Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh, thu gom và xử lý chất thải nguy hại là pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 117 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
4702Thao@

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH,
THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI LÀ PIN,
ẮC QUY, BÓNG ĐÈN HUỲNH QUANG TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN BẮC TỪ LIÊM - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

ĐẶNG ANH TIẾN

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH,
THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI LÀ PIN,
ẮC QUY, BÓNG ĐÈN HUỲNH QUANG TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN BẮC TỪ LIÊM - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ĐẶNG ANH TIẾN
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 8440301


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ XUÂN SINH
TS. NGUYỄN THU HUYỀN
HÀ NỘI, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các nội dung, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình này.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đặng Anh Tiến

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS.
Nguyễn Thu Huyền là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận tình giúp đỡ và
định hướng giúp tôi hoàn thành luận văn của mình.
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của tập thể các Thầy, Cô giáo trong Khoa Môi
trường thuộc Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Tôi xin ghi nhận
và biết ơn sự giúp đỡ quý báu của các Thầy, Cô.
Tôi xin trân trọng cám ơn Lãnh đạo Chính quyền địa phương và người dân
Quận Bắc Từ Liêm đã nhiệt tình hỗ trợ, hợp tác và giúp đỡ tôi thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng nghiệp, bạn bè, gia đình
đã động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành luận văn
của mình.


Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Học viên cao học

Đặng Anh Tiến

i


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Cán bộ hướng dẫn chính 1: TS. Lê Xuân Sinh

Cán bộ hướng dẫn chính 2: TS. Nguyễn Thu Huyền

Cán bộ chấm phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Văn Nam

Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Lê Ngọc Thuấn

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày ... tháng ... năm 2018

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................... i

MỤC LỤC ............................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ...................................................... v
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ...................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................ viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................2
3.1. Điều tra khảo sát hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại là pin , ắc quy, đèn
huỳnh quang ................................................................................................................2
3.2. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải nguy hại là pin, ắc quy, đèn huỳnh quang
từ các hộ gia đình và cơ sở công nghiệp .....................................................................2
3.3. Ước tính ô nhiễm từ pin, bóng đèn huỳnh quang thải đến môi trường ................2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ................................................................................................. 3
1.1. Khái niệm pin, ắc quy và bóng đèn huỳnh quang............................................3
1.2. Cấu tạo và hoạt động của pin, ắc quy và bóng đèn huỳnh quang ....................3
1.3. Tác động của chất thải nguy hại (pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang) tới môi
trường và sức khỏe ................................................................................................10
1.3.1. Tác động của pin và ắc quy .............................................................................10
1.3.2. Tác động của bóng đèn huỳnh quang..............................................................11
1.4. Thực trạng quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ các hộ gia đình (gồm pin,
ắc quy, bóng đèn huỳnh quang) tại Việt Nam ......................................................12
1.4.1. Pin và ắc quy ...................................................................................................12
1.4.2. Bóng đèn huỳnh quang....................................................................................13
1.5. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải nguy hại tại Việt Nam .......................14
1.6. Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải nguy hại ..................................................18

iii



1.7. Tổng quan chung về vị trí nghiên cứu ...........................................................19
1.7.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................19
1.7.2. Hiện trạng môi trường .....................................................................................20
1.7.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội................................................................21
CHƯƠNG 2 PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..... 25
2.1. Đối tượng và phạm vi ...................................................................................25
2.2. Thời gian nghiên cứu ....................................................................................25
2.3. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................25
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp...............................................................25
2.3.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp ...................................................................26
2.3.3. Phương pháp so sánh.......................................................................................27
2.3.4. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia ................................................................28
2.3.5. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu ..........................................28
CHƯƠNG 3 ............................................................................................................................ 29
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................................. 29
3.1. Xác định hệ số phát sinh pin và ắc quy trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm ......29
3.1.1. Hệ số phát sinh từ các hộ gia đình ..................................................................29
3.1.2. So sánh với kết quả điều tra tại một số khu vực phía Bắc ..............................37
3.1.3. Tại các doanh nghiệp ......................................................................................38
3.2. Hiện trạng thu gom chất thải nguy hại trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm .......45
3.3. Hoạt động xử lý ắc quy và bóng đèn huỳnh quang .......................................48
3.4. Ước tính ô nhiễm từ pin, bóng đèn huỳnh quang thải đến môi trường .........51
3.5. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả ............................................................52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................... 60

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

CPMT & CTĐT : Cổ phần môi trường và Công trình đô thị
CTNH

: Chất thải nguy hại

EPR

: Cơ chế mở rộng hay tăng cường trách nhiệm của nhà sản xuất
(Extended Producer Responsibility)

EU

: Liên minh châu Âu

PC

: Máy tính cá nhân (persanal computer)

StEP

: Giải quyết các vấn đề chất thải điện tử (Solving the E-waste
Problem)

UNEP

: Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc

URENCO

: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên môi trường đô thị

Hà Nội

VSMT

: Vệ sinh môi trường

v


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Cấu tạo của Pin.............................................................................................3
Hình 1.2. Pin Zinc Carbon ..........................................................................................4
Hình 1.3. Pin điện hóa Alkaline ..................................................................................4
Hình 1.4. Pin điện hóa Niken Cadimi (Ni-Cd) ...........................................................5
Hình 1.5. Pin điện hóa Ni-MH ....................................................................................5
Hình 1.6. Pin điện hóa silver oxide .............................................................................6
Hình 1.7. Pin điện hóa Lithium-Ion ............................................................................6
Hình 1.8. Cấu tạo bình ắc quy .....................................................................................7
Hình 1.9. Ắc quy A-xit chì ..........................................................................................8
Hình 1.10. Ắc quy kiềm ..............................................................................................9
Hình 1.11. Bóng đèn huỳnh quang ...........................................................................10
Hình 1.14. Bản đồ hành chính quận Bắc Từ Liêm....................................................20

Hình 3.1. Lượng phát thải pin AA ...........................................................................29
Hình 3.2. Lượng phát sinh pin đại ...........................................................................30
Hình 3.3. Lượng phát sinh ắc quy ............................................................................31
Hình 3.4 Tỷ lệ các loại pin và ắc quy thải từ các hộ gia đình ...................................31
Hình 3.5 Dự báo lượng thải pin và ắc quy tại Bắc Từ Liêm .....................................32
Hình 3.6. Tải lượng phát sinh bóng đèn huỳnh quang .............................................33
Hình 3.7 Tải lượng phát sinh đèn Led tiết kiệm điện ..............................................33

Hình 3.8. Tải lượng phát sinh bóng đèn tuýp 1,2m .................................................34
Hình 3.9. Tải lượng phát sinh bóng đèn huỳnh quang compact ..............................35
Hình 3.10. Tải lượng phát sinh bóng đèn sợi đốt .....................................................35
Hình 3.11. Tỷ lệ phát sinh các loại bóng đèn ...........................................................36

vi


Hình 3.12. Sơ đồ dòng lưu chuyển chung chất thải nguy hại từ các hộ gia đình –
Quận Bắc Từ Liêm ....................................................................................................45
Hình 3.13. Dòng lưu chuyển chất thải nguy hại tại các doanh nghiệp ....................47
Hình 3.14. Sơ đồ công nghệ xử lý pin, ắc quy thải ..................................................49
Hình 3.15. Sơ đồ công nghệ tái chế chì ...................................................................50
Hình 3.16. Sơ đồ công nghệ xử lý bóng đèn huỳnh quang ......................................51
Hình 3.17. Sơ đồ đề xuất giải pháp thu gom tại cộng đồng .....................................58
Hình 3.18. Sơ đồ một số khu xử lý CTNH gần Hà Nội ...........................................58

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Tăng trưởng ắc quy giai đoạn 2010 -2020................................................12
Bảng 1.2 .Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến chất thải nguy hại ..................18
Bảng 2.1. Những dữ liệu, thông tin cần thu thập .....................................................25
Bảng 2.2. Đối tượng, hình thức điều tra cần thực hiện ............................................26

viii



MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại
hóa. Cùng với sự phát triển trên, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam cũng đang phát
triển không ngừng về cả tốc độ lẫn quy mô, về số lượng và chất lượng. Lượng chất
chất thải phát sinh từ đó ngày càng gia tăng, đa dạng về thành phần và nguy cơ ô
nhiễm lớn hơn. Một trong những nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là chất thải rắn phát
sinh từ hoạt động sản xuất, kinh tế và sinh hoạt hàng ngày. Xã hội càng phát triển,
lượng rác phát sinh càng lớn và dần thành mối đe dọa của cuộc sống. Trong khối
lượng rác thải phát sinh trong sinh hoạt của chúng ta có không ít các thành phần độc
hại, gây tác hại không chỉ đến môi trường xung quanh, môi trường sống của chúng
ta mà còn ảnh hưởng đến chính sức khỏe của con người. Với thành phần phức tạp,
chứa nhiều chất độc hại, các loại chất thải nguy hại (pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh
quang) là tác nhân đe dọa đến sức khỏe con người và môi trường sống khi chúng bị
chôn lấp hay được xử lý không đúng quy cách. Mặt khác, trong bản thân loại rác
thải này còn chứa một lượng đáng kể các nguyên liệu có khả thu hồi và tái chế đem
lại nguồn lợi về kinh tế. Tái chế pin, ắc quy từ lâu đã trở thành nghề mưu sinh của
một số khu vực dân cư. Hoạt động thu gom và tái chế các loại chất thải nguy hại
trên hiện nay chưa nhận được sự quản lý và giám sát chặt chẽ từ phía các cơ quan
chức năng.
Trong những năm qua, tại địa bàn quận Bắc Từ Liêm việc quản lý chất thải
nguy hại cũng không được chú trọng. Phần lớn, các loại chất thải nguy hại này
không được xử lý đúng cách. Cùng với chất thải sinh hoạt, một phần chất thải nguy
hại được xử lý chung theo phương pháp chôn lấp gây ảnh hưởng tới môi trường.
Hầu hết các chất thải chỉ được thu mua tới các cơ sở mua bán phế liệu rồi bán cho
các cơ sở chế biến thành nguyên liệu để phục vụ sản xuất, tuy nhiên sau khi phân
loại thì một lượng lớn chất thải nguy hại không đủ điều kiện tái chế sẽ được đưa tới
các bãi rác để tiến hành xử lý, chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp hoặc đốt.
Để góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý chất thải nguy hại tại
thành phố Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Trong luận văn này, tôi tiến

hành “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh, thu gom và xử lý chất thải nguy
hại là pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm Thành phố Hà Nội”.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng phát sinh, thu gom và xử lý chất thải nguy hại là pin, ắc
quy, bóng đèn huỳnh quang từ các hộ gia đình và các cơ sở công nghiệp trên địa
bàn quận Bắc Từ Liêm.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Điều tra khảo sát hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại là pin , ắc quy, đèn
huỳnh quang
- Xác định thành phần và khối lượng phát sinh pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang
từ các hộ gia đình trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
- Điều tra, khảo sát, xác định thành phần và khối lượng phát sinh pin, ắc quy, bóng
đèn huỳnh quang từ các cơ sở công nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.
- So sánh với kết quả điều tra hiện trạng phát sinh pin, ắc quy và bóng đèn huỳnh
quang trên toàn miền Bắc.
3.2. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải nguy hại là pin, ắc quy, đèn huỳnh
quang từ các hộ gia đình và cơ sở công nghiệp
- Quy trình thu gom
- Tỷ lệ thu gom
- Phương tiện thu gom và vận chuyển
- Tình hình xử lý và tái chế chất thải nguy hại
- Tình hình tham gia thu gom và xử lý chất thải nguy hại của các hộ gia đình và
doanh nghiệp.
(Số phiếu điều tra và bảng hỏi được mô tả chi tiết trong phần phương pháp nghiên
cứu)
3.3. Ước tính ô nhiễm từ pin, bóng đèn huỳnh quang thải đến môi trường

3.4. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả

2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm pin, ắc quy và bóng đèn huỳnh quang
- Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các
đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây
nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác chất với chất khác gây nguy
hại đến môi trường và sức khỏe con người”. [1]
- Pin là một thiết bị dùng để lưu trữ, cung cấp điện năng. Pin điện hóa chuyển hóa
năng (năng lượng phản ứng hóa học) thành điện năng. Pin là nguồn cung cấp năng
lượng hoạt động cho hầu như tất cả các thiết bị cầm tay hiện nay vì nó có những ưu
điểm như, nhỏ, nhẹ, cung cấp điện áp ổn định. [13]
- Nguồn điện thứ cấp hay ắc quy (gốc tiếng Pháp accumulateur) hay pin sạc, pin thứ
cấp là loại pin có thể tái sử dụng nhiều lần bằng cách cắm điện và đặt vào bộ sạc để
sạc lại. Ắc quy là một dạng nguồn điện hóa học, dùng để lưu trữ điện năng dưới
dạng hóa năng. Ắc quy hiện nay trên thị trường chủ yếu là ba loại sử dụng các chất
hóa học khác nhau gồm: NiCd, NiMH và Lithium. [13]
- Đèn huỳnh quang hay gọi đơn giản là đèn tuýp gồm điện cực (vonfram) vỏ đèn và
phủ một lớp bột huỳnh quang(hợp chất chủ yếu là Phốtpho). Ngoài ra, người ta còn
bơm vào đèn một ít hơi thủy ngân và khí trơ (neon, argon...) để làm tăng độ bền của
điện cực và tạo ánh sáng màu.
1.2. Cấu tạo và hoạt động của pin, ắc quy và bóng đèn huỳnh quang
1.2.1. Pin [9]
 Cấu tạo của Pin

Hình 1.1 Cấu tạo của Pin


3


 Phân loại Pin
- Pin điện hóa Zinc Carbon: Đây là loại pin có từ rất lâu. Pin carbon kẽm có giá rẻ.
Đây là lựa chọn tốt cho các thiết bị tiêu thụ ít điện năng (điều khiển tivi, đồng hồ
treo tường, đèn pin, đồ chơi…)

Hình 1.2. Pin Zinc Carbon
- Pin điện hóa Alkaline (Pin kiềm): Đây là loại pin dùng một lần thông dụng nhất
hiện nay bởi giá thành thấp mà dung lượng đủ cao. Pin kiềm có đủ hình dáng, từ
loại thông dụng AA (pin tiểu) đến AAA (pin đũa, pin mini) hoặc C (pin trung), D
(pin đại).

Hình 1.3. Pin điện hóa Alkaline
- Pin điện hóa Niken Cadimi (Ni-Cd) : Đây là loại pin có số lần sạc lại nhiều nhất,
lên tới 1000 lần, tuy nhiên phải cẩn thận khi sử dụng vì pin Ni-Cd rất độc. Một
trong các yếu điểm của pin Ni-Cd là điện thế giảm đột ngột ở cuối chu kì xả.

4


Hình 1.4. Pin điện hóa Niken Cadimi (Ni-Cd)
- Pin điện hóa Ni-MH (Nikel matal hidride): Pin Ni-MH dạng AA có thể dùng với
hầu như tất cả các thiết bị đang dùng pin Alkaline và Ni-Cd. Pin Ni-MH có khả
năng lưu trữ năng lượng tốt và nội trở nhỏ. Đây là lựa chọn phổ biến vì pin Ni-MH
có hiệu ứng nhỏ ít hơn Ni-Cd và có dung lượng pin cao hơn hai lần pin Ni-Cd.

Hình 1.5. Pin điện hóa Ni-MH
- Pin điện hóa silver oxide (oxit bạc): Đây là loại pin không thông dụng do giá rất

đắt. Có thể thấy loại pin này trong một số loại đồng hồ, máy trợ thính và các máy
ảnh tiêu thụ ít năng lượng. Ngoài ra, do Pin khi hết không chảy nước nên rất được
ưu chuộng khi gắng trực tiếp lên bo mạch Pin CMOS trong máy vi tính.

5


Hình 1.6. Pin điện hóa silver oxide
- Pin điện hóa Lithium-Ion (Li-Ion): Loại pin này được đánh giá là loại pin tốt với
nhiều tính năng ưu việt như mật độ năng lượng cao, thời gian sử dụng lâu, suy hao
năng lượng thấp và đặc biệt loại bỏ hẳn tình trạng nhớ. Đây là dòng pin thân thiện
với môi trường, không có các yếu tố kim loại độc hại trong vấn đề xử lý thải.

Hình 1.7. Pin điện hóa Lithium-Ion
1.2.2. Ắc quy [9]
 Cấu tạo của ắc quy

6


Hình 1.8. Cấu tạo bình ắc quy
- Vỏ: Giữ vai trò bảo vệ các bộ phận bên trong ăc quy. Chia làm nhiều ngăn và
tạo khoảng trống phía đáy để đựng dung dịch và các cặn bẩn. Những chiếc vỏ
trong suốt cho phép chúng ta kiểm tra mức dung dịch điện phân mà không cần
tháo nút thông hơi.
- Nắp: Được gắn cố định với vỏ, có lỗ thoát khí để bảo vệ ăc quy (đối với ăc quy
chì hở), kiểm tra dung dịch điện phân, thêm nước.
- Bản cực: Làm từ hợp kim chì và atimon (Sb), cực dương là chì dioxit (PbO2)
và cực âm là chì. Trên mặt bản cực có gắn các xương dọc và xương ngang để
tăng độ cứng vững và tạo ra các ô cho chất hoạt tính bám trên bản cực, số tấm

cực và kích thước của các cực càng lớn thì điện thế sinh ra càng lớn.
- Tấm chắn: Mỏng, cách điện xốp (dệt thủy tinh hoặc nhựa) đặt giữa hai bản cực
âm và dương, ngăn chặn việc phóng điện giữa 2 bản cực.
- Hộc bình: Một cụm bản cực tích điện âm và dương gắn với tấm chắn ở giữa.
Khi ngâm trong chất điện phân, một ngăn sản xuất khoảng 2.1V (không phân
biệt số lượng và kích thước của bản cực), hộc acquy được nối thành hàng, vì vậy
số lượng các ngăn xác định điện áp của ăc quy. Một ăc quy 12V có 6 ngăn.
- Thanh nối: Là đai kim loại nặng và dày, được hàn vào các cực âm của 6 ngăn,
giúp kết nối thành một mạch.
- Ngăn bình: Là 1 phần của vỏ, nó ngăn cách các ngăn.
- Cọc bình: Đó là 2 đầu cực âm và dương,điểm nối với thanh nối của cực tương
ứng. Là nơi nối với tải ngoài và để sạc điện.

7


- Nút thông hơi: Giúp kiểm soát sự thoát khí H2 trong quá trình nạp. Kiểm tra
dung dịch điện phân và cho thêm nước nếu cần thiết.
- Dung dịch: Là một hỗn hợp axit H2SO4 và Nước. Nó phản ứng hóa học với các
vật liệu tại 2 cực trong các bản cực để tạo ra một điện áp .Nó dẫn các e từ tấm
này sang tấm kia. Một pin sạc đầy sẽ có khoảng 36% axit và 64% nước.
 Phân loại
Trên thị trường ắc quy tại Hà Nội nói riêng và ắc quy toàn quốc nói chung
hiện tại có rất nhiều tên gọi Ắc quy khác nhau như: ắc quy nước, ắc quy axít, ắc
quy axít kiểu hở, ắc quy kín khí, ắc quy không cần bảo dưỡng, ắc quy khô, ắc
quy GEL, ắc quy kiềm...Thực ra thì cách nói như trên là các cách gọi khác nhau
của vài loại ắc quy cơ bản mà thôi, cách gọi như trên chính là cách gọi có thể
bao hàm vào nhau mà nếu nghe qua bạn đừng hoang mang rằng tại sao có nhiều
loại ắc quy như vậy. Trên thực tế thường phân biệt thành hai loại ắc quy thông
dụng hiện nay là:

- Ắc quy sử dụng điện môi bằng A-xít gọi tắt là ắc quy A-xít (hoặc ắc quy AxítChì) và cũng được chia làm 2 loại chính sau:
+ Ắc quy A-xít chì hở (Vented Lead-Acid Batteries)
+ Ắc quy A-xít chì kín (Valve-Regulated Lead- Acid)
Hai loại này đang bị gọi nhầm một cách thông dụng là: ắc quy nước và ắc
quy khô (đúng ra thì ắc quy điện môi dạng keo mới gọi là ắc quy khô). Để hiểu
chi tiết hơn về phân loại ắc quy axit-chì, mời các bạn đọc bài viết "Phân loại ắc
quy axit-chì"

Hình 1.9. Ắc quy A-xit chì

8


- Ắc quy sử dụng điện môi bằng kiềm gọi tắt là ắc quy kiềm (Nickel-Cadmium
Batteries)

Hình 1.10. Ắc quy kiềm
1.2.3. Bóng đèn huỳnh quang [9]
Đèn huỳnh quang hay gọi đơn giản là đèn tuýp gồm điện cực (vonfram) vỏ đèn và
lớp bột huỳnh quang. Ngoài ra, người ta còn bơm vào đèn một ít hơi thủy ngân và
khí trơ (neon, argon...) để làm tăng độ bền của điện cực và tạo ánh sáng màu. Theo
thống kê từ tạp chí khoa học và công nghệ (ngày 22/04/2016), trong mỗi huỳnh
quang compact có chứa khoảng 5 mi - li - gam thuỷ ngân.
Đèn huỳnh quang có cấu tạo gồm hai bộ phận chính đó là ống tuýp đèn và hai điện
cực ở hai đầu. Cơ chế phát sáng của đèn huỳnh quang khá phức tạp điễn ra bên
trong ống thủy tinh hình trụ bịt kín. Mặt bên trong ống được tráng một lớp lớp
huỳnh quang tức là bột phốt pho. Ống có hai điện cực ở hai đầu, được nối với mạch
điện xoay chiều. Khi ta bật công tắc đèn sẽ xảy ra hiện tượng hồ quang điện tức là
sự phóng điện trong khí trơ để kích thích tạo ra ánh sáng. Hiện tượng này như sau:
Khi dòng điện đi vào và gây ra một hiệu điện thế lớn giữa các điện cực thì các dây

tóc trên các đầu điện cực nóng lên, phát xạ ra các hạt electron di chuyển trong ống
với vận tốc cao từ đầu này đến đầu kia. Trên đường vận động, chúng va chạm vào
các phân tử khí trơ làm phóng ra nhiều các hạt ion hơn. Quá trình này tỏa nhiệt sẽ
làm thủy ngân trong ống hóa hơi. Khi các electron và ion di chuyển trong ống,
chúng sẽ va chạm vào các nguyên tử khí thủy ngân. Những va chạm này sẽ làm các
nguyên tử thủy ngân phát xạ ra các photon ánh sáng cực tím tức là các tia tử ngoại
mà mắt thường không thấy được. Do đó, loại ánh sáng này cần phải được chuyển

9


đổi thành ánh sáng nhìn thấy để thắp sáng bóng đèn và đây chính là nhiệm vụ của
lớp huỳnh quang trong ống. Khi những tia cực tím này va chạm vào mặt trong bóng
đèn, nó sẽ làm cho các nguyên tử phốt pho giải phóng ra các hạt photon dạng tia
hồng ngoại với ánh sáng trắng mắt thường có thể thấy được mà không sinh ra nhiệt
lượng lớn. Các nhà sản xuất có thể thay đổi màu sắc của ánh sáng bằng cách sử
dụng các hợp chất huỳnh quang khác nhau.

Hình 1.11. Bóng đèn huỳnh quang
1.3. Tác động của chất thải nguy hại (pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang) tới
môi trường và sức khỏe
1.3.1. Tác động của pin và ắc quy
Pin và ắc quy chứa rất nhiều chất độc hại, đặc biệt là chì. Chì là kim loại nặng, đặc
biệt độc hại đối với não, thận, hệ thống sinh sản và tim mạch của con người. Hợp
chất chì có thể hấp thụ qua đường ăn uống và thở. Nhiễm độc chì sẽ gây hại đến các
chức năng của trí óc, thận, gây vô sinh, sẩy thai và tăng huyết áp. Với trẻ em, chì là
mối nguy hại có thể làm giảm chỉ số thông minh. Các kim loại nặng trong pin rất
độc hại đối với con người,có khả năng gây ung thư và các vấn đề về sức khỏe khác.
Có thể bạn sẽ sửng sốt khi biết lượng thủy ngân có trong một viên pin lớn bằng cúc
áo có thể làm ô nhiễm 500l nước hoặc 1m3 đất trong vòng 50 năm. Những hóa chất

này ngấm vào lòng đất còn độc hại hơn cả bọc ni lông.
Nghiên cứu của Viện Khoa học môi trường và Phát triển (Bộ TN&MT) cho thấy,
cả hai phương pháp trên đều tác động xấu đến môi trường. Khi chôn lấp pin, các
kim loại nặng như: Chì, kẽm, niken và thủy ngân có trong pin sẽ thấm vào đất,

10


nguồn nước ngầm và gây ô nhiễm nguồn nước. Hoặc khi đốt, các thành phần nguy
hại trong pin sẽ bốc lên thành khói độc, hay chất độc của pin đọng lại trong tro gây
ô nhiễm không khí. Lượng thủy ngân có trong một cục pin cũng có thể làm ô nhiễm
500 lít nước hoặc 1m3 đất trong vòng 50 năm... Khi con người hấp thụ qua đường
ăn uống hoặc hít thở, các độc tố phát tán từ pin có thể gây hại não, thận, hệ thống
sinh sản và tim mạch.
1.3.2. Tác động của bóng đèn huỳnh quang
Bóng đèn compact được nhiều người tiêu dùng lựa chọn vì có ưu điểm tiết kiệm
tiện và giảm ô nhiễm. Tuy nhiên, ít người biết rằng trong mỗi bóng đèn huỳnh
quang compact có chứa khoảng 5 mi - li - gam thuỷ ngân đủ để gây ô nhiễm cho
22680 lít nước uống. Nếu không may để bóng đèn compact bị nứt và vỡ thì thủy
ngân, bột phốt pho trong bóng sẽ thoát ra ngoài gây hại cho môi trường và sức khỏe
con người.
Theo khuyến cáo của Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA): Tiếp xúc thuỷ
ngân ở lượng thấp (dưới 5 mi - li - gam) có thể gây ra các hiện tượng run, thay đổi
tính tình, bị mất ngủ, mệt mỏi cơ bắp, và chứng nhức đầu. Nếu tiếp xúc ở liều lượng
cao hoặc tiếp xúc lâu dài có thể dẫn đến chứng đần độn, thay đổi nhân cách, điếc,
mất trí nhớ, thậm chí là hủy hoại nhiễm sắc thể; các tế bào thần kinh, não, và thận
cũng sẽ bị hủy hoại nặng. Chất thủy ngân độc hại này còn ảnh hưởng trực tiếp đến
hệ thần kinh của bào thai và trẻ em. [4]
Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) khẳng định chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ,
hơn một tỷ bóng đèn compact tiết kiệm điện được ném vào thùng rác mỗi năm. Tại

một số khu vực, một số bóng đèn compact tiết kiệm điện bị phá vỡ. Kết quả là một
lượng đáng kể các chất thủy ngân từ những bóng đèn bị hỏng này phát tán vào
không khí, nước và đất. Thủy ngân có thể rò rỉ vào hệ thống nước hoặc trôi nổi
trong không khí cho tới bề mặt của các lớp đất, do đó chất thủy ngân độc hại hiện
diện ở: những con cá mà chúng ta ăn và nguồn nước mà chúng ta uống.
Các nhà khoa học tại công ty Lenntec (công ty xử lý nước và không khí, có trụ sở
chính đặt tại Delft, Hà Lan) giải thích rằng: phần lớn các loại phân bón nông nghiệp
bị nhiễm thủy ngân được hấp thụ bởi các loại trái cây và rau chúng ta ăn hàng ngày.
Các loại thức ăn và nước uống dùng cho chăn nuôi cũng có thể bị ô nhiễm thủy
ngân và sau đó con người lại ăn thịt động vật bị nhiễm chất thủy ngân.

11


1.4. Thực trạng quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ các hộ gia đình (gồm
pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang) tại Việt Nam
1.4.1. Pin và ắc quy


Nhu cầu sử dụng ắc quy chì ngày một gia tăng

Cùng với sự phát triển nhanh về khoa học công nghệ, nhu cầu sử dụng pin và ắc
quy chì ở Việt Nam trong những năm gần đây ngày càng gia tăng, do sự gia tăng số
lượng ôtô, xe máy cũng như nhu cầu sử dụng các thiết bị chiếu sáng và lưu kho
công nghiệp ở các vùng sâu, vùng xa đang trở nên cao hơn.
Theo tính toán của chuyên gia kinh tế, ước tính cả nước hiện có khoảng 28 triệu
xe mô tô và 1,5 triệu xe ô tô và sẽ tăng khoảng 20-25% mỗi năm. Dự báo, đến năm
2021, Việt Nam có thể có 60 triệu xe mô tô và ô tô các loại.
Nhu cầu tăng dẫn đến tỉ lệ tăng trưởng sản xuất ắc quy chì ở nước ta hàng năm
cũng không ngừng tăng lên. Tính tăng trưởng theo Quy hoạch phát triển ngành Hóa

chất Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và dự báo đến 2020 như sau:
Bảng 1.1. Tăng trưởng ắc quy giai đoạn 2010 -2020
Năm

Ắc quy (1000 kWh)

1998 - 2000

371 - 474

2001 - 2010

581 - 1200

2011 - 2020

1200 - 1780

Ắc quy chì có nhược điểm căn bản là tuổi thọ thấp. Loại ắc quy chì tốt nhất hiện
nay cũng chỉ có thể làm việc không quá 5 năm. Như vậy, một lượng rất lớn các loại
ắc quy hết thời hạn sử dụng bị thải loại và trở thành phế thải. Tuy không có số liệu
thống kê về nguồn phế thải này, nhưng có thể ước đoán là có hàng triệu bình ắc quy
bị thải bỏ mỗi năm.


Thực trạng tái chế ắc quy chì ở Việt Nam [9]

Việc tái chế ắc quy chì đang diễn ra tự phát, ngoài tầm kiểm soát của tất cả các cơ
quan có trách nhiệm. Hiện nay chiếm thị phần lớn nhất là các làng nghề. Tại đây chì
được tái sinh theo cách thủ công. Do làm theo cách thủ công và chỉ tính lợi nhuận


12


nên không ai quan tâm đến các biện pháp bảo vệ môi trường. Kết quả là gây ra tình
trạng ô nhiễm chì trầm trọng tại các làng nghề này.
Tại các nhà máy sản xuất ắc quy hiện nay, nơi có điều kiện tổ chức sản xuất công
nghiệp với các phương pháp xử lý tương đối tiên tiến, cho hiệu suất thu hồi cao hơn
và giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường xung quanh đã có chủ trương thu gom ắc
quy cũ và tái chế theo các phương pháp và phương tiện hiện có nhưng hiệu quả
không lớn và chiếm tỉ lệ rất thấp so với tư nhân.
1.4.2. Bóng đèn huỳnh quang
Hiện nay, Việt Nam đã có một số công nghệ xử lý và tái chế bóng đèn huỳnh
quang thải bỏ, như công nghệ xử lý bóng đèn dạng ướt, công nghệ xử lý bóng đèn
dạng khô. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp đang gặp
nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các công nghệ phù hợp để áp dụng vào thực tiễn.
Cho đến nay, các đơn vị xử lý bóng đèn huỳnh quang thải do Tổng cục Môi trường
cấp phép đều ở dạng kết hợp xử lý nhiều loại chất thải nguy hại, chưa có đơn vị
chuyên trách về xử lý và tái chế bóng đèn huỳnh quang thải bỏ như một số nước
phát triển là Nhật Bản, Mỹ, EU…
Theo định hướng ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030, công nghiệp dịch vụ môi trường sẽ được chuyên môn hóa, gắn
xử lý với tái chế. Tập trung phát triển công nghiệp sản xuất thiết bị công nghệ phục
vụ cho chế biến chất thải, công nghiệp tái chế với nhiều loại hình công nghệ và quy
mô khác nhau. Đây là cơ hội cho các ngành dịch vụ môi trường trong đó có dịch vụ
xử lý bóng đèn huỳnh quang thải bỏ phát triển theo hướng hiện đại về công nghệ để
có thể tái sử dụng, tái chế lại các thành phần sau xử lý.
Theo Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg ngày 9-8-2013 của Thủ tướng Chính phủ
quy định về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ thì bắt đầu từ ngày 1-1-2015, các
doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu bóng đèn compact, bóng đèn huỳnh quang phải

thực hiện thu hồi và xử lý các loại bóng đèn thải bỏ này. Cụ thể, phải thiết lập điểm
thu hồi, tiếp nhận, vận chuyển, xử lý bóng đèn huỳnh quang thải bỏ và báo cáo cơ
quan quản lý môi trường kết quả thu hồi, xử lý trong từng năm. Ngày 1-1-2015
cũng là ngày Luật Bảo vệ môi trường (được Quốc hội thông qua ngày 23-6-2014)
có hiệu lực. Tại Điều 87 Luật này quy định việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ
thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 50/2013/QĐTTg đã quy định người tiêu dùng phải có trách nhiệm chuyển giao sản phẩm thải bỏ

13


tại điểm thu hồi do doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu trực tiếp thiết lập, hoặc thuê
các cơ sở có chức năng vận chuyển và xử lý bóng đèn thiết lập. Chính các quy định
rất cụ thể tại Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg là cơ hội để người dân thực hiện việc
thải bỏ bóng đèn huỳnh quang đúng cách. Hạn chế, tiến tới chấm dứt tình trạng
người dân thải bóng đèn huỳnh quang lẫn với rác thải sinh hoạt, qua đó góp phần
bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Đồng thời, Quyết định số 50/2013/QĐTTg cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu bóng đèn huỳnh
quang hợp tác với các cơ sở hành nghề quản lý chất thải nguy hại nghiên cứu, đầu
tư nhà máy xử lý chuyên biệt hóa với các công nghệ tiên tiến để xử lý bóng đèn
huỳnh quang thải bỏ.
1.5. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải nguy hại tại Việt Nam
(1) Hiện trạng thu gom [14]
Luật Bảo vệ môi trường, Quyết định 16/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
quy định về thu hồi xử lý sản phẩm thải bỏ đã quy định: Chủ cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ có trách nhiệm thu hồi sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ
thuộc các ngành hàng pin và ắc quy, thiết bị điện tử, điện dân dụng và công nghiệp,
dầu nhớt, mỡ bôi trơn, bao bì khó phân huỷ trong tự nhiên, săm lốp và các hoá chất,
nguồn phóng xạ trong sản xuất… nhưng đến nay, hoạt động thu hồi, xử lý các sản
phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc.
Hiện có khoảng 100 doanh nghiệp được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy
phép xử lý chất thải nguy hại. Công suất xử lý của các cơ sở được Bộ TN&MT cấp

phép là khoảng 1,3 triệu tấn/năm, mới giải quyết được hơn 70% lượng CTNH phát
sinh. Các cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố có
công nghiệp phát triển mạnh như: Hà Nội có 14 cơ sở; Hải phòng có 4 cơ sở; Bình
Dương có 20 cơ sở; Đồng Nai có 20 cơ sở; Tp Hồ Chí Minh có 13 cơ sở.
Hầu hết các cơ sở xử lý CTNH đều là doanh nghiệp tư nhân (chiếm 97% tổng số
doanh nghiệp xử lý CTNH do Bộ TN&MT cấp phép hoạt động). Các cơ sở này
đóng vai trò chính trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH trên phạm vi cả
nước. Việc phát triển các doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo cơ chế thị trường
giúp cho hoạt động quản lý chất thải có tính cạnh tranh cao, tạo điều kiện cho các
chủ nguồn thải CTNH cần chuyển giao có thể chọn lựa doanh nghiệp xử lý có kinh
nghiệm và dịch vụ phù hợp, tránh tình trạng độc quyền và ép giá xử lý.

14


×