Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Xây dựng hồ sơ cấp giấy chứng nhận dạng số, tờ bản đồ địa chính số 26, 27, 28, 29, 30 phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn phường quang trung, thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 60 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---

DƯƠNG KHÁNH CƯỜNG
Tên đề tài:
XÂY DỰNG HỒ SƠ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN DẠNG SỐ TỜ BẢN ĐỒ ĐỊA
CHÍNH SỐ 26,27,28,29,30 PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN
ĐỊA BÀN PHƯỜNG QUANG TRUNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Địa chính môi trường
Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2014 – 2018

Thái Nguyên – năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------



DƯƠNG KHÁNH CƯỜNG
Tên đề tài:
XÂY DỰNG HỒ SƠ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN DẠNG SỐ TỜ BẢN ĐỒ ĐỊA
CHÍNH SỐ 26, 27, 28, 29, 30 PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG QUANG TRUNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính môi trường

Lớp

: K46 ĐCMT - N01

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2014 – 2018

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Đào Văn Biên


Thái Nguyên – năm 2018


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH

Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu y tế ......................................................................... 22
Bảng 4.2: Hiện trạng quỹ đất của phường năm 2016 ..................................... 23
Bảng 4.3: Khối lượng kết quả đo vẽ ............................................................... 26
Bảng 4.4: Sản phẩm hoàn thiện theo hợp đồng của phường Quang Trung
................27
Hình 4.1: Bản đồ phường Quang Trung ........................................................ 16
Hình 4.2 : Biểu đồ tổng sản lượng lương thực hạt phường Quang Trung ...... 19
Hình 4.3: Phần mềm Light Image Resizer ...................................................... 34
Hình 4.4: Sau khi giải nén xong ảnh ............................................................... 34
Hình 4.5: Phần mềm Picasa ............................................................................ 35
Hình 4.6: Ảnh được cắt theo khung A4 .......................................................... 36
Hình 4.7: Một số ảnh cần in ............................................................................ 37
Hình 4.8: Chọn ổ để lưu .................................................................................. 37
Hình 4.9: Đặt tên ổ giống tên ảnh ................................................................... 38
Hình 4.10: File PDF đã được đặt tên .............................................................. 39
Hình 4.11: Bảng dữ liệu .................................................................................. 39
Hình 4.12: Một thư mục hồ sơ ........................................................................ 40
Hình 4.13: Phần mềm Microstation SE .......................................................... 40
Hình 4.14: Một số thông tin trên bản đồ ......................................................... 41
Hình 4.15: Số vào sổ ....................................................................................... 41
Hình 4.16: Thông tin mặt 2 GCN.................................................................... 42


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GCNQSDĐ


: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

UBND

: Ủy ban nhân dân

TN & MT

: Tài nguyên và Môi trường

NĐ - CP

: Nghị định Chính Phủ

TT - BTNMT

: Thông tư Bộ Tài nguyên và Môi trường

BTC

: Bộ Tài Chính

TTLT

: Thông tư liên tịch

CT - TTg

: Chỉ thị Thủ tướng


QĐ - BTNMT

: Quyết định Bộ Tài nguyên và Môi trường

CV - CP

: Công văn Chính Phủ

VPĐKQSDĐ

: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

ĐKQSDĐ

: Đăng ký quyền sử dụng đất

ĐKĐĐ

: Đăng ký đất đai


MỤC LỤC
Phần 1: Mở đầu.............................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu, yêu cầu, ý nghĩa của đề tài .................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 2
1.2.3. Ý nghĩa .................................................................................................................. 2
Phần 2: Tổng quan tài liệu............................................................................................ 3

2.1. Vai trò của hệ thống hồ sơ địa chính đối với quản lý đất đai ................................ 3
2.1.1. Khái niệm hồ sơ địa chính ..................................................................................... 3
2.1.2. Nội dung hồ sơ địa chính....................................................................................... 3
2.1.3. Vai trò của hệ thống hồ sơ địa chính đối với công tác quản lý đất đai ................. 5
2.2. Các thành phần và nội dung hệ thống hồ sơ địa chính ở nước ta hiện nay ........... 6
2.2.1. Hồ sơ tài liệu gốc, lưu trữ và tra cứu khi cần thiết ................................................ 6
2.2.2. Hồ sơ địa chính phục vụ thường xuyên trong quản lý .......................................... 7
2.2.3. Hồ sơ địa chính dạng số ...................................................................................... 11
Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu...................................... 13
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 13
3.2.

Địa điểm và thời gian tiến hành.......................................................................... 13

3.3.

Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 13

3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội phường Quang Trung ............................... 13
3.3.2. Tổng quan về dự án đo vẽ bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
phường Quang Trung .................................................................................................... 13
3.3.3. Ứng dụng phần mềm tin học Light Image Resizer, Picasa…trong việc xây dựng
hồ sơ cấp giấy chứng nhận dạng số ............................................................................... 14
3.3.4. Giải pháp hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính ................................................... 14
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 14
Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 16
4.1. Điệu kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của phường Quang Trung ............................ 16
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 16



4.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................................ 17
4.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội....................................................................................... 18
4.1.4. Tình hình quản lý đất đai của phường ................................................................. 23
4.2.

Tổng quan về dự án đo vẽ bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

phường Quang Trung .................................................................................................... 26
4.2.1. Tổng quan về dự án đo vẽ bản đồ địa chính phường Quang Trung .................... 26
4.2.2. Tổng quan về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phường Quang Trung .................. 28
4.3.

Xây dựng hồ sơ cấp giấy chứng nhận dạng số tờ bản đồ địa chính số 26, 27, 28,

29, 30 ............................................................................................................................. 32
4.3.1. Ứng dụng một số phần mềm tin học trong xây dựng hồ sơ cấp giấy chứng nhận
dạng số ........................................................................................................................... 32
4.3.2. Xây dựng hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dạng số...................... 33
4.4. Giải pháp hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính ................................................... 42
4.4.1. Phương hướng, nhiệm vụ công tác quản lý đất đai ............................................. 42
4.4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác hồ sơ địa chính ........................................ 47
4.4.3. Cơ sở dữ liệu ảnh phường Quang Trung ............................................................. 49
Phần 5: Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 50
5.1. Kết luận................................................................................................................ 50
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................. 50
Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 52


21
PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với công cuộc
chinh phục thiên nhiên đất đai luôn luôn đóng vai trò quyết định trong việc tồn tại
và phát triển của loài người. Đất đai là tài nguyên quý giá nhất của mỗi quốc gia,
đất tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Nhưng đất không
phải là vô hạn, kinh tế, xã hội phát triển mạnh cùng với sự bùng nổ về gia tăng dân
số đã làm cho mỗi quan hệ giữa người và đất ngày càng căng thẳng. Những sai lầm
liên tục của con người trong quá trình sử dụng đất đã dẫn đến hủy hoại môi trường
đất. Vấn đề sử dụng đất đai càng trở nên quan trọng với từng quốc gia và mang tính
toàn cầu.
Vì vậy công tác quản lý nhà nước về đất đai cực kì quan trọng. Để phục vụ
cho công tác trên thì việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phải đồng bộ ở tất cả các
cấp, từ trung ương đến địa phương. Cơ sở dữ liệu không gian tại nước ta đang từng
ngày, từng giờ được bổ sung, chuẩn hóa với kĩ thuật tiên tiến nhất nhưng cùng với
đó công tác cập nhật cơ sở dữ liệu thuộc tính đang đình trệ do khối lượng thông tin
quá lớn và không đồng nhất.
Phường Quang Trung là một phường thuộc thành phố Thái Nguyên, là phường
có mật độ dân cư đông nhất trong thành phố do có nhiều trường đại học và trung
học phổ thông đóng trên địa bàn. Dân số của phường là 32.532 người (2011),
phường được chia làm 39 tổ dân phố đánh số từ 1 đến 39 có diện tích là 1.57 km2.
Với những đặc điểm nêu trên nên phường Quang Trung luôn luôn gặp khó khăn
trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Phường Quang Trung chưa có hệ thống
bản đồ địa chính chính quy, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ địa
chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động đất đai không đầy đủ, không được cập nhật
thường xuyên đồng bộ ở ba cấp.
Xuất phát từ thực tế đó, dưới sự hướng dẫn của Th.S. Đào Văn Biên em tiến
hành nghiên cứu đề tài:” Xây dựng hồ sơ cấp giấy chứng nhận dạng số, tờ bản đồ



địa chính số 26, 27, 28, 29, 30 phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn
phường Quang Trung, thành phố Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu, ý nghĩa của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
- Xây dựng hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dạng số phục vụ
công tác quản lý nhà nước về đất đai.
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm hoàn thiện hệ
thống hồ sơ địa chính.
- Thực tập ứng dụng tin học trong việc xây dựng hồ sơ cấp giấy chứng nhận
dạng số.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dạng số tờ bản đồ
địa chính số 26, 27, 28, 29, 30.
- Đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn phường
Quang Trung, thành phố Thái Nguyên
1.2.3. Ý nghĩa
- Phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn các cấp
- Sử dụng ở những nơi chưa hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
hoặc chưa có điều kiện khai thác sử dụng bản đồ địa chính.


43
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Vai trò của hệ thống hồ sơ địa chính đối với quản lý đất đai
2.1.1. Khái niệm hệ thống hồ sơ địa chính
- Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và
tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để
phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức,
cá nhân có liên quan. (Nguồn: 12)

- Hồ sơ địa chính cung cấp những thông tin cần thiết để Nhà nước thực hiện
chức năng của mình đối với đất đai với tư cách là chủ sở hữu.
- Hồ sơ địa chính được lập chi tiết đến từng thửa đất của mỗi hộ gia đình, cá
nhân, tổ chức theo từng đơn vị hành chính cấp xã gồm:Bản đồ địa chính (hoặc bản
trích đo địa chính), sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai và
bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Hồ sơ địa chính được thiết lập, cập nhật trong quá trình điều tra qua các thời
kì khác nhau,bằng các phương pháp khác nhau: Đo đạc địa chính; đánh giá đất;
phân hạng và định giá đất; đăng ký đất đai ban đầu, đăng ký biến động đất đai và
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Tóm lại hồ sơ địa chính là các tài liệu thành quả của việc đo đạc và đăng ký
đất đai,thể hiện đầy đủ các thông tin về từng thửa đất phục vụ cho quản lý nhà nước
đối với việc sử dụng đất.
2.1.2. Nội dung hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính mang những nội dung,thông tin về sử dụng và quản lý đất đai;
bao gồm ba lớp thông tin cơ bản:
- Các thông tin về điều kiện tự nhiên.
- Các thông tin kinh tế - xã hội
- Các thông tin về cơ sở pháp lý.


44
PHẦN 2
- Các thông tin này được thể hiện từ tổng quan đến chi tiết cho từng thửa đất
trên toàn lãnh thổ.
• Các thông tin về điều kiện tự nhiên của thửa đất
Các thông tin này bao gồm:Vị trí, hình dáng, kích thước, tọa độ (quan hệ hình
học), diện tích của thửa đất( số lượng).Để xác định các thông tin này người ta sử
dụng phương pháp đo đạc thành lập bản đồ, sản phẩm thu được là bản đồ địa chính
(được thể hiện trên giấy và dạng số).

Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản đầu tiên của hồ sơ địa chính,giúp nhận biết
các điều kiện tự nhiên của thửa đất. Để liên hệ thông tin giữa bản đồ địa chính với
các lớp thông tin khác trong hệ thống hồ sơ địa chính người ta gán cho mỗi tờ bản
đồ một số hiệu(số thứ tự kèm theo tên gọi), mỗi thửa đất có một số hiệu duy
nhất(gọi là số thửa). Số thửa có ý nghĩa rất quan trọng, không những nó giúp cho
việc thống kê đất đai không bị trùng sót mà còn giúp tra cứu thông tin thuộc tính
của từng thửa đất và liên hệ giữa các thuộc tính với nhau.
• Các thông tin về mặt kinh tế - xã hội
- Các thông tin về quan hệ xã hội trong quá trình sử dụng đất bao gồm: chủ sử
dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất, phương thức sử dụng đất (giao, cho thuê, chuyển
nhượng, thừa kế…), mục đích sử dụng đất, quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng
đất, quá trình chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu các giá trị đầu tư cho đất, đất
không được cấp giấy chứng nhận.
- Các thông tin này được thiết lập trong quá trình đăng ký đất đai bằng phương
pháp tổ chức kê khai đăng ký đất đai từ cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên cơ sở
bản đồ địa chính.
- Tổ chức kê khai đăng ký đất đai thực chất là thu thập các thông tin về quan
hệ xã hội do chủ sử dụng đất cung cấp dưới hình thức viết đơn đăng ký quyền sử
dụng đất của từng chủ sử dụng đất.
• Các thông tin về cơ sở pháp lý
- Các thông tin về cơ sở pháp lý bao gồm: tên văn bản, số văn bản, cơ quan
phát hành văn bản, ngày tháng năm ký theo yêu cầu của từng loại hồ sơ địa chính.


56

- Các thông tin pháp lý là cơ sở để xác định giá trị pháp lý của thửa đất.
(Nguồn: 12)
2.1.3.Vai trò của hệ thống hồ sơ địa chính đối với công tác quản lý đất đai
Hồ sơ địa chính có vai trò rất quan trọng đối với công tác quản lý đất đai điều

này được thể hiện thông qua sự trợ giúp của hệ thống đối với các nội dung quản lý
Nhà nước về đất đai.
Hệ thống hồ sơ địa chính trợ giúp cho các nhà quản lý trong quá trình ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai và tổ chức thi hành
các văn bản đó. Thông qua hệ thống hồ sơ địa chính mà trực tiếp là sổ đăng ký biến
động đất đai nhà quản lý sẽ nắm được tình hình biến động đất đai và xu hướng biến
động đất đai từ cấp vi mô cho đến cấp vĩ mô. Trên cơ sở thống kê và phân tích xu
hướng biến động đất đai kết hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của từng
cấp nhà quản lý sẽ hoạch định và đưa ra được các chính sách mới phù hợp với điều
kiện thực tế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại từng cấp.
Hệ thống hồ sơ địa chính trợ giúp cho công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất. Nếu như bản đồ địa chính được cập nhật thường xuyên thì nhà quản lý chỉ
cần khái quát hóa là thu được nội dung chính của bản đồ hiện trạng sử dụng đất với
độ tin cậy rất cao. Hơn thế nữa với sự trợ giúp của công nghệ thông tin thì công việc
này trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, thậm chí chúng ta có thể lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất từng năm chứ không phải là 5 năm một lần như quy định hiện hành.
Trong những năm gần đây do các quan hệ về đất đai ngày càng trở nên phức
tạp bởi vậy yêu cầu quản lý các nội dung như: đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
ngày càng trở nên khó khăn. Đặc biệt là vấn đề thu hồi đất đai, giải phóng mặt bằng
để phục vụ cho các dự án liên quan đến đất đai. Nguyên nhân chính của vấn đề này
là do giá đất bồi thường không sát với giá thị trường. Để giải quyết vấn đề này thì
hồ sơ địa chính cần hướng tới quản lý cả vấn đề giá đất. Một vấn đề khác cũng đang
rất nan giải ở các khu vực ven đô, nơi mà tốc độ đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ
đó là tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch: người dân tự ý


66

chuyển đất nông nghiệp, ao hồ thành đất thổ cư. Dẫn đến tình trạng này là do cơ

quan quản lý đất đai địa phương không có được hệ thống hồ sơ địa chính phản ánh
đúng thực trạng để kịp thời quản lý.
Các cơ quan quản lý đất đai không chỉ có các công tác quản lý Nhà nước về
đất đai mang tính chất định kì như: quy hoạch sử dụng đất, thống kê kiểm kê đất
đai, mà còn có những công việc mang tính thường xuyên như: giải quyết tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai. Để giải quyết dứt điểm tranh chấp liên quan
đến đất đai ở cấp cơ sở thì hệ thống hồ sơ địa chính phải được hoàn thiện đầy đủ và
là cơ sở pháp lý vững chắc cho những quyết định giải quyết tranh chấp.
Hệ thống hồ sơ địa chính còn giúp tạo lập kênh thông tin giữa Nhà nước và
nhân dân. Nhân dân có điều kiện tham gia vào quá trình giám sát các hoạt động quản
lý đất đai của cơ quan Nhà nước và hoạt động sử dụng đất của các chủ sử dụng đất:
Điều này sẽ giúp hạn chế các việc làm sai trái của người quản lý và của người sử
dụng.
2.2. Các thành phần và nội dung hệ thống hồ sơ địa chính ở nước ta hiện
nay
2.2.1. Hồ sơ tài liệu gốc, lưu trữ và tra cứu khi cần thiết
Hồ sơ tài liệu gốc là căn cứ pháp lý duy nhất làm cơ sở xây dựng và quyết
định chất lượng hồ sơ địa chính phục vụ thường xuyên trong quản lý.
Nó bao gồm các loại tài liệu sau:
- Các tài liệu gốc hình thành trong quá trình đo đạc, lập bản đồ địa chính bao
gồm: toàn bộ thành quả giao nộp sản phẩm theo Luận chứng kinh tế - kĩ thuật được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Các tài liệu gốc hình thành trong quá trình đăng ký ban đầu, đăng ký biến
động đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm: Các giấy tờ do
chủ sử dụng đất giao nộp khi kê khai đăng ký như: đơn kê khai đăng ký, các giấy tờ
pháp lý về nguồn gốc sử dụng đất (Quyết định giao đất, giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất được cấp ở những giai đoạn trước, giấy tờ chuyển quyền đất đai v.v...) các
giấy tờ có liên quan đến nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước mà người sử dụng đất
đã thực hiện v.v... Cụ thể gồm các loại giấy tờ chứng minh QSD đất theo quy định
tại luật đất đai như sau:



7

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm
1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của
Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà
miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính.
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn
liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất.
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất
ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.
đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp
luật. e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử
dụng đất. f) Bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành
án của cơ
quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đã được thi hành. (Nguồn: 10)
2.2.2. Hồ sơ địa chính phục vụ thường xuyên trong quản lý
Bên cạnh hồ sơ gốc dùng lưu trữ và tra cứu khi cần thiết còn có hồ sơ địa
chính phục vụ thường xuyên trong quản lý. Hồ sơ địa chính phục vụ thường xuyên
trong quản lý đất đai được nhà nước quy định áp dụng chung gồm các loại tài liệu
như sau:
- Bản đồ địa chính
Trong hệ thống tài liệu hồ sơ địa chính phục vụ thường xuyên cho quản lý thì
bản đồ địa chính là loại tài liệu quan trọng nhất. Bởi bản đồ địa chính cung cấp các
thông tin không gian đầu tiên của thửa đất như vị trí, hình dạng, ranh giới thửa đất,

ranh giới nhà, tứ cận,.. Những thông tin này giúp nhà quản lý hình dung về thửa đất
một cách trực quan. Bên cạnh các thông tin không gian bản đồ địa chính còn cung
cấp các thông tin thuộc tính quan trọng của thửa đất và tài sản gắn liền trên đất như:
loại đất, diện tích pháp lý, số hiệu thửa đất, loại nhà,… Bản đồ địa chính gồm hai
loại: Bản đồ địa chính cơ sở và bản đồ địa chính chính quy.


8

+ Bản đồ địa chính cơ sở: là bản đồ nền cơ bản để đo vẽ bổ xung thành bản đồ
địa chính. Bản đồ địa chính cơ sở thành lập bằng các phương pháp đo vẽ có sử dụng
ảnh chụp từ máy bay kết hợp với đo vẽ bổ xung ở thực địa. Bản đồ địa chính cơ sở
được đo vẽ kín ranh giới hành chính và kín khung mảnh bản đồ.
Bản đồ địa chính cơ sở là tài liệu cơ bản để biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ xung
thành bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn; được lập phủ
kín đơn vị hành chính cấp xã theo tỷ lệ 1/10.000; để thể hiện bao quát hiện trạng vị
trí, diện tích, hình thể của các ô, thửa có tính ổn định lâu dài, dễ xác định ở thực địa
của một hoặc một số thửa đất có loại đất theo chỉ tiêu thống kê khác nhau hoặc cùng
một chỉ tiêu thống kê.
- Bản đồ địa chính chính quy là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa
lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xác nhận. Bản đồ địa chính được thành lập bằng các phương
pháp: đo vẽ trực tiếp ở thực địa , biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa chính cơ sở được đo
vẽ bổ xung để vẽ trọn các thửa đất, xác định loại đất của mỗi thửa theo các chỉ tiêu
thống kê của từng chủ sử dụng trong mỗi mảnh bản đồ và được hoàn chỉnh để lập
hồ sơ địa chính.
Bản đồ địa chính được lập theo chuẩn kỹ thuật thống nhất trên hệ thống tọa độ
nhà nước. Trong công tác thành lập và quản lý hồ sơ địa chính bản đồ địa chính là
một trong những tài liệu quan trọng, được sử dụng, cập nhật thông tin một cách
thường xuyên. Căn cứ vào bản đồ địa chỉnh để làm cơ sở giao đất, thực hiện đăng

ký đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói chung và giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở và đất ở đô thị nói riêng. Xác nhận hiện trạng, thể hiện biến
động và phục vụ cho chỉnh lý biến động của từng loại đất trong đơn vị hành chính
cấp xã (phường, thị trấn). Làm cơ sở để thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết
tranh chấp đất đai.
- Bản đồ địa chính gồm các thông tin:
+ Thông tin về thửa đất gồm vị trí, kích thước, hình thể, số thứ tự, diện tích,
loại đất.


99

+ Thông tin về hệ thống thuỷ văn, thuỷ lợi gồm sông, ngòi, kênh, rạch, suối,
đê, đập….
+ Thông tin về đường giao thông gồm đường bộ, đường sắt, cầu.
+ Mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, mốc giới hành lang an toàn
công trình, điểm toạ độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh.
- Bản đồ địa chính phải chỉnh lý trong các trường hợp:
+ Có thay đổi số hiệu thửa đất.
+ Tạo thửa đất mới.
+ Thửa đất bị sạt lở tự nhiên làm thay đổi ranh giới thửa.
+ Thay đổi loại đất.
+ Đường giao thông: công trình thuỷ lợi theo tuyến; sông, ngòi, kênh, rạch
suối được tạo lập mới hoặc có thay đổi về ranh giới.
+ Có thay đổi về mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, địa danh và
các ghi chú thuyết minh trên bản đồ.
+ Có thay đổi về mốc giới hành lang an toàn công trình. (Nguồn: 5)
- Sổ mục kê đất đai: sản phẩm của việc điều tra, đo đạc địa chính, để tổng hợp
các thông tin thuộc tính của thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành
thửa đất gồm: Số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, diện tích, loại đất, tên người sử

dụng đất và người được giao quản lý đất để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai.
- Sổ mục kê gồm các thông tin:
+ Thửa đất gồm: Số thửa, diện tích, loại đất, tên người sử dụng đất và các ghi
chú về việc đo đạc thửa đất.
+ Đường giao thông, công trình thuỷ lợi và các công trình khác theo tuyến mà
có sử dụng đất hoặc có hành lang bảo vệ an toàn gồm tên công trình, mục đích sử
dụng đất và diện tích trên tờ bản đồ.
+ Sông, ngòi, kênh, rạch, suối và các đối tượng thủy văn khác theo tuyến gồm
tên đối tượng và diện tích trên tờ bản đồ.
- Tất cả các trường hợp biến động phải chỉnh lý trên bản đồ địa chính thì đều
phải chỉnh lý trên sổ mục kê để tạo sự thống nhất thông tin. (Nguồn: 12)


10
10

- Sổ địa chính là sổ theo mục đích sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê,
công nhận quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc được Nhà
nước giao quản lý đất. Trường hợp đăng ký đất đai lần đầu mà chưa được Nhà nước
công nhận quyền sử dụng đất thì xác định và thể hiện theo loại đất hiện trạng đang
sử dụng tại thời điểm đăng ký.
- Sổ địa chính gồm các thông tin:
+ Tên và địa chỉ người sử dụng đất
+ Thông tin về thửa đất gồm: số hiệu thửa đất, địa chỉ thửa đất, diện tích thửa
đất phân theo hình thức sử dụng đất (sử dụng riêng hoặc sử dụng chung), mục đích
sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất,
những hạn chế về quyền sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai chưa thực hiện,
số phát hành và số vào sổ cấp GCNQSDĐ.
+ Những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất.
- Sổ địa chính phải chỉnh lý trong các trường hợp sau:

+ Có thay đổi người sử dụng đất, người sử dụng đất được phép đổi tên.
+ Có thay đổi số hiệu, địa chỉ, diện tích thửa đất, tên đơn vị hành chính nơi có
đất.
+ Có thay đổi hình thức, mục đích, thời hạn sử dụng đất.
+ Có thay đổi những hạn chế về quyền của người sử dụng đất.
+ Có thay đổi về nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện.
+ Người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho
thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử
dụng đất.
+ Chuyển từ hình thức được Nhà nước cho thuê đất sang hình thức được Nhà
nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.
+ Cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Nguồn: 12)
- Sổ theo dõi biến động đất đai sổ để ghi những biến động về sử dụng đất
trong quá trình sử dụng đất. Nội dung sổ theo dõi biến động đất đai gồm tên và địa


11

chỉ của người đăng ký biến động, thời điểm đăng ký biến động, số thứ tự thửa đất
có biến động, nội dung biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng (thay đổi
về thửa đất, về người sử dụng, về chế độ sử dụng đất, về quyền của người sử dụng
đất, về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)..
- Sổ theo dõi biến động đất đai gồm các thông tin:
+Tên và địa chỉ của người đăng ký biến động;
+Thời điểm đăng ký biến động;
+Số hiệu thửa đất có biến động;
+Nội dung biến động về sử dụng đất.
+Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Nguồn: 9)
Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là sổ được lập để theo dõi các
trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất và chủ sử dụng đất đã đến

nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm các thông tin:
+Họ tên người sử dụng đất.
+Số phát hành giấy chứng nhận.
+Ngày ký giấy chứng nhận.
+Ngày giao giấy chứng nhận.
+Chữ ký của người nhận giấy chứng nhận (Nguồn: 11)
2.2.3. Hồ sơ địa chính dạng số (cơ sở dữ liệu địa chính số)
Do lượng thông tin cần lưu trữ cho mỗi thửa đất ngày càng tăng bởi vậy hệ
thống hồ sơ địa chính trên giấy tờ đã xuất hiện nhiều bất cập trong quá trình sử
dụng như: khó khăn khi tra cứu thông tin, chỉnh lý biến động, khi thống kê, kiểm
kê... Những khó khăn này sẽ được khắc phục rất nhiều nếu như hệ thống hồ sơ địa
chính được tin học hóa. Để tạo hành lang pháp lý mở đường cho sự phát triển hệ
thống hồ sơ địa chính dạng số trên quy mô toàn quốc, Bộ Tài nguyên và Môi trường
đã ban hành thông tư số 09/2007/TT. (Nguồn: 10).


12

BTN&MT có quy định về hồ sơ địa chính dạng số như sau:
Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai, Sổ theo dõi biến động đất
đai có nội dung được lập và quản lý trên máy tính dưới dạng số (sau đây gọi là cơ
sở dữ liệu địa chính) để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp tỉnh, cấp huyện và được
in trên giấy để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp xã.
Cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm dữ liệu Bản đồ địa chính và các dữ liệu thuộc
tính địa chính.
Dữ liệu bản đồ địa chính được lập để mô tả các yếu tố tự nhiên có liên quan
đến việc sử dụng đất.
Các dữ liệu thuộc tính địa chính được lập để thể hiện nội dung của Sổ mục kê
đất đai, Sổ địa chính và Sổ theo dõi biến động đất đai quy định tại Số: 24/2014/TTBTNMT.

Hệ thống hồ sơ địa chính dù ở dạng giấy hay được tin học hóa đều nhằm mục
đích quản lý nguồn tài nguyên đất mà đối tượng trực tiếp là các thửa đất (Nguồn: 12)


13

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng các phần mềm như Light image Resizer 4,
Picassa 3, NovaPDF 8 để xây dựng hồ sơ cấp giấy chứng nhận dạng số.
- Xây dựng hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dạng số từ tờ 26 đến
tờ 30 của Phường Quang Trung Thành phố Thái Nguyên.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Công ty cổ phần Trắc địa Địa chính và Xây dựng Thăng Long (Tại
phường Quang Trung, thành phố Thái Nguyên)
- Thời gian tiến hành: Từ 14/09/2017 đến ngày 17/12/2017.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của phường Quang Trung
3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý và diện tích khu vực
- Thuỷ văn, nguồn nước
- Khí hậu, thổ nhưỡng
- Địa hình địa mạo
3.3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
- Tình hình dân số lao động
- Cơ sở hạ tầng
- Văn hóa, giáo dục, y tế
3.3.1.3. Tình hình quản lý đất đai của phường
- Hiện trạng quỹ đất

- Tình hình quản lý đất đai
- Những tài liệu phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu ảnh
3.3.2. Tổng quan về dự án đo vẽ bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất
đai phường Quang Trung


14

- Tổng quan về dự án đo vẽ bản đồ phường Quang Trung.
- Tổng quan về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phường Quang Trung.
3.3.3. Ứng dụng phần mềm tin học Light Image Resizer, Picasa... trong việc xây
dựng hồ sơ cấp giấy chứng nhận dạng số
- Giới thiệu các phần mềm tin học được sử dụng để tạo thành một bộ hồ sơ cấp
giấy chứng nhận dạng số.
- Giải nén ảnh bằng phần mêm Light Image Resizer 4.
- Cắt ảnh và in ảnh ra dạng file ảnh PDF nhờ các phần mềm Picasa và phần
mềm NovaPDF.
3.3.4 Giải pháp hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính
- Hoàn thiện nội dung thông tin hồ sơ địa chính phục vụ công tác quản lý nhà
nước về đất đai
- Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu: Thu thập số liệu từ các cơ quan chức
năng như UBND phường Quang Trung, Sở TN & MT tỉnh Thái Nguyên về điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực phường Quang Trung phục vụ cho đề tài,
đồng thời tiến hành khảo sát thực địa các khu vực tờ bản đồ số 26, 27, 28, 29, 30 để
biết điều kiện địa hình thực tế của khu vực.
+ Phương pháp xử lý số liệu và tổng hợp số liệu:
Số liệu được tổng hợp lại và sao lưu vào 1 ổ cứng riêng chỉ để lưu trữ dữ liệu

về phường Quang Trung và 1 đĩa CD bản đồ phường Quang Trung
+ Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu:
Để xây dựng được khối cơ sở dữ liệu cần thực hiện hai việc:
- Thiết kế cơ sở dữ liệu ảnh để lưu trữ các thông tin cần thiết cho từng thửa đất.
- Cập nhật và lữu trữ thông tin dưới dạng PDF cho từng thửa đất.
Đề tài được thực hiện theo quy trình:


15

- Thu thập tài liệu, số liệu về các thông tin liên quan đến hồ sơ cấp giấy chứng
nhận dạng số, tờ bản đồ địa chính số 26, 27, 28, 29, 30 phục vụ công tác quản lý đất
đai trên địa bàn phường Quang Trung, thành phố Thái Nguyên.
- Xử lí chỉnh sửa dữ liệu đã được thu thập để tạo dựng nên hồ sơ cấp giấy
chứng nhận dạng số bằng phần mềm Picasa.
- Tiến hành kiểm tra, đối chiếu thông tin thửa đất trên hồ sơ đã thu thập được
với thông tin thửa đất của bảng thống kê, tổng hợp trên bản đồ địa chính đã được
thành lập trên địa bàn phường Quang Trung, thành phố Thái Nguyên.


16

PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của phường Quang Trung
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Phường Quang Trung nằm ở trung tâm thành phố, có tổng diện tích tự nhiên là
198,07 ha vị trí địa lý và phạm vi hành chính như sau:
- Vị trí địa lý:
+ Từ 21º 34' 54'' đến 21º 36' 15'' độ vĩ Bắc

+ Từ 105º 48' 44'' đến 105º 49' 37'' độ kinh Đông.

Hình 4.1: Bản đồ phường Quang Trung
- Phạm vi hành chính:
+Phía Tây Bắc giáp phường Quang Vinh;
+ Phía Đông Nam giáp phường Đồng Quang;
+ Phía Đông và Đông Bắc giáp phường Hoàng Văn Thụ;
+ Phía Tây giáp phường Tân Thịnh và xã Quyết Thắng.


17

Vị trí của Phường có trục đường huyết mạch của thành phố đi qua như trục
đường Lương Ngọc Quyến, Dương Tự Minh,... thuận lợi cho việc phát triển xã hội,
đặc biệt là giao thương với các địa phương bên ngoài.
- Thuỷ văn, nguồn nước
Chế độ thuỷ văn của phường chịu ảnh hưởng của sông Cầu. Tuy nhiên hệ
thống thủy văn trực tiếp tác động trên địa bàn phường là suối Mỏ Bạch, nằm dọc
theo ranh địa giới hành chính của phường theo phía Tây và Tây Bắc, là nơi điều tiết
nước, đồng thời cung cấp nước cho diện tích đất nông nghiệp của phường.
- Khí hậu, thổ nhưỡng
Phường Quang Trung cũng như thành phố Thái Nguyên nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 - 230C. Chênh lệch nhiệt
độ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 50C.
- Nắng: Số giờ nắng cả năm là 1.588 giờ. Tháng 5 - 6 có số giờ nắng nhiều
nhất (khoảng 170 - 180 giờ).
- Lượng mưa: Trung bình năm khoảng 2015 mm/năm, tập trung chủ yếu vào
mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7 có số
ngày mưa nhiều nhất.

- Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa Đông
Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc. Do nằm xa biển nên phường Quang Trung
nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão.
- Địa hình địa mạo
* Địa hình: Phường Quang Trung nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói
chung có địa hình tương đối bằng phẳng và thấp dần theo hướng Đông Bắc - Tây
Nam. Điều kiện thoát nước tương đối thuận lợi.
4.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất
- Với tổng diện tích 198,07 ha đất tự nhiên, diện tích đất chủ yếu là đất Feralít
nâu vàng phát triển trên phù sa cổ, tầng đất dày nhưng lại xuất hiện nhiều cuội sỏi


18

trong tầng phẫu diện, đất tơi xốp. Loại đất này thích hợp cho trồng lúa màu và cây
công nghiệp hàng năm.
* Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu tập trung tại các ao nằm trong
khu dân cư, với trữ lượng khoảng 51.600 m3, chủ yếu được cung cấp bởi nước mưa.
Hiện nay do quá trình đô thị hóa mạnh, mặt khác hệ thống thoát nước thải vẫn chưa
hoàn thiện nên tại các ao trên địa bàn phường cũng đã có dấu hiệu ô nhiễm. Đây là
diện tích đất mặt nước không chỉ có vai trò trong nuôi trồng thuỷ sản mà còn rất
quan trọng trong việc điều hoà sinh thái cho khu các khu dân cư.
-. Nguồn nước ngầm: Mặc dù chưa có điều tra, khảo sát đánh giá đầy đủ về trữ
lượng và chất lượng nước ngầm, song qua hệ thống giếng khoan của một số hộ gia
đình trong phường, cho thấy trữ lượng nuớc ngầm khá dồi dào nhưng chất lượng
phần lớn bị nhiễm phèn nên ảnh hưởng đến việc khai thác sử dụng. Hiện nay nguồn
nước ngầm người dân không sử dụng trong sinh hoạt ăn uống mà chỉ sử dụng trong
việc tưới cây và những việc khác…

* Tài nguyên rừng
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2015 trên địa bàn phường có 1,48 ha đất
lâm nghiệp (toàn bộ là đất rừng sản xuất), chiếm 0,7% diện tích đất tự nhiên. Hiện
nay, diện tích đất rừng sản xuất đã được giao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng
và quản lý.
4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tốc độ tăng trưởng của các ngành sản xuất năm 2015 đạt 15,5%. Trong đó:
- Giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 15.130 tỷ đồng, tăng 18,1%. - Giá trị sản
xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 38.903 tỷ đồng, tăng 15%.
- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 1.202 tỷ đồng, tăng 5%.
- Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương (theo giá so sánh 2010) năm 2016
ước đạt 6.300 tỷ đồng, vượt 1,6% so với kế hoạch.
- Thu ngân sách: năm 2016 đạt 1.479 tỷ đồng


19

4.1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a, Trồng trọt
- Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010 thì trên địa bàn phường hiện nay có
48,46 ha diện tích đất nông nghiệp, trong đó đất trồng lúa có 11,90 ha. Để phát triển
sản xuất và ổn định đời sống của nhân dân UBND phường đã khuyến khích nhân
dân chuyển đổi một số diện tích trồng lúa sang trồng rau màu có hiệu quả kinh tế
cao hơn.

Hình 4.2: Biểu đồ Tổng sản lượng lương thực có hạt phường Quang Trung
(Nguồn: Báo cáo chính trị Đại hội Đại biểu Đảng bộ phường Quang Trung,
nhiệm kỳ 2010 – 2015; Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh
phường Quang Trung từ năm 2005 đến năm 2010; Niên giám thống kê TP Thái

Nguyên năm 2010 )
b, Chăn nuôi
Công tác phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm cũng được địa phương
quan tâm, thường xuyên phối hợp với Trạm thú y thành phố tổ chức kiểm tra và xử
lý dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm, long móng, tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc,
gia cầm.


×