Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài cá nhân công pháp số 2 (8 điểm) ngày 122010 quốc gia a đưa ra thông báo về việc đình chỉ tạm thời hoạt động của tất cả tàu thuyền nước ngoài trê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.14 KB, 4 trang )

Ngày 1/2/2010 quốc gia A đưa ra thông báo về việc đình chỉ tạm thời hoạt
động của tất cả tàu thuyền nước ngoài trên ba tuyến đường biển X,Y,Z trong lãnh
hải của quốc gia A trong hai ngày 14 và ngày 15/2/2010 . Lý do tạm đình chỉ được
quốc gia A nêu rõ trong thông báo là để tiến hành tập trận chung giữa A và các
quốc gia trong khu vực. Ngày 7/2/2010, A nhận được Công hàm của hai quốc gia
láng giềng là B và C đề nghị A cho phép các tàu quân sự của hai quốc gia này đi
qua lãnh hải và đặc quyền kinh tế của A để đi ra biển cả trong hai ngày 14 và
15/2/2010. Ngày 13/2/2010, A gửi Công hàm cho B và C chấp thuận cho tàu quân
sự của B và C được đi qua lãnh hải của A trong thời gian trên theo tuyến đường Z,
đồng thờ cũng yêu cầu tàu thuyền của các quốc gia B và C phải tuân thủ các quy
định về đi qua không gây hại theo quy định của Công ước Luật biển 1982.
Hãy cho biết:
a . Nội dung thông báo này 1/2/2010 của quốc gia A có hợp pháp không? Giải
thích tại sao?
b . Hành vi của A cho phép tàu quân sự của B và C đi qua lãnh hải trong hai ngày
14 và ngày 15/2/2010 có hợp pháp không? Giải thích tại sao?

~1~


a . Nội dung thông báo ngày 1/2/2010 của quốc gia A có hợp pháp không? Giải
thích tại sao?
Trả lời: Nội dung thông báo ngày 1/2/2010 của quốc gia A là hợp pháp.
Giải thích:
Theo quy định chung của luật biển quốc tế, quốc gia ven biển có chủ quyền
hoàn toàn và đầy đủ đối với vùng lãnh hải của nước mình . Chủ quyền này không
phải là hoàn toàn và tuyệt đối như đối với vùng nội thủy của quốc gia , do việc
cộng đồng quốc tế thừa nhận quyền qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài trong
vùng lãnh hải. Tuy nhiên, đối với vùng trời bao trùm trên lãnh hải, cũng như đáy
biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải thì quốc gia ven biển có chủ quyền
hoàn toàn và riêng biệt( tuyệt đối) ;Quốc gia A có quyền ấn định hành lang hàn hải


cho tàu thuyền qua lại tron lãnh hải, thiết lập hệ thống phân chia các luồng giao
thông dành cho tàu thuyền nước ngoài( Điều 22 Công ước Luật biển 1982). Xuất
phát từ những quy định này, theo quy định tại khoản 3 Điều 25, Công ước Luật
biển năm 1982 thì : “Quốc gia ven biển có thể tạm thời đình chỉ việc thực hiện
quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài tại các khu vực nhất định
trong lãnh hải của mình, nếu biện pháp này là cần thiết để bảo đảm an ninh của
mình, kể cả để thử vũ khí, nhưng không được phân biệt đối xử về mặt pháp lý hay
về mặt thực tế giữa các tàu thuyền nước ngoài. Việc đình chỉ này chỉ có hiệu lực
sau khi đã được công bố theo đúng thủ tục.”
Với quy định này thì có thể cho rằng nội dung thông báo ngày 1/2/2010 của
quốc gia A là hợp pháp . Vì đây trường hợp cần thiết quốc gia ven biển có toàn
quyền sử dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền quốc gia, kể các biện
pháp tạm đình chỉ quyền qua lại vô hại. Tuy nhiên việc tuyên bố tạm đình chỉ này
chỉ có hiệu lực khi đã được thực hiện đúng thủ tục và không có sự phân biệt đối xử
~2~


về mặt pháp lý hay thực tế giữa các tàu thuyền nước ngoài. Trong tình huống trên
ta mặc nhiên thừa nhận là quốc gia A đã thực hiện đúng thủ tục và không có sự
phân biệt đối xử về mặt pháp lý hay thực tế giữa các tàu thuyền nước ngoài vì
trong nội dung thông báo quốc gia A có đưa ra “đình chỉ tạm thời hoạt động của tất
cả tàu thuyền nước ngoài trên ba tuyến đường biển X,Y,Z trong lãnh hải của quốc
gia A trong hai ngày 14 và ngày 15/2/2010” do vậy sự phân biệt và đối xử về mặt
pháp ý giữa các quốc gia là không xảy. Vì vậy, việc tuyên bố tạm đình chỉ này của
quốc gia A là đảm bảo có hiệu lực pháp lý và không trái pháp luật.
b . Hành vi của A cho phép tàu quân sự của B và C đi qua lãnh hải trong hai
ngày 14 và ngày 15/2/2010 có hợp pháp không? Giải thích tại sao?
Trả lời: Hành vi của A cho phép tàu quân sự của B và C đi qua lãnh hải trong hai
ngày 14 và ngày 15/2/2010 là không hợp pháp
Giải thích:

Vì trước đó quốc gia A đã ra thông báo là đình chỉ tạm thời hoạt động của tất
cả các tàu thuyền nước ngoài trên ba tuyến đường biển X,Y,Z trong lãnh hải của
quốc gia A trong hai ngày 14 và ngày 15/2/2010 với lý do là: để tiến hành tập trận
chung giữa A và các quốc gia trong khu vực. Do vậy, quốc gia A chấp thuận cho
tàu quân sự của B và C được đi qua lãnh hải của A trong thời gian trên theo tuyến
đường Z là không hợp pháp vì thông báo đưa ra là tạm thời đình chỉ hoạt động của
tất cả các tàu thuyền nước ngoài nhưng trái lại quốc gia đã chấp thuận yêu cầu của
quốc gia B và C, cho phép tàu quân sự của B và C đi qua lãnh hải của quốc gia A
trong hai ngày 14 và ngày 15/2/2010 . Vì thế có thể suy ra, A đã không thực hiện
đúng nội thông báo mà quốc A đưa ra, không đảm tiêu chí thực hiện đúng thủ tục
và không có sự phân biệt đối xử về mặt pháp lý hay thực tế giữa các tàu thuyền
nước ngoài, để nội dung thông báo tạm thời đình chỉ của quốc gia A có hiệu lực.
~3~


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 . Giáo trình luật quốc tế,Trường đại học Luật Hà Nội, NXB
2 Giáo trình luật quốc tế, Ths. Nguyễn Thị Kim Ngân, Ths. Chu Mạnh Hừng
(Đồng Chủ Biên), NXB Giáo dục Việt Nam
3 Luật quốc tế , Ts. Ngô Hữu Phước, Khoa luật Quốc tế, Trường Đại Học Luật
TPHCM, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội- 2013
4 Luật biển quốc tế hiện đại, TS. Lê Ma Anh (Chủ Biên), NXB Lao động – Xã
hội, Hà Nội – 2005
5 Công ước Luật biển Quốc tế năm 1982

~4~




×