Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề thi HSG hóa 8 năm 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.89 KB, 7 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC: 2016 - 2017
Đề chính thức
MÔN: HÓA HỌC
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (10 điểm)
Chọn đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1: Hỗn hợp A gồm Na2O, NH4Cl, NaHCO3, BaCl2 có cùng số mol. Cho hỗn hợp A vào nước
dư, sau các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa:
A. NaCl, NaOH
B. NaCl, NaOH, BaCl2
C. NaCl
D. NaCl, NaHCO3, BaCl2
Câu 2: Nhiệt phân 50,56 gam KMnO4 sau một thời gian thu được 46,72 gam chất rắn. Cho toàn bộ
lượng khí sinh ra phản ứng hết với hỗn hợp X gồm Mg, Fe thu được hỗn hợp Y nặng 13,04 gam.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y trong dung dịch H 2SO4 đặc, nóng dư thu được 1,344 lít SO 2 (đktc).
Thành phần % về khối lượng Mg trong X là
A. 39,13%.
B. 52,17%.
C. 28,15%.
D. 46,15%.
Câu 3: Thực hiện các thí nghiệm sau. Thí nghiệm sinh ra chất khí là:
A. Cho Na vào dung dịch CuSO4.
B. Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch K2CO3.
C. Cho CuS vào dung dịch H2SO4 loãng dư.
D. Cho dung dịch Na2S vào dung dịch AlCl3.
Câu 4: Dẫn khí NH3 vào dung dịch chứa CuSO4 và Al2(SO4)3 đến dư thì:
A. Xuất hiện kết tủa trắng và kết tủa xanh lam, sau đó kết tủa xanh lam tan.
B. Xuất hiện kết tủa trắng và kết tủa xanh lam, sau đó kết tủa trắng tan.
C. Xuất hiện kết tủa trắng và kết tủa xanh lam.
D. Xuất hiện kết tủa trắng.


Câu 5: Cần bao nhiêu gam tinh thể CuSO 4.5H2O và bao nhiêu gam dung dịch CuSO 4 14% để được
250 gam dung dịch CuSO4 34%. Khối lượng cần dùng lần lượt là:
A. 150 g và 100 g
B. 100 g và 200 g
C. 200 g và 150 g
D. 100 g và 150 g
Câu 6: Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau:
0
X t  X1 + CO2
X1 + H2O → X2
X2 + Y → X + Y1 + H2O
X2 + 2Y → X + Y2 + H2O
Hai muối X, Y tương ứng là:
A. CaCO3, NaHSO4.
C. CaCO3, NaHCO3.
B. BaCO3, KHCO3.
D. MgCO3, NaHCO3.
Câu 7: Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch X gồm NaOH 1M và Ba(OH) 2
0,5M. Giá trị của V để kết tủa thu được cực đại là:
A. 4,48 lít  V  13,44 lít
B. 4,48 lít  V  8,96 lít
C. 2,24 lít  V  8,96 lít
D. 2,24 lít  V  13,44 lít
Câu 8: Để nhận biết 4 dung dịch đựng trong 4 lọ mất nhãn riêng biệt: Ba(NO 3)2, H2SO4, NaOH và
Na2CO3 ta dùng chất nào sau đây:
A. Dung dịch NaOH
B. Giấy quỳ tím
C. Dung dịch HNO3
D. Dung dịch FeCl3
Câu 9: Để thu được NaCl tinh khiết từ hỗn hợp gồm các dung dịch: Na 2SO4, MgCl2, NaCl, CaCl2,

MgSO4, Ca(HCO3)2, số hóa chất cần dùng ít nhất là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Câu 10: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X thấy dung dịch vẩn đục. Nhỏ tiếp dung dịch
NaOH vào thấy dung dịch trong trở lại. Sau đó nhỏ từ từ dung dịch HCl vào thấy dung dịch vẩn
đục, nhỏ tiếp dung dịch HCl thấy dung dịch trở nên trong suốt. Dung dịch X là:
A. NaAlO2
B. Al2(SO4)3
C. Fe2(SO4)3
D. (NH4)2SO4

1


Câu 11: Dụng cụ dưới đây được dùng để điều chế và nghiên
cứu phản ứng của khí C với dung dịch D để thu được kết tủa.
Các chất A, B, D lần lượt là :
A. HCl, Na2SO3, Ca(OH)2
B. HCl, MnO2, KOH
C. HCl, FeS, Cu(NO3)2
D. HCl, CaCO3, NaOH

Câu 12: Phương pháp nào sau đây được dùng để điều chế khí HCl:
A. Cho dung dịch NaCl tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
B. Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SO4 (đậm đặc).
D. Cho dung dịch BaCl2 tác dụng với dung dịch HNO3.
C. Sục khí H2S vào dung dịch CaCl2.
Câu 13: Cho các chất sau: Cu, Fe, AgNO3, CuCl2, Mg, Fe(NO3)2. Số cặp chất tác dụng với nhau là:

A. 6
B. 9
C. 7
D. 8
Câu 14: Dẫn luồng khí CO đi qua hỗn hợp gồm CuO, Fe 2O3, Al2O3 và ZnO đun nóng, sau một thời
gian thu được chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Cho Y lội chậm qua bình đựng dung dịch Ba(OH) 2 dư,
kết thúc phản ứng thu được 49,25 gam kết tủa. Cho toàn bộ X phản ứng với lượng dư dung dịch
H2SO4 đặc nóng, kết thúc các phản ứng thu được V lít khí SO 2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá
trị của V là
A. 4,48 lít
B. 6,72 lít.
C. 5,60 lít.
D. 3,36 lít.
Câu 15: Thêm bột sắt dư vào các dung dịch riêng biệt sau: FeCl 3, AlCl3, CuSO4, NaCl, Pb(NO3)2,
HC1, HNO3 (loãng), H2SO4 (đặc, nóng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp
phản ứng tạo muối Fe (II) là:
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Câu 16: Trộn V1 lít dung dịch HCl 0,6M với V 2 lít dung dịch NaOH 0,4M thu được 0,6 lít dung
dịch A, (biết 0,6 lít dung dịch A có thể hòa tan hết 1,02 gam Al 2O3, coi sự pha trộn không thay đổi
về thể tích). Giá trị của V1, V2 lần lượt là:
A. 0,3 lít và 0,3 lít
B. 0,2 lít và 0,3 lít
C. 0,3 lít và 0,22 lít
D. 0,22 lít và 0,38 lít
Câu 17: Trong các cặp cho dưới đây, cặp chất có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là:
A. AlCl3 và CuSO4
B. FeCl2 và H2S

C. NaAlO2 và HCl
D. NaHSO4 và NaHCO3
Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 6,44g hỗn hợp bột X gồm Fe xOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng
dư. Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO 2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa
16,6g hỗn hợp muối sunfat. Công thức của oxit sắt là:
A. FeO
B. Fe3O4
C. Fe2O3
D. Fe3O4 hoặc Fe2O3
Câu 19: Cho hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng với 1 lít dung dịch gồm AgNO 3 a mol/l và
Cu(NO3)2 2a mol/l, thu được 45,2 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng dung dịch H 2SO4 đặc, nóng (dư),
thu được 7,84 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Giá trị của a là:
A. 0,15 M
B. 0,25 M
C. 0,20 M
D. 0,30 M
Câu 20: Cho 43 gam hỗn hợp CaCl2 và BaCl2 vào 2 lít dung dịch hỗn hợp gồm Na 2CO3 0,1M và
K2CO3 0,25M. Kết thúc phản ứng thu được 39,7 gam kết tủa A và dung dịch B. Khối lượng của các
chất trong A là:
A. 19,7 g và 20 g.
B. 9,85 g và 10 g.
C. 19,7 g và 10 g.
D. 9,85 g và 20 g.
I

2


I. PHẦN TỰ LUẬN: (10 điểm)

Câu 1: (1,5 điểm)
Cho sơ đồ các phương trình phản ứng:
(1) (X) + HCl → (X1) + (X2) + H2O
(5) (X2) + Ba(OH)2 → (X7)
(2) (X1) + NaOH → (X3) ↓ + (X4)
(6) (X7) + NaOH → (X8) ↓ + (X9) + ...
(3) (X1) + Cl2 → (X5)
(7) (X8) + HCl → (X2) + ...
(4) (X3) + H2O + O2 → (X6) ↓
(8) (X5) + (X9) + H2O → (X4) + ...
Hoàn thành các phương trình phản ứng và cho biết các chất X, X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, X9.
Câu 2: (1,5 điểm)
Từ các chất: CaCO 3, H2O, CuSO4, KClO3, FeS2. Hãy viết các phương trình hóa học điều chế
các chất sau: Vôi sống, vôi tôi, CuO, CuCl 2, Fe2(SO4)3. Cho biết các điều kiện phản ứng và các
chất xúc tác cần thiết coi như có đủ.
Câu 3: (3,0 điểm)
1. Hòa tan 21,9 gam hỗn hợp A gồm Na, Na2O, Ba, BaO vào nước dư, phản ứng hoàn toàn thu
được 200 ml dung dịch B chứa NaOH xM và Ba(OH)2 0,6M và thoát ra 1,12 lít khí (đktc). Tính x.
2. Dung dịch A chứa hỗn hợp HCl 1,4M và H 2SO4 0,5M. Cho V lít dung dịch chứa hỗn hợp
NaOH 2M và Ba(OH)2 4M vào 500 ml dung dịch A được kết tủa B và dung dịch C. Cho thanh
nhôm vào dung dịch C sau khi phản ứng kết thúc thu được 3,36 lít khí H2 ở đktc. Tính giá trị của V.
Câu 4: (2,0 điểm)
Cho m gam hỗn hợp gồm Al, Mg vào 500 ml dung dịch A chứa Fe(NO 3)2, Cu(NO3)2, AgNO3
mới điều chế. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp chất rắn B gồm các kim loai
bị đẩy ra và dung dịch C. Cho dung dịch C tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 26,4 gam
kết tủa D và dung dịch E. Kết tủa D đem sấy khô ngoài không khí thấy khối lượng tăng 1,7 gam.
Thổi khí CO2 vào dung dịch E cho đến khi dư lại thu được 7,8 gam kết tủa.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính m.
Câu 5: (2,0 điểm)

Nhiệt phân hoàn toàn 12,95 gam muối hiđrocacbonat của kim loại R (có hóa trị không đổi
trong các hợp chất) được chất rắn A, hỗn hợp khí và hơi (hỗn hợp B). Dẫn toàn bộ B vào bình đựng
dung dịch chứa 0,07 mol Ca(OH)2, thấy khối lượng bình tăng 5,3 gam và đồng thời có 4 gam kết
tủa.
Xác định công thức phân tử của muối ban đầu.
Cho biết nguyên tử khối:
H=1; C=12; O=16; Cu= 64; Ag=108; Mg=24; Na=23; K=39; Al=27; Fe=56; S= 32;
Ca= 40; Ba=137.
.....Hết....
Họ và tên thí sinh:.......................................SBD:..........
Cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm!
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THỦY
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC: 2016 - 2017
Môn: Hóa học 9
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (10 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Lưu ý: Với câu hỏi có nhiều đáp án đúng thì chỉ cho điểm khi thí sinh chọn đủ các đáp án đúng.
Câu
Đáp án

1
C

2
A

3
A,B,D


4
A

5
D

6
B,C

7
A

8
B,C,D

9
B

10
B

Câu
Đáp án

11
A,C

12
B


13
D

14
C

15
C

16
A,D

17
A,B

18
B

19
D

20
A
3


II. PHẦN TỰ LUẬN: (10 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm)
Cho sơ đồ các phương trình phản ứng:
(1) (X) + HCl → (X1) + (X2) + H2O

(5) (X2) + Ba(OH)2 → (X7)
(2) (X1) + NaOH → (X3) ↓ + (X4)
(6) (X7) + NaOH → (X8) ↓ + (X9) + ...
(3) (X1) + Cl2 → (X5)
(7) (X8) + HCl → (X2) + ...
(4) (X3) + H2O + O2 → (X6) ↓
(8) (X5) + (X9) + H2O → (X4) + ...
Hoàn thành các phương trình phản ứng và cho biết các chất X, X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, X9.
Đáp án

Điểm

PTHH:
(1) FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + CO2  +H2O
X
X1
X2
(2) FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl
X3
X4
o
(3) 2FeCl2 + Cl2 t  2FeCl3
X5
(4) 4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 → 4Fe(OH)3↓
X6
(5) 2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2
X7
(6) Ba(HCO3)2 +2NaOH → BaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O
X8
X9

(7) BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2  + H2O

0,2
0,15
0,2
0,2
0,2
0,2
0,15
0,2

(8) 2FeCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Fe(OH)3↓ + 6NaCl + 3CO2 
Câu 2: (1,5 điểm)
Từ các chất: CaCO3, H2O, CuSO4, KClO3, FeS2. Hãy viết các phương trình hóa học điều chế các
chất sau: Vôi sống, vôi tôi, CuO, CuCl2, Fe2(SO4)3. Cho biết các điều kiện phản ứng và các chất
xúc tác cần thiết coi như có đủ.
Đáp án
0

* Điều chế vôi sống: CaCO3 t  CaO + CO2
* Điều chế vôi tôi: CaO + H2O → Ca(OH)2
* Điều chế CuO:
CuSO4 + Ca(OH)2 → Cu(OH)2 + CaSO4
0
Cu(OH)2 t  CuO + H2O
0

* Điều chế CuCl2: 2KClO3 t  2KCl + 3O2
ĐP
2KCl + 2H2O  

 2KOH + Cl2 + H2
Cl2 + H2 → 2HCl
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
0
* Điều chế Fe2(SO4)3: 4FeS2 + 11O2 t  2Fe2O3 + 8SO2
0
2SO2 + O2 t  2SO3
SO3 + H2O → H2SO4
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

Điểm
0,125
0,125
0,25

0,5

0,5

Câu 3: (3,0 điểm)
1. Hòa tan 21,9 gam hỗn hợp A gồm Na, Na 2O, Ba, BaO vào nước dư, phản ứng hoàn toàn
thu được 200 ml dung dịch B chứa NaOH xM và Ba(OH) 2 0,6M và thoát ra 1,12 lít khí (đktc). Tính
x.
2. Dung dịch A chứa hỗn hợp HCl 1,4M và H 2SO4 0,5M. Cho V lít dung dịch chứa hỗn hợp
NaOH 2M và Ba(OH)2 4M vào 500 ml dung dịch A được kết tủa B và dung dịch C. Cho thanh
nhôm vào dung dịch C sau khi phản ứng kết thúc thu được 3,36 lít khí H2 ở đktc. Tính giá trị của V.
4


Đáp án

1.
Quy đổi A gồm Na, BaO, Na2O.
nBa(OH) 2 = 0,2  0,6 = 0,12 mol; nH 2 = 1,12 : 22,4 = 0,05 mol;
nCO 2 = 6,384 : 22,4 = 0,285 mol
Các PTHH:
BaO + H2O  Ba(OH)2
(1)
(mol)
0,12
0,12
Na2O + H2O  2NaOH
(2)
(mol)
a
2a
2Na + 2H2O  2NaOH + H2
(3)
(mol)
0,1
0,1
0,05
Gọi số mol của Na2O là a mol
Theo đề ra ta có: mhh = 0,12  153 + 62a + 0,1  23 = 21,9 g
 a = 0,02 (mol)
nNaOH = 0,1 + 2  0,02 = 0,14 mol  x = 0,14 : 0,2 = 0,7M
2.
Các PTHH:
HCl + NaOH  NaCl + H2O
(1)
2HCl + Ba(OH)2  BaCl2 + 2H2O

(2)
H2SO4 + 2NaOH  Na2SO4 + 2H2O (3)
H2SO4 + Ba(OH)2  BaSO4 + 2H2O (4)
nHCl = 1,4. 0,5= 0,7 (mol)  nH trong HCl = 0,7. 1 = 0,7 (mol)
nH2SO4 = 0,5. 0,5 = 0,25 (mol)  nH trong H2SO4 = 0,25. 2 = 0,5 mol
 tổng số mol nguyên tử H trong dung dịch A = 0,7 + 0,5 = 1,2 mol
Vì Al vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng được với kiềm nên ta phải xét 2 trường
hợp:
+ Trường hợp 1: Trong dung dịch C còn dư axit
Các PTHH khi cho thanh Al vào dd C:
2Al + 6HCl  2AlCl3 + 3H2
(5)
2Al + 3H2SO4  Al2(SO4)3 + 3H2
(6)
nH 2 = 3,36/22,4 = 0,15 (mol)  nH dư trong dung dịch C = 0,3 (mol)
 nH đã phản ứng ở (1), (2), (3), (4) = 1,2 – 0,3 = 0,9 (mol)
Từ (1), (2), (3), (4) ta thấy nOH = nH = 0,9 (mol)
Gọi thể tích dd B là V thì nNaOH = 2V  nOH trong NaOH = 2V
nBa(OH) 2 = 4V  nOH trong Ba(OH)2 = 8V
 ta có phương trình 2V + 8V = 0,9  V = 0,9/10 = 0,09 (lit)
+ Trường hợp 2: Trong dung dịch C còn dư kiềm
Các PTHH khi cho thanh Al vào dd C:
2Al + 2NaOH + 2H2O  2NaAlO2 + 3H2
(7)
2Al + Ba(OH)2 + 2H2O  Ba(AlO2)2 + 3H2 (8)

Điểm
1,0
0,25


0,5

0,25
2,0

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

Từ (7) và (8) ta thấy: nOH = 2/3.nH 2 = 2/3 . 0,15 = 0,1 (mol)
0,25
Từ (1), (2), (3), (4) ta thấy nOH = nH =1,2 (mol)
 tổng số nOH trong dung dịch B = 1,2 + 0,1 = 1,3 (mol)
Lập phương trình tương tự như trường hợp 1 ta có: 2V + 8V = 1,3
0,25
 V = 1,3/10 =0,13 (lít)
Vậy có 2 giá trị của V là: V1 = 0,09 lít và V2 = 0,13 lít đều thoả mãn bài toán
Câu 4: (2,0 điểm)
Cho m gam hỗn hợp gồm Al, Mg vào 500 ml dung dịch A chứa Fe(NO 3)2, Cu(NO3)2, AgNO3 mới
điều chế. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp chất rắn B gồm các kim loai bị
5


đẩy ra và dung dịch C. Cho dung dịch C tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 26,4 gam

kết tủa D và dung dịch E. Kết tủa D đem sấy khô ngoài không khí thấy khối lượng tăng 1,7 gam.
Thổi khí CO2 vào dung dịch E cho đến khi dư lại thu được 7,8 gam kết tủa.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính m.
Đáp án
Điểm
a. Các PTPƯ có thể xẩy ra khi cho m gam hỗn hợp Al, Mg vào dd A.
0,3
Mg + 2AgNO3  Mg(NO3)2 + 2Ag
(1)
Mg + Cu(NO3)2  Mg(NO3)2 + Cu
(2)
Mg + Fe(NO3)2  Mg(NO3)2 + Fe
(3)
Al + 3AgNO3  Al(NO3)3 +3Ag
(4)
2Al + 3Cu (NO3)2  2Al(NO3)3 + 3Cu
(5)
2Al + 3Fe(NO3)2  2Al(NO3)3 + 3Fe
(6)
Hỗn hợp chất rắn B gồm các kim loại và dd C gồm các muối.
- Cho dd C tác dung với dd NaOH dư thu được 26,4g kết tủa D. Kết tủa D đem sấy khô
ngoài không khí thấy khối lượng tăng 1,7 gam.Vậy trong D có Fe(OH)2 => dd C có
Fe(NO3)2  sau các phản ứng từ (1)  (6) thì Fe(NO3)2 dư  Cu(NO3)2, AgNO3, Al, Mg
0,2
phản ứng hết.
Vậy B gồm: Ag, Cu có thể có Fe.
Dung dịch C gồm Al(NO3)3, Mg(NO3)2,Fe(NO3)2 dư .
* Cho dung dịch C tác dụng với dung dịch NaOH dư
0,5

3NaOH + Al(NO3)3  3NaNO3 + Al(OH)3
(7)
Al(OH)3 + NaOH  NaAlO2 + 2H2O
(8)
Mg(NO3)2 + 2NaOH  Mg(OH)2 + 2NaNO3 (9)
Fe(NO3)2 + 2NaOH  Fe(OH)2 + 2NaNO3
(10)
Kết tủa D: Fe(OH)2, Mg(OH)2
Dung dịch E: NaNO3, NaAlO2
* Kết tủa D đem sấy khô ngoài không khí , khối lượng tăng do phản ứng:
2Fe(OH)2 + 1/2O2 + H2O  2Fe(OH)3
(11)
Thổi CO2 vào dd E cho đến dư xảy ra phản ứng:
2NaAlO2 + CO2 + 3H2O  2Al(OH)3 + Na2CO3 (12)
b. Tính m.
Theo (12): Số mol Al(OH)3 = 7,8/78 = 0,1 (mol)
Khối lượng Al là: 0,1 .27 = 2,7 (gam)
Theo (11) khối lượng D tăng 1,7 g đó là khối lượng của O2 và H2O
Gọi a là số mol của Fe(OH)2 tham gia phản ứng (11)
2Fe(OH)2 + 1/2O2 + H2O  2Fe(OH)3
a
a/4
a/2
a
Ta có : 32.a/4 + 18.a/2 = 1,7  a = 0,1 (mol)
Theo (11) Số mol Fe(OH)2 = a = 0,1 (mol)  khối lượng Fe(OH)2 = 0,1 . 90 = 9 g
Khối lượng Mg(OH)2 = 26,4 – 9 = 17,4 (g)
Số mol Mg(OH)2 = 17,4 : 58 = 0,3 (mol)
Theo (1,2,3,9): Số mol Mg(NO3)2= số mol Mg(OH)2 = số mol Mg = 0,3 (mol)
Khối lượng Mg là: 0,3. 24 = 7,2 gam

Vậy m = mMg + mAl = 7,2 + 2,7 = 9,9 (g)

0,25

0,25

0,5

Câu 5: (2,0 điểm)
Nhiệt phân hoàn toàn 12,95 gam muối hiđrocacbonat của kim loại R (có hóa trị không đổi trong các
hợp chất) được chất rắn A, hỗn hợp khí và hơi (hỗn hợp B). Dẫn toàn bộ B vào bình đựng dung
dịch chứa 0,07 mol Ca(OH)2, thấy khối lượng bình tăng 5,3 gam và đồng thời có 4 gam kết tủa.
Xác định công thức phân tử của muối ban đầu.
Đáp án
Điểm
6


Đặt công thức của muối là R(HCO 3)n, trong đó R vừa là kí hiệu, vừa là NTK của kim loại,
n là hóa trị của R, gọi x là số mol của R(HCO3)n.
Ta có: x. (R + 61n) = 12,95 (I)
0
PTHH: 2R(HCO3)n t  R2(CO3)n + nH2O + nCO2
(1)
x
x/2
nx/2
nx/2
t0
Có thể xảy ra: R2(CO3)n   R2On + nCO2

(2)
Ca(OH)2 + CO2  CaCO3 + H2O
(3)

CaCO3 + CO2 + H2O
Ca(HCO3)2
(4)

0,25

0,5

+ Xét trường hợp chỉ xảy ra (3) (không có phản ứng 4)
Theo (3): nCO 2 = nCaCO 3 = 4/100 = 0,04 mol  mCO 2 = 0,04. 44 = 1,76 gam


mH 2 O = 5,3 – 1,76 = 3,54 gam

0,5



nH 2 O = 3,54/18 = 0,197 > nCO 2 = 0,04 mol (loại)
+ Xét trường hợp xảy ra cả (3) và (4)
Ca(OH)2 + CO2  CaCO3 + H2O
(mol) 0,07
0,07
0,07
CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2
(mol) 0,07 – 0,04 0,03


nCO 2 = 0,1 mol  mCO 2 = 0,1. 44 = 4,4 gam; mH 2 O = 5,3 – 4,4 = 0,9 gam

0,5



nH 2 O = 0,9/18 = 0,05 < nCO 2 = 0,1 mol
Như vậy phải xảy ra cả (1) và (2)
nx
0,1
Theo (1): n H 2 O = 2 = 0,05  nx = 0,1  x = n
Thay vào (I) ta được: R = 68,5n
Chỉ thỏa mãn khi n = 2 và R = 137 (Ba)
Vậy công thức phân tử của muối ban đầu là Ba(HCO3)2.

0,25

Chú ý:
- Nếu thiếu điều kiện hoặc thiếu cân bằng trừ một nửa số điểm của phương trình.
- Nếu thiếu cả điều kiện và cân bằng thì phản ứng đó không tính điểm.
- Giải bài toán theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.
---- Hết ----

7



×