Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Một số biện pháp dạy lồng ghép giáo dục môi trường thông qua môn tự nhiên và xã hội lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.45 KB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU LỘC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY LỒNG GHÉP
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà Thu
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thuần Lộc
SKKN thuộc môn: Tự nhiên và Xã hội


THANH HÓA, NĂM 2018

MỤC LỤC

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Vai trò của môi trường.
2.1.2. Mục tiêu giáo dục môi trường ở bậc tiểu học.
2.1.3.Tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường ở trường
tiểu học.


2.1.4. Vị trí, tầm quan trọng của môn Tự nhiên và xã hội trong
chương trình Tiểu học.
2.1.5.Tích hợp giáo dục môi trường trong môn Tự nhiên và xã hội
lớp 3.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.3. Các biện pháp thực hiện
2.4. Hiệu quả của vấn đề nghiên cứu
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị

Tran
g
1
1
2
2
2
3
3
3
3
3
4
4
5
7
18
20
20

20



1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Môi trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của chúng
ta. Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục
hình thành và phát triển ở học sinh sự hiểu biết và quan tâm tới những vấn đề
về môi trường, tạo điều kiện cho các em tham gia vào sự phát triển một xã hội
bền vững về sinh thái.
Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng
có sự hiểu biết và nhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của nó, những
khái niệm cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường, những tình cảm, mối
quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường, những kỹ năng giải quyết
cũng như cách thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia. Đó cũng chính
là hình thành và phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch
sự và thân thiện với môi trường, bồi dưỡng cho các em tình yêu thiên nhiên,
những xúc cảm và kỹ năng sống bảo vệ môi trường không chỉ ở trường mà là
mọi lúc, mọi nơi.
Sự thiếu hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường là một
trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm và suy thoái môi trường. Do đó
giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề quan trọng nhằm đào tạo con người
có kiến thức, có đạo đức về môi trường, có năng lực phát hiện và xử lý các
vấn đề về môi trường trong thực tiễn. Nhưng thực tế hiện nay, môi trường
Việt nam và trên thế giới đang bị ô nhiễm gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc
sống của người dân. Vì vậy bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách, nóng
bỏng không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới. Vì thế, giáo dục bảo vệ
môi trường là việc làm cần thiết không thể thiếu trong nhà trường hiện nay.
Như chúng ta đã biết bậc học Tiểu học là bậc học nền móng, bậc phổ

cập của hệ thống giáo dục quốc dân. Học sinh tiểu học đang ở độ tuổi định
hướng và phát triển về nhân cách. Giáo dục các em là cơ sở ban đầu làm nền
tảng cho việc đào tạo các em thành những công dân tốt cho đất nước “cái gì
(về nhân cách ) không làm được ở tiểu học thì khó làm được ở các cấp học
sau.” Do đó việc giáo dục bảo vệ môi trường cho các em là rất khó vì nhận
thức của học sinh Tiểu học về môi trường và bảo vệ môi trường còn nhiều sai
lệch và phiến diện. Nguyên nhân chủ yếu là do việc giáo dục bảo vệ môi
trường trong nhà trường Tiểu học vẫn chưa thực sự được chú trọng, việc lồng
ghép giảng dạy giáo dục bảo vệ môi trường tại các nhà trường Tiểu học chưa
tốt. Học sinh Tiểu học chỉ mới nhận biết về môi trường và bảo vệ môi trường
thông qua các vấn đề như rác thải, phải vệ sinh trường lớp sạch sẽ,… Còn rất
nhiều nội dung cơ bản về môi trường, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng của
nó đến đời sống, bảo vệ môi trường chưa được truyền đạt một cách đầy đủ.
Trong những năm gần đây, ở bậc tiểu học nói chung và tại trường tiểu
học Thuần Lộc nói riêng, nội dung giáo dục môi trường đã được đưa vào dạy
lồng ghép trong các môn học như: Khoa học, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức,
Tiếng Việt…và được giảng dạy ngay từ lớp một. Song, việc giáo dục môi
1


trường qua các môn học kể trên hiện nay ít nhiều vẫn còn hạn chế. Các kiến
thức về môi trường hoặc có liên quan đến môi trường đôi lúc còn tản mạn,
chưa có hệ thống. Mối quan hệ giữa các yếu tố của môi trường tự nhiên chưa
được đề cập một cách sâu sắc, triệt để nên chưa nêu bật được sự cần thiết phải
bảo vệ môi trường. Kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục môi trường phải là sự
kết hợp nhuần nhuyễn giữa giáo dục lí thuyết và thực hành, giáo dục trong giờ
học chính khoá và qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, được thực hiện bằng
nhiều con đường giáo dục khác nhau….
Ở trường học, việc giáo dục môi trường cho học sinh tất yếu phải thông
qua môn học. Tuy nhiên, quỹ thời gian học tập ở nhà trường có hạn, nên vấn

đề giáo dục môi trường phải được tích hợp thông qua một số môn học, mà nội
dung có quan hệ gần gũi với môi trường. Vậy nên đưa vào chương trình lồng
ghép với các môn học như thế nào để có hiệu quả? Đây là vấn đề mà mỗi nhà
quản lí, mỗi giáo viên phải trăn trở và quan tâm để tìm ra giải pháp dạy lồng
ghép giáo dục môi trường cho học sinh trong các môn học thật sự có hiệu quả.
Xuất phát từ lí do trên tôi đã chọn đề tài: "Một số biện pháp dạy lồng ghép
giáo dục môi trường thông qua môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3" ở trường
Tiểu học Thuần Lộc - Hậu Lộc - Thanh Hóa”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm ra những biện pháp tối ưu nhất giúp bản thân nâng cao chất
lượng dạy lồng ghép giáo dục môi trường thông qua môn Tự nhiên và xã hội
lớp 3
- Giúp cho các em hiểu và hình thành, phát triển ở các em thói quen,
hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường. Bồi dưỡng
tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cái thiện và hình thành thói
quen, kĩ năng sống bảo vệ môi trường cho các em, giúp cho các em sớm có ý
thức trong việc bảo vệ môi trường sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
+ Nghiên cứu nội dung, phương pháp dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp
3 và việc dạy lồng ghép giáo dục môi trường thông qua môn Tự nhiên và xã
hội lớp 3
+ Học sinh lớp 3B Trường Tiểu học Thuần Lộc năm học 2017-2018
(lớp thực nghiệm)
+ Học sinh lớp 3A Trường Tiểu học Thuần Lộc năm học 2017-2018
(lớp đối chứng)
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp đọc tài liệu nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
+ Phương pháp Phân tích, so sánh, tổng hợp.
+ Phương pháp Điều tra nghiên cứu.
+ Phương pháp Thống kê số liệu.

+ Phương pháp Quan sát.
+ Phương pháp Thực nghiệm.
+ Phương pháp nêu gương
2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận:
2.1.1. Vai trò của môi trường:
+ Môi trường cung cấp những thứ cần thiết cho sự sống của con người
và mọi sinh vật như: không khí để thở, nước để uống, nguồn thức ăn và không
gian để tồn tại...
+ Môi trường cung cấp các thứ cần thiết để cho xã hội loài người phát
triển như: các nguồn tài nguyên để tạo ra của cải vật chất, năng lượng cần
thiết cho hoạt động phục vụ cho đời sống và sản xuất của con người...
+ Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp các nguồn thông tin cho con
người như: Giúp cho con người biết được những điều bí ẩn trong quá khứ nhờ
các hiện vật, di chỉ phát hiện được trong khảo cổ học; kết nối giữa hiện tại và
quá khứ, dự đoán được tương lai...
+ Môi trường còn là nơi chứa đựng và phân huỷ các phế thải do con
người và sinh vật tạo ra, dưới sự tác động của các yếu tố tự nhiên như nhiệt
độ, độ ẩm, ánh sáng...cùng với sự tham gia của vi sinh vật sẽ phân huỷ và
biến đổi trở thành các chất dinh dưỡng làm tăng độ phì cho đất. Tuy nhiên,
nếu số lượng chất thải tăng lên quá nhiều, đặc biệt có nhiều loại phế thải
không thể phân hủy được sẽ làm cho môi trường bị ô nhiễm, đe dọa đến sự
sống của con người và sinh vật...
2.1.2. Mục tiêu giáo dục môi trường ở bậc tiểu học:
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng rất quan trọng, dễ tiếp thu những giá
trị mới về kiến thức và kỹ năng...nên việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào
bậc học này sẽ giúp cho các em sớm có ý thức trong việc bảo vệ môi trường

sống. Nếu được giáo dục tốt các em sẽ là lực lượng nòng cốt trong việc cải
tạo, bảo vệ môi trường tại địa phương và đặc biệt hơn các em sẽ trở thành
những tuyên truyền viên tích cực trong cộng đồng...
Vì vậy, mục tiêu giáo dục môi trường ở bậc Tiểu học cần đạt là:
+ Về kiến thức: Giúp cho học sinh ban đầu biết được
- Các thành phần của môi trường và tác động qua lại giữa chúng
- Mối quan hệ giữa con người với môi trường...
- Biết được thế nào là ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi
trường xung quanh...
+ Về Kĩ năng:
- Biết giữ gìn vệ sinh mọi nơi, mọi lúc...
- Biết làm đẹp môi trường xung quanh...
- Biết trồng và chăm sóc cây xanh...
+ Thái độ:
- Có tình thương yêu, tôn trọng mọi người...
- Có ý thức sống thân thiện với thiên nhiên.
2.1.3.Tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường ở trường tiểu học.
- Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm làm cho các em hiểu và hình thành,
phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự, thân thiện
3


với môi trường. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cái
thiện và hình thành thói quen, kĩ năng sống bảo vệ môi trường cho các em.
- Số lượng học sinh tiểu học rất đông chiếm khoảng gần 10% dân số.
Con số này sẽ nhân lên nhiều lần nếu các em biết và thực hiện được tuyên
truyền về bảo vệ môi trường trong cộng đồng, tiến tới tương lai có cả một thế
hệ biết bảo vệ môi trường
- Để thực hiện được mục tiêu, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
trong trường tiểu học hiện nay, con đường tốt nhất là :

+ Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường qua các
môn học.
+ Đưa giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một nội dung của hoạt
động ngoài giờ lên lớp.
+ Quan tâm tới môi trường địa phương, thiết thực cải thiện môi trường
địa phương, hình thành và phát triển thói quen ứng xử thân thiện với môi
trường.
2.1.4. Vị trí, tầm quan trọng của môn Tự nhiên và xã hội trong chương trình
Tiểu học.
- Trong chương trình giáo dục Tiểu học môn Tự nhiên và xã hội cùng
với các môn học khác có vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho
học sinh. Môn học Tự nhiên và xã hội là môn học về môi trường tự nhiên và
xã hội gẫn gũi, bao quanh học sinh, vì vậy có rất nhiểu nguồn cung cấp kiến
thức cho các em. Do đó không chỉ có giáo viên cung cấp trí thức cho các em
lĩnh vực này, các em có thể thu nhận kiến thức từ nhiểu nguồn khác.
- Môn Tự nhiên và xã hội là môn học tích hợp kiến thức của khoa học
tự nhiên và khoa học xã hội trong đó kiến thức khoa học tự nhiên nhiều hơn
so với kiên thức khoa học xã hội. Vì vậy môn Tự nhiên và xã hội là môn học
có tầm quan trọng trong sự đổi mới giáo dục đó là việc coi trọng thực hành và
vận dụng kiến thức, quan tâm đến năng lực tự học, tự khám phá kiến thức của
học sinh.
- Môn Tự nhiên và xã hội được dạy ở các lớp 1,2,3 ( giai đoạn 1), lớp
4,5 ( giai đoạn 2) phát triển thành môn khoa học, môn lịch sử và địa lí
- Môn Tự nhiên và xã hội là môn học bắt buộc trong chương trình,
thông qua môn học cung cấp cho học sinh hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự
nhiên, xã hội và con người. Học sinh có những hiểu biết cơ bản, ban đầu về
các sự vật hiện tương, mối quan hệ giữa chúng trong tự nhiên, xã hội và con
người là nền tảng để các em học ở các lớp trên.
2.1.5.Tích hợp giáo dục môi trường trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 3.
Tích hợp kiến thức giáo dục môi trường vào môn Tự nhiên và xã hội là

sự cân nhắc, lựa chọn, kết hợp chặt chẽ một cách có hệ thống các kiến thức
giáo dục môi trường và kiến thức môn Tự nhiên và xã hội thành một nội dung
thống nhất, gắn bó với nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ được đề cập trong
bài học...

4


a. Nội dung kiến thức trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3: Chương trình
môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 được cấu trúc thành 3 chủ đề
+ Chủ đề "Con người và sức khỏe": Giúp học sinh nhận biết được các
bộ phận bên ngoài của cơ thể, vai trò của các giác quan, các hệ cơ quan trong
cơ thể và những ảnh hưởng của môi trường tới sức khỏe con người...
+ Chủ đề "Xã hội": Giúp học sinh nhận biết được các thành viên cũng
như các hoạt động trong gia đình, trường học, quê hương và các mối quan hệ
với cuộc sống xung quanh.
+ Chủ đề "Tự nhiên": Giúp cho học sinh biết được đặc điểm, lợi ích các
loài thực vật, động vật gần gũi cũng như các điều kiện sống, mối quan hệ…
b. Nội dung giáo dục môi trường cần tích hợp trong môn Tự nhiên và Xã
hội lớp 3:
+ Chủ đề "Con người và sức khỏe": Dựa vào kiến thức trong chủ đề,
giáo viên hình thành cho học sinh có ý thức và thói quen giữ gìn vệ sinh môi
trường xung quanh...
+ Chủ đề "Xã hội": Dựa vào kiến thức trong chủ đề, giáo viên hình
thành cho học sinh thái độ tôn trọng, lòng thương yêu và có trách nhiệm giữ
gìn môi trường sạch đẹp trong cộng đồng...
+ Chủ đề "Tự nhiên": Dựa vào kiến thức trong chủ đề, giáo viên hình
thành cho học sinh ý thức thân thiện với môi trường và biết cách bảo vệ
chúng.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:

2.2.1. Vài nét về trường tiểu học Thuần Lộc và công tác giáo dục môi
trường tại trường tiểu học Thuần Lộc:
a. Vài nét tình hình nhà trường:
- Trường Tiểu học Thuần Lộc là Trường chuẩn quốc gia mức độ 1. Năm
học 2017 - 2018, trường Tiểu học Thuần Lộc có 190 học sinh với 8 lớp học.
Tổng số CBGV trong nhà trường là 16 đ/c. Trong đó có 12/16 đ/c có trình độ
trên chuẩn ( ĐH-CĐ: 12, THSP:4). Nhìn chung các đồng chí giáo viên đã có
sự đầu tư lớn trong công tác nghiên cứu, sử dụng các công cụ như sách báo,
tài liệu, mạng Internet,…để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới
phương pháp dạy học. Do đó tất cả giáo viên đều đạt giờ dạy khá giỏi. Học
sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập; các em tự giác trong các hoạt động của
nhà trường, kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp từng bước được nâng lên.
- Trong những năm gần đây, dưới sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Ban
giám hiệu nhà trường, công tác giáo dục môi trường trường tiểu học Thuần
Lộc được nâng cao.
b. Thực trạng của việc giáo dục môi trường cho học sinh lớp 3 trong môn
Tự nhiên và xã hội tại trường tiểu học Thuần Lộc.
* Về phía giáo viên:
- Phần đa các tiết dạy còn mang tính lý thuyết, truyền đạt nội dung kiến
thức của bài học cho học sinh chứ chưa lựa chọn nội dung, hình thức dạy lồng
ghép giáo dục môi trường cho các em.
5


- Đặc biệt việc giáo dục môi trường cho học sinh thông qua môn học
còn hời hợt. Vì vậy đa số học sinh thiếu hụt hiểu biết về môi trường xung
quanh, ứng xử cần thiết trong cuộc sống. Điều này cũng là một trong những
nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong hành vi, lối sống đạo đức, thiếu hụt
về kỹ năng sống của nhiều học sinh.
* Về phía học sinh:

- Các em chưa hứng thú với môn Tự nhiên và xã hội, nhiều học sinh coi
đây là môn phụ nên không tập trung chú ý nghe giảng vì vậy học sinh chưa
biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Từ những kiến thức trọng tâm bài
học có liên quan đến môi trường các em mới chỉ hiểu và nắm được kiến thức
trong sách giáo khoa còn việc vận dụng vào thực tế cuộc sống còn hạn chế.
- Ví dụ: Học sinh lớp 3 vừa học bài “ Một số hoạt động ở trường, khi
học bài này học sinh biết được một số hoạt động ở trường ngoài hoạt động
học tập trong giờ học; biết được lợi ích của các hoạt động trên qua đó có ý
thức tham gia các hoạt động ở trường phù hợp với sức khỏe và khả năng của
mình, các em có ý thức thường xuyên dọn vệ sinh, trồng và chăm sóc cây để
ngôi trường luôn xanh, sạch, đẹp nhưng ngược lại nhiều em vẫn chưa tự giác
và tích cực tham gia việc chung khi trường, lớp giao trách nhiệm như tổng vệ
sinh trường lớp, chăm sóc bồn hoa cây cảnh, quét mạng nhện lớp học,…
2.2.2. Kết quả của thực trang:
Để tìm hiểu nhận thức, nắm bắt khả năng thích ứng và nhu cầu của học
sinh lớp 3 về công tác giáo dục môi trường nhằm thực hiện giáo dục môi
trường cho học sinh đạt hiệu quả cao, tôi đã khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý
kiến từng học sinh khối lớp 3. Tổng số học sinh được khảo sát là 38 em và
kết quả đạt được như sau:
TT
Câu hỏi
Có Không Lưỡng
(%)
(%)
lự (%)
1 Con người có thể sống khoẻ mạnh ở những nơi 21,1
60,5
18,4
không khí thiếu trong lành được không?
2 Có cần phải tiết kiệm và giữ gìn nguồn nước đang 60,5

21,1
18,4
sử dụng hằng ngày không?
3 Trồng và bảo vệ cây xanh có phải là việc làm
52,6
21,1
26,3
góp phần bảo vệ môi trường trong sạch hay không?
4 Chất thải từ các nhà máy có gây tác hại cho môi 52,6
21,1
26,3
trường sống của con người hay không?
5 Diệt ruồi muỗi, các con vật có hại có phải là hành 47,4
42,1
10,5
vi bảo vệ môi trường hay không?
6 Bảo vệ môi trường sống có phải là nhiệm vụ của 60,5
21,1
18,4
học sinh hay không?
7 Học sinh có nên làm những việc gây ô nhiễm môi
/
73,7
26,3
trường không?
8 Nhà trường có nên yêu cầu học sinh làm vệ sinh 52,6
21,1
26,3
trường lớp thường xuyên hay không?
6



Qua kết quả trên, tôi nhận thấy rằng phần đa học sinh đã có nhận thức
đúng về vấn đề môi trường. Ở đây, học sinh cũng đã nhận thấy giá trị của môi
trường với sức khoẻ con người. Cụ thể khi tôi đưa ra câu hỏi “Con người có
thể sống khoẻ mạnh ở những nơi không khí thiếu trong lành được không?”; có
đến 60,5% học sinh trả “không” hay khi tôi hỏi câu hỏi “Học sinh có nên làm
những việc gây ô nhiễm môi trường không?” thì có 73,7% học sinh trả lời
“Không”. Nhưng vẫn còn có một số học sinh chưa thật sự quan tâm đến môi
trường, chưa có nhận thức đầy đủ về môi trường, như khi tôi hỏi “Diệt ruồi
muỗi, các con vật có hại có phải là hành vi bảo vệ môi trường hay không?” thì
có tới 10,5% học sinh lưỡng lự và 42,1% học sinh trả lời là “ không”.
Sau đó tôi điều tra, thống kê về tình hình nhận thức về môi trường của
học sinh khối 3 đầu năm học, kết quả đạt như sau:
Học sinh nhận
Học sinh nhận
thức tốt về Bảo
thức chưa tốt về
Lớp
Sĩ số
vệ môi trường Bảo vệ môi trường
SL
%
SL
%
3A (Lớp đối chứng)
18
10
55,5
8

44,5
3B (Lớp thực nghiệm)
20
11
55,0
9
45,0
Với kết quả trên cho thấy tỷ lệ học sinh nhận thức về việc bảo vệ môi
trường còn hạn chế, kỹ năng bảo vệ môi trường chưa cao, chưa có tinh thần tự
giác trong việc giữ gìn vệ sinh. Tỷ lệ học sinh nhận thức chưa tốt về Bảo vệ
môi trường ở cả hai lớp tương đương nhau (Lớp 3A chiếm 44,5%; lớp 3B
chiếm 45%). Thậm chí các em còn gây ô nhiễm môi trường, vì thế giáo viên
phải nhắc nhở nhiều lần các em mới thực hiện. Điều này đã gây không ít khó
khăn cho giáo viên trong việc giáo dục bảo vệ môi trường đối với các em.
Xuất phát từ tình hình thực tế và kết quả nhận thức về môi trường của
học sinh lớp 3, bản thân tôi đã có những suy nghĩ và tìm ra các biện pháp
nhằm giúp cho các em học sinh lớp 3 sớm có ý thức trong việc bảo vệ môi
trường sống và nâng cao hiệu quả học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3.
2.3. Các biện pháp thực hiện:
Để đem lại hiệu quả trong việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường
qua môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 tôi đã sử dụng ra một số biện pháp sau đây:
Biện pháp 1. Mỗi giáo viên phải nắm vững mục tiêu, nội dung
chương trình môn Tự nhiên và xã hội lớp 3
* Mục tiêu chương trình TN-XH các lớp 3:
- Cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản ban đầu và thiết thực về:
Con người và sức khoẻ (cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng tránh
bệnh tật, tai nạn); Một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội
xung quanh.
- Bước đầu hình thành và phát triển ở HS những kĩ năng: Tự chăm sóc
sức khoẻ cho bản thân, ứng xử và đưa ra quyết định hợp lí trong đời sống để

phòng tránh một số bệnh tật và tai nạn; Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt
7


câu hỏi, diễn đạt những hiểu biết của mình (bằng lời nói hoặc hình vẽ) về các
sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.
- Hình thành và phát triển ở HS những thái độ và hành vi: Có ý thức
thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng
đồng; Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương.
* Nội dung chương trình môn Tự nhiên và xã hội lớp 3: Sau khi học
xong chương trình môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 các em biết.
- Biết tên, chức năng và giữ vệ sinh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài
tiết nước tiểu và thần kinh.
- Biết tên và cách phòng tránh một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô
hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh.
- Biết mối quan hệ họ hàng, nội, ngoại.
- Biết phòng tránh cháy khi ở nhà.
- Biết những hoạt động chủ yếu của nhà trường và giữ an toàn khi ở
trường.
- Biết tên một số cơ sở hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế và một số
hoạt động thông tin liên lạc, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại ở tỉnh
(thành phố) nơi học sinh ở.
- Biết một số qui tắc đối với người đi xe đạp.
- Biết về cuộc sống trước kia và hiện nay ở địa phương và giữ vệ sinh
môi trường.
- Biết được sự đa dạng và phong phú của thực vật và động vật; chứa
chức năng của thân, rễ, lá, hoa, quả đối với đời sống của cây và ích lợi đối với
con người; ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với đời sống con
người.
- Biết vai trò của mặt trời đối với trái đất và đời sống con người; vị trí

và sự chuyển động của trái đất trong hệ mặt trời; sự chuyển động của mặt
trăng quanh trái đất; hình dạng, đặc điểm bề mặt trái đất.
- Biết ngày đêm năm tháng.
Biện pháp 2. Xác định mục tiêu giáo dục môi trường trong môn Tự
nhiên và xã hội lớp 3.
1. Kiến thức:
- Có biểu tượng ban đầu về môi trường tự nhiên (cây cối, các con vật,
mặt trời, trái đất…) và môi trường nhân tạo (nhà ở, trường học, làng mạc, phố
phường…)
- Biết một số hoạt động của con người làm môi trường bị ô nhiễm.
- Biết môi trường sống xung quanh có ảnh hưởng đến sức khỏe của con
người.
- Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường.
3. Kĩ năng – Hành vi:
- Phát hiện ra mối quan hệ giữa các yếu tố của môi trường.
- Tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi.
- Thuyết phục người thân, bẹn bè có ý thức, hành vi bảo vệ môi trường.
8


2. Thái độ - Tình cảm:
- Yêu quý thiên nhiên, mong muốn bảo vệ môi trường sống cho các cây
cối, con vật và con người.
- Có thái độ tích cực đối với việc bảo vệ môi trường; chống các hành
động phá hoại môi trường, làm ô nhiễm môi trường .
Biện pháp 3. Xác định kiến thức giáo dục môi trường để tích hợp
vào nội dung bài học:
a. Các bước tiến hành:
+ Nghiên cứu sách giáo khoa và phân loại các bài học để xác định các
loại bài đã có nội dung hoặc có khả năng đưa nội dung giáo dục môi trường

vào bài. Kiến thức giáo dục môi trường trong các bài học có thể phân biệt các
loại bài khác nhau như:
- Toàn bài có nội dung giáo dục môi trường.
- Trong bài có một mục, một đoạn hoặc một vài câu, một vài ý có nội
dung giáo dục môi trường.
- Kiến thức trong bài có một hoặc nhiều chỗ có khả năng liên hệ, bổ
sung thêm kiến thức giáo dục môi trường.
- Nội dung bài không có kiến thức và cũng không có khả năng liên hệ,
bổ sung kiến thức giáo dục môi trường.
+ Xác định kiến thức giáo dục môi trường được lồng ghép vào bài (nếu
có)
+ Xác định các bài có khả năng đưa kiến thức giáo dục môi trường vào
bài bằng hình thức liên hệ và dự kiến các kiến thức có thể đưa vào từng bài.
b. Lựa chọn các kiến thức giáo dục môi trường:
Việc lựa chọn các kiến thức giáo dục môi trường để tích hợp vào bài
học trong quá trình giảng dạy là rất cần thiết, vì sẽ giúp cho giáo viên có sự
tính toán để sắp xếp cho mình một hệ thống các kiến thức giáo dục môi
trường, phân bố theo từng chủ đề, từng bài học. Để lựa chọn các kiến thức đó,
giáo viên cần lấy các kiến thức giáo dục môi trường đã được dự kiến để xem
xét, đối chiếu phù hợp cho từng nội dung bài giảng. Có vậy tiết học mới đạt
được hiệu quả cao
c. Các nguyên tắc đưa kiến thức giáo dục môi trường vào bài học:
Do việc đưa kiến thức giáo dục môi trường vào các bài học theo
phương thức tích hợp, đặc biêt là hình thức liên hệ, có nghĩa là các kiến thức
đưa vào bài giảng là do giáo viên tự lựa chọn. Bởi vậy, việc đưa các kiến thức
đó vào bài học không thể tuỳ tiện, mà phải dựa vào những nguyên tắc khoa
học rõ ràng. những nguyên tắc đó là:
+ Phải dựa vào nội dung bài học, nghĩa là các kiến thức giáo dục môi
trường đưa vào bài học phải có mối liên hệ lôgic chặt chẽ với các kiến thức
trong bài học. Các kiến thức trong bài học được coi là nền móng, là cơ sở cho

kiến thức giáo dục môi trường.
+ Các kiến thức giáo dục môi trường đưa vào bài học phải có hệ thống,
và phải phù hợp với trình độ của học sinh, không gây quá tải làm hạn chế đến
9


việc tiếp thu nội dung chính của bài học. Theo nguyên tắc này, những kiến
thức đưa vào bài phải có sự sắp xếp đúng chỗ, hợp lý, làm cho kiến thức môn
học thêm phong phú, sát với thực tiễn.
+ Các kiến thức giáo dục môi trường đưa vào bài học phải phản ánh
được hiện trạng môi trường hoặc tình hình bảo vệ môi trường ở địa phương,
giúp học sinh dễ dàng nhận thấy một cách cụ thể.
Biện pháp 4. Xác định nội dung lồng ghép giáo dục môi trường.
Nội dung giáo dục môi trường trong trường tiểu học được lồng ghép,
tích hợp trong các môn học và được đưa vào nội dung hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp với khối lượng kiến thức phù hợp như:
- Môi trường xung quanh học sinh.
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường.
- Ý thức về bảo vệ môi trường.
- Kĩ năng về bảo vệ môi trường trong cuộc sống và hoạt động.
- Hình thành, phát triển và rèn luyện hành vi, thói quen, thái độ đúng
trong bảo vệ môi trường.
Nội dung giáo dục môi trường được thể hiện ở những hoạt động được
thiết kế trên cơ sở một số khái niệm cơ bản có sẵn trong sách giáo khoa, nhằm
làm rõ giá trị của môi trường đối với đời sống con người. Các hoạt động giáo
dục môi trường cuối cùng phải hình thành được ở học sinh ý thức vê môi
trường và có kĩ năng hành động thực tiễn để giải quyết các vấn đề môi trường.
Biện pháp 5. Xác định các phương pháp dạy học tích hợp giáo dục
môi trường:
Giáo dục môi trường là một quá trình lâu dài, để chuyển tải được nội

dung giáo dục môi trường đến với học sinh một cách hiệu quả, cần lựa chọn
những cách tiếp cận hợp lí và khoa học. Lựa chọn các phương pháp giáo dục
phải xuất phát từ quan điểm tiếp cận trong giáo dục bảo vệ môi trường. Đó là
giáo dục về môi trường, giáo dục trong môi trường và giáo dục vì môi trường.
Nghiên cứu từ thực tế, để thực hiện được mục tiêu, nội dung giáo dục
bảo vệ môi trường trong trường tiểu học, trong điều kiện hiện nay, con đường
tốt nhất là:
-Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường qua môn học
- Đưa giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một nội dung của hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Quan tâm tới môi trường địa phương, thiết thực cải thiện môi trường
địa phương, hình thành và phát triển thói quen ứng xử thân thiện với môi
trường địa phương.
Thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường có thể sử dụng nhiều phương
pháp dạy học đa dạng như thảo luận nhóm, quan sát, trò chơi, phương pháp
tìm hiểu, điều tra, đóng vai…đồng thời sử dụng những phương pháp đặc thù
của các môn học. Tuy nhiên để việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường
đem lại hiệu quả tôi đã vận dụng nhiều phương pháp phù hợp và tổ chức các
hoạt động một cách linh hoạt theo chương trình đã xây dựng.
10


* Phương pháp thảo luận:
Đây là phương pháp dạy học giúp học sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến,
thái độ của mình và lắng nghe ý kiến của người khác về các vấn đề môi
trường có liên quan đến nội dung bài học. Qua phương pháp dạy học này, giáo
viên giúp học sinh nhận thức và có hành vi, thái độ đúng đắn về môi tường.
Ví dụ 1: Đối với bài 3 “Vệ sinh hô hấp” giáo viên tổ chức cho học sinh
thảo luận nhóm để liên hệ thực tế với nội dung như sau:
+ Liên hệ thực tế trong cuộc sống, kể ra những việc các em có thể làm

được để bảo vệ và giữ gìn cơ quan hô hấp.
+ Nêu những việc các em có thể làm ở nhà và xung quanh khu vực nơi
các em đang sống để giữ gìn cho bầu không khí luôn luôn trong lành.
Sau đó kết luận:
+ Không nên ở trong phòng có người hút thuốc lá, thuốc lào (vì trong
khói thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất độc) và không chơi đùa ở những nơi có
nhiều khói bụi. Khi quét dọn, làm vệ sinh lớp học, nhà ở cần đeo khẩu trang.
+ Luôn quét dọn và lau sạch đồ đạc cũng như sàn nhà để bảo đảm
không khí trong nhà luôn sạch, không có nhiều bụi.
+ Tham gia tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm; không vứt rác bừa bãi,..
Kết quả: Sau khi học xong bài “Vệ sinh hô hấp”, các em đã nhận thức
rõ về những tác hại khi bầu không khí bị ô nhiễm và những việc nên làm để
giữ vệ sinh đường hô hấp. Điều đó thể hiện ở việc tự giác dọn vệ sinh trường,
lớp và không ăn quà vặt rồi vứt rác bừa bãi trên sân trường, lớp học, giữ vệ
sinh nơi công cộng, có ý thức nhặt giấy rác, tích cực trồng cây xanh giữ gìn
cảnh quan môi trường.
Ví dụ 2: Dạy bài 36 “Vệ sinh môi trường” giáo viên có thể tổ chức học
sinh thảo luận nhóm qua các câu hỏi:
+ Hãy nêu cảm giác của em khi đi qua bãi rác.
+ Những sinh vật nào thường sống ở bãi rác?
+ Rác có hại như thế nào đối với sức khỏe của con người?
* Phương pháp quan sát:
Đây là phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tự nhiên và xã hội và
cũng là phương pháp quan trọng trong giáo dục bảo vệ môi trường cho học
sinh Tiểu học.
Ví dụ: Dạy bài 36 “Vệ sinh môi trường”, giáo viên có thể tích hợp
giáo dục bảo vệ môi trường qua việc giáo dục cho học sinh biết việc làm nào
đúng, việc làm nào sai trong việc xử lí rác thải. Giáo viên cho học sinh quan
sát các hình trong sách giáo khoa và nêu ý kiến của mình về các việc làm
đúng, các việc làm sai trong từng hình. Khi được quan sát dưới sự hướng dẫn

của giáo viên, học sinh có nhận thức và hình thành hành vi đúng đắn: không
nên vứt rác bừa bãi ở những nơi công cộng.
* Phương pháp trò chơi:
11


Trò chơi có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh tiểu học. Trò chơi
gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em lĩnh hội kiến thức về môn
học và giáo dục bảo vệ môi trường nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. Khi sử
dụng phương pháp trò chơi, giáo viên lưu ý: chuẩn bị trò chơi; giới thiệu tên
trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi và luật chơi; cho học sinh chơi;
nhận xét kết quả; rút ra bài học về bảo vệ môi trường qua trò chơi. Tùy vào
nội dung của từng bài học, giáo viên có thể chọn và tổ chức trò chơi phù hợp
để tích hợp nội dung giáo dục môi trường cho các em. Chẳng hạn, giáo viên
có thể tổ chức trò chơi đóng vai giúp học sinh thể hiện nhận thức, thái độ của
mình trong các tình huống cụ thể và thể hiện cách ứng xử phù hợp với các
tình huống.
Ví dụ: Khi dạy bài “Giữ gìn lớp học sạch đẹp”, giáo viên có thể tổ chức
cho học sinh đóng vai với tình huống như sau.
Trước giờ học, một nhóm học sinh (2-4) em ăn quà, vứt giấy bừa bãi ra
lớp. Một học sinh khác trông thấy và đã xử lý như thế nào?
Khi học sinh đóng vai, các em thể hiện nhận thức, thái độ của mình qua
vai đã đóng. Từ đó, giáo viên có thể điều chỉnh, bổ sung cho học sinh về nhận
thức, hành vi giữ gìn vệ sinh trường, lớp học.
* Phương pháp tìm hiểu, điều tra:
Đây là phương pháp tổ chức cho học sinh tham gia vào quá trình tìm
hiểu các vấn đề môi trường ở địa phương. Qua tìm hiểu, học sinh nhận thức
được thực trạng môi trường, giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, ý
thức bảo vệ môi trường. Sử dụng phương pháp này, giáo viên lưu ý: thiết kế
các câu hỏi, bài tập cho học sinh (cá nhân hoặc nhóm) tiến hành điều tra, tìm

hiểu các vấn đề về giáo dục bảo vệ môi trường ở thôn xóm, khu dân cư nơi
em sinh sống.
* Phương pháp nêu gương:
Nêu gương là phương pháp dùng những tấm gương mẫu mực, cụ thể,
sinh động trong đời sống để kích thích học sinh bắt chước. Trong phương
pháp nêu gương thì mỗi giáo viên luôn là tấm gương về bảo vệ môi trường để
học sinh noi theo.
Như chúng ta đã biết nếu chỉ là việc dạy trên lớp và nói xuông thôi thì
chưa đủ, vì là học sinh Tiểu học, các em còn nhỏ, sự nhận thức về bảo vệ môi
trường chưa cao. Hơn nữa, ở lứa tuổi này, những hành vi của các em thường
phụ thuộc vào người lớn, đặc biệt là các em thường bắt chước việc làm của
thấy cô giáo. Nếu thầy cô có những hành vi đúng đắn thì học sinh cũng thực
hiện hành vi đúng và ngược lại. Vì thế, ở mọi lúc, mọi nơi tôi luôn chấp hành
tốt việc bảo vệ môi trường. Luôn ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, nhắc nhở học
sinh dọn vệ sinh trường lớp đồng thời thường xuyên chăm sóc bồn hoa, cây
cảnh ở trường, từng hành động nhỏ như: Khi uống nước, chỉ rót vừa đủ nước
uống để tiết kiệm nước, ra khỏi phòng phải tắt điện, tắt quạt đê tiết kiệm
điện….

12


Những việc làm tuy nhỏ bé nhưng điều đó đã tác động tích cực đến các
em trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Cho nên, các em luôn có thói quen
bảo vệ môi trường ở mọi lúc, mọi nơi mà không cần giáo viên nhắc nhở.
Tóm lại: Giáo dục về môi trường và bảo vệ môi trường là một nội dung
giáo dục quan trọng cần được thực hiện nghiêm túc, đúng nội dung và đúng
phương pháp để có thể mang lại hiệu quả cao trong công tác bảo vệ môi
trường trong nhà trường Tiểu học.
Tóm lại: Giáo dục về môi trường và bảo vệ môi trường là một nội dung

giáo dục quan trọng cần được thực hiện nghiêm túc, đúng nội dung và đúng
phương pháp để có thể mang lại hiệu quả cao trong công tác bảo vệ môi
trường trong nhà trường Tiểu học.
Biện pháp 6. Định vị các địa chỉ có thể lồng ghép các nội dung giáo
dục môi trường thông qua môn Tự nhiên và xã hội.
* Căn cứ vào địa chỉ giáo dục môi trường trong môn Tự nhiên xã hội lớp
3 tôi đã lập kế hoạch dạy lồng ghép nội dung giáo dục môi trường như sau:
- Con người và sức khỏe:
+ Cơ quan hô hấp và một số bệnh lây qua đường hô hấp.
+ Cơ quan tuần hoàn: bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
+ Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
+ Cơ quan thần kinh: Nghỉ ngơi và học tập điều độ.
- Xã hội:
+ Quan hệ trong gia đình và vấn đề giữ gìn môi trường sống.
+ Giữ vệ sinh trường, lớp học.
+ Làng quê, đô thị; giữ vệ sinh nơi công cộng; liên hệ đến thực trạng môi
trường địa phương.
- Tự nhiên:
+ Thực vật, động vật, ích lợi và tác hại đối với cuộc sống con người;
cách bảo vệ chúng.
+ Mặt trời và trái đất, khí hậu ảnh hưởng đối với sự sống của con người.
* Nội dung và mức độ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường còn tùy
thuộc vào từng bài mà áp dụng cho phù hợp, vì thế việc xây dựng kế hoạch,
thiết kế các hoạt động là sự cần thiết để đem lại hiệu quả trong tiết dạy cho
nên tôi đã xây dựng cụ thể cho từng bài học với nội dung tích hợp như sau.

13


ĐỊA CHỈ, NỘI DUNG, MỨC ĐỘ TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

VÀO MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3

14


Tên bài

Nội dung tích hợp GDBVMT

Bài 3: Vệ sinh hô hấp
Bài 8: Vệ sinh cơ
- Biết một số hoạt động của con người đã gây ô
quan tuần hoàn
nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan
Bài 10: Hoạt động
hô hấp, tuần hoàn, thần kinh.
bài tiết nước tiểu - Học sinh biết một số việc làm có lợi có hại cho
Bài 15: Vệ sinh thần
sức khoẻ.
kinh
- Biết về các mối quan hệ trong gia đình. Gia đình
Bài 19:
là một phần của xã hội.
Các thế hệ trong một
- Có ý thức nhắc nhở các thành viên trong gia đình
gia đình
giữ gìn môi trường sạch, đẹp.
- Biết những hoạt động ở trường và có ý thức tham
Bài 24: Một số hoạt
gia các họat động ở trường góp phần bảo vệ

động ở trường
môi trường như: làm vệ sinh, trồng cây, tưới
cây,…
Bài 30: Hoạt động
nông nghiệp
- Biết các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, lợi
Bài 31: Hoạt động
ích và một số tác hại (nếu thực hiện sai) của
công nghiệp,
các họat động đó.
thương mại
Bài 32: Làng quê và - Nhận ra sự khác biệt giữa môi trường sống ở làng
đô thị
quê và môi trường sống ở đô thị.
- Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm
bệnh là hại sức khoẻ con người và động vật.
- Biết phân, rác thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ
Bài 36: Vệ sinh môi
là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
trường
- Biết một vài biện pháp xử lí phân, rác thải, nước
thải hợp vệ sinh.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Biết cây xanh có ích lợi đối với cuộc sống của
Bài 46: Khả năng kì
con người; khả năng kì diệu của lá cây trong
diệu của lá cây
việc tạo ra ôxi và các chất dinh dưỡng để nuôi
cây
- Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật

Bài 49: Động vật
sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác
Bài 50: Côn trùng
hại của chúng đối với con người.
Bài 51: Tôm
- Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật.
Bài 52: Cá
- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật
Bài 53: Chim
trong tự nhiên.
Bài 54: Thú

Mức độ
tích hợp

- Bộ
phận

- Liên
hệ
- Bộ
phận

- Liên
hệ
- Liên
hệ

- Toàn
phần


Liên hệ

- Liên
hệ

15


Tên bài
Bài 56, 57:
Đi thăm thiên
nhiên
Bài 58:
Mặt trời

Nội dung tích hợp GDBVMT
- Hình thành biểu tượng về môi trường tự nhiên.
- Yêu thích thiên nhiên.
- Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét mô tả
môi trường xung quanh.
- Biết mặt trời là nguồn năng lượng cơ bản cho
sự sống trên trái đất.
- Biết sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời vào
một số việc cụ thể trong cuộc sống hàng
ngày.

Mức độ
tích hợp
- Liên

hệ

- Liên
hệ

Bài 64: Năm,
tháng và Bước đầu biết có các loại khí hậu khác nhau và
- Liên
mùa
ảnh hưởng của chúng đối với sự phân bố của
hệ
Bài 65: Các
các sinh vật.
đới khí hậu
- Biết các loại địa hình trên trái đất bao gồm:
Bài 66: Bề mặt
núi, sông, biển,…là thành phần tạo nên môi
trái đất
- Bộ
trường sống của con người và các sinh vật.
Bài 67, 68:
phận
- Có ý thức giữ gìn môi trường sống của con
Bề mặt lục địa
người.
Biện pháp 7: Thiết kế và thực hiện tiến trình tiết dạy lồng ghép các
nội dung giáo dục môi trường thông qua môn Tự nhiên và xã hội:
* Mục đích của việc dạy thực nghiệm: Xuất phát từ mục đích nghiên
cứu của đề tài, nhằm giáo dục môi trường cho học sinh lớp 3 thông qua môn
Tự nhiên và Xã hội. Tôi đã tiến hành thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả

thi của đề tài, hiệu quả của dạy lồng ghép giáo dục môi trường thông qua môn
Tự nhiên và Xã hội.
* Nội dung, kế hoạch dạy thực nghiệm: Năm học 2017 - 2018, tôi đã
áp dụng các biện pháp trên để dạy lồng ghép giáo dục môi trường trong môn
Tự nhiên-xã hội, song do điều kiện tôi xin đưa ra 1 tiết thực nghiệm tiêu biểu
mà tôi đã trực tiếp dạy tại lớp 3B. Bên cạnh đó tôi tiến hành dạy ở lớp 3A (lớp
đối chứng) cũng với bài này và dạy theo hướng lâu nay mà giáo viên vẫn
thường dạy. Sau đó, tôi tiến hành kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh và so
sánh đối chứng với kết quả của học sinh hai lớp.
* Thiết kế bài day: Qua nghiên cứu nội dung sách giáo khoa môn Tự
nhiên và xã hội lớp 3, tôi thấy rằng nhiều nội dung bài học có khả năng tích
hợp giáo dục môi trường cho học sinh. Tôi tiến hành soạn và dạy 1 tiết (soạn
dạy lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào bài)
Tôi đã tiến hành soạn bài và tiến hành dạy như sau:
GIÁO ÁN MINH HOẠ DẠY LỚP THỰC NGHIỆM
BÀI 3 “ Vệ sinh hô hấp”
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết
16


- Nêu ích lợi của việc tập thở buổi sáng
- Kể ra những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan
hô hấp
- Giữ sạch mũi, họng
II. Đồ dùng dạy học: Các hình trong sách giáo khoa trang 8,9
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
+ Mục tiêu: Nêu được ích lợi của tập thở buổi sáng
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các

hình 1,2,3 trang 8 ( SGK ); thảo luận và trả lời câu hỏi.
H1: Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi gì?
H2:Hằng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi, họng?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Giáo viên yêu cầu đại diện mỗi nhóm chỉ trả lời một câu hỏi. Sau mỗi
câu trả lời, giáo viên cho học sinh các nhóm khác bổ sung.
- Kết luận: Tập thở sâu buổi sáng có lợi cho sức khỏe vì.
+ Buổi sáng sớm không khí thường trong lành, ít khói bụi.
+ Sau một đêm nằm ngủ, không hoạt động, cơ thể cần được vận động
để mạch máu lưu thông, hít thở không khí trong lành và hô hấp sâu để thải
được nhiều khí các - bô - níc ra ngoài và hit được nhiều khí ô xy vào phổi.
Ngoài ra giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách phòng tránh một số
nguy hiểm có thể xảy ra đối với mũi như sau: Không dùng tay ngoáy vào lỗ
mũi mà phải dùng khăn sạch để lau mũi. Mùa đông tránh để nhiễm lạnh đột
ngột và tập thói quen thở bằng mũi, không thở bằng miệng. Mỗi khi xì mũi
cần xì từng bên một, vì nếu bóp hẹp 2 lỗ mũi mà xì mạnh, không khí có thể
qua vòi tai làm tăng đột ngột áp lực trong tai giữa, gây thủng màng nhĩ. Tránh
các trò chơi nguy hiểm hoặc các va chạm vào mũi. Khi bị chảy máu cam thì
ngồi yên lặng, bóp chặt 2 lỗ mũi trong vòng 10 phút hoặc lâu hơn nữa cho đến
khi máu ngừng chảy; kết hợp dấp nước mát, nước lạnh vào mũi càng tốt.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh nên có thói quen tập thể dục buổi sáng
và có ý thức giữ vệ sinh mũi, họng. Lưu ý, chữa sớm các bệnh mũi, họng đều
cá tác dụng phòng bệnh cho tai.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi.
+ Mục tiêu: Kể những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ
quan hô hấp.
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp. Giáo viên yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh
nhau cùng quan sát các hình ở trang 9 ( SGK ) và trả lời câu hỏi: Chỉ và nói
tên các việc làm của các bạn trong hình, việc làm đó có lợi hay có hại đối với

cơ quan hô hấp? Tại sao?
Bước 2: Làm việc cả lớp

17


- Giáo viên gọi một học sinh lên trình bày. Mỗi học sinh chỉ phân tích
một bức tranh, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên bổ sung hoặc sửa chữa những ý kiến chưa đúng của học
sinh.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
Bước 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để liên hệ thực
tế với nội dung như sau:
+ Liên hệ thực tế trong cuộc sống, kể ra những việc nên làm và có thể
làm được để bảo vệ và giữ gìn cơ quan hô hấp
+ Nêu những việc các em có thể làm ở nhà và xung quanh khu vực nơi
các em sống để giữ gìn cho bầu không khí lôn luôn trong lành.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Giáo viên gọi học sinh (đại diện nhóm ) lên trình bày, học sinh khác
nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, sửa chữa những ý kiến chưa đúng của học
sinh.
Sau đó kết luận:
+ Không nên ở trong phòng có người hút thuốc lá, thuốc lào (vì trong
khói thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất độc) và không chơi đùa ở những nơi có
nhiều khói bụi. Khi quét dọn, làm vệ sinh lớp học, nhà ở cần đeo khẩu trang.
+ Luôn quét dọn và lau sạch đồ đạc cũng như sàn nhà để bảo đảm không
khí trong nhà luôn sạch, không có nhiều bụi.
+ Tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm; không vứt rác, khạc nhổ bừa
bãi,..

Hoạt động nối tiếp:
* Giáo viên củng cố bài và lưu ý học sinh: Sau khi học xong bài “ Vệ
sinh hô hấp”, các em đã nhận thức rõ về những tác hại khi bầu không khí bị ô
nhiễm và những việc nên làm để giữ vệ sinh đường hô hấp. Điều đó thể hiện
ở việc các em tự giác dọn vệ sinh trường, lớp và không ăn quà vặt rồi vứt rác
bừa bãi trên sân trường, lớp học, giữ vệ sinh nơi công cộng, có ý thức nhặt
giấy rác, tích cực trồng cây xanh giữ gìn cảnh quan môi trường.
* Dặn dò: Giáo viên nhắc học sinh chuẩn bị bài “Phòng bệnh đường hô
hấp”.
Trên đây chỉ là một bài tiêu biểu cho việc lồng ghép giáo dục môi
trường ở môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3. Ngoài ra, còn có rất nhiều bài có khả
năng tích hợp giáo dục môi trường khác nhau. Do đó, khi lập kế hoạch dạy
học cho từng bài, GV cần có sự nghiên cứu chuẩn bị cho từng nội dung bài
giảng phù hợp, để rút ra các kiến thức cần giáo dục môi trường cho học sinh.
Cần lưu ý: Giáo viên không nên quá đi sâu vào vấn đề lồng ghép giáo
dục môi trường làm ảnh hưởng đến thời gian tiết dạy và nội dung bài học
* Dạy thực nghiệm:
+ Thời gian và địa điểm dạy thực nghiệm: Ngày 15/ 9/ 2017

18


- Buổi sáng: Lớp thực nghiệm dạy theo thiết kế có lồng ghép giáo dục
môi trường ở lớp 3B - Tôi trực tiếp dạy tại lớp 3B
- Buổi chiều: Lớp đối chứng dạy theo kế hoạch bài học của giáo viên
mà từ lâu nay giáo viên vẫn dạy tại lớp 3A - Tôi trực tiếp dạy tại lớp 3A
* Kết quả: Sau khi dạy bài “ Vệ sinh hô hấp” ở cả hai lớp tôi tiến hành
kiểm tra nhận thức của học sinh cả hai lớp về những việc nên làm và
không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp, kết quả đạt như sau:


Lớp

Sĩ số

3A

18

3B

20

Học sinh nhận thức tốt về
những việc nên làm và
không nên làm để giữ vệ
sinh cơ quan hô hấp
SL
%
13
72,2
20

100

Học sinh nhận thức không
tốt về những việc nên làm
và không nên làm để giữ vệ
sinh cơ quan hô hấp
SL
%

5
27,7
0

0

Qua kết quả trên cho thấy, chất lượng giảng dạy và chất lượng học tập
môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3B được nâng lên rõ rệt. Tất cả học sinh lớp 3B
đều nhận thức tốt về những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh
cơ quan hô hấp.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng "Một số biện pháp dạy lồng
ghép giáo dục môi trường thông qua môn Tự nhiên và xã hội lớp 3" cho
thấy chất lượng Môn Tự nhiên và xã hội của học sinh được nâng lên rõ rệt.
- Qua kết quả trên, tôi nhận thấy rằng các em học sinh đã có nhận thức
đúng về vấn đề môi trường. Ở đây, học sinh nhận thấy giá trị của môi trường
với sức khoẻ con người. có thói quen giữ vệ sinh tốt cũng như biết giữ gìn nét
đẹp của phong tục, tập quán của dân tộc.
- Các em có kỹ năng sống, nói năng, ứng xử, giao tiếp với mọi người
thân thiện, có ý thức với mọi hành vi bảo vệ môi trường, tích cực tham gia
vào các hoạt động bảo vệ môi trường một cách hào hứng, tự nguyện.
- Yêu thích và mong muốn được làm những công việc phù hợp liên
quan đến bảo vệ môi trường, có ý thức vệ sinh chung; không vứt rác bừa bãi,
không khạc nhổ, không bẻ cây, hái hoa, biết chăm sóc cây, thường xuyên nhặt
rác vệ sinh sân trường, đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết tiết kiệm điện, nước,
rửa tay trước khi ăn,...
- Có thái độ gần gũi với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, yêu
quý chăm sóc bảo vệ cây hoa lá trong gia đình, nhà trường và khắp mọi nơi,
yêu quý chăm sóc bảo vệ vật nuôi; gần gũi, quý trọng bảo vệ đồ dùng, đồ
chơi, ..., thích tham gia trồng và chăm sóc cây cùng với thầy cô.

- Đặc biệt, tăng thêm tình đoàn kết với bạn bè trong lớp, ý thức tự giác
cùng nhau bảo vệ môi trường.
19


- Học sinh rất hứng thú với môn học, không khí lớp học sôi nổi, các em
mạnh dạn thể hiện mình trước đám đông, tinh thần hợp tác trong học tập.
Kết quả về tình hình nhận thức về môi trường của hai lớp đạt như sau:
Học sinh nhận thức tốt về Học sinh nhận thức chưa
Bảo vệ môi trường
tốt về Bảo vệ môi trường
Lớp Sĩ số
SL
%
SL
%
3A
18
13
72,2
5
27,7
3B
20
20
100
0
0
Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả ta thấy:
- Với học sinh lớp 3A (Lớp đối chứng) cơ bản các em học sinh đã nhận

thức tốt về Bảo vệ môi trường, xác định được những việc làm đúng, những
việc nên làm và đã có hành động đúng nhưng bên cạnh đó vẫn còn 5 học sinh
chiếm 27,7% các em nhận thức chưa tốt về Bảo vệ môi trường, chưa thực
hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, đối với trường lớp và công việc chung.
Sở dĩ vẫn còn những tình trạng trên vì các em chưa hiểu thấu đáo về Bảo vệ
môi trường, thiếu kĩ năng hợp tác, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm tham gia
công việc chung của lớp, của trường. Chính từ sự hạn chế này đã dẫn đến một
bộ phận học sinh nhận thức chưa tốt về Bảo vệ môi trường.
- Với học sinh lớp 3B (Lớp thực nghiệm) 100% học sinh đã nhận thức
tốt về Bảo vệ môi trường, xác định được những việc làm đúng (tăng 45% so
với đầu năm). Các em đã xác định được bổn phận và nghĩa vụ của mình đối
với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, đã có hành động đúng. Các em
có thói quen vệ sinh tốt cũng như giữ gìn nét đẹp của phong tực tập quán của
dân tộc. Các em có kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, giao tiếp với mọi người
thân thiện, có ý thức với moi hành vi bảo vệ môi trường, tích cực tham gia
vào các hoạt động bảo vệ môi trường một cách hào hứng, tự nguyện.Các em
yêu thích và muốn được làm những công việc phù hợp liên quan đến bảo vệ
môi trường, có ý thức giữ vệ sinh chung; không vứt rác bừa bãi, không khạc
nhổ, không bẻ cây, hái hoa, biết chăm sóc cây, thường xuyên nhặt giấy, rác vệ
sinh sân trường, đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết tiết kiệm điện nước, rửa
tay trước khi ăn,…
- Có thái độ gần gũi với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, yêu
quý chăm sóc cây hoa lá trong gia đình, nhà trường và khắp mọi nơi, yêu quý
chăm sóc bảo vệ vật nuôi, gần gũi bảo vệ đồ dùng, đồ chơi, biết lau chùi đồ bị
bụi bẩn. Đặc biệt, tăng thêm tình đoàn kết với bạn bè trong lớp, ý thức tự giác
cùng nha bảo vệ môi trường.
- Như vậy dạy học môn Tự nhiên và xã hội phải gắn bó chặt chẽ với
cuộc sống thực của học sinh. Thông qua các bài học Tự nhiên và xã hội các
em được giáo dục môi trường...Việc giáo dục môi trường cho học sinh lớp 3
thông qua môn Tự nhiên và xã hội vừa là nhiệm vụ vừa là mục tiêu giáo dục ở

tiểu học.

20


Tuỳ theo đặc điểm từng lớp mà giáo viên linh hoạt lồng ghép không
gây quá tải, giúp các em tiếp thu một cách thoải mái, nhẹ nhàng, tự tin, hiệu
quả.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua việc nghiên cứu đề tài, việc "Một số biện pháp dạy lồng ghép
giáo dục môi trường thông qua môn Tự nhiên và xã hội lớp 3" cho cho học
sinh lớp 3 là một việc làm không dễ. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao người
giáo viên cần làm tốt những nội dung sau:
- Mỗi giáo viên phải nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình môn
Tự nhiên và xã hội lớp 3
- Xác định mục tiêu giáo dục môi trường qua môn Tự nhiên và xã hội
- Xác định kiến thức giáo dục môi trường để tích hợp vào nội dung bài
học
- Xác định nội dung lồng ghép giáo dục môi trường
- Xác định các phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường:
- Định vị các địa chỉ có thể lồng ghép các nội dung giáo dục môi trường
thông qua môn Tự nhiên và xã hội.
- Thiết kế và thực hiện tiến trình tiết dạy lồng ghép các nội dung giáo
dục môi trường thông qua môn Tự nhiên và xã hội.
3.2. Kiến nghị:
1. Đối với giáo viên.
+ Phải nắm chắc nội dung chương trình, lựa chọn phương pháp hình thức
tổ chức dạy học phù hợp với mỗi bài học, phù hợp với từng đối tượng học
sinh trong lớp để học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, kĩ năng của bài học.

Tăng cường giáo dục lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh qua các
môn học đặc biệt là môn Tự nhiên và xhội và các hoạt động ngoại khóa.
+ Phải luôn trau dồi kiến thức, học hỏi từ đồng nghiệp cũng như đúc kết
kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, nâng cao đạo đức và chuyên môn.
2. Đối với nhà trường.
+ Thường xuyên dự giờ, kiểm tra giáo viên trong việc giáo dục lồng ghép
giáo dục môi trường vào các môn học cũng như các hoạt động ngoại khóa.
+ Động viên khuyến khích kịp thời những giáo viên, học sinh đạt nhiều
thành tích cao trong giảng dạy và học tập.
Trên đây là "Một số biện pháp dạy lồng ghép giáo dục môi trường
thông qua môn Tự nhiên và xã hội lớp 3". Trong quá trình nghiên cứu, tổ
chức thực hiện chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự đóng
góp ý kiến của đồng nghiệp để sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Hậu Lộc, ngày 14 tháng 3 năm 2018
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
21


(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Hà Thu

22



×