Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI VỖ CÁ BỐ MẸ VÀ SẢN XUẤT GIỐNG CÁ LÓC (Channa striata) TRONG GIAI TẠI HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 50 trang )

UBND TỈNH TRÀ VINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

UBND HUYỆN TRÀ CÚ
PHÒNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI
VỖ CÁ BỐ MẸ VÀ SẢN XUẤT GIỐNG CÁ LÓC (Channa
striata) TRONG GIAI TẠI HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH

Cơ quan chủ trì: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Trà Cú
Chủ nhiệm đề tài: Lưu Văn Bằng

Trà Vinh – năm 2016


UBND TỈNH TRÀ VINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

UBND HUYỆN TRÀ CÚ
PHÒNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI
VỖ CÁ BỐ MẸ VÀ SẢN XUẤT GIỐNG CÁ LÓC (Channa
striata) TRONG GIAI TẠI HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH
Chủ nhiệm đề tài


Cơ quan chủ trì

(ký tên)

(ký tên và đóng dấu)

Lưu Văn Bằng

Huỳnh Văn Thảo

Sở Khoa học và Công nghệ
(ký tên và đóng dấu)

Trà Vinh – năm2016

2


CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện hoàn thành đề tài, chúng tôi xin chân thành cảm
ơn:
Cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Khoa học - Công nghệ và các anh, chị phụ trách
chuyên môn thuộc Sở Khoa học- Công nghệ tỉnh Trà Vinh, đã tạo đủ mọi điều
kiện về kinh phí và chuyên môn để chúng tôi hoàn thành tốt đề tài và đạt được
những kết quả mong đợi.
Trung tâm giống Thủy sản tỉnh Trà Vinh, trong suốt thời gian qua đã tích
cực phối hợp giúp đỡ chúng tôi về chuyên môn cũng như thực hiện các báo cáo
kết thúc đề tài,
Chúng tôi xin chân thành cám ơn UBND các xã đã nhiệt tình giúp đỡ
chúng tôi trong quản lý, tổ chức, động viên học viên tham gia đầy đủ nhằm giúp

đề tài thực hiện thành công tốt đẹp.
Xin chân thành cảm ơn đến 09 hộ dân đã tham gia phối hợp, ứng dụng
đúng quy trình kỹ thuật cùng với các cán bộ kỹ thuật của Phòng Nông nghiệp và
PTNT huyện, hoàn thành các mô hình để chứng minh cho kết quả thành công
của đề tài.
Chủ nhiệm đề tài

3


MỤC LỤC
Trang
6

DANH SÁCH BẢNG
DANH SÁCH HÌNH

7

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

9

1.1. Giới thiệu

9

1.2. Nội dung thực hiện

10


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

11

2.1 Đặc điểm sinh học của cá lóc lai (channa sp)

11

2.1.1 Đặc điểm phân loại và hính thái

11

2.1.2. Phân bố

12

2.1.3.Về môi trường sống

12

2.1.4. Về đặc điểm dinh dưỡng

12

2.1.5. Về đặc điểm sinh trưởng

13

2.1.6. Đặc điểm sinh sản


13

2.2.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

13

2.3.Thực trạng nuôi và sản xuất giống cá lóc ở ĐBSCL

14

2.3.1. Thực trạng nuôi cá lóc ở ĐBSCL

14

2.3.2. Một số kết quả sinh sản nhân tạo cá lóc

16

2.3.3. Một số kết quả ương cá lóc

17

CHƯƠNG 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI

18

3.1. Luận giải và cụ thể hóa mục tiêu đặt ra của đề tài

18


3.2. Mục tiêu chung của đề tài

18

3.3. Mục tiêu cụ thể

19

3.4. Nội dung đề tài

19

CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

20

4.1. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng

20

4.1.1. Cách tiếp cận

20

4.1.2. Các phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng

21

a. Bố trí thí nghiệm


21

b. Phương pháp tuyển chọn cá bố mẹ

23

c. Phương pháp nuôi vỗ và cho sinh sản

23

+ Nuôi vỗ

24
4


+ Cho sinh sản

24

d. Phương pháp ương từ cá bột lên cá hương

24

e. Phương pháp ương từ cá hương lên cá giống

25

f. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất giống cá lóc


25

g. Thu thập và phân tích số liệu

25

h. Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất và ương cá giống

26

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ THỰC HIỆN

27

5.1. Các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi vỗ, cho sinh sản

27

5.1.1. Các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi vỗ và cho sinh sản

27

5.1.2. Các yếu tố môi trường ương cá bột lên cá hương

27

5.1.3. Các yếu tố môi trường ương cá hương lên cá giống

28


5.2. Kết quả sản xuất và ương giống

28

5.2.1. Kết quả sản xuất

29

5.2.1.1. Nuôi vỗ thành thục

29

5.2.1.2. Sinh sản cá lóc

29

5.2.2. Kết quả ương cá lóc giống trong giai từ cá bột lên cá hương

31

5.2.2.1. Tỷ lệ sống của cá ương từ cá bột lên cá hương

31

5.2.2.2. Tốc độ tăng trưởng của cá lóc ương từ giai đoạn bột lên hương

32

5.2.3. Kết quả ương cá lóc giống trong giai từ hương lên giống


33

5.2.3.1. Tỷ lệ sống của cá ương từ hương lên giống

33

5.2.3.2 Tốc độ tăng trưởng của cá lóc ương từ giai đoạn hương lên giống

34

5.3. Một số vấn đề về bệnh cá lóc và các giải pháp phòng trị bệnh

35

5.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của đề tài

35

5.4.1. Hiệu quả kinh tế sản xuất và ương giống cá lóc

35

5.4.2. Đánh giá hiệu quả của các mô hình nuôi thương phẩm

35

5.5.Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống

37


CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

37

6.1. Kết luận

37

6.2. Kiến nghị

38

TÀI LIỆU THAM KHẢO

39

5


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1: Các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ và sinh sản

27

Bảng 2: Các yếu tố môi trường trong quá trình ương cá từ cá bột lên cá hương

28


Bảng 3: Tỷ lệ cá thành thục qua 03 đợt nuôi vỗ

28

Bảng 4: Tỷ lệ thụ tinh và nở trứng của 03 đợt sản xuất

29

Bảng 5: Kết quả ương cá từ bột lên hương với 03 mật độ khác nhau

30

Bảng 6: Tốc độ tăng trưởng trung bình 03 đợt của cá ương từ bột lên hương

31

Bảng 7: Tốc độ tăng trưởng bình quân của cá ương từ giai đoạn hương lên giống 32
Bảng 8: Kết quả ương cá hương lên cá giống với 03 mật độ khác nhau

33

Bảng 9: Đánh giá kết quả nuôi giống cá lóc ngoài tỉnh và đề tài

34

Bảng 10: Đánh giá kết quả nuôi giống cá lóc ngoài tỉnh và đề tài

36

6



DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1: Cá lóc đầu nhím

11

Hình 2: Giai nuôi vỗ cá lóc bố mẹ

29

Hình 3: Giai cho cá bố mẹ sinh sản

30

Hình 4: Giai ương cá bột và sàn cho ăn

31

Hình 5: Đồ thị tốc độ tăng trưởng của cá ương từ bột lên hương

33

Hình 6: Đồ thị tốc độ tăng trưởng của cá ương từ hương lên giống

34

7



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ

Ký hiệu, viết tắt

Bình quân
Đồng bằng sông Cửu Long
Nghiệm thức

BQ
ĐBSCL
NT

8


CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu:
Hiện nay, cá lóc (Channa spp.) là một trong những đối tượng nuôi khá phổ
biến ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và một số tỉnh trong nước.
Do cá lóc là loài dễ nuôi, cho năng suất cao, thịt ngon, giàu dinh dưỡng và được
nhiều người tiêu dùng trong cả nước ưa chuộng để làm thực phẩm trong bữa ăn
gia đình.
Cá lóc có rất nhiều loài như: cá lóc bông, cá lóc đen, cá lóc môi trề (cá lóc
đầu vuông) nhưng loài được phát triển nuôi mạnh hiện nay là cá lóc đầu nhím.
Đây là loài được lai tạo từ cá lóc đen (Channa striata Block, 1793) và cá lóc
môi trề (Channa sp.), loài này có hình thể gần với cá lóc đen, tốc độ tăng trưởng
nhanh và sức chịu đựng tốt trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
Cá lóc đầu nhím được phát triển nuôi mạnh từ sau những năm 2000, khi

Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ đã cho sinh sản nhân tạo thành công,
chủ động được nguồn giống phục vụ cho nhu cầu nuôi. Từ đó, cá lóc đã trở
thành đối tượng nuôi quan trọng trong cơ cấu đàn cá nuôi ở ĐBSCL (Nguyễn
Văn Thường, 2004). Hình thức nuôi rất đa dạng như: nuôi trong ao, trong vèo,
ao đất lót bạt.
Quy trình công nghệ sản xuất giống cá lóc của Viện nghiên cứu Nuôi trồng
thủy sản II cho cá đẻ bằng phương pháp cho đẻ tự nhiên nhưng kỹ thuật nuôi vỗ,
cho cá đẻ hoàn toàn trong ao đất và có sử dụng kích dục tố để kích thích cá đẻ,
(tỷ lệ nở đạt 70%, tỷ lệ sống cá ương 30%). Ưu điểm của các quy trình này là
tuy thời gian cá đẻ ngắn hơn (vì mức độ thành thục của cá đồng đều) nhưng tỷ lệ
thụ tinh và tỷ lệ nở của trứng thấp. Bên cạnh đó từ khâu nuôi vỗ cho đẻ đến
ương nuôi cá con chủ yếu được thực hiện trong ao đất nên việc kiểm tra, chăm
sóc rất khó khăn và phải tốn diện tích đất lớn mới triển khai được. Vì vậy việc
thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng quy trình kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ và
sản xuất giống cá lóc (Channa striata) trong giai tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà
Vinh” được thực hiện. Đề tài thành công sẽ phát triển nhân rộng ra ngoài dân
từng bước xã hội hóa nghề sản xuất giống cá lóc trong tỉnh. Tính ưu việt của quy
trình này là tiết kiệm được diện tích nuôi cá bố mẹ và ương cá con. Thuận lợi
trong việc kiểm tra, quản lý và chăm sóc cá bố mẹ, tách lọc đàn cá ương giảm tỷ
lệ ăn nhau, nâng cao được tỷ lệ sống cá giống.
Mục tiêu của đề tài đặt ra là hoàn thiện được qui trình sản xuất và ương
giống cá lóc trong giai tại Trà Vinh nhằm nâng cao tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ
lệ sống cá lóc giống để có được đủ con giống tốt phục vụ cho nhu cầu người
nuôi cá lóc trong tỉnh trong những năm sắp tới nhất là vào những thời điểm
chính vụ.

9


1.2. Nội dung thực hiện:

a. Kỹ thuật sản xuất giống cá lóc (Nuôi vỗ, sinh sản và ương cá lóc giống
trong giai (ương cá bột lên cá hương và cá hương lên cá giống)).
b. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất giống cá lóc trong giai.
c. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi vỗ và sản xuất giống cá lóc trong
giai.

10


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN
2.1. Đặc điểm sinh học của cá lóc lai (Channa sp):
2.1.1. Đặc điểm phân loại và hình thái:
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), ở ĐBSCL có 4
loài cá lóc Channa striata (cá lóc đen), Channa micropeltes (cá lóc bông),
Channa lucius (cá dầy), và Channa gachua (cá chành dục). Cá lóc có đầu lớn,
đỉnh đầu rất rộng, dẹp bằng. Miệng to hướng lên, rạch miệng xiên và kéo dài qua
đường thẳng kẻ từ bờ sau của mắt, răng bén nhọn, hàm dưới và vòm miệng có
xen kẻ một số răng chó, răng hàm trên không có. Cá không có râu, lỗ mũi trước
mở ra ngoài bằng một ống ngắn.
Mắt lớn và nằm lệch về nữa trên của đầu rất gần chóp mõm và xa điểm
cuối của xương nắp mang. Phần trán giữa hai mắt rộng và phẳng, lỗ mang lớn,
thân hình trụ ở phần trước và dẹp ở phần sau. Ở hai bên hông có 10-14 sọc đen
lợt vắt xéo ngang thân, các sọc này nhạt dần và mất hẳn ở cá trưởng thành. Vẩy
lược lớn phủ khắp toàn thân và đầu, có một số vẩy nhỏ phủ trên gốc vây đuôi và
vi ngực, gốc vi lưng rất dài. Vi hậu môn ngắn hơn vi lưng. Lúc cá sống cá màu
xanh đen, nâu đen đến đen ở mặt lưng và nhạt dần xuống bụng, bụng cá có màu
trắng sữa. Vi lưng, vi hậu môn, vi đuôi có các đốm đen vắt ngang qua các tia vi.
Cá “lóc lai” được lai tạo từ cá lóc đen (Channa striata Block, 1793) và cá
lóc môi trề (channa sp.) được phân loại như sau:
Bộ: Perciformes

Họ:Channaidae
Giống:Channa
Loài: Channa sp

Hình 01: Cá lóc đầu nhím
Đây là loài cá chưa được mô tả và đặt tên chính thức. Nhưng đây là loài cá
nước ngọt được nuôi và khai thác có giá trị cao góp phần quan trọng trong việc
11


cải thiện đời sống của nhiều người dân ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần
Thơ và Cà Mau (Lam Mỹ Lan và ctv, 2009 được trích dẫn bởi Trương Minh
Đoàn, 2010). Cá lóc lai (Channa sp.) có hình dáng bên ngoài tương tự cá lóc đen
(Channa striata) nhưng đuôi có màu phớt xanh, môi dưới trề ra và đặc điểm này
thể hiện rõ ở những cá thể trưởng thành (Nguyễn Hữu Phước, 2002 được trích
dẫn bởi Nguyễn Hữu Nhẹ, 2010)
2.1.2. Phân bố:
Hiện nay, có 3 loài cá lóc được nuôi phổ biến: Cá lóc (Channa striata), cá
lóc bông (Channamicropletes) và cá lóc môi trề (Channasp.). Ngoài tự nhiên cá
lóc phân bố ở nhiều loại thủy vực nước ngọt, lợ. Cá lóc là loài sống phổ biến ở
ruộng đồng, sông, kênh rạch, ao hồ, đầm lầy thích nghi được cả với môi trường
nước tù, đục, nước lợ. Cá thích sống nơi có thực vật thủy sinh (rong, cỏ, bèo…)
để trú ẩn thuận lợi cho việc bắt mồi (Dương Nhựt Long, 2004)
2.1.3. Môi trường sống:
Cá lóc là loài có cơ quan hô hấp phụ nên có khả năng chịu đựng tốt với
điều kiện môi trường chật hẹp, nước dơ bẩn, nước tù, nước có oxy thấp. Chính
vì vậy mà có thể nuôi cá lóc ở mật độ cao trong ao, vèo...
Cá có thể sống trong cả môi trường nước ngọt và lợ (8 - 12 %0), độ pH
thích hợp 6.3 - 7.5; nhiệt độ phù hợp cho tăng trưởng của cá 25 – 30 độ C. Đặc
biệt, nhờ vào cấu tạo thích nghi của cơ quan hô hấp, sự phát triển của cơ quan hô

hấp phụ trên mang, ngoài việc sử dụng oxy có trong nước, cá còn có khả năng
lấy oxy trực tiếp từ ngoài không khí (khí trời).
2.1.4. Về đặc điểm dinh dưỡng:
Sau khi nở, luân trùng Brachionus plicatilis được xem là thức ăn đầu tiên
tốt nhất của cá bột. Ngoài ra có thể cho cá ăn bằng nấm men, lòng đỏ trứng hay
thức ăn tổng hợp dạng bột hay hạt nhỏ. Giai đoạn kế tiếp cho cá ăn trứng nước
(Moina, Daphnia) hay ấu trùng muỗi đỏ, trùn chỉ cắt nhỏ. Giai đoạn cá giống,
trùn chỉ, sâu gạo, cá xay nhuyễn là loại thức ăn rất ưa thích của cá. Một số thí
nghiệm trên cá lóc bột cho thấy cá có khả năng sử dụng thức ăn trứng nước kết
hợp với đạm của các giống loài tảo đơn bào. Thức ăn trứng nước vẫn là thức ăn
tươi sống tốt nhất đối với cá bột ương trong 03 tuần đầu. Giai đoạn sau giống
thường cho cá ăn với thức ăn là cá tạp, phụ phế phẩm từ các nhà máy chế biến
thủy sản: Đầu tép, đầu tôm, da ếch... Trong điều kiện nuôi cá ăn được nhiều loại
thức ăn như cá biển, phụ phế phẩm của nhà máy chế biến thủy hải sản, phế
12


phẩm từ lò mổ gia súc, gia cầm và thức ăn viên tổng hợp. Theo Trương Thủ
Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cá lóc là loài cá dữ, có tính ăn động vật
điển hình. Quan sát ống tiêu hóa của cá cho thấy thức ăn là cá tạp chiếm
63,01%, tép 35,9%, ếch nhái 1,03% và sau cùng là bọ gạo, côn trùng và mùn bã
hữu cơ chiếm 0,02%.
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng:
Nếu thả nuôi cá lóc giống cỡ 5 - 7cm, sau 6 - 8 tháng nuôi cá có thể đạt
trong lượng bình quân từ 500 - 700 g/con. Cá lớn nhanh từ tháng nuôi thứ tư,
thứ năm khi cá đạt trọng lượng lớn hơn 100 g/con. Cá ăn nhiều, hoạt động mạnh
và lớn nhanh vào mùa Xuân – Hè, thời điểm nhiệt độ nước thích hợp và thức ăn
tự nhiên phong phú và đây cũng là giai đoạn cá béo nhất trước khi bước vào
mùa sinh sản vào đầu mùa mưa.
2.1.6. Đặc điểm sinh sản:

Cá lóc sau 01 năm tuổi bắt đầu tham gia đẻ trứng, mùa vụ sinh sản thường
từ tháng 4 - 8, tập trung nhiều vào các tháng 4 - 5 theo (Tuấn và ctv, 2005). Số
lượng trứng tuỳ theo kích cỡ của cá. Cá nặng 0,5 kg số lượng trứng 8.000 10.000 trứng, cá nặng 0,25 kg, số lượng trứng 4.000 - 6.000 trứng. Trong tự
nhiên, cá thường đẻ trứng vào sáng sớm sau những trận mưa một hai ngày ở nơi
yên tĩnh có nhiều cây cỏ thủy sinh. Trong sinh sản bán tự nhiên, theo Lo-Chai
Chen và Pillay (1990) khi cá lóc thành thục sinh dục, có thể dùng não thùy thể
cá chép hay HCG để kích thích cá sinh sản. Ở nhiệt độ từ 20 - 35◦C sau 3 ngày
trứng sẽ nở thành cá bột, khoảng 03 ngày sau cá tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu
ăn được thức ăn tự nhiên bên ngoài.
Trong quá trình nuôi vỗ cá đực thành thục sớm hơn cá cái, cá đực thành
thục sớm nhất là từ tháng 4-5. Trong khi đó sự thành sinh dục tốt nhất ở cá cái là
tháng 5 và tháng 6 (Nguyễn Văn Triều và ctv, 1999).
2.2.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước:
Qin et al. (1997) thử nghiệm trên cá lóc đen bột cho thấy việc sử dụng kết
hợp thức ăn chế biến và Artermia sống cho tỉ lệ sống cao nhất (82%) và cá chết
100% ở nghiệm thức chỉ cho ăn thức ăn chế biến. Nhóm tác giả này cũng chứng
minh rằng có thể tập cho cá ăn thức ăn chế biến bằng cách giảm dần ấu trùng
Artermia trong thức ăn chế biến sau 30 ngày. (Trích dẫn tài liệu tham khảo của
Tiến sĩ Dương Nhựt Long, Trưởng bộ môn nước ngọt; trường Đại học Cần
Thơ).
Nguyễn Huấn điều tra hiện trang sản xuất giống cá lóc ở 02 tỉnh An
Giang, Đồng Tháp và nghiên cứu kỹ thuật kích thích sinh sản cá lóc bông ở tỉnh
Đồng Tháp và Đại học Cần Thơ. Kết quả điều tra ghi nhận hình thức sinh sản tự
nhiên được 100% hộ dân sử dụng. Cá lóc sinh sản trực tiếp trong ao có gía thể
làm tổ. Thời gian người dân cho cá lóc bông sinh sản từ tháng 02 - 6 hàng năm.
13


Dựa vào kinh nghiệm người dân gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật trong quá trình
sản xuất giống. Tỷ lệ thụ tinh trung bình 40% trong một vụ sản xuất, số tổ cá

không thụ tinh chiếm tỷ lệ khá cao 60%. Thời gian nuôi vỗ thành thục sinh dục
bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.
Năm 2000, Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ đã nghiên cứu sinh
sản nhân tạo cá lóc thành công mở ra hướng mới cho người nuôi cá lóc. Cá lóc
sinh sản nhân tạo có thể cung cấp chủ động nguồn cá giống cho nhu cầu nuôi
thương phẩm và thay thế cá lóc vớt từ tự nhiên. Cá lóc hiện là đối tượng nuôi
quan trọng trong cơ cấu đàn cá nuôi ở ĐBSCL (Nguyễn Văn Thường, 2004).
Bùi Minh Tâm và ctv (2008) cũng nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá
lóc bông với phương pháp tiêm và liều lượng kích dục tố khác nhau. Cá lóc
bông đực tiêm trước cá cái từ 02 - 04 ngày, liều lượng HCG cần tiêm cho cá đực
nằm trong khoảng 2.000 - 3.000 UI/kg cá đực và 1.000 UI/kg cá cái. Với
phương pháp này tỷ lệ thụ tinh đạt từ 58% - 79% và tỷ lệ nở dao động từ 91% 96%.
Các nghiên cứu về sản xuất giống nhân tạo cá lóc hiện nay chủ yếu là trên
cá lóc bông và bước đầu mang lại hiệu quả khả quan và được ứng dụng nhiều ở
ĐBSCL. Tuy nhiên, cá lóc môi trề, cá lóc đầu vuông, cá lóc đầu nhím hiện nay
được nuôi phổ biến thì không tìm thấy nghiên cứu nào về 03 đối tượng này. Có
thể nói đây là 03 loài mới được nuôi gần đây hoặc mới xuất hiện nên chưa được
nghiên cứu (Đỗ Minh Chung, luận văn Cao học 2010)
Qui trình công nghệ sản xuất giống cá lóc của Viện nghiên cứu Nuôi
trồng thủy sản II cho cá đẻ bằng phương pháp cho đẻ tự nhiên. Nhưng kỹ thuật
nuôi vỗ, cho cá đẻ hoàn toàn trong ao đất và có sử dụng kích dục tố để kích
thích cá đẻ, (tỷ lệ nở đạt 70%, tỷ lệ sống cá ương 30%). Ưu điểm của các quy
trình này là tuy thời gian cá đẻ ngắn hơn (vì mức độ thành thục của cá đồng đều)
nhưng tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của trứng thấp. Bên cạnh đó, từ khâu nuôi vỗ cho
đẻ đến ương nuôi cá con chủ yếu được thực hiện trong ao đất nên việc kiểm tra,
chăm sóc cá bố mẹ cũng rất khó khăn và phải tốn diện tích đất lớn mới triển khai
được. So với việc thực hiện qui trình công nghệ sản xuất giống cá lóc trong giai
sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Tính ưu việt khi áp dụng quy trình này tiết kiệm được
diện tích nuôi cá bố mẹ và ương cá con, kiểm tra, quản lý và chăm sóc cá bố mẹ,
cá con dễ dàng, cá ương được phân cỡ thường xuyên giảm tỷ lệ cá ăn nhau, nâng

cao tỷ lệ sống cá giống.
2.3. Thực trạng nuôi và sản xuất giống cá lóc ở ĐBSCL:
2.3.1 Thực trạng nuôi cá lóc ở ĐBSCL:
Hiện nay, cá lóc bông, cá lóc đen, cá lóc môi trề, cá lóc đầu vuông, cá lóc
lai (cá lóc đầu nhím) là đối tượng được nuôi nhiều trong các ao và giai (vèo) ở
14


đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhất là ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp,
Cần Thơ, Trà Vinh...
Có thể nói An Giang, Hậu Giang và Đồng Tháp là những tỉnh nuôi cá lóc
nhiều nhất ở ĐBSCL với nhiều mô hình nuôi như nuôi cá lóc đăng quầng, lồng
bè thả trên sông, nuôi vèo trong mùa lũ. Phong trào nuôi cá lóc tại An Giang bắt
đầu phát triển từ những năm 1990. Trong thời gian này, hộ nuôi sử dụng con
giống vớt ngoài tự nhiên, quy mô nuôi nhỏ do lượng giống ít. Năng suất nuôi
trung bình 18 - 20kg/m2 (nuôi vèo, bể) và 200 - 300 tấn/ha đối với hộ nuôi ao.
Theo số liệu thống kê của tỉnh (01/11/2010), diện tích nuôi trong tỉnh 67 ha
(chiếm 26,2%/tổng diện tích nuôi thủy sản), sản lượng thu hoạch 22.273 tấn
(tăng 146,14% so với năm 2009). (Theo Triệu Thị Y Vanne – Trung tâm Giống
thủy sản An Giang).
Hình thức nuôi khá đa dạng, theo Phan Hồng Cương (2009) cá lóc là đối
tượng nuôi khá phổ biến ở An Giang trong ao, vèo và bè. Diện tích ao nuôi phổ
biến từ 1.000 - 2.000 m2, thể tích giai (vèo) từ 50 - 300 m3 và thể tích bè từ 100 300 m3. Cá lóc được thả nuôi quanh năm và cá được thả nuôi tập trung vào
tháng 4 - 7 âm lịch. Mật độ cá thả nuôi trong ao thấp hơn trong vèo và bè. Cá lóc
được cho ăn chủ yếu là cá tạp nước ngọt và cá tạp biển. Trong mùa nước nổi,
người dân tận dụng cá tạp, ốc, cua làm thức ăn cho cá lóc. Thức ăn công nghiệp
cho cá lóc chủ yếu được sử dụng làm thức ăn tự chế bằng cách phối trộn với cá
tạp xay để cho cá lóc ăn khi cá còn nhỏ, theo (Phan Hồng Cương, 2009). Hệ số
thức ăn kinh tế của cá lóc khi nuôi trong vèo và cho ăn cá tạp là 3,0 - 4,4. Hệ số
này thấp hơn khi nuôi cá trong ao và trong bè. Lợi nhuận thu được từ mô hình

nuôi cá lóc là 48.200 đồng/m2 ao, 32.400 đồng/m2 vèo và 219.400 đồng/m3 bè
tương ứng với tỷ suất lợi nhuận là 13,7%, 4,5% và 8,5% (Phan Hồng Cương,
2009).
Khi cho cá ăn thức ăn chế biến hay thức ăn tự chế biến, cá lóc tăng trưởng
chậm hơn so với thức ăn là cá tạp, theo (Dương Nhựt Long, 2004; Phan Hồng
Cương, 2009). Theo Lê Xuân Sinh và Nguyễn Minh Chung (2009) khi khảo sát
62 hộ nuôi cá lóc trong bể ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích bể
trung bình là 34,4 ± 30,6 m2 với mực nước bể nuôi là 0,8 ± 0,2 m. Cá lóc được
thả nuôi ở mật độ 111,7 ± 136,7 con/m2 cho năng suất và tỷ lệ sống lần lượt là
74,9 ± 96 kg/m3 và 46,1 ± 23,6%. Năng suất trung bình cá lóc lai nuôi trong bể
lót bạt 10 m2 ở mật độ 100 và 80 con/m2 đạt lần lượt là 189 ± 26 và 152 ± 30
kg/bể; tỷ lệ sống cá lóc đạt 52,7 ± 10,7% đến 70,5 ± 9,3%; tỷ suất lợi nhuận dao
động từ 15 - 53% tùy thuộc vào khả năng tự khai thác nguồn thức ăn tự nhiên
cho cá lóc, theo (Lam Mỹ Lan và ctv, 2009).
Riêng tỉnh Trà Vinh phong trào nuôi cá lóc được tập trung nuôi nhiều
nhất tại huyện Trà Cú vào năm 2009, đây là một hướng đi mới đối với người
nuôi trồng thủy sản ở Trà Vinh nói chung và người dân Trà Cú nói riêng. Theo
15


báo cáo của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Cú, năm 2006 diện
tích thả nuôi là 2,8 ha, con giống là 560.000 con. Đến năm 2011 phong trào
Nuôi cá lóc theo hình thức thâm canh bắt đầu phát triển mạnh, đã hình thành
được vùng nuôi ở các xã Định An, Đại An, thị trấn Định An và xã Ngọc Biên
với diện tích thả nuôi 74,38 ha, con giống 28.429.000 con và sản lượng thu
hoạch đạt 4.976,45 tấn mang lại kinh tế cao cho các hộ nuôi. Giá bán trung bình
dao động từ 37.000 đến 42.000 đ/kg. Tổng doanh thu trung bình 4,4 tỷ đồng/
ha, có lãi từ 0,8 đến 1 tỷ đồng/ha. Nếu so sánh hiệu quả của mô hình nuôi cá lóc
so với một số đối tượng nuôi ở vùng nước ngọt như cá phi, cá hường, cá
trê,…thì hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá lóc mang lại cao hơn nhiều; do giá

bán cao, đầu ra ổn định, mật độ thả nuôi cao do cá lóc có cơ quan hô hấp phụ.
Theo Nghị quyết huyện Đảng bộ Trà Cú sẽ mở rộng diện tích nuôi cá lóc năm
2013 lên 100 ha, năm 2015 lên 150 ha và đến 2020 lên 200 ha. Chủ yếu theo
tuyến ven sông Hậu từ xã An Quảng Hữu đến xã Định An.
Ngoài huyện Trà Cú, cá lóc là đối tượng cá nuôi chủ lực thì các huyện
khác có điều kiện nước ngọt như: Châu Thành, Cầu Kè phong trào nuôi cá lóc
cũng bắt đầu phát triển. Huyện Châu Thành có 134 hộ thả nuôi trên diện tích
28,67 ha, số lượng con giống gần 07 triệu con, kế đến là huyện Tiểu Cần có 113
hộ thả nuôi, trên diện tích 13,07 ha, số lượng con giống trên 06 triệu con,…bên
cạnh đó các huyện khác trong tỉnh đều có nuôi cá lóc.
Vì vậy, nhu cầu con giống thả nuôi của bà con trong năm 2013 là 40 triệu
con giống, năm 2015 là 90 triệu con giống và năm 2020 là trên 120 triệu con
giống. Nhưng hiện tại ở Trà Vinh chưa có tổ chức, hay cá nhân nào sản xuất con
giống để cung cấp cho người nuôi.
Theo ghi nhận từ các cơ sở thu mua cá lóc thương phẩm Vĩnh Long, Hậu
Giang, Cần Thơ, An Giang và 1 số các thương lái trên địa bàn huyện Trà Cú thì
thị trường tiêu thụ cá lóc thương phẩm chủ yếu là thị trường trong nước, chỉ có
một phần nhỏ tiêu thụ ở nước bạn Campuchia. Do vậy thị trường tiêu thụ của
các lóc thương phẩm còn rất nhiều hạn chế. Chính vì vậy các cơ quan chuyên
môn của tỉnh như Sở Công thương, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn cùng với các Viện, trường Đại học xây dựng chuỗi giá trị
các lóc; nhằm tạo đầu ra cho nông dân.
2.3.2. Một số kết quả sinh sản nhân tạo:
Nguyễn Văn Triều và ctv (1999), dùng não thùy (9 não/kg cá cái) và
HCG
(2000UI/kg) kích thích cá lóc sinh sản và thu được kết quả tương đối cao với
sức
sinh sản dao động từ 78.060 - 79.463 trứng/kg, tỉ lệ thụ tinh 92,63 - 93,12% và tỉ
lệ nở từ 66,85% - 75,35%.
16



Theo Nguyễn Hữu Nhẹ (2010) khi sử dụng HCG trong sinh sản bán nhân
tạo cá lóc thì tổng liều lượng thích hợp là từ 3.500 - 4.000 UI/kg cá cái và được
chia thành 03 lần tiêm thì có thể khắc phục được sự lệch phase giữa cá đực và cá
cái trong sinh sản để nâng cao tỷ lệ thụ tinh.
Khi dùng não thùy kết hợp HCG kích thích cá lóc sinh sản với liều lượng
4mg não thùy + HCG 3000UI/kg cá cái. Kết quả của nghiên cứu này gồm sức
sinh sản 33.969 trứng/kg, tỉ lệ thụ tinh 79,5% và tỉ lệ nở 92,5% (Phan Phương
Loan, 2000)
Cũng trong nghiên cứu này khi sử dụng não thùy thể với liều lượng
16mg/kg, liều sơ bộ tiêm bằng 1/3 liều quyết định và kết quả đạt được khá cao
với sức sinh sản tương đối 37.312 trứng/kg cá cái, tỉ lệ thụ tinh 75,5%, tỉ lệ nở
92%. Đối với cá lóc bông, theo Nguyễn Tấn Em (2007) khi sử dụng kích thích
tố HCG (1500UI/kg cá đực và 500UI/kg cá cái) kết hợp với não thùy thể
(01 não/kg) thu được kết quả với sức sinh sản tương đối 3.186 trứng/kg, tỉ lệ thụ
tinh 80,5%, tỷ lệ nở 79%.
2.3.3. Một số kết quả ương cá lóc
Khi ương cá lóc đen và cá lóc môi trề từ giai đoạn hương lên giống với
thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau sau 30 ngày ương thì cá có tốc độ tăng
trưởng nhanh khi sử thức ăn có hàm lượng đạm 30% hơn thức ăn có hàm lượng
đạm 25% (Đặng Thụy Mai Thy, 2002)
Theo Ngô Thị Hạnh (2001) thì tốc độ tăng trưởng về chiều dài và trọng
lượng của cá lóc nhanh nhất khi sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm 50% và
chậm nhất ở thức ăn có hàm lượng đạm 30% tức tốc độ tăng trưởng của cá tăng
theo hàm lượng protein có trong thức ăn.
Theo Phan Phương Loan (2000) khi sử dụng các loại thức ăn khác nhau
để ương nuôi cá lóc thì cá có tốc độ tăng trưởng về trọng lượng (2,72%/ngày) và
chiều dài (1,76%/ngày) nhanh nhất khi sử dụng thức ăn là cá nục xay nhuyễn.
Điều này cũng tương tự kết quả Lê Thị Ngọc Thanh (2000) khi ương cá lóc

bông bằng các loại thức ăn khác nhau như (trùn chỉ, cá tạp và thức ăn chế biến)
thì cá tạp là loại thức ăn thích hợp cho cá giai đoạn ương từ hương lên giống, cá
có tăng trọng bình quân theo ngày cao nhất khi cho ăn cá tạp.
Khi ương cá lóc bông trong bể ở mật độ 600 con/m2, 900 con/m2 và mật
độ 1200 con/m2. Sau 30 ngày tuổi thì tốc độ tăng trưởng về khối lượng (0.150.16g/ngày) và tỉ lệ sống (57.2%-62.2%) khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p<0.05) (Dương Thiên Kiều, 2006). Cá lóc bông ương trong giai có tốc độ tăng
trưởng khá nhanh trước 21 ngày tuổi, sau đó tốc độ tăng trưởng chậm lại và tốc
độ tăng trưởng ở cá mật độ 500 con/m2, 1000 con/m2 và 1500 con/m2 tương
đương nhau (Lê Thị Quyên, 2004)
17


CHƯƠNG III: MỤC TIÊU, NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Luận giải và cụ thể hóa mục tiêu đặt ra của đề tài:
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trước đây của khoa thuỷ sản trường
Đại học Cần Thơ, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản II thì từ khâu nuôi vỗ
cho đẻ đến ương nuôi cá con chủ yếu được thực hiện trong ao, khi cho cá đẻ có
dùng kích dục tố để kích thích cá đẻ. Tuy thời gian cá đẻ ngắn hơn (vì mức độ
thành thục của cá đồng đều) nhưng tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của trứng thấp. Để
khắc phục nhược điểm này việc tìm ra một qui trình thích hợp để nâng cao tỷ lệ
thụ tinh và tỷ lệ nở của cá lóc là một sự cần thiết.
Với những nội dung dự kiến đề tài sẽ thực hiện ở huyện Trà Cú từ khâu
nuôi vỗ đến việc chọn lựa cá bố mẹ cho sinh sản và ương cá từ bột lên hương,
giống đều thực hiện trong giai và cho cá đẻ tự nhiện không sử dụng kích dục tố
để kích thích. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm diện tích ao ương và
nuôi vỗ, chọn lựa cá bố mẹ thành thục sinh dục dễ dàng. Từng cặp cá bố mẹ
được cho vào giai đẻ riêng biệt tránh hiện tượng chúng giành tổ làm hư trứng.
Mục tiêu đặt ra là hoàn thiện qui trình ứng dụng nuôi vỗ cá bố mẹ và sản
xuất giống cá lóc trong giai tại Trà Vinh. Nhằm nâng cao tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở
và tỷ lệ sống cá lóc giống, góp phần cung cấp một phần nguồn giống tốt cho nhu

cầu người nuôi cá lóc trong tỉnh, từng bước giải quyết sự khan hiếm nguồn
giống vào thời điểm nuôi chính vụ.
Khi đề tài thành công tổ chức tập huấn chuyển giao cho người dân, nhằm
nhân rộng qui mô sản xuất cung cấp số lượng lớn cá giống cho vùng nuôi.
- Tính mới của đề tài: So với các qui trình công nghệ sản xuất giống cá
lóc của Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II và Khoa thủy sản trường Đại
học Cần Thơ là Viện và trường Đại học Cần Thơ nuôi vỗ và cho cá sinh sản
trong ao đất có sử dụng kích dục tố. Trong khi, đối với đề tài thì nuôi vỗ và cho
cá sinh sản tự nhiên trong giai không có sử dụng kích dục tố. Với tính mới này
kết quả sẽ cho tỷ lệ nở và ương từ bột lên hương, giống cao hơn so với kết quả
trước đây của Viện và Trường Đại học Cần Thơ (tỷ lệ nở dự kiến cao hơn 20%,
tỷ lệ sống ương đạt cao hơn 15%).
- Tính sáng tạo của đề tài, tiết kiệm được diện tích nuôi vỗ cá bố mẹ và
ương cá con, kiểm tra, quản lý và chăm sóc cá bố mẹ, cá con dễ dàng; cá ương
được phân cỡ thường xuyên giảm tỷ lệ cá ăn nhau, nâng cao tỷ lệ sống cá giống.
Đây có thể coi là tính độc đáo, tính sáng tạo của đề tài.
3.2. Mục tiêu chung của đề tài:
- Xây dựng hoàn thiện nghiên cứu ứng dụng quy trình kỹ thuật nuôi vỗ cá
bố mẹ và sản xuất giống cá lóc (Channa striata)trong giai tại huyện Trà Cú, với
tỷ lệ sống từ cá bột lên cá giống đạt 45%.
18


- Góp phần xã hội hóa nghề sản xuất giống tại tỉnh nhà, chủ động được
nguồn cá giống tại chỗ cung cấp cho bà con nông dân nuôi cá lóc thương phẩm.
3.3. Mục tiêu cụ thể:
+ Sản xuất giống cá lóc: Tỉ lệ cá thành thục từ 80% - 90%, tỉ lệ cá tham
gia sinh sản 90%, tỉ lệ trứng thụ tinh từ 90%, tỉ lệ nở 90% và tỉ lệ sống cá ương
dao dộng từ 40 - 45%.
+ Tập huấn kỹ thuật, thực nghiệm sản xuất giống và nuôi cá lóc lai trong

ao nhằm giúp nông hộ chủ động nguồn giống tại địa phương, làm giảm chi phí
con giống, góp phần tạo thêm việc làm và cải thiện điều kiện thu nhập cho
người dân vùng nông thôn tỉnh Trà Vinh.
3.4. Nội dung đề tài:
Nội dung 1: Kỹ thuật sản xuất giống cá lóc (nuôi vỗ, tuyển chọn cho đẻ,
ương cá từ bột lên cá hương, ương từ cá hương lên cá giống).
Nội dung 2: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất giống cá lóc.
Đánh giá được tổng chi phí đầu tư sản xuất ra con giống; tỷ lệ sống, tốc
độ tăng trưởng. Từ đó, đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình nuôi nhận giống từ
đề tài và các hộ nuôi mua giống từ ngoài tỉnh để khuyến cáo nhân rộng.
Nội dung 3: Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất và ương cá giống.
Tập huấn kỹ thuật được tổ chức ở các huyện trong tỉnh: Trà Cú, Duyên
Hải, Cầu Ngang, Tiểu Cần (tổ chức tập huấn 03 lớp cho 04 huyện) dự kiến có
khoảng 60 học viên là nông dân, cơ sở sản xuất giống và cán bộ nông nghiệp xã
thông qua việc tập huấn nhằm trang bị những kỹ thuật cần thiết trong khâu sản
xuất giống góp phần xã hội hóa nghề sản xuất giống cho tỉnh nhà.
Thời gian tổ chức tập huấn kỹ thuật ở mỗi lớp là 02 ngày bao gồm: 01
ngày tổ chức giảng dạy phần lý thuyết kỹ thuật sản xuất giống và 01 ngày hướng
dẫn cách thiết kế ao ương, giai ương lựa chọn cá thành thục, làm tổ cho cá đẻ,
thời gian còn lại cho các học viên thực hành ương cá lóc giống.
Địa điểm thực hiện tại xã Ngãi Xuyên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
Đề tài chỉ hỗ trợ hai ngày chi phí trà nước + tiền ăn cho học viên, phần đi
lại học viên tự túc.

19


CHƯƠNG IV: PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
4.1. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:
4.1.1. Cách tiếp cận:

Phương pháp tiếp cận các nội dung nghiên cứu của đề tài dựa trên qui
trình của Viện nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản II, Khoa thủy sản trường Đại học
Cần Thơ và tham quan học tập kinh nghiệm một số cơ sở sản xuất giống ở Đồng
Tháp, An Giang…để hoàn thiện lại cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa
phương.
Qui trình được tóm tắt như sau:

Qui trình kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ và sản xuất giống cá lóc

Tuyển chọn, nuôi vỗ thành thục cá lóc bố mẹ trong giai (mật độ 20
con/m2, thức ăn cá tạp, cá biển tươi). Tỷ lệ cho ăn 2 - 3% trọng lượng
cá/ngày, ngày cho ăn 1 lần, cho ăn lúc 7 - 8 giờ sáng.

Tuyển chọn cá bố mẹ vào giai và kích thích nước để cho đẻ tự nhiên.

Giai cho cá bố mẹ sinh sản có kích thước (1m x1m x1m), mỗi giai
thả 01 cặp cá bố mẹ, giá thể làm tổ cho cá đẻ là rau muống hoặc rau
dừa, chiếm 2/3 diện tích mặt nước trong giai.

Ấp trứng: Trứng sau khi đẻ được cá bố mẹ canh giữ trong giai đến
khi nở.
Ương cá bột: Cá bột sau khi nở 3 ngày cho cá ăn bằng trứng nước
(moina). Để cá mẹ giữ, 07 ngày sau chuyển cá bột ra giai khác để
ương lên cá hương; kích thước giai ương (4m x 2m x 1m).
20


Ương cá hương: Cá bột sau khi ương được 15 - 25 ngày chuyển ra
giai có kích thước (4m x 2m x 1m) để ương lên cá giống.


Ương cá giống: cá hương sau khi được ương khoảng 25 -30 ngày
được chuyển ra giai (4m x 2m x 1m) để ương lên thành cá giống.

Sơ đồ phương pháp nghiên cứu nuôi vỗ và sản xuất giống cá lóc
Chuyển giao kỹ thuật nuôi
vỗ và sinh sản giống cá lóc

Tổ chức lớp chuyển giao kỹ thuật
nuôi vỗ cá bố mẹ và sản xuất giống
cá lóc. Tại xã Ngãi Xuyên, huyện
Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
Tập huấn
lý thuyết
01 ngày

Thực hành
các khâu kỹ
thuật trong
qui trình

Đánh giá, kết luận

4.1.2. Các phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:
Nghiên cứu ứng dụng các qui trình sản xuất giống từ Viện nghiên cứu
Nuôi trồng thủy sản II, trường Đại học Cần Thơ, Trung tâm Khuyến ngư Quốc
gia để hoàn thiện lại quy trình sản xuất cá lóc giống trong giai tại huyện Trà Cú,
tỉnh Trà Vinh.
a. Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm có 3 giai đoạn:

21


Giai đoạn 1: Tuyển chọn cá bố mẹ nuôi vỗ số lượng 400 con.
Do cá được mua từ Đồng tháp, An Giang quảng đường vận chuyển xa nên
bị hao hụt, ước tỷ lệ hao hụt 2%.
Tổng số cá còn lại sau vận chuyển: 400 con x 2% hao hụt = 392 con
Sau khi nuôi vỗ cá thành thục đạt tỷ lệ 90%: 392 con x 90% = 353 con
thành thục
Tỷ lệ cá tham gia sinh sản 90%: 353 con x 90% = 318con (159 cặp)
Giai đoạn 2: Sau khi nuôi vỗ (cá thành thục đạt tỷ lệ 90%: 392 con x 90%
= 353 con thành thục) lựa chọn những cá bố mẹ có tuyến sinh dục chín mùi [Tỷ
lệ cá tham gia sinh sản 90%: 353 con x 90% = 318con (159 cặp)] cho vào giai
kích thích nước để cá đẻ tự nhiên. Dự kiến số lượng cá bố mẹ tham gia đẻ 01 đợt
là 53 cặp. Thí nghiệm này được lặp lại 03 lần thì số lượng cá bố mẹ tham gia
sinh sản là 159 cặp. Giai đoạn 3: Ương nuôi cá lóc giống (cá bột, cá hương và cá
giống). Giai đoạn này mỗi thí nghiệm sẽ có 03 nghiệm thức khác nhau về mật độ
và được lặp lại 03 lần. (Chọn 3 mật độ ương khác nhau để đánh giá tỷ lệ sống và
sự tăng trưởng của cá khi ương ở mật độ dày xuống thưa như bố trí thí nghiệm.
Hình thức ương và những mật độ ương trên dựa vào qui trình công nghệ sản
xuất giống cá lóc của Tiến sĩ Phạm Văn Khánh, mật độ ương từ cá hương lên cá
giống 1.000 con/m2 và kinh nghiệm thực tế của người ương cá lóc tại tỉnh Đồng
Tháp, An Giang…).
* Ương cá bột:
Tổng lượng cá bột ương trong 3 nghiệm thức là: 53 cặp bố mẹ x
10.000 trứng/ cặp x 90% tỷ lệ tụ tinh x 90% tỷ lệ nở = 429.300 cá bột
Nghiệm thức 1: Ương mật độ 5.000 con/m2
Số lượng cá bột ương ở nghiệm thức 1 : 143.100 con/0.1ha
Giai ương có diện tích (4m x 2m x 1m) 8m2 = 8m2 x 5.000 con = 40.000
con

Tổng số giai ương: 4 giai
Nghiệm thức 2: Ương mật độ 3.000 con/m2
Số lượng cá bột ương ở nghiệm thức 2: 143.100 con/0.1ha
Giai ương có diện tích (4m x 2m x 1m) 8m2 = 8m2 x 3.000 con = 24.000
con
Tổng số giai ương: 6 giai
Nghiệm thức 3: Ương mật độ 2.000 con/m2
Số lượng cá bột ương ở nghiệm thức 3: 143.100 con
Giai ương có diện tích (4m x 2m x 1m) 8m2 = 8m2 x 2.000 con = 16.000
con
Tổng số giai ương: 9 giai
Tổng lượng cá hương thu được trong 3 nghiệm thức, tỷ lệ sống từ bột
lên hương 85%: 429.300 con cá bột x 85% = 365.000 con cá hương
* Ương cá hương lên giống:
22


Nghiệm thức 1: Ương mật độ 3.000 con/m2
Số lượng cá hương ương ở nghiệm thức 1: 122.000 con/0.1ha
Giai ương có diện tích (4m x 2m x 1m) 8m2 = 8m2 x 3.000 con = 24.000
con
Tổng số giai ương: 5 giai
Nghiệm thức 2: Ương mật độ 2.000 con/m2
Số lượng cá hương ương ở nghiệm thức 1: 122.000 con/0.1ha
Giai ương có diện tích (4m x 2m x 1m) 8m2 = 8m2 x 2.000 con = 16.000
con
Tổng số giai ương: 8 giai
Nghiệm thức 3: Ương mật độ 1.000 con/m2
Số lượng cá hương ương ở nghiệm thức 1: 121.000 con/0.1ha
Giai ương có diện tích (4m x 2m x 1m) 8m2 = 8m2 x 1.000 con = 8.000

con
Tổng số giai ương: 15 giai
Tỷ lệ sống ương từ cá hương lên giống 45% là: 365.000 con cá hương
x 45% = 164.250 con cá giống/đợt.
b. Phương pháp tuyển chọn cá bố mẹ:
- Cá bố mẹ được tuyển chọn để nuôi vỗ và cho sinh sản là loài cá lóc đầu
nhím, có nguồn gốc từ các hộ nuôi ở các tỉnh khu vực ĐBSCL (Đồng tháp, An
Giang…).
- Cá có độ tuổi từ 10 - 12 tháng nuôi trở lên, có trọng lượng bình quân từ
800 -1,2 kg.
- Cá khỏe mạnh, không bị xây sát, dị tật, vây vẩy hoàn chỉnh và biết rõ
nguồn gốc.
- Cá đực và cá cái phải khác đàn, để tránh hiện tượng lai cận huyết.
Sơ đồ bố trí ao nuôi vỗ cá bố mẹ:
Độ sâu 1,5 m

Độ sâu 2 m

D

Hình:1

Hình: 2

c. Phương pháp nuôi vỗ và cho sinh sản:
23


- Nuôi vỗ
Cá trước khi nuôi vỗ được tắm bằng nước muối 2 – 2,5% trong 10 phút để

diệt các ký sinh trùng bám trên cá. Mật độ nuôi vỗ 20 con/m2. Cá đực và cá cái
được tách nuôi riêng để tránh cắn nhau.
Cá được nuôi vỗ trong giai có diện tích (5m x 2m x 2m) giai được đặt
trong ao có diện tích từ 300 m2 trở lên, mức nước ao từ 1,5 - 2 m. Nhiệt độ nuôi
từ 25 - 300C; pH 6,3 - 7,5.
Thức ăn là các loại cá tạp cắt khúc. Tỷ lệ cho ăn 2- 3% trọng lượng
cá/ngày và được cho ăn 01 lần vào lúc 7 - 8 giờ sáng.
Định kỳ 02 lần/tuần, dùng men tiêu hóa, khoáng và vitamin C trộn vào
thức ăn với liều lượng 05g/kg thức ăn để cho cá ăn.
- Cho cá sinh sản:
Sau 02 tháng nuôi vỗ, kiểm tra thấy cá cái có bụng to, mềm, lỗ sinh dục
màu hồng, thì dùng que thăm trứng thấy trứng trong, rời rạc và đồng cỡ là cá đã
thành thục. Đối với cá đực thấy lườn bụng cứng, lỗ sinh dục nhỏ hơn cá cái và
có màu hồng hoặc phớt hồng, có vạch đen từ vây ngực đến hậu môn hiện rõ hơn
cá cái thì tiến hành tuyển chọn để cho sinh sản.
- Ao cho cá sinh sản có diện tích 500 m2, mực nước ao từ 1,2 - 1,5m, bờ
ao cao hơn mức nước từ 0,5 - 1m. Ao phải được cải tạo, lấy nguồn nước mới, sử
dùng iodine 90%, với liều lượng 1ppm để diệt mầm bệnh. Sau 03 ngày kiểm tra
lại các yếu tố về môi trường để tiến hành đưa cá thành thục vào giai để cho cá
đẻ.
- Giai cho cá đẻ làm bằng lưới mùng có kích thước mắt lưới (01mm) để
trứng không rơi ra ngoài giai, giai có kích thước (1m x 1m x 1m) được đặt sâu
trong nước khoảng 0.6m - 0.8m, cách đáy ao 0.2m. Dùng rau muống hoặc rau
dừa làm giá thể cho cá sinh sản. Mỗi giai cho vào 01 cặp (01 đực, 01cái).
- Cá mới nở sau 03 ngày đã dinh dưỡng hết noãn hoàng thì tiến hành vớt
cá bột để bố trí vào giai để ương lên cá hương.
d. Phương pháp ương từ cá bột lên cá hương:
- Giai ương làm bằng lưới gân có kích thước mắt lưới (2-3mm), kích
thước giai (4m x 2m x 1m) giai được đặt trong ao, với độ sâu từ 0.7m - 0.8m,
cách đáy ao 0.2m. Ao ương cá từ hương lên giống có kích từ 500m2 trở lên và

phải được cải tạo như ao cho cá đẻ.
- Cá được ương với 03 mật độ khác nhau (5.000 con/m2; 3.000 con/m2;
2.000 con/m2 ) và được lặp lại 03 lần để đánh giá tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng.
- Thức ăn cho cá ăn trong 10 ngày đầu là trứng nước (moina) sống, với
lượng 20 gram/10.000 cá bột và được cho ăn 03 lần/ngày. Từ ngày thứ 10 đến
ngày thứ 20 bắt đầu cho ăn trứng nước chết có trộn thêm vitamin C, men tiêu
hóa và khoáng chất với liều lượng mỗi loại 2-3 gr/kg thức ăn, cho ăn một tuần
02 ngày. Cho ăn trong sàn, lượng thức ăn được điều chỉnh theo nhu cầu của cá.
24


- Cá từ 20 ngày trở đi chuyển dần sang cho ăn cá biển xay nhuyễn có trộn
thêm men tiêu hóa 05gr/kg thức ăn.
- Trong quá trình ương, định kỳ 07-10 ngày diệt khuẩn một lần bằng Iodin
với liều 01ppm. Quan sát nếu thấy cá phân đàn thì tiến hành phân cỡ để giảm
hiện tượng ăn nhau.
Phân cỡ cá bằng cách lấy lưới lồng 2 cho cá vào lồng, những con nhỏ sẽ
lọt qua lưới, còn những con lớn sẽ nằm lại trong lồng lưới, cho những con này
vào 1 cái vèo khác đặt trong ao ương và vẫn cho ăn bình thường và khoảng 5
ngày sau tiến hành phân cỡ cá tiếp.
Sau 30 ngày ương, tiến hành thu để đánh giá tỷ lệ sống và ương lên cá
giống.
e. Phương pháp ương từ cá hương lên cá giống:
Phương pháp ương cá hương lên cá giống 60 ngày tuổi giống như ương từ
cá bột lên cá hương. Tuy nhiên, giai ương phải có độ sâu hơn (4m x 2m x 1,5m)
và có mắt lưới lớn hơn (0,5-1cm), mật độ ương được bố trí thấp hơn (3.000
con/m2; 2.000 con/m2; 1.000 con/m2). Thức ăn là loại cá biển xay trộn thêm
vitamin A, C, D, E. Khẩu phần ăn tuỳ thuộc vào các giai đoạn phát triển của cá
ương, dao động từ 10 - 70%/trọng lượng cá/ngày. Sau 30 ngày ương, cá lóc
giống sẽ được thu hoạch và tính tỷ lệ sống (%).

Cá lóc được tiếp tục ương dưỡng cho đạt kích cở từ 02 - 03g/con và
được phân cỡ để cung cấp cho mô hình nuôi cá thương phẩm.
f. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất giống cá lóc:
- Trong sinh sản nhân tạo: Tiến hành thu mẫu của từng đợt sản xuất để
đánh giá tỷ lệ thành thục; tỷ lệ cá bố mẹ tham gia sinh sản, tỷ lệ thụ tinh/tổng số
trứng đẻ và tỷ lệ nở/tổng số trứng đã thụ tinh; tỷ lệ sống của cá hương ương từ
bột và tỷ lệ sống của cá giống ương từ cá hương ở các mật độ ương khác nhau.
Trên cơ sở đó, tính toán được giá thành của cá bột, cá hương và cá giống của đề
tài so với các cơ sở sản xuất ở các tỉnh lân cận.
- Trong nuôi cá thương phẩm: Nhóm nghiên cứu sẽ chọn 09 hộ dân nuôi
mô hình từ con giống của đề tài và điều tra ngẫu nhiên 09 hộ dân mua giống
ngoài tỉnh để so sánh đánh giá một số chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế. Từ
đó, khuyến cáo phát triển nhân rộng mô hình sản xuất cũng như ương nuôi cá
lóc thương phẩm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
g. Thu thập và phân tích số liệu:
- Các chỉ tiêu về môi trường:
+ pH, đo bằng dụng cụ pH Hanna, Model: DO meter HI 8424 của Ý, đo
vào lúc 7 giờ sáng và 15 giờ chiều.
+ Nhiệt độ, đo nhiệt kế thủy ngân Việt Nam, đo vào lúc 6 giờ sáng và 15
giờ chiều.
25


×