Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tình huống bài tập cá nhân số 2 hình sự 2 (8đ) chiều ngày 17 tháng 9 năm 2003, nguyễn văn đại cùng trần mạnh cường đang ngồi uống nước thì có

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.26 KB, 5 trang )

Tội phạm xâm phạm sở hữu luôn là vấn đề được pháp luật của các
quốc gia quan tâm, bảo vệ. Việt Nam cũng là một quốc gia rất quan tâm
đến vấn đề luật pháp và đặc biệt là các tội phạm xâm phạm sở hữu. Do
đó, BLHS nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999, sửa đổi
bổ sung ngày 19/6/2009 cũng dành một chương để qui định về vấn đề này.
Hơn nữa, để làm rõ và phân biệt được kĩ hơn giữa các tội phạm về xâm
phạm sở hữu, em xin chọn đề bài sau:

 Tính huống đề bài:
“Chiều ngày 17 tháng 9 năm 2003, Nguyễn Văn Đại cùng Trần Mạnh
Cường đang ngồi uống nước thì có một em bé mời mua vé số. Cường móc túi
lấy ra 6.000 đồng mua 3 tờ vé số. Trong khi Cường trả tiền thì Đại giơ tay ra
lấy 3 tờ vé số từ người bán đút vào túi quần mình và nói: “Để tôi cầm cho
may mắn, nếu trúng thưởng thì tối nay lại nhậu nhé”. Cường chỉ cười và
không có phản ứng gì. Sáng hôm sau khi dò vé số biết trúng thưởng giải đặc
biệt, Đại đã đi nhận thưởng 150 triệu đồng rồi gọi điện cho Cường nói: “3 tờ
vé số hôm qua trượt hết rồi” rồi đi mua một chiếc xe máy và mời Cường đến
nhà liên hoan khao xe mới. Cường nghi ngờ, đi hỏi và biết được 3 vé số mà
mình mua trúng giải đặc biệt. Cường yêu cầu Đại trả lại số tiền đó nhưng Đại
kiên quyết từ chối với lý do vé không trúng thưởng nên đã xé và vứt đi rồi.
Về vụ án này có các quan điểm sau:
a. Đại phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS).
b. Đại phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140
BLHS).
c. Đại phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 141 BLHS)
Hỏi:
1.Theo anh (chị) Đại phạm tội gì? Tại sao? (5 điểm)
2. Phân tích, bác bỏ quan điểm sai. ( 2 điểm)”

-1-



Câu 1.Theo anh (chị) Đại phạm tội gì? Tại sao?
Theo em, trong tình huống trên, quan điểm cho rằng Đại đã phạm tội “lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo Điều 140 BLHS là quan điểm đúng
đắn. Vì hành vi của Đại đã thỏa mãn những căn cứ cấu thành của tội phạm này.
Đầu tiên, ta xét đến chủ thể của tội phạm:
Trước hết, vì tình huống đề bài không nêu thêm tình tiết đặc biệt, nên ta giả
thiết rằng Nguyễn Văn Đại có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi
nhất định phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 12, 13 Bộ luật
hình sự năm 1999.
Ngoài những yếu tố này, người phạm tội trong tình huống này còn thỏa mãn
những đòi hỏi về chủ thể của tội phạm “lạm dụng tín nhiệm chiềm đoạt tài sản”.
Cụ thể, tại các tình tiết khi Đại giơ tay ra lấy 3 tờ vé số từ người bán đút vào túi
quần mình và nói: “Để tôi cầm cho may mắn, nếu trúng thưởng thì tối nay lại
nhậu nhé”, Cường chỉ cười và không có phản ứng gì. Điều này đã chứng tỏ rằng
Cường đã tin tưởng và tín nhiệm giao cho Đại quản lý tài sản là những tấm vé số
mà có thể sẽ trúng thưởng. Lòng tin này là hoàn toàn có sẵn và xuất phát tự nhiên
chứ không do một hành vi nào của Đại tạo ra. Và sự tín nhiệm này được thể hiện
một cách công khai trên cơ sở của một thỏa thuận trông giữ tài sản được xác lập
bằng lời nói giữa hai người. Bên cạnh đó, tại thời điểm thỏa thuận trông giữ này,
Đại chưa có ý định chiếm đoạt hay dùng thủ đoạn gian dối để có được tài sản này
mà đây chỉ là một giao kết đơn thuần. Do đó, chủ thể của việc giao và nhận tài
sản tại thời điểm này là hoàn toàn ngay thẳng.
Tiếp đến là hành vi khách quan của tội phạm:
Hành vi phạm tội của Đại là hành vi lợi dụng tín nhiệm để chiếm đoạt toàn bộ
số tiền giải thưởng (150 triệu đồng) từ những tấm vé số có mã số trúng thưởng
của anh Cường.
Thứ nhất, đối tượng của hành vi chiếm đoạt trong trường hợp này là số tiền
giải thưởng 150 triệu đồng có được từ những tấm vé số mà Cường đã để cho Đại
giữ hộ trên cơ sở thỏa thuận công khai, ngay thẳng.

Trong tình huống, khi Cường trả tiền mua 3 tờ vé số thì Đại giơ tay ra lấy
chúng từ người bán đút vào túi quần mình và nói: “Để tôi cầm cho may mắn, nếu
trúng thưởng thì tối nay lại nhậu nhé”. Như vậy, có thể hiểu là giữa anh Cường
và Đại đã có thỏa thuận bằng lời nói về một hợp đồng trông giữ. Đại nhận bảo
quản (giữ hộ) cho anh Cường 3 tấm vé số và anh Cường chỉ cười, không có phản
ứng gì. Chứng tỏ, thỏa thuận này đã ngầm được xác lập một cách ngay thẳng,
công khai và được hai bên cùng chấp nhận. Hơn nữa, tại thời điểm này, Đại hoàn
-2-


toàn chưa có ý định chiếm đoạt vì chỉ nghĩ đó là những tấm vé bình thường nên
nhận giữ hộ Cường cho may mắn nên không có yếu tố gian dối tại thời điểm này.
Thứ hai, khi biết những tấm vé số mà mình đang giữ hộ anh Cường đã trúng
được giải thưởng cao, Đại đã nảy sinh ý định chiếm đoạt toàn bộ số giải thưởng
đó bằng việc không thực hiện nghĩa vụ trả lại số tài sản theo như cam kết ban đầu
là chỉ giữ hộ. Và để thực hiện được hành vi chiếm đoạt số tài sản này, Đại đã lợi
dụng lòng tin có sẵn của chủ tài sản, dùng thủ đoạn gian dối – nói dối là những
tấm vé này không trúng thưởng và đã xé chúng đi rồi. Thủ đoạn này nhằm che
dấu hành vi đã chiếm đoạt số tài sản đã trúng thưởng. Ý định phạm tội và thủ
đoạn gian dối của Đại chỉ có khi biết được những tấm vé mình đang giữ hộ trúng
thưởng lớn nên không muốn thực hiện việc trả lại cho anh Cường.
Qua những phân tích về chủ thể và hành vi khách quan của tội phạm, có thể
thấy hành vi Nguyễn Văn Đại đã thỏa mãn các điều kiện để cấu thành tội “lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo Điều 140 BLHS.
Câu 2. Phân tích, bác bỏ quan điểm sai:
a, Quan điểm Đại phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS).
Trong tình huống trên, có thể khẳng định Đại không phạm tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản vì những nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người phạm tội đưa ra những
thông tin giả nhưng mong muốn người khác tin đó là sự thật để giao tài sản cho

mình. Do đó, lòng tin là do người phạm tội tạo ra để có được tài sản trong tay.
Nhưng tại tình huống trên, Đại và Cường có thể đã có quen biết nhau từ trước
nên Cường đã yên tâm để cho Đại giữ hộ 3 tấm vé số mà không nói gì. Trong
trường hợp này, lòng tin là do sẵn có từ trước, dựa trên mối quan hệ giữa Đại và
Cường mà không phải do Đại thực hiện những hành vi lừa dối để tạo ra.
Thứ hai, trong cấu thành tội phạm của tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, người
phạm tội đã thực hiện những hành vi lừa dối nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.
Nói cách khác, vì tạo ra lòng tin đối với chủ tài sản nên người phạm tội mới có tài
sản trong tay.
Tại tình huống đề bài, bằng lòng tin đã có sẵn nên Cường giao tài sản cho Đại
giữ hộ. Như vậy, trước thời điểm có hành vi chiếm đoạt tài sản, Đại đã có những
vé số – tài sản trong tay trước khi Đại có hành vi phạm tội. Hành vi chiếm đoạt
tài sản của Đại là khi biết những vé số hiện mình đang giữ hộ có giá trị lớn nên
đã lợi dụng lòng tin có sẵn của anh Cường để thực hiện mục đích hòng chiếm
đoạt số tiền trúng thưởng.
-3-


Thứ ba, trong tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, ý định phạm tội của tội phạm
có ngay từ khi ký kết hợp đồng. Và hành vi chiếm đoạt là mục đích và kết quả
của hành vi lừa dối đã được âm mưu từ trước. Hành vi lừa dối được thực hiện
trước nhằm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Trái lại, trong tình huống này, ý định phạm tội chỉ có khi Đại biết vé số đang
giữ hộ có giá trị lớn và không muốn thực hiện việc trả lại số tài sản này. Do vậy,
bằng thủ đoạn lừa dối là vé không trúng và đã xé đi, Đại chiếm đoạt tài sản bằng
cách bội tín và không trả lại tài sản theo như đã thỏa thuận. Thủ đoạn gian dối
thực hiện nhằm mục đích che dấu việc đã chiếm đoạt tài sản.
Do những lý do trên, hành vi của Đại không phải là phạm tội “lừa đảo
chiếm đoạt tài sản” (Điều 139 BLHS).
b. Quan điểm Đại phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 141 BLHS):

Quan điểm về việc Đại phạm tội chiếm giữ trái pháp tài sản là quan điểm
không phù hợp với tình huống đề bài. Điều này dựa vào những yếu tố sau:
Về đối tượng của tội phạm, trong tội chiếm giữ trái phép tài sản, đó là
những những tài sản không có chủ hoặc chưa có chủ. Đó là tài sản đã thoát ly
khỏi sự chiếm hữu của chủ tài sản hoặc những tài sản chưa được phát hiện…
Nhưng đối tượng của tội phạm trong tình huống trên là tài sản đang có chủ.
Cụ thể đó là những tấm vé số của anh Cường mua. Sau đó trên cơ sở giao kết
bằng lời nói và hành động, Cường đã để cho Đại thực hiện việc trông giữ số
tài sản của mình. Vậy, tài sản trong tình huống này không phải là tài sản
không có chủ hoặc chưa có chủ. Mà chủ sở hữu tài sản này là anh Cường.
Về hành vi khách quan, theo như quy định của tội “chiếm giữ trái phép tài
sản”, những tài sản này đã ở trong sự chiếm hữu của người phạm tội một cách
hợp pháp trước khi họ có hành vi phạm tội. Nhưng lí do người phạm tội ở tội
có tài sản là do ngẫu nhiên sau đó đã có hành vi chiếm giữ phép, biến số tài
sản tạm thời không có chủ hoặc chưa có chủ thành tài sản của mình một cách
trái phép. Mà bên cạnh đó, tội phạm này không có tính chiếm đoạt.
Khác với những yếu tố trên, theo đề bài Đại có được tài sản là do hợp đồng
giao kết, thỏa thuận trông giữ tài sản với anh Cường. Nên không thể nói Đại
đã có được số tài sản một cách ngẫu nhiên. Hơn nữa, hành vi phạm tội của Đại
là nhằm chiếm đoạt số tài sản mà anh Cường là chủ sở hữu chứ không phải
đang chiếm giữ những tài sản vô chủ do ngẫu nhiên mà có được.
Như vậy, có thể khẳng đinh, hành vi phạm tội của Đại không phải là tội
“chiếm giữ trái phép tài sản”.
Qua việc phân tích ví dụ trên, ta có thể hiểu rõ hơn phần nào sự khác
nhau giữa một số tội phạm trong chương các tội phạm xâm phạm sở hữu.
Từ đó có thể rút ra những bài học quý báu cho thực tiễn đời sống. Góp phần
nâng cao hiệu quả xét xử đối với các tội phạm xâm phạm sở hữu.
-4-



MỤC LỤC

-5-



×