Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tìm hiểu vài nét về sự phân công lao động trong gia đình ở nước ta hiện nay và đánh giá sự ảnh hưởng của sự phân công lao động đó đến việc thực hiện b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.05 KB, 8 trang )

G

ia đình là tổ ấm của mỗi con người, là nơi con người được sinh ra và lớn
lên, là nơi mỗi con người được gửi gắm tình cảm, đón nhận sự yêu thương
suốt cả cuộc đời[1]. Gia đình là một trong những thiết chế cơ bản của xã

hội. Cùng với sự tiến bộ của xã hội, ngày càng có nhiều công cụ và các điều kiện giúp
con người giảm nhẹ sức lao động, công việc trong gia đình. Mặc dù, tư tưởng gia
trưởng, trọng nam khinh nữ đã dần mất đi, nhưng vẫn có một nghịch lý đang còn tồn
tại là việc nội trợ, nuôi dưỡng con cái, chăm sóc các thành viên trong gia đình vẫn
được coi là công việc của phụ nữ và vẫn có quan niệm cho rằng các hoạt động
này không mang lại giá trị kinh tế[2]. Vậy thì các thành viên có vai trò gì đối với các
hoạt động trong gia đình? Sự phân công lao động đó ảnh hưởng như thế nào đối với
thực hiện bình đẳng giới trong gia đình hiện nay? Bài viết dưới đây sẽ:
“Tìm hiểu vài nét về sự phân công lao động trong gia đình ở nước ta hiện
nay và đánh giá sự ảnh hưởng của sự phân công lao động đó đến việc thực hiện
bình đẳng giới trong gia đình”.
1.
1.1.

B

Một số vấn đề cơ bản
Bình đẳng giới trong gia đình
ình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau về các đặc điểm giống
và khác nhau giữa nam giới và nữ giới. Bình đẳng giới là nam giới và nữ
giới cùng có vị thế bình đẳng và được tôn trọng như nhau; cùng được tạo

điều kiện và cơ hội để phát huy khả năng và thực hiện các mong muốn của mình; cùng
có cơ hội để tham gia, đóng góp và thụ hưởng từ các nguồn lực của xã hội và quá trình
phát triển. Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra,


bao gồm sự bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn lực, bình đẳng cho thù lao trong công
việc, bình đẳng trong việc hưởng thụ các thành quả, bình đẳng trong việc quyết định
các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội[3]. Trong gia đình, vợ, chồng có
quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng
nguồn thu nhập chung của vợ, chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình; bình
đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và
1
2

3

Vai trò của gia đình trong cuộc sống; Tác giả: Hoàng Thị Nhuận; Website: baocaobang.vn;
Bình đẳng giới và hạnh phúc gia đình; Tác giả: Hà Anh; Website: ngochoi.kontum.gov.vn;
Vai trò của gia đình trong nhận thức và thực hiện bình đẳng giới; TS. Ngô Thị Hường (Đại học Luật Hà
Nội); Website: www.moj.gov.vn;

1


gia đình cũng như trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế
hoạch hoá gia đình phù hợp, sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định
của pháp luật. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như
nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển. Tuy nhiên, định kiến giới và
tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biền ở trong gia đình và một bộ
phận dân cư trong xã hội[4].

V
1.2.

Sự phân công lao động trong gia đình

ấn đề bình đẳng nam nữ trong các gia đình đã được các nhà kinh điển của
chủ nghĩa Mác- Lênin đặc biệt coi trọng. Theo V.I Lênin thì bình đẳng nam
nữ không đồng nghĩa với sự ngang bằng theo kiểu phụ nữ tham gia lao

động sản xuất với năng suất, khối lượng thời gian và điều kiện lao động như nam giới,
bởi “ngay trong điều kiện hoàn toàn bình đẳng, thì sự thật phụ nữ vẫn bị trói buộc vì
toàn bộ công việc gia đình trút lên vai phụ nữ”[5]. Sự phân công lao động trong gia
đình có thể hiểu là sự chuyên môn về hợp tác, liên kết các thành viên trong gia đình để
thực hiện các công việc và vai trò cụ thể[6]. Sự phân công lao động có thể xuất phát từ
những quan niệm truyền thống về thiên chức của mỗi người, cũng có thể xuất phát từ
thỏa thuận phân chia công việc giữa các thành viên trong gia đình.

Đ
2.

Phân công lao động trong gia đình ở nước ta hiện nay
iều 18 Luật Bình đẳng giới quy định: “Vợ chồng bình đẳng với nhau trong
quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình,...
các thành viên nam nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia

đình”; tuy nhiên, trên thực tế thời gian làm việc của phụ nữ trong gia đình thường dài
hơn nam giới, mặc dù pháp luật quy định trong gia đình, vợ chồng đều bình đẳng với
nhau về mọi mặt, cùng nhau bàn bạc, quyết định mọi vấn đề chung, cùng chia sẻ mọi
công việc cũng như chăm lo con cái, cha mẹ, nhưng trên thực tế nam giới vẫn được
coi là trụ cột gia đình, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài

4
5
6


Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình; Website: tuyentruyen.dongthap.gov.vn;
Bình đẳng giới trong sự phân công lao động ở các gia đình đô thị hiện nay; Website: luanvan.co;
Website:en.wikipedia.org; Tag: Division of labour;

2


cộng đồng. Còn các công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình thường
được coi là “thiên chức” của phụ nữ[7].
Tính chất bảo thủ của sự phân công lao động truyền thống theo giới ở các mức
độ khác nhau vẫn còn được bảo lưu trong một bộ phận gia đình Việt Nam đã làm hạn
chế các cơ hội học hành của trẻ em gái, cản trở phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã
hội và có địa vị xã hội thu nhập bình đẳng như nam giới. Các kết quả thống kê cho
thấy, trung bình thời gian làm việc một ngày của phụ nữ là 13 giờ, trong khi nam giới
là khoảng 09 giờ. Sự chênh lệch này chủ yếu do phụ nữ còn đảm nhiệm chính công
việc nội trợ, chăm sóc con cái ngoài vai trò sản xuất và công tác như nam giới[8].
Hiện nay, việc phân công lao động trong gia trong gia đình ở nhiều vùng miền
trên cả nước vẫn còn mang tính chất phân biệt theo giới rất rõ nét. Công việc gia đình
vẫn tập trung vào vai người phụ nữ là chủ yếu. Theo kết quả điều tra về Bình đẳng
giới năm 2007 của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, riêng việc đi chợ mua thức ăn: tỷ
lệ phụ nữ là 88,6%, nam là 5,5%; việc nấu cơm: tỷ lệ tương ứng là 79,9% và 3,3%;
việc giặt giũ: tỷ lệ tương ứng là 77,3% và 2,8%. Đáng chú ý là ở những việc này, số
người cho biết cả hai vợ chồng làm ngang nhau là rất thấp. Trong khi đó, đối với việc
chăm sóc người ốm và chăm sóc con cái, tỷ lệ vợ chồng làm ngang nhau là cao hơn,
tương ứng là 3,3% và 38,2%. Do đó, phụ nữ ít có cơ hội để học tập nâng cao trình độ,
nghỉ nghơi giải trí hay tham gia các hoạt động xã hội. Ở một số vùng theo chế độ mẫu
hệ, người phụ nữ không chỉ gánh vác hầu hết mọi công việc gia đình, chăm sóc con
cái, mà đồng thời còn lao động chính trong gia đình. Đây thực sự là gánh nặng quá tải,
gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng sức khỏe của người phụ nữ[9]. Trong gia đình, phụ
nữ tham gia vào việc ra quyết định thấp hơn nam giới. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ

nhưng nhìn chung phụ nữ ít được quyền quyết định công việc gia đình so với nam
giới. Quyền lực cao hơn của người chồng thể hiện ở quyền quyết định ở một số việc
như mua sắm, sản xuất kinh doanh, quan hệ họ hàng, còn người vợ thường chỉ có

7

Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình; Website: tuyentruyen.dongthap.gov.vn;

8

Bình đẳng giới trong sự phân công lao động ở các gia đình đô thị hiện nay; Website: luanvan.co;

9

Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình; Website: tuyentruyen.dongthap.gov.vn;

3


tiếng nói ở những việc như sự dụng biện pháp tránh thai, việc học của con hay dạy các
con công việc nội trợ của gia đình[10].
Các số liệu khảo sát xã hội học từ đề tài Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong
việc thực hiện bình đẳng giới ở vùng Đồng bằng sông Hồng hiện nay do Học viện Chính trị
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện năm 2008 sẽ cung cấp thông tin về vấn đề
này. Khi được hỏi, trong gia đình ai là người làm nhiều hơn những công việc nội trợ?
Đại đa số các ý kiến khẳng định vợ/con gái làm nhiều các công việc: giặt giũ 82,14%;
quét dọn, nấu ăn 65,71%. Các công việc mà “hai vợ chồng làm như nhau” là: thăm
họ hàng ốm đau 67,85%; tham gia lễ hội địa phương 65%; ăn giỗ, cỗ
cưới 62,85%; dạy con học 54,28%; chăm sóc con, người ốm 48,57%,... Các số liệu
cho thấy, phụ nữ (vợ, con gái) trong các gia đình làm nhiều hơn nam giới (chồng, con

trai) ở hai hoạt động: giặt giũ và quét dọn, nấu ăn. Tám hoạt động còn lại thì cả hai
giới làm ngang nhau. Điều này thể hiện sự phân công lao động theo giới trong gia đình
ở những công việc không tạo ra hàng hoá, thu nhập đã có những tiến bộ hơn trước về
bình đẳng giới. Người chồng, người con trai đã có sự chia sẻ công việc với người vợ,
người con gái. Xu hướng nam giới tham gia vào công việc nội trợ tăng lên nhưng nữ
giới vẫn là người đảm nhận chính công việc bếp núc, giặt giũ. Việc phụ nữ Việt Nam
nói chung, phụ nữ nông thôn nói riêng phải mất nhiều thời gian cho công việc nội trợ
là một trở ngại lớn trên con đường giải phóng phụ nữ, tiến tới bình đẳng nam nữ trong
gia đình và xã hội. Theo đánh giá của Uỷ ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ: lĩnh
vực phụ nữ chịu bất bình đẳng nhiều nhất là Phân công lao động trong gia đình. Phụ
nữ vẫn chịu trách nhiệm chính trong các công việc gia đình. Cũng theo đánh giá này,
thời gian lao động của nữ giới thường cao hơn nam giới 3-4 tiếng mỗi ngày. Ở vùng
nông thôn và miền núi, nơi dân trí thấp, phụ nữ dân tộc thiểu số còn phải làm việc
quần quật từ 5 giờ sáng đến 11-12 giờ đêm[11].
Cùng với các hoạt động nội trợ, chăm sóc nuôi, dạy con cái, quan hệ đối
ngoại là các hoạt động sản xuất, trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra các sản phẩm, thu nhập.
Các hoạt động sản xuất của các gia đình đồng bằng sông Hồng tập trung vào trồng
trọt, chăn nuôi và buôn bán nhỏ. Trong các hoạt động này, phụ nữ làm nhiều hơn nam
10

Bình đẳng giới và hạnh phúc gia đình; Tác giả: Hà Anh; Website: ngochoi.kontum.gov.vn;

11

Bình đẳng giới trong gia đình đồng bằng song Hồng; Th.s. Võ Thị Hồng Loan; Website: www.gopfp.gov.vn

4


giới ở công việc làm cỏ 69,28%, gieo trồng/cấy 55,71%, bón phân 51,42 %, bán sản

phẩm50,0%, buôn bán nhỏ 30% . Nam giới làm nhiều hơn phụ nữ ở những công việc
mang tính độc hại, nặng nhọc, đòi hỏi sức mạnh của cơ bắp: Phun thuốc
sâu 57,85%, làm đất 40,71%. Các công việc còn lại cả phụ nữ và nam giới cùng tham
gia như nhau. Đó là thu hoạch sản phẩm nông nghiệp 67,14%, chăn nuôi lợn,
gà 42,14%[12].
3.

C

Đánh giá sự ảnh hưởng của sự phân công lao động đó đến việc thực
hiện bình đẳng giới trong gia đình
ó thể thấy rằng, đối với việc phân công lao động và trách nhiệm trong mối
quan hệ vợ chồng, xã hội truyền thống đặt ra nhiều kỳ vọng đối với những
đôi vợ chồng: Phụ nữ thì phải “công, dung, ngôn, hạnh”, “xuất giá tòng

phu, phu tử tòng tử, phu xướng phụ tùy”, giữ gìn trinh tiết, nam giới thì “tu thân, tề
gia, trị quốc, bình thiên hạ”, luôn giữ địa vị làm chủ trong gia đình và rất nhiều các
ràng buộc khác trong mối quan hệ với họ hàng, hàng xóm,… Những quy định của xã
hội truyền thống đã mang tính áp đặt đối với gia đình theo tiêu chí xây dựng gia đình
hạnh phúc như người chồng thường lo những việc lớn trong gia đình như là trụ cột của
kinh tế, lo toan chuyện nghề nghiệp kiếm sống, quyết định hôn nhân cho con cái, mua
đất xây dựng nhà cửa. Trong khi đó, phụ nữ thường đảm nhiệm các công việc nội trợ,
sinh con đẻ cái, quán xuyến công việc trong gia đình. Đây được coi là điều hiển nhiên
trong xã hội truyền thống, khi nam giới là tượng trưng cho sức mạnh, có điều kiện
giao tiếp, hiểu biết nhiều và do vậy, đóng góp cho gia đình nhiều hơn. Tuy nhiên ngày
nay, vấn đề bình đẳng giới trong gia đình có phần nào cởi mở hơn. Người vợ trong gia
đình có thể vừa làm nội trợ vừa tham gia vào lĩnh vực sản xuất vì nhu cầu sản xuất của
xã hội, vì sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc đóng góp thu nhập vào hộ gia
đình, thì trong lĩnh vực nội trợ cũng cần đến sự chia sẻ của người chồng. Kết quả phân
tích cho thấy người vợ vẫn là người làm chính các công việc nội trợ và làm thêm các

công việc lao động sản xuất khác trong gia đình như: buôn bán, làm công chức,… Đây
là một lĩnh vực của đời sống gia đình thể hiện sự bất bình đẳng giới. Người phụ nữ
gắn liền với vai trò người vợ, người mẹ, người nội trợ trong gia đình và phải chịu gánh
12

Bình đẳng giới trong gia đình đồng bằng song Hồng; Th.s. Võ Thị Hồng Loan; Website: www.gopfp.gov.vn

5


nặng kép. Tuy nhiên, việc nắm giữ nhiều vai trò trong công việc gia đình cùng với sự
đảm bảo trách nhiệm theo sự phân công lao động xã hội thì việc nội trợ cũng mang lại
nhiều bất lợi cho người phụ nữ. Đối với những người bị buộc phải làm thêm, ngày làm
việc của họ sẽ bị kéo dài hơn, đồng thời đối với những người có nghề nghiệp chuyên
môn, những trách nhiệm gia đình có thể là sự cản trở đối với tiến bộ nghề nghiệp.
Trong khi đó, người đàn ông lại ít tham gia vào các công việc nội trợ trong gia đình.
Họ chỉ chú tâm vào các việc lớn trong gia đình và các công việc ngoài xã hội, kiếm
được thu nhập mà ít quan tâm đến công việc nội trợ trong gia đình. Phân công lao
động nội trợ có lẽ là một trong những lĩnh vự bất bình đẳng nhất giữa nam và nữ. Vì
thế, thậm chí người phụ nữ có nhiều khả năng độc lập kinh tế và quyền ra quyết định
nhiều hơn thì họ vẫn có ít thời gian nghỉ ngơi hơn bởi những vai trò truyền thống về
giới vẫn chưa thay đổi được bao nhiêu[13].
Không chỉ trong môi trường xã hội, định kiến giới còn mang gương mặt khác
trong gia đình. Nó thể hiện ở cách cư xử mà đỉnh điểm là các hành vi bạo lực giới,
nhất là trong sự phân công lao động, ở tư tưởng trọng con trai, xem thường con gái.
Người chồng tự cho mình là người có quyền hành cao nhất, chi phối mọi thành
viên trong gia đình, đặc biệt là người vợ. Vẫn bởi cái quan niệm “Đàn ông nông nổi
giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu” nên người vợ thường không có tiếng
nói trong gia đình. Nếu có chăng cũng không phải là tiếng nói quyết định. Trong khi
mọi việc trong gia đình và thấu hiểu con cái thường do người vợ quán xuyến, am

tường. Việc phân công lao động cũng bị ảnh hưởng bởi định kiến giới. Cho rằng, việc
của đàn bà, rửa bát, quét nhà, nuôi con, chợ búa,… là những việc đàn ông không thể
và không được động tay bởi đàn ông cần làm những việc lớn lao hơn. Vì vậy, một lần
nữa, gánh nặng định kiến lại đè lên vai người phụ nữ. Sự bất bình đẳng ngàn đời
ấy dường như đến nay vẫn còn tồn tại và thậm chí còn nặng nề hơn bởi người phụ nữ
ngày nay, ngoài công việc nội trợ họ còn phải lao động kiếm sống. Theo thông báo
chính thức của Ủy ban Quốc gia vì sự Tiến bộ của Phụ nữ, thời gian lao động của nữ
thường cao hơn nam giới 3-4h/ngày. Khoảng thời gian vượt trội này chính là công việc
nội trợ không tên và không được trả công. Sự phân chia bất hợp lý công việc nội trợ
làm người vợ mệt mỏi, thay đổi tính cách theo chiều hướng xấu, giảm tình yêu đối với
13

Bình đẳng giới trong sự phân công lao động ở các gia đình đô thị hiện nay; Website: luanvan.co;

6


chồng, không có đủ thời gian để chăm sóc bản thân, theo đuổi những sở thích và phát
triển nghề nghiệp chuyên môn[14].

Q

ua việc phân tích và tìm hiểu về sự phân công lao động trong gia đình cũng
như ảnh hưởng của phân công lao động đến bình đẳng giới, chúng ta thấy
rằng việc phân công lao động đối với các thành viên trong gia đình còn chịu

nhiều ảnh hưởng của tư tưởng định kiến về giới. Người phụ nữ mặc dù đã có quyền
tham gia lao động phát triển kinh tế, song vẫn phải gánh vác phần lớn những công việc
nội trợ của gia đình. Việc phân công lao động không hợp lý sẽ tạo ra cái nhìn không
đúng về vai trò của các thành viên trong gia đình. Dư luận xã hội sẽ coi đó như là

thiên chức mặc định của mỗi người, điều này sẽ cản trở công tác bình đẳng giới trong
gia đình nói riêng và xã hội nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vai trò của gia đình trong cuộc sống;
Tác giả: Hoàng Thị Nhuận;
Website: baocaobang.vn;
2. Bình đẳng giới và hạnh phúc gia đình;
Tác giả: Hà Anh;
Website: ngochoi.kontum.gov.vn;
3. Vai trò của gia đình trong nhận thức và thực hiện bình đẳng giới;
TS. Ngô Thị Hường (Đại học Luật Hà Nội);
Website: www.moj.gov.vn;
4. Định kiến giới - rào cản cần xóa bỏ trong tiến trình thực hiện bình đẳng giới;
Tác giả: Ngọc Thúy;
14

Định kiến giới - rào cản cần xóa bỏ trong tiến trình thực hiện bình đẳng giới; Tác giả: Ngọc Thúy;
Website: tuyentruyen.dongthap.gov.vn

7


Website: tuyentruyen.dongthap.gov.vn;
5. Bình đẳng giới trong gia đình đồng bằng sông Hồng;
Th.s. Võ Thị Hồng Loan;
Website: www.gopfp.gov.vn;
6. Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình;
Website: tuyentruyen.dongthap.gov.vn;
7. Bình đẳng giới trong sự phân công lao động ở các gia đình đô thị hiện nay;

Website: luanvan.co;

8



×