Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

tuyển tập câu hỏi địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133 KB, 7 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ IMÔN ĐỊA LÝ 12
1. Xác định mục tiêu kiểm tra
- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của học sinh sau khi học xong
các chủ đề Địa lí tự nhiên của học kì I, Địa lí 12, chương trình chuẩn.
- Phát hiện sự phân hoá về trình độ học lực của học sinh trong quá trình dạy học,
để đặt ra các biện pháp dạy học phân hóa cho phù hợp.
- Giúp cho học sinh biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra
của chương trình giáo dục phổ thông phần địa lí tự nhiên Việt Nam; tìm được nguyên
nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học; phát triển kĩ năng tự đánh giá cho
học sinh.
- Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh vào các tình huống
cụ thể.
- Thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí giáo dục.
2. Xác định hình thức kiểm tra
Hình thức kiểm tra trắc nghiệm 100%.
3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra
Ở đề kiểm tra học kì I, Địa lí 12, chương trình chuẩn các chủ đề và nội dung kiểm
tra với số tiết là: 06 tiết (bằng 100%), phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau:
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa 02 tiết (35%); Thiên nhiên phân hoá đa dạng
02 tiết (30%); Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên 02 tiết (35%).
Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng
ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau:
Chủ đề (nội dung) /
mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng


Biết được biểu hiện
khí hậu nhiệt đới ẩm
gió mùa qua các
thành phần tự nhiên.

Hiểu được đặc điểm
cơ bản của khí hậu
nhiệt đới ẩm gió mùa
và ảnh hưởng của
thiên nhiên nhiệt đới
gió mùa đến hoạt
động sản xuất và đời
sống.

06 câu
= 1,5 điểm
- Chỉ ra được sự
khác nhau về khí
hậu và thiên nhiên
phần phía Bắc và
phía Nam lãnh thổ.
- Biết được biểu
hiện của sự phân

05 câu
= 1,25 điểm
- Hiểu được sự phân
hóa thiên nhiên theo
vĩ độ là do sự thay
đổi khí hậu từ Bắc

vào Nam.
- Hiểu được sự phân
hóa thiên nhiên theo

- Sử dụng Atlat Địa
lí Việt Nam để nhận
xét được mối quan
hệ tác động qua lại
giữa các thành phần
tự nhiên.
- Phân tích được
bảng số liệu về khí
hậu của một số địa
điểm.
03 câu
= 0,75 điểm
Sử dụng Atlat Địa lí
Việt Nam để phân
tích và giải thích
được đặc điểm cảnh
quan ba miền tự
nhiên
nước
ta.

Thiên nhiên nhiệt
đới ẩm gió mùa

35% tổng số điểm
= 3,5 điểm


Thiên nhiên phân
hoá đa dạng

1


hoá thiên nhiên từ
Đông sang Tây.
- Trình bày được sự
phân hóa thiên nhiên
theo độ cao.
30% tổng số điểm
= 3,0 điểm

Vấn đề sử dụng và
bảo vệ tự nhiên

35% tổng số điểm
= 3,5 điểm
Tổng số điểm = 10
Tổng số câu = 40
Tổng số % = 100%

04 câu
= 1,0 điểm
- Nêu được một số
nguyên nhân và biện
pháp bảo vệ tài
nguyên rừng, đa

dạng sinh học và đất
ở nước ta.
- Trình bày được sự
phân bố hoạt động
của một số loại thiên
tai chủ yếu ở nước
ta.
- Biết được cách
phòng chống đối với
mỗi loại thiên tai.
06 câu
= 1,5 điểm
4,0 điểm
16 câu
40%

kinh độ là do sự phân
hóa địa hình và sự
tác động kết hợp của
địa hình với hoạt
động của các luồng
gió qua lãnh thổ.
05 câu
= 1,25 điểm
- Hiểu được sự suy
thoái tài nguyên
rừng, đa dạng sinh
học và đất ở nước ta.
- Hiểu được 2 vấn đề
quan trọng trong bảo

vệ môi trường ở
nước
ta.

03 câu
= 0,75 điểm
- Sử dụng Atlat Địa
lí Việt Nam để xác
định được các vườn
quốc gia, khu bảo
tồn ở nước ta.
- Phân tích và nhận
xét được bảng số
liệu về sự biến động
của tài nguyên rừng
và đa dạng sinh học
ở nước ta.

04 câu
= 1,0 điểm
3,5 điểm
14 câu
35%

04 câu
= 1,0 điểm
2,5 điểm
10 câu
25%


4. Viết đề kiểm tra từ ma trận
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN ĐỊA LÝ 12
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1. Đặc điểm của khí hậu nước ta là
A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá đa dạng.
B. khí hậu xích đạo nóng, ẩm và mưa nhiều quanh năm.
C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.
D. khí hậu cận nhiệt đới, có sự phân hoá theo mùa, theo vĩ tuyến và độ cao.
Câu 2. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí địa lý
A. tiếp giáp với vùng biển rộng lớn. B. nằm ở bán cầu Đông trên trái đất.
C. có tầng bức xạ lớn.
D. nằm trong vùng nội chí tuyến.
Câu 3. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là do
A. nằm trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á và
tiếp giáp biển Đông.
B. nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới bán cầu Bắc, quanh năm nhận lượng bức
xạ rất lớn của mặt trời.
C. nằm trong vùng gió mùa, giữa hai đường chí tuyến nên có lượng mưa lớn và góc
nhập xạ lớn quanh năm.
2


D. nằm ở vùng vĩ độ thấp nên nhận được nhiều nhiệt của bức xạ mặt trời và vị trí
tiếp giáp biển Đông nên mưa nhiều.
Câu 4. Gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa
vào mùa hạ cho
A. vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.
B. cả miền Bắc và miền Nam.
C. cả nước.

D. miền Trung.
Câu 5. Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là
A. hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao.
B. rừng nhiệt đới khô lá rộng và xavan, bụi gai nhiệt đới.
C. rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.
D. rừng rậm thường xanh quanh năm với thành phần động, thực vật nhiệt đới chiếm
ưu thế.
Câu 6. Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt
đới ẩm gió mùa?
A. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ thống sông.
B. Phần lớn sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
C. Phần lớn sông đều ngắn, dốc, dễ bị lũ lụt.
D. Sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao.
Câu 7. Ở nước ta, quá trình xâm thực xảy ra mạnh ở
A. miền đồi núi.
B. cao nguyên.
C. miền đồi trung du.
D. đồng bằng.
Câu 8. Chế độ nước của hệ thống sông ngòi nước ta phụ thuộc vào
A. độ dài của các con sông.
B. đặc điểm địa hình mà sông ngòi chảy qua.
C. hướng dòng chảy.
D. chế độ mưa theo mùa.
Câu 9. Sự màu mỡ của đất feralit ở miền núi nước ta phụ thuộc chủ yếu vào
A. kỹ thuật canh tác của con người.
B. điều kiện khí hậu ở các vùng núi.
C. nguồn gốc đá mẹ khác nhau.
D. quá trình xâm thực, bồi tụ.
Câu 10. Thảm thực vật rừng ở nước ta đa dạng về kiểu hệ sinh thái là do
A. địa hình đồi núi chiếm ưu thế, phân hoá phức tạp.

B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá phức tạp với nhiều kiểu khí hậu.
C. sự phong phú, đa dạng của các nhóm đất.
D. nằm ở nơi giao thoa của các luồng di cư sinh vật.
Câu 11. Ý nào sau đây không đúng khi nói về khí hậu các miền?
A. Miền Bắc có mùa hè mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít.
B. Miền nam có mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
C. Tây Nguyên và đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ có sự đối lập giữa hai mùa
mưa - khô.
D. Tây Nguyên và đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ có sự tương đồng giữa hai
mùa mưa - khô.
Câu 12. Cho bảng số liệu:
LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
Địa điểm
Lượng mưa (mm)
Lượng bốc hơi (mm)
3


Hà Nội
1676
989
Huế
2868
1000
TP. Hồ Chí Minh
1931
1686
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Huế có lượng mưa cao nhất.
B. TP. Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi cao nhất.

C. Hà Nội có lượng bốc hơi thấp nhất.
D. Hà Nội có lượng bốc hơi cao nhất.
Câu 13. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH RỪNG CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (triệu ha)
Năm
1943
1983
1999
2014
Tổng diện tích rừng
14,3
7,2
10,9
12,9
Rừng tự nhiên
14,3
6,8
9,4
10,0
Rừng trồng
0,0
0,4
1,5
2,9
Nhận định nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Tổng diện tích rừng đã được khôi phục hoàn toàn.
B. Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn diện tích rừng trồng.
C. Diện tích và chất lượng rừng có tăng nhưng chưa phục hồi hoàn toàn.
D. Diện tích rừng trồng tăng nhanh nên diện tích và chất lượng rừng cũng được phục
hồi.

Câu 14. Căn cứ vào bản đồ hình thể - Atlat Địa lý Việt Nam, các ngọn núi cao nằm
trên biên giới Việt - Lào: Khoan La San; Pha Luông; Phu Hoạt; Rào cỏ. Thứ tự lần
lượt các ngọn núi trên từ Bắc vào Nam là
A. Pha Luông; Phu Hoạt; Rào cỏ; Khoan La San.
B. Khoan La San; Pha Luông; Phu Hoạt; Rào cỏ.
C. Khoan La San; Phu Hoạt; Pha Luông; Rào cỏ.
D. Khoan La San; Phu Hoạt; Rào cỏ; Pha Luông.
Câu 15. Theo cách chia hiện nay, số lượng các miền địa lí tự nhiên của nước ta là
A. 2 miền.
B. 3 miền.
C. 4 miền.
D. 5 miền.
Câu 16. Theo độ cao, thiên nhiên nước ta phân hoá thành
A. 4 đai.
B. 3 đai.
C. 2 đai.
D. không có sự phân hoá.
Câu 17. Đai nhiệt đới gió mùa không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Nhiệt độ trung bình tháng trên 25 độ C.
B. Gồm đất đồng bằng và đất đồi núi thấp.
C. Có hệ sinh thái: rừng nhiệt đới gió mùa, rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
D. Nằm ở độ cao 600-700m lên đến 1600m.
Câu 18. Khoáng sản có nguồn gốc nội sinh tập trung ở
A. khu vực đồi núi.
B. đồng bằng ven biển miền trung.
C. đồng bằng Sông Hồng.
D. khu vực đồng bằng.
Câu 19. Khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là
A. than đá và Apatit.
B. sắt và than nâu.

C. dầu khí và bôxit.
D. vật liệu xây dựng và sắt.
Câu 20. Khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm là
A. chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Tây Nam.
4


B. ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
C. chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc.
D. khí hậu ít có sự phân hoá.
Câu 21. Ranh giới để phân chia hai miền khí hậu chính ở nước ta là
A. đèo Ngang.
B. dãy Bạch Mã.
C. đèo Hải Vân.
D. dãy Hoành Sơn.
Câu 22. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta đã đem đến cho sản xuất
nông nghiệp
A. nhiều đồng bằng phù sa, nhiệt ẩm dồi dào, lũ bão, ngập úng, hạn hán và sâu bệnh.
B. có điều kiện thuận lợi để thâm canh, luân canh, tăng vụ.
C. phát triển các loại cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
D. phát triển nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản.
Câu 23. Sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính
bất ổn định của thời tiết là những trở ngại lớn trong việc sử dụng thiên nhiên của vùng
A. Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
B. Tây Bắc.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 10, hãy cho biết hệ thống sông nào ở
nước ta có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất?
A. Sông Hồng.

B. Sông Mê Công (ở Việt Nam).
C. Sông Đồng Nai.
D. Sông Thu Bồn.
Câu 25. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 12, hãy cho biết Sếu đầu đỏ là loài
động vật đặc hữu của vườn quốc gia nào?
A. Bạch Mã.
B. Vũ Quang.
C. Tràm Chim.
D. U Minh Thượng.
Câu 26. Cho biểu đồ:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.
B. Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của
nước ta.
C. Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước
ta.
D. Quy mô diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.
Câu 27. Vùng thường chịu nhiều thiệt hại nặng nề nhất của bão ở nước ta là
A. ven biển Đông Bắc Bắc Bộ.
B. ven biển miền Trung.
5


C. ven biển Đông Nam Bộ.
D. ven biển đồng bằng sông Hồng.
Câu 28. Lũ quét thường xảy ra ở
A. miền núi.
B. miền đồi trung du.
C. đồng bằng.

D. ven biển.
Câu 29. Hiện tượng ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long là do
A. vùng có lượng mưa quá lớn.
B. địa hình quá thấp.
C. thuỷ triều dâng cao.
D. mưa lớn và triều cường.
Câu 30. Biện pháp tốt nhất để hạn chế tác hại do lũ quét đối với tài sản và tính mạng
của nhân dân là
A. bảo vệ tốt rừng đầu nguồn.
B. xây dựng hồ chứa nước.
C. di dân những vùng thường xuyên diễn ra lũ quét.
D. quy hoạch các điểm dân cư ở vùng cao.
Câu 31. Hiện tượng thường đi liền với bão là
A. sóng thần.
B. động đất.
C. lũ lụt.
D. ngập úng.
Câu 32. Giải pháp nào không phải là biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
B. Ban hành “Sách đỏ Việt Nam”.
C. Quy định về khai thác gỗ và thuỷ sản.
D. Phát triển du lịch sinh thái.
Câu 33. Biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ rừng đang được triển khai ở nước ta hiện
nay là
A. trồng mới 5 triệu ha rừng cho đến năm 2010.
B. giao đất giao rừng cho nông dân.
C. cấm không được khai thác và xuất khẩu gỗ.
D. nhập khẩu gỗ từ các nước để chế biến.
Câu 34. Để chống xói mòn trên đất dốc ở vùng núi phải tiến hành
A. làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá.

B. trồng cây theo băng, làm ruộng bậc thang.
C. trồng cây gây rừng, làm ruộng bậc thang.
D. áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác.
Câu 35. Hiện tượng lụt úng ở đồng bắng sông Hồng không chỉ do mưa lớn mà còn do
A. ảnh hưởng của triều cường.
B. địa hình dốc, nước tập trung nhanh.
C. không có các công trình thoát lũ.
D. địa hình thấp lại bị bao bọc bởi hệ thống đê sông, đê biển.
Câu 36. Vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước hiện nay ở nước
ta là
A. thiếu nước trong mùa khô và nguồn nước bị ô nhiễm.
B. lũ lụt trong mùa mưa và ô nhiễm nguồn nước sông.
C. ô nhiễm nguồn nước, nguồn nước ngầm có nguy cơ cạn kiệt.
D. lượng nước phân bố không đều giữa các mùa và các vùng.
Câu 37. Cho bảng số liệu:
BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG
Năm
1943
1975
1983
1990
1999
2005
Tổng DT rừng (triệu ha) 14,3

9,6

7,2

9,2


10,9

12,4
6


Độ che phủ (%)

43,8

29,1

22,0

27,8

33,2

37,7

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng
ở nước ta thời kì 1945 - 2005 là
A. biểu đồ đường.
B. biểu đồ kết hợp.
C. biểu đồ cột.
D. biểu đồ miền.
Câu 38. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 11, hãy cho biết phần lớn diện tích
đất mặn ở nước ta tập trung ở vùng nào?
A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Duyên hải miền Trung.
Câu 39. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 14, cao nguyên có độ cao trung bình
lớn nhất ở Tây Nguyên là
A. Đắk Lắk.
B. Lâm Viên.
C. Mơ Nông.
D. Bảo Lộc.
Câu 40. Cho biểu đồ:

Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về diện tích gieo trồng
và sản lượng cao su mủ khô của nước ta từ năm 1980 - 1997?
A. Diện tích gieo trồng giảm.
B. Sản lượng cao su mủ khô tăng không đều.
C. Diện tích gieo trồng và sản lượng cao su mủ khô của nước ta tăng liên tục.
D. Sản lượng cao su mủ khô tăng chậm hơn diện tích gieo trồng.
5. Đáp án
1
A
11
D
21
B
31
C

2
D
12

D
22
A
32
D

3
A
13
C
23
A
33
B

4
B
14
B
24
A
34
D

5
C
15
B
25
C

35
D

6
D
16
B
26
C
36
A

7
A
17
D
27
B
37
B

8
D
18
A
28
A
38
C


9
C
19
C
29
D
39
B

10
B
20
C
30
A
40
C

7



×