Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

HDC thi HSG địa lí năm 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.18 KB, 4 trang )

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC: 2016-2017
MÔN: ĐỊA LÍ
(Hướng dẫn chấm có 03 trang)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
CÂU
ĐÁP ÁN
CÂU
ĐÁP ÁN
1
A, B, C
11
B, C, D
2
C
12
C
3
B
13
A, B, D
4
A, B
14
C
5
A, C, D
15
A
6
A


16
B
7
B, D
17
A
8
C
18
D
9
B, C
19
A, C
10
B
20
D
Ghi chú: mỗi đáp án đúng được 0,4 điểm; với câu hỏi nhiều lựa chọn nếu thí
sinh chỉ chọn 1 đáp án đúng thì không cho điểm.
II. PHẦN TỰ LUẬN
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 15
(2,0 đ) a) Tên 6 đô thị có số dân lớn nhất nước ta. Giải thích đô thị là 0,75
nơi dân cư tập trung đông đúc.
* 6 đô thị có số dân lớn nhất nước ta: Hà Nội, Hải Phòng, Đà 0,25
Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Biên Hoà.

* Đô thị là nơi dân cư tập trung đông đúc, vì:
+ Đô thị là nơi tập trung các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp, có 0,25
điều kiện sống thuận lợi hơn.
+ Các nguyên nhân khác: chuyển cư từ nông thôn ra thành thị, tâm 0,25
lí dân cư thích sống ở đô thị, hiện tượng đô thị hoá tại chỗ,…
b) Nhận xét sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị trong cơ cấu dân số 1,25
nước ta giai đoạn 1960-2007. Sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị
phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta.
* Nhận xét:
Tỉ lệ dân số thành thị nước ta giai đoạn 1960 - 2007
0,25
(Đơn vị: %)
Năm
200
1960 1976 1979 1989 1999 2000
2007
5
Tỉ lệ dân
15,7 24,7 19,2 20,1 23,6 24,2 26,9 27,4
thành thị
- Tỉ lệ dân số thành thị tăng từ 15,7% (1960) lên 27,4% (2007), 0,25
tăng 11,7%, mức tăng còn chậm.
1


Câu 2
(3,0 đ)

- Tỉ lệ dân số thành thị thấp hơn tỉ lệ dân số nông thôn (Năm 2007,
dân số thành thị chiếm 27,4%, dân số nông thôn chiếm 72,6%).

* Sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị phản ánh quá trình đô thị hóa ở
nước ta:
- Tỉ lệ dân thành thị tăng chứng tỏ nước ta đang trong quá trình đô
thị hoá, công nghiệp hoá. Hiện nay quá trình đô thị hoá ở nước ta
đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao.
- Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp chứng tỏ trình độ đô thị
hoá nước ta vẫn còn thấp, phần lớn các đô thị nước ta có quy mô
vừa và nhỏ.
a) Nhận xét tình hình phát triển của ngành công nghiệp dệt
may ở nước ta giai đoạn 2000-2007. Giải thích công nghiệp dệt
may có thế mạnh để phát triển thành một ngành công nghiệp
trọng điểm.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 22
* Nhận xét:
- Công nghiệp dệt, may có giá trị sản xuất tăng nhanh, từ 16,1
nghìn tỉ đồng (2000) lên 52,7 nghìn tỉ đồng (2007) tăng gấp 3,3
lần tương đương 36,6 nghìn tỉ đồng.
* Giải thích:
- Nguồn lao động dồi dào, có tay nghề, giá nhân công rẻ.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Cơ sở vật chất-kĩ thuật khá phát triển: một số cơ sở sản xuất ra
đời từ lâu, nay phát triển mạnh ở các thành phố đông dân.
- Các thế mạnh khác: nguồn nguyên liệu trong nước phong phú,
chính sách phát triển của Nhà nước,...
b) Trình bày những chuyển biến của ngành nội thương nước
ta từ khi Đổi mới đến nay. Ý nghĩa của cuộc vận động "Người
Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" những năm gần đây.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 24
* Chuyển biến của ngành nội thương từ khi Đổi mới đến nay:
- Cả nước đã hình thành một thị trường thống nhất. Hàng hóa dồi

dào, đa dạng và tự do lưu thông.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả
nước tăng nhanh (dẫn chứng số liệu Atlat).
- Nội thương đã thu hút được sự tham gia của nhiều thành phần
kinh tế. Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng phân theo thành phần kinh tế có sự thay đổi tích cực
(dẫn chứng số liệu Atlat).
- Hoạt động nội thương tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ,
Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
* Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt
Nam” những năm gần đây có ý nghĩa:
2

0,25

0,25
0,25
1,25

0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
1,75

0,25
0,25
0,5


0,25


Câu 3
(3,5 đ)

+ Thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước phát triển; tiết kiệm
được ngoại tệ, giảm nhập siêu, giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài.
+ Tăng sức cạnh tranh của hàng nội, thay đổi tâm lí tiêu dùng, thói
quen sính hàng ngoại của một bộ phận dân cư.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, 27
a) Tên các nhà máy nhiệt điện của vùng Trung du và miền núi
Bắc Bộ. Thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp năng
lượng của vùng.
* Tên nhà máy nhiệt điện:
- Uông Bí (Quảng Ninh), Na Dương (Lạng Sơn).
* Thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp năng lượng:
- Than đá có trữ lượng lớn nhất cả nước: tập trung chủ yếu ở khu
vực Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn.
- Sông ngòi có trữ năng thủy điện lớn nhất nước: hệ thống sông
Hồng chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước.
b) Trung du và miền núi Bắc bộ có thể phát triển mạnh việc
sản xuất các loại cây cận nhiệt và ôn đới vì:
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh tạo điều kiện
phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn
đới.
- Khí hậu phân hoá theo địa hình tạo sự đa dạng cho các sản phẩm
cây trồng.
- Chủ yếu là đất pheralit, ngoài ra còn có đất phù sa cổ và đất phù

sa thuận lợi cho trồng các loại cây công nghiệp, cây dược liệu, rau
quả cận nhiệt và ôn đới.
- Có nguồn lao động đảm bảo cho việc sản xuất nông nghiệp;
người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến cây
công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
- Cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ nông nghiệp có nhiều tiến bộ,
hệ thống giao thông từng bước được nâng cấp,...
- Có nhiều chính sách khuyến khích phát triển trồng cây công
nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới; thị trường tiêu
thụ rộng lớn (trong vùng, ngoài vùng và xuất khẩu ra nước
ngoài);...
c) Chứng minh vùng Bắc Trung Bộ có tài nguyên du lịch
phong phú. Ảnh hưởng của tài nguyên du lịch đối với việc
phát triển du lịch.
* Bắc Trung Bộ có tài nguyên du lịch phong phú:
- Tài nguyên du lịch tự nhiên: Nhiều phong cảnh đẹp, bãi tắm đẹp
nổi tiếng….có giá trị cho du lịch. Trong đó có các di sản thiên
nhiên thế giới (dẫn chứng).
- Tài nguyên du lịch nhân văn: là địa bàn có nhiều di tích văn hóalịch sử, lễ hội truyền thống…Trong đó có các di sản văn hóa thế
giới (dẫn chứng).
3

0,25
0,25
0,75

0,25
0,25
0,25
1,5

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

1,25

0,5
0,5


Câu 4
(3,5 đ)

* Tài nguyên du lịch ảnh hưởng đối với việc phát triển du lịch:
- Tài nguyên du lịch ảnh hưởng đến sự hình thành, tổ chức lãnh
thổ du lịch; thu hút du khách, ảnh hưởng đến thời gian lưu trú của
du khách và chi tiêu của du khách,....
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng và giá trị sản
xuất thuỷ sản của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2010.
- Vẽ biểu đồ kết hợp: cột chồng - đường.
- Chú ý:
+ Vẽ dạng biểu đồ khác không cho điểm;
+ Biểu đồ phải đầy đủ tên, chú giải, giá trị chính xác, đúng khoảng
cách năm, thẩm mỹ (sai/ thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25 đ).
b) Nhận xét tình hình phát triển của ngành thuỷ sản từ biểu đồ
đã vẽ và giải thích.
* Nhận xét:

- Sản lượng thuỷ sản và giá trị sản xuất thuỷ sản đều tăng khá
nhanh:
+ Sản lượng thuỷ sản tăng 1661 nghìn tấn.
+ Giá trị sản xuất thuỷ sản tăng 18182 tỉ đồng.
- Sản lượng thuỷ sản khai thác và thủy sản nuôi trồng đều tăng,
trong đó sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có tốc độ tăng nhanh hơn:
+ Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng 1,22 lần tương đương 433
nghìn tấn.
+ Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng 1,83 lần tương đương 1228
nghìn tấn.
- Năm 2005, sản lượng thuỷ sản khai thác lớn hơn sản lượng thuỷ
sản nuôi trồng. Nhưng từ năm 2007, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng
đã vượt lên trên sản lượng thuỷ sản khai thác.
* Giải thích:
- Nguyên nhân chủ yếu làm tăng sản lượng thuỷ sản và giá trị sản
xuất thuỷ sản là do nước ta mở rộng được thị trường (quốc tế,
trong nước). Ngoài ra, do nước ta có nhiều lợi thế về tự nhiên
(vùng biển rộng, nguồn hải sản phong phú,...) và kinh tế - xã hội
(kinh nghiệm của người dân, chính sách phát triển,...)
để phát triển thủy sản.
- Sản lượng thủy sản nuôi trồng có tốc độ tăng nhanh thủy sản
khai thác do nuôi trồng chủ động được về sản lượng và chất lượng
sản phẩm để phục vụ nhu cầu của thị trường
- Từ 2007, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng cao hơn thuỷ sản khai
thác do nuôi trồng có tốc độ tăng nhanh hơn, trong khi đó khai
thác gặp một số khó khăn về phương tiện, nguồn lợi hải sản ven
bờ suy giảm,...

4


0,25

1,5

2,0
0,5

0,25

0,25

0,5

0,25
0,25



×