Lai Châu.
Ý nghĩa thực tiễn: Sông Đà là một con sông mang nhiều bùn cát thuộc loại bậc
nhất Việt Nam. Hiện nay, trên dòng chính sông Đà đã có ba công trình thủy điện là
Hòa Bình – Sơn La – Lai Châu. Thủy điện Lai Châu là bậc thang trên cùng trong
hệ thống khai thác năng lượng của sông Đà, thủy điện Lai Châu có ảnh hưởng rất
lớn đến hai bậc thang còn lại là Hòa Bình và Sơn La. Việc ước tính đúng lượng bùn
cát bồi lắng có tác dụng kiểm tra lại hồ sơ thiết kế (quan trọng phải kể đến là áp lực
do bùn cát lên thân đập). Ngoài bồi lắng bùn cát trong dung tích chết còn bồi lắng
đến cả phần dung tích hiệu dụng, do đó việc dự tính lượng bùn cát bồi lắng sẽ góp
phần vào việc điều chỉnh lại quy trình vận hành hồ chứa Lai Châu.
6. Bố cục luận văn
Bố cục của luận văn bao gồm 3 chương chính:
Chương 1: Tổng quan về một số ứng dụng phương pháp mô hình toán trong
tính bồi lắng bùn cát hồ chứa và lưu vực hồ chứa Lai Châu.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và cơ sở dữ liệu.
Chương 3: Ứng dụng mô hình toán tính bồi lắng bùn cát hồ chứa Lai Châu
trên sông Đà.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ
HÌNH TOÁN TRONG TÍNH BỒI LẮNG BÙN CÁT HỒ CHỨA VÀ LƯU
VỰC HỒ CHỨA LAI CHÂU.

1.1. Tổng quan về một số ứng dụng phương pháp mô hình toán trong tính bồi
lắng bùn cát hồ chứa
1.1.1. Trên thế giới
Việc áp dụng phương pháp mô hình toán trong tính toán bồi lắng bùn cát hồ
chứa tư lâu đã được nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam ứng dụng và
cho kết quả khá chính xác. Hiện nay, trên thế giới có nhiều mô hình toán được phát
triển có khả năng tính toán bồi lắng cát bùn cho hồ chứa. Một số nghiên cứu tiêu
biểu phải kể đến:
Năm 1995, Robert A. Hainly và các cộng sự đã thực hiện nghiên cứu “Bồi
lắng và mô phỏng vận chuyển bùn cát ở hạ lưu hệ thống hồ chứa trên sông
Susquehana”. Nghiên cứu này đã mô phỏng quá trình vận chuyển bùn cát hạ lưu
sông Susquehana, New York. Phía thượng lưu sông có 3 đập thủy điện là Safe
Harbor (Hồ Clarice) và Holtwood (Hồ Aldred) ở miền nam Pennsylvania, và
Conowingo (Conowingo Reservoir) ở miền bắc Maryland. Khoảng 259 triệu tấn
phù sa đã được giữ lại trong ba hồ chứa. Dữ liệu lịch sử cho thấy rằng Hồ Clarke và
Hồ Aldred đã đạt đến trạng thái cân bằng, và không còn lưu trữ bùn cát. So sánh dữ
liệu cắt ngang tư Hồ Clarke và Hồ Aldred với dữ liệu tư hồ Conowingo chỉ ra rằng
hồ Conowingo sẽ đạt trạng thái cân bằng trong vòng 20 đến 30 năm tới. Vì hồ chứa
Conowingo đầy bùn cát và tiệm cận cân bằng, lượng bùn cát vận chuyển đến vịnh
Chesapeake sẽ tăng lên. Sự gia tăng đáng chú ý nhất sẽ diễn ra khi dòng phía trên
gây xói bùn cát. Nghiên cứu sử dụng mô hình HEC-6 để mô phỏng quá trình bồi
lắng tại các hồ. Mô hình được sử dụng để hiệu chỉnh tải lượng bùn cát năm 1987,
quá trình hiệu chỉnh được xây dựng với giả thiết với hiệu suất tối đa và phân phối
kích thước hạt bùn cát tự nhiên. [2]
Năm 1998, mười lăm cơ quan thuộc Liên bang Hoa Kỳ đã tham gia vào
Nhóm Công tác về Phục hồi Sông Liên ngành Liên bang (Federal Interagency


5


Stream Restoration Working Group (1998) - FISRWG) đã thực hiện một cuốn sổ
tay về Nguyên tắc Phục hồi Hành lang Sông, quy trình, và các hoạt động. Họ đã
chọn tám mô hình sau đây để so sánh: CHARIMA (Holly et al, 1990), FLUVIAL12 (Chang, 1990), HEC-6 (USACE, 1993), TABS-2 (MacAnally và Thomas, 1985),
MEANDER (Johannesson và Parker, 1985), USGS (Nelson và Smith, 1989), D-0-T
(Darby và Thorne, 1996), và GSTARS (Molinas và Yang, 1986). Hầu hết các mô
hình này được cập nhật đáng kể hoặc được bổ sung thay thế tư khi cuốn sổ tay được
công bố. [2]
Năm 2013, Moussa đã dự tính bồi lắng ở hồ chứa Đập cao Aswan, Ai Cập để
ước tính tuổi thọ hiệu quả của hồ chứa. Mô hình số hai chiều (CCHE-2D) đã được
thực hiện để mô phỏng quá trình bùn cát dọc 150 km hồ chứa. Trong quá trình
nghiên cứu này, việc hiệu chỉnh và kiểm định của mô hình cho dòng chảy và bồi
lắng bùn cát được thực hiện trong giai đoạn 2006-2007. Kết quả cho thấy có mối
liên hệ tốt giữa số liệu thực đo và mô phỏng cho toàn bộ hồ chứa một cách rõ ràng.
Mô hình đã được ứng dụng thêm để dự đoán sự bồi lắng bùn cát trong hồ chứa
trong thời gian 2009-2014. [2]
Năm 2015, Nicknam và các cộng sự đã sử dụng mô hình hai chiều CCHE2D để mô phỏng sự phân bố kích thước hạt của khối lượng bùn cát ở đập Maroon.
Dòng chảy coi là không ổn định và phân bố bùn cát trong thời gian mười năm
(2007-2017) hoạt động của hồ chứa được dự tính, trong đó, diện tích lắng đọng của
các lớp kích thước hạt khác nhau được xác định và khối lượng bùn cát vào hồ chứa
được ước tính. [2]
1.1.2. Ở Việt Nam
Tính toán bồi lắng là một khâu rất quan trọng trong thiết kế hồ chứa và tính
tuổi thọ của hồ, đã có một số tác giả nghiên cứu vấn đề bồi lắng bùn cát và ảnh
hưởng thay đổi chế độ bùn cát đến chế độ lòng dẫn. Một số nghiên cứu tiêu biểu
cho việc ứng dụng phương pháp mô hình toán trong tính toán bùn cát ở Việt Nam
phải kể đến:


6


-

Đề tài “Nghiên cứu, tính toán bồi lắng và nước dềnh ứng với các phương án

xây dựng khác nhau của hồ Sơn La” do Nguyễn Kiên Dũng thực hiện năm 2002. Đề
tài đã sử dụng phương pháp phân tích thống kê được sử dụng để tính toán lượng
bùn cát và phân bố bùn cát, tìm hiểu quy luật biến đổi của nồng độ bùn cát, thành
phần hạt bùn cát bồi lắng hồ Hòa Bình theo không gian và thời gian; Phương pháp
căn nguyên dòng và tổng hợp địa lý được sử dụng để xác định lượng bùn cát gia
nhập khu giữa hồ Hòa Bình, Sơn La và các điều kiện biên cho mô hình toán tính bồi
lắng; Phương pháp mô hình toán được sử dụng để mô phỏng, tính toán quá trình bồi
lắng, nước dềnh hồ chứa Hòa Bình dưới tác động điều tiết của công trình thủy điện
Sơn La. Qua đó, đề tài đã rút ra được kết luận trung bình thời kỳ 1987-2000, hồ bị
bồi lấp khoảng 61,3 triệu m3/năm, tương đương với tốc độ bồi lắng 0,65%. Hệ số
bồi lắng thực đo là 89%, lớn hơn hệ số bồi lắng tính theo phương pháp ChurchillRoberts và Brune khoảng 7%. [3]
-

Vũ Hữu Hải (2007) đã tiến hành nghiên cứu “Áp dụng mô hình HEC-6 tính

toán nước dềnh và bồi lắng hồ chứa Sơn La phục vụ di dân tái định cư”. Trong
nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng mô hình HEC-6 để tính toán nước dềnh và bồi
lắng hồ chứa Sơn La nhằm xác định được giới hạn ngập lòng hồ để làm cơ sở cho
công tác giải phòng mặt bằng công trình thủy điện Sơn La. Nghiên cứu được thực
hiện với bộ số liệu đầu vào rất chi tiết. Kết quả tính toán với trường hợp
MNDBT/MNC=215/175m, dung tích phòng lũ là 4 tỷ m3 đã đưa ra dự báo quá trình
bồi lắng và nước dềnh thủy điện Sơn La. Việc ứng dụng mô hình HEC-6 đã giải
quyết được mục tiêu nghiên cứu đặt ra là dự báo bồi lắng lòng hồ và dự báo đường
nước dềnh hồ chứa có tính đến bồi lắng theo không gian và thời gian. Tuy nhiên, do
mô hình sử dụng nhiều giả thiết gần đúng như: các thông số mặt cắt ngang quy về
hình chữ nhật, hệ số nhám lấy trong một khoảng tương đối, tỷ lệ phù sa di đẩy so

với phù sa lơ lửng, tỷ trọng phù sa lắng đọng trong hồ chứa theo thời gian… Vì vậy,
để bảo đảm độ chính xác cần kết hợp kết quả tính toán với các phân tích thực tế. [9]
-

Phạm Thị Hương Lan (2008) đã tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu ứng dụng

mô hình toán thông số phân bố đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng đất đến bồi


7

lắng hồ chứa Đại Lải”. Nghiên cứu đã sử dụng mô hình thông số phân bố SWAT để
đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng đất đến hồ chứa Đại Lải. Kết quả tính toán đã
cho thấy sự thay đổi lượng bùn cát bồi lắng vào lòng hồ do sự biến động về diện
tích và hiện trạng rừng giữa hai năm 1983 và 1993. Qua đó tác giả cũng đề xuất một
số biện pháp để phòng tránh và giảm nhẹ mức độ xói mòn lưu vực như tăng độ che
phủ rừng, giảm độ dốc của lưu vực, giảm thiểu sử dụng chất hóa học và thuốc trư
sâu trong sản xuất. [7]
-

Nguyễn Kiên Dũng và nnk (2011) đã tiến hành nghiên cứu “Đánh giá hiện

trạng, dự báo diễn biến bùn cát hồ chứa Thác Bà”. Tác giả đã sử dụng mô hình
HEC-6 với số liệu đầu vào của mô hình (gồm số liệu mặt cắt ngang, độ nhám lòng
dẫn, nhiệt độ nước, số liệu thủy văn, số liệu bùn cát) để dự tính quá trình bồi lắng
hồ chứa Thác Bà. Kết quả cho thấy quá trình bồi lắng sau 30 năm vận hành. [4]
-

Nguyễn Kiên Dũng đã phối hợp với Viện Khoa học KTTV&BĐKH (2014)


cũng đã thực hiên nghiên cứu “Phương pháp tính toán bồi lắng hồ chứa cho hệ
thống hồ chứa bậc thang”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa phương pháp tính
toán bồi lắng cát bùn cho hệ thống hồ chứa bậc thang ở Việt Nam và áp dụng để
tính toán bồi lắng hệ thống hồ chứa bậc thang trên lòng chính sông Đà. [5]
Nhận xét
Qua tổng quan về một số ứng dụng phương pháp mô hình toán trong tính
toán bồi lắng bùn cát cho hồ chứa cho thấy: Nhiều mô hình toán đã được phát
triển để tính toán lượng bùn cát bị xói mòn trên bề mặt lưu vực và tính toán
bồi lắng trong hồ chứa và cho kết quả rất khả quan. Trong từng bài toán cụ thể,
tùy thuộc vào điều kiện của lưu vực, tình hình số liệu...để lựa chọn mô hình tính
toán phù hợp nhất.


8

1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên lưu vực sông Đà
1.2.1.1. Vị trí địa lý

Hình 1.1: Sơ đồ lưu vực sông Đà
Sông Đà là phụ lưu lớn nhất phía hữu ngạn sông Hồng, bắt nguồn tư vùng
Ngụy Sơn, Vân Nam, Trung Quốc với diện tích toàn bộ lưu vực sông là 52900 km2,
chiếm 31% diện tích tập trung nước của lưu vực sông Hồng. Phần lưu vực nằm trên
lãnh thổ nước ta 26919 km2, chiếm khoảng 50,9%, nằm chủ yếu trong địa phận các
tỉnh vùng núi Tây Bắc gồm Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và một phần
nhỏ của các tỉnh Yên Bái, Sơn La và Hòa Bình. Lưu vực sông Đà có tiềm năng thủy
điện rất lớn (hệ thống 3 nhà máy thủy điện trên bậc thang sông Đà là nhà máy thủy
điện Hòa Bình, Sơn La và Lai Châu). [8]
Sông Đà chảy dọc theo thung lũng sâu giữa các dãy núi cao. Tại biên giới
Việt – Trung, cao trình đáy sông là 310 m, song chảy uốn khúc theo một thung lũng

hẹp và sâu. Cách cửa sông 445 km có chi lưu Nậm Pô dài 73,5 km với diện tích tập


9

trung nước 2280 km2. Đoạn sông Đà tư biên giới Việt – Trung đến Lai Châu có 24
thác ghềnh. Sau đó, sông cắt qua núi đá vôi tạo thành yên ngựa dài 20 km, sâu tới
50 km tách khỏi bình nguyên Tà Pình bên trái và Sín Chải bên phải, dọc theo sông,
trên đoạn này có 16 thác ghềnh. Phía dưới các bình nguyên nói trên, cách cửa sông
400 km có chi lưu bờ phải là sông Nậm Mức dài 165 km với diện tích tập trung
nước là 2930 km2. Cách cửa sông 380 km có chi lưu bờ phải là sông Nậm Ma dài
45 km với diện tích tập trung nước là 765 km2. Ở đây, sông Đà chảy theo thung
lũng rộng, tạo thành khúc ngoặt về phía Bắc, sau đó về phía Nam và tiếp theo về
phía Đông Nam, lòng sông mở rộng hơn. Cách cửa sông 272 km về bên trái có chi
lưu Nậm Mu dài 165 km với diện tích tập trung nước là 3400 km2. Cách cửa sông
256 km cũng về bên trái có chi lưu Nậm Chiến dài 45 km, diện tích tập trung nước
khoảng 460 km2. Phía dưới cửa sông Nậm Mu khoảng 20 km, sông Đà chảy vào
thung lũng hẹp kéo dài đến thị trấn Suối Rụt. Đoạn này có 35 thác ghềnh. Cách cửa
sông 252 km có chi lưu Nậm Bú dài 81,5 km với diện tích lưu vực 1110 km2. Sau
khi chảy qua Thác Bờ, lòng sông mở rộng tới 200 m vào mùa kiệt và hơn 800 m
vào lũ, xuất hiện nhiều bãi bồi. [2]
1.2.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Lưu vực sông Đà có đặc điểm địa hình phức tạp và chưa ổn đinh. Đặc điểm
nổi bật của địa hình lưu vực sông Đà là núi và cao nguyên đều cao và bị chia cắt
theo chiều thẳng đứng mạnh hơn nhiều hơn so với các vùng khác nhau ở Việt Nam.
Độ cao trung bình của lưu vực là 1130 m, riêng phần lưu vực thuộc lãnh thổ Việt
Nam là 9165 m. [2]
1.2.1.3. Đặc điểm địa chất
Đặc điểm địa chất lưu vực sông Đà có những nét riêng đặc biệt mà các vùng
khác không có và được hình thành trong nhiều giai đoạn kiến tạo xảy ra rất mãnh

liệt khác nhau, có nhiều đứt gãy, uốn nếp và sụp lún. [8]
1.2.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng
Theo tài liệu đánh giá tài nguyên đất, lưu vực sông Đà có các nhóm đất chính
là: nhóm đất phù sa cổ, nhóm đất Feralit (đất feralit trên đá phiến, đá gơ nai và đá


10

mẹ khác, đất feralit trên đá ba-dan và đá mắc-ma, đất feralit trên đá vôi), nhóm đất
đen, nhóm đất mùn đỏ trên núi, đất xám bạc màu… [8]
1.2.1.5. Đặc điểm thảm phủ rừng của lưu vực sông Đà [2]
Tính đến năm 1993, diện tích phủ rừng của lưu vực sông Đà (phần lãnh thổ
thuộc Việt Nam) là 282340 ha, chiếm 10,8% tổng diện tích đất tự nhiên. Rừng giàu
chiếm khoảng 4% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu trên các vùng núi
cao 1000 – 2000 m thuộc địa phận tỉnh Sơn La và huyện Đà Bắc (Hòa Bình). Rừng
trung bình và rừng nghèo phân bố rải rác khắp lưu vực; trong đó, hơn một nửa diện
tích rừng nằm ở chân núi đầu nguồn. Các khu vực tập trung nhiều rừng bao gồm:
huyện Đà Bắc, Tuần Giáo, Phù Yên, thị xã Sơn La. Vùng ít rừng nhất là Sìn Hồ,
Mường Lay, Bắc Yên, Quỳnh Nhai, Phong Thổ, Yên Châu.
Hiện nay, diện tích rừng đang bị suy giảm mạnh. Nguyên nhân của sự suy
giảm này là do khai thác rừng quá mức và không có quy hoạch, không chú trọng
đến tái sinh rừng, đốt phá rừng làm nương rẫy, cháy rừng…Thảm phủ thực vật bị
tàn phá đã gây xói mòn tầng mặt, làm đất thoái hóa nghiêm trọng.
1.2.1.6. Đặc điểm khí tượng thủy văn
a. Chế độ mưa ẩm [2]
Lưu vực sông Đà có độ ẩm cao và ít thay đổi. Độ ẩm tuyệt đối dao động
trong phạm vi tư 11,4 – 31,6 mb, độ ẩm lớn nhất là 42 mb, độ ẩm nhỏ nhất giảm
đến 2,8 mb. Độ ẩm tương đối trung bình năm là 82 – 85%. Trong đó lưu vực có 2
tâm mưa lớn. Tâm mưa lớn phía Tây Hoàng Liên Sơn và tâm mưa lớn thượng
nguồn sông Đà với lượng mưa trung bình năm khoảng 2400-3000 mm, lớn nhất vào

các tháng VI hoặc tháng VII. Sự phân bố mưa trong năm phụ thuộc rõ ràng vào hình
thái gió mùa. Gió mùa Tây Nam gây ra khoảng 85 % tổng lượng mưa năm, đặc biệt
tập trung vào 3 tháng VII,VIII và IX. Lượng mưa năm tăng đột ngột khi có những
cơn bão tràn vào phần dưới lưu vực. Lượng mưa tháng lớn nhất tại trạm Hòa Bình
là 734 mm, mưa ngày lớn nhất đạt tới 224 mm. Cường độ mưa rất lớn, có thể vượt
quá 26 mm trong 5 phút. Mùa hè, số ngày mưa đạt tới 100-140 ngày, riêng tháng
VII và VIII thường đạt tới 18-22 ngày/tháng. Ở Hòa Bình, vào mùa đông, gió có
hướng Bắc và Tây bắc. Vào mùa hè, gió thổi theo hướng Nam và Tây Nam. Tốc độ
gió trung bình tháng dao động tư 1,3-2,4 m/s. Tốc độ gió lớn nhất xảy ra vào mùa


11

hè và đạt tới 28 m/s (tại trạm khí tượng Hòa Bình), 40 m/s (tại trạm khí tượng Mộc
Châu).
b. Đặc điểm thủy văn [2]
Dòng chảy năm
Dòng chảy năm của sông Đà rất dồi dào. Tổng lượng dòng chảy bình quân nhiều
năm của sông đạt khoảng 55,7 km3, lưu lượng bình quân là 1770 m3/s và modun
dòng chảy năm là 33,5 l/s.km2.
Dòng chảy lũ
Lượng nước mùa lũ bình quân chiếm tư 77,6 đến 78,5% lượng nước cả năm,
riêng tháng VIII chiếm tới 23,7%, là tháng có lượng dòng chảy lớn nhất. Mùa cạn
kéo dài trong 7 tháng (tư tháng X năm trước đến tháng V năm sau). Nước lũ sông
Đà lớn nhất trong hệ thống sông Hồng do các trung tâm gây mưa lớn tập trung chủ
yếu ở trung lưu sông Đà gây nên. Đoạn tư Lý Tiên Độ đến Tạ Bú, mưa lớn trên các
sườn núi cao đón gió Tây nam. Module đỉnh lũ tại Tạ Bú đã đạt tới giá trị 484
l/s.km2 (ngày 21/VIII/1996). Sự hoạt động sớm của áp thấp phía Tây là nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến sự xuất hiện lưu lượng đỉnh lũ sớm vào tháng VII.
Hình thái lưu vực sông thuận lợi cho lũ hình thành nhanh chóng và ác liệt.

Tại Lai Châu, cường suất lớn nhất bình quân xấp xỉ 80 cm/giờ. Nguyên nhân chính
là địa hình dốc, mưa có cường độ lớn trên một vùng trơ trụi, thung lũng sông phía
dưới Lai Châu lại bị thắt hẹp. Đặc điểm nổi bật nhất của dòng chảy sông Đà là
lượng lũ lớn, đỉnh lũ cao. Dòng chảy tháng lớn nhất đều lớn hơn 20 % lượng dòng
chảy năm, xuất hiện vào tháng VII ở thượng lưu, tháng VIII ở trung và hạ lưu.
Dòng chảy cạn
Tùy thuộc vào điều kiện mặt đệm và tình hình mưa mà lượng dòng chảy nhỏ
nhất trên sông Đà có sự thay đổi tư nơi này qua nơi khác. Nhìn chung, trên dòng
chính và các phụ lưu chảy qua vùng đá vôi, mưa ít thì dòng chảy cạn có trị số nhỏ.
Dòng chảy tháng nhỏ nhất bình quân xuất hiện đồng bộ vào tháng III, chiếm trên
dưới 2 % lượng dòng chảy năm.


12

Dòng chảy bùn cát
Dòng chảy bùn cát trên sông Đà thuộc loại lớn trên miền Bắc. Tổng lượng cát
bùn trên sông Đà đo được tại trạm Hòa Bình là 72,3 triệu tấn/năm, ứng với độ đục
bình quân nhiều năm là 1310 g/m3. Tại Tạ Bú là 87,5 triệu tấn/năm, ứng với độ đục
bình quân là 1940 g/m3. Dòng chảy bùn cát giảm dần về phía hạ lưu và có liên quan
chặt chẽ với mức độ xói mòn trên lưu vực do nhiều nguyên nhân khác nhau.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
Lưu vực sông Đà nằm trong vùng Tây Bắc, là một vùng đất rộng lớn, cao và
dốc nhất nước ta , có tài nguyên phong phú và đa dạng, đặc biệt là tiềm năng thủy
điện chiếm 30% thủy điện của cả nước, nhiều khoáng sản có giá trị như vàng, niken,
than đá, pyrit…
Đây cũng là vùng có nhiều dân tộc ít người sinh sống (người Thái, Mông,
Kinh, Dao, Hà Nhì, Dáy,…) mật độ dân số thấp, phân bố dân cư không đồng đều,
sinh sống chủ yếu bằng hoạt động nông nghiệp (du canh, đốt rừng làm nương rẫy)
đã làm gia tăng lượng xói mòn bề mặt lưu vực. Do đặc điểm đa dạng về dân cư nên

khu vực có nhiều truyền thống văn hóa và tinh thần mà các vùng khác không có.
Cũng do vị trí quan trọng của lưu vực nên đã có chương trình nhà nước về “Phát
triển tổng thể kinh tế xã hội vùng Tây Bắc, thời kỳ 1996 – 2010” được nghiên cứu
nhằm đưa ra những định hướng và chương trình chủ yếu để phát triển kinh tế xã hội
trên khu vực trong 15 năm tới.
1.2.3. Công trình thủy điện Lai Châu [11]
Công trình thủy điện Lai Châu là công trình trọng điểm quốc gia Việt Nam,
xây dựng trên dòng chính sông Đà tại xã Nậm Hàng huyện Mường Tè tỉnh Lai
Châu, Việt Nam. Thủy điện Lai Châu có tổng công suất lắp đặt 1200 MW với 3 tổ
máy, được khởi công xây dựng vào ngày 05 tháng 01 năm 2011, hòa lưới 3 tổ máy
tháng 11 năm 2016, khánh thành tháng 12 năm 2016, sớm hơn 1 năm so với chỉ tiêu
Quốc hội đề ra. Công trình này được xây dựng tại bậc thang trên cùng của dòng
chính sông Đà tại Việt Nam với tổng mức đầu tư ước tính sơ bộ hơn 35700 tỷ đồng.


13

Nhà máy thủy điện Lai Châu sẽ cung cấp mỗi năm lên lưới điện quốc gia khoảng
4.670,8 triệu kWh.
Đây là công trình thủy điện không những có vai trò quan trọng trong việc
phát triển điện, cấp nước cho đồng bằng sông Hồng về mùa khô mà còn tạo cơ hội
phát triển kinh tế - xã hội 2 tỉnh Lai Châu và Điện Biên, đảm bảo an ninh quốc
phòng khu vực Tây Bắc. Thủy điện Lai Châu thuộc bậc thang trên cùng của dòng
sông Đà tại Việt Nam, tiếp giáp biên giới Việt Trung. Với thiết kế chọn cao trình
đập 295m sẽ đảm bảo mực nước sẽ đảm bảo cách mực nước cách biên giới khoảng
15 – 20km, nhưng khi nước dềnh hoặc có lũ, lụt thì chỉ cách biên giới khoảng 2km.
Bảng 1.1: Các thông số chính của hồ chứa Lai Châu
Thông số

Đơn vị


Hồ chứa Lai Châu

Mực nước gia cường

m

297,6

Mực nước dâng bình thường

m

295

Mực nước chết

m

265

Mực nước lớn nhất thiết kế
Mực nước lớn nhất kiểm tra

297
m

303

Dung tích hồ chứa nước


10 9 m3

1,215

Dung tích hữu ích

10 9 m3

0,7997

Diện tích lưu vực

km 2

26.000

Công suất lắp đặt

MW

1.200

Chiều dài đỉnh đập

m

613

Chiều cao đập lớn nhất


m

137

Lưu lượng bình quân

m3/s

851

Lưu lượng lũ thiết kế (0,1%)

m3/s

15597

Lưu lượng lũ kiểm tra (PMF)

m3/s

27823

Số cửa xả đáy

2

Số của xả mặt

6



×