Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Dựa trên kiến thức đã học về chi phí cơ hội hãy lý giải một quyết định lựa chọn nào đó của bạn trong thực tế cuộc sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.37 KB, 2 trang )

Các nguồn lực đều có giới hạn trong khi nhu cầu của con người rất đa dạng và
phong phú, ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Do đó không thể sản
xuất được mọi hàng hóa, dịch vụ theo khối lượng mà chúng ta mong muốn, đòi hỏi
chúng ta phải có sự lựa chọn. Lựa chọn là thực hiện sự đánh đổi để nhận được một
lợi ích nào đó. Vấn đề lựa chọn là một đòi hỏi tất yếu của quy luật khan hiếm và quy
luật nhu cầu ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, một sự lựa chọn bao giờ cũng phải chịu
một chi phí nhất định, được gọi là chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội của một quyết định
là giá trị của phương án tốt nhất, bị bỏ qua hay phải hy sinh do thực hiện quyết định
trên. Có nhiều cách tính chi phí cơ hội: tính bằng những cơ hội bị bỏ qua, tính bằng
tiền, tính bằng thời gian hoặc tính bằng những giá trị tinh thần...v.v. Do quy luật về
sự khan hiếm nên luôn tồn tại sự đánh đổi khi thực hiện các sự lựa chọn. Vì vậy, chi
phí cơ hội luôn luôn tồn tại.
Dựa vào kiến thức nêu trên, em xin lý giải một quyết định của mình trong
thực tế để làm sâu sắc hơn về chi phí cơ hội. Đó là quyết định sau khi tốt nghiệp
trung học phổ thông, em sẽ làm gì? Em có nhiều sự lựa chọn như học Đại học, học
Cao đẳng, học Trung cấp, học nghề, đi du học, đi làm hoặc thậm chí có thể đi nghĩa
vụ quân sự. Tuy nhiên, em không thể thực hiện tất cả những điều đó cùng một lúc
được. Do vậy, em cần phải lựa chọn. Và em đã quyết định học Đại học.
Trong những phương án đã bỏ qua, theo em, học nghề là phương án tốt nhất.
Đó là vì nếu học Cao đẳng hay Trung cấp thì sau này em vẫn phải học liên thông lên
Đại học để có nhiều cơ hội hơn trong công việc sau này. Đi du học tốn nhiều chi phí,
không phù hợp với hoàn cảnh gia đình em. Đi nghĩa vụ quân sự đòi hỏi có sức khỏe
và chủ yếu là nam giới, cho nên đây cũng là phương án em loại bỏ. Trong xã hội
ngày nay, nếu không có một trình độ nhất định thì việc đi làm là rất khó khăn và
cũng rất khó để cải thiện cuộc sống sau này. Có thể lúc đầu đi làm, em được lương
khoảng 2 triệu/1 tháng, đủ để nuôi sống bản thân. Nhưng sau này, khi lập gia đình và
có con, 2 triệu/1 tháng là quá ít ỏi. Đi làm ngay chỉ mang lại lợi ích tức thời chứ
không mang lại lợi ích lâu dài.
Có rất nhiều nghề mà em có thể học như nghề may mặc, nấu ăn, làm tóc...v.v.
Sau khi học nghề và có một trình độ nhất định, em có thể đi làm thuê để tiếp tục
nâng cao tay nghề. Nếu có điều kiện hơn, em có thể tự mình mở cửa hàng và đứng


1


ra làm chủ. Lúc đó, bằng tay nghề của mình, em có thể có đủ thu nhập để ổn định
cuộc sống, có thời gian giao lưu với bạn bè. May mặc, nấu ăn, cắt tóc...là những
nghề mà xã hội luôn cần nên không sợ thất nghiệp. Lương tháng của người thợ may,
đầu bếp, thợ cắt tóc cũng không thua kém gì người có bằng Đại học. Thời gian học
Đại học là 4 năm hoặc lâu hơn thế. Nhưng học nghề chỉ mất có vài năm hoặc vài
tháng. Học nghề tiết kiệm nhiều thời gian hơn so với học Đại học. Đối với những
người có năng khiếu và say mê thì học nghề lại giống như một sự thỏa mãn niềm
đam mê, sáng tạo chứ không gò bó như việc học tập. Đó chính là sự hy sinh từ việc
học Đại học và là chi phí cơ hội của học Đại học.
Lợi ích của việc học Đại học là tích lũy kiến thức, có những cơ hội làm việc
tốt hơn trong tương lai. “Đại học không phải là con đường duy nhất nhưng là con
đường ngắn nhất dẫn đến thành công”. Đại học cho chúng ta một môi trường tốt để
trau dồi tri thức, rèn luyện bản thân, nuôi nấng và biến ước mơ, hoài bão thành sự
thật. Những khả năng, ý tưởng của bản thân sẽ được gọt giũa và được tạo thành một
cách chuyên nghiệp hơn. Có thể sau khi ra trường, những kiến thức đã học ở Đại học
là chưa đủ nhưng nó là những kiến thức chuyên môn căn bản giúp ích cho công việc
của chúng ta. Tấm bằng Đại học như là một thước đo tri thức và sự nỗ lực của mỗi
người. Xét về một khía cạnh nào đó, nó còn là niềm tự hào của bản thân, giúp ta
vững tin hơn khi bước vào đời. Khi ra trường sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn, có cơ hội
vào làm trong những cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, được tiếp xúc với một môi
trường tốt, có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc. Có một thực tế là ngày nay,
nhiều sinh viên tốt nghiệp Đại học mà vẫn thất ngiệp hoặc làm trái ngành, trái nghề
nhưng không thể phủ nhận rằng, tấm bằng Đại học vẫn có giá trị, chỉ là một phần do
nhiều người chưa lựa chọn được ngành nghề phù hợp đáp ứng cho nhu cầu của xã
hội nên mới dẫn đến tình trạng thất nghiệp như vậy. Cân nhắc, so sánh những lợi ích
khi chọn học Đại học với những gì mà học nghề đem lại, em đã quyết định lựa chọn
học Đại học. Và đến hiện tại, em vẫn thấy đó là một quyết định đúng đắn.

Chi phí cơ hội là một khái niệm hữu ích được sử dụng trong lí thuyết về sự
lựa chọn. Nó được vận dụng rất thường xuyên và rộng rãi trong đời sống kinh tế.
Nhờ có chi phí cơ hội mà người ta có thể đưa ra những quyết định tối ưu, sáng suốt
và hiệu quả nhất.
2



×