Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại các loài lan rừng ngọc điểm đai châu (rhynchostylis gigantea), thạch hộc hoa trắng (flickingeria albopurpurea), hạc đính rừng (phaius mishmensis)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC THÁ I NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------

NGUYỄN THỊ LINH CHI

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT GÂY TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ
PHÕNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CÁC LOÀI LAN RỪNG: NGỌC
ĐIỂM ĐAI CHÂU (RHYNCHOSTYLIS GIGANTEA), THẠCH
HỘC HOA TRẮNG (FLICKINGERIA ALBOPURPUREA), HẠC
ĐÍNH RỪNG (PHAIUS MISHMENSIS)
TẠI VƯỜN LAN HỒ NÖI CỐC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : K46- Lâm nghiệp
Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học

: 2014 – 2018

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁ I NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------

NGUYỄN THỊ LINH CHI

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT GÂY TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ
PHÕNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CÁC LOÀI LAN RỪNG: NGỌC
ĐIỂM ĐAI CHÂU (RHYNCHOSTYLIS GIGANTEA), THẠCH
HỘC HOA TRẮNG (FLICKINGERIA ALBOPURPUREA), HẠC
ĐÍNH RỪNG (PHAIUS MISHMENSIS)
TẠI VƯỜN LAN HỒ NÖI CỐC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: K46-LN
: Lâm nghiệp
: 2014-2018
: TS. Trần Công Quân

Thái Nguyên, năm 2018



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu khoa
học của bản thân tôi, công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy
Trần Công Quân. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận
là quá trình điều tra hoàn toàn trung thực, nếu có sai sót gì tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỉ luật của khoa và nhà trường đề ra.

Thái Nguyên, ngày tháng
XÁC NHẬN CỦA GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước Hội đồng khoa học

năm 2018

Người viết cam đoan
(Ký, họ và tên)

(Ký, họ và tên)

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm
(Ký, họ và tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp là bước cuối cùng đánh dấu sự trưởng thành của

một sinh viên ở giảng đường Đại học. Để trở thành một cử nhân hay kỹ sư
đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào xây dựng đất nước. Đồng
thời cũng là cơ hội cho sinh viên vận dụng lý thuyết và tiếp xúc với thực tiễn,
nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, xây dụng phong cách làm việc khoa học và
phát huy được tính sáng tạo của bản thân để tích lũy được kinh nghiệm cần
thiết cho sau này.
Để đạt được mục tiêu trên, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa
Lâm nghiệp và giáo viên hướng dẫn, tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp với
đề tài: "Nghiên cứu kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại các
loài lan rừng Ngọc điểm đai châu (Rhynchostylis gigantea), Thạch hộc
hoa trắng (Flickingeria albopurpurea), Hạc đính rừng (Phaius
mishmensis) tại vườn lan Hồ Núi Cốc. Để hoàn thành được khóa luận này
tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ nhân viên Hồ Núi Cốc,
cùng các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ
đạo tận tình của thầy giáo hướng dẫn: Ts. Trần Công Quân đã chỉ bảo tôi
trong suốt quá trình làm đề tài. Qua đây tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân
thành nhất tới Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp
và tất cả các thầy cô giáo cùng toàn thể gia đình, bạn bè đã giúp tôi hoàn
thành khóa luận này.
Vì năng lực của bản thân và thời gian có hạn, bước đầu làm quen với
thực tế và phương pháp nghiên cứu nên bản khóa luận của tốt nghiệp của tôi
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì vậy rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để bản khóa luận tốt
nghiệp của tôi được đầy đủ và hoàn thiện thêm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Linh Chi



3

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1: Thời gian nghiên đo sinh trưởng của lan ...................................... 17
Bảng 4.1: Kỹ thuật chăm sóc lan Ngọc điểm đai châu .................................. 25
Bảng 4.2: Tổng hợp sinh trưởng rễ Ngọc điểm đai châu............................... 26
Bảng 4.3: Tổng hợp sinh trưởng thân Ngọc điểm đai châu ........................... 27
Bảng 4.4: Tổng hợp sinh trưởng lá Ngọc điểm đai châu ............................... 29
Bảng 4.5: Tổng hợp sinh trưởng hoa Ngọc điểm đai châu ............................ 31
Bảng 4.6: Tổng hợp tình trạng sâu hại Ngọc điểm đai châu.......................... 32
Bảng 4.7: Tổng hợp tình trạng bệnh hại Ngọc điểm đai châu ....................... 33
Bảng 4.8: Kỹ thuật chăm sóc Hạc đính rừng ................................................ 34
Bảng 4.9: Tổng hợp sinh trưởng thân Hạc đính rừng .................................... 35
Bảng 4.10: Tổng hợp sinh trưởng lá Hạc đính rừng...................................... 36
Bảng 4.11: Tổng hợp sinh trưởng hoa Hạc đính rừng ................................... 38
Bảng 4.12: Tổng hợp sinh trưởng chồi Hạc đính rừng .................................. 39
Bảng 4.13: Tổng hợp tình trạng sâu hại Hạc đính rừng................................. 41
Bảng 4.14: Tổng hợp tình trạng bệnh hại Hạc đính rừng .............................. 41
Bảng 4.15: Kỹ thuật chăm sóc lan Thạch hộc hoa trắng ............................... 43
Bảng 4.16: Tổng hợp sinh trưởng thân Thạch hộc hoa trắng ........................ 43
Bảng 4.17: Tổng hợp sinh trưởng lá Thạch hộc hoa trắng ............................ 45
Bảng 4.18: Tổng hợp sinh trưởng ki Thạch hộc hoa trắng ............................ 46
Bảng 4.19: Tổng hợp tình trạng sâu hại Thạch hộc hoa trắng ....................... 47
Bảng 4.20: Tổng hợp tình trạng bệnh hại Thạch hộc hoa trắng..................... 48


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang

Biểu đồ 4.1: Sinh trưởng rễ Ngọc điểm đai châu .......................................... 26
Biểu đồ 4.2: Sinh trưởng thân Ngọc điểm đai châu ..................................... 28
Biểu đồ 4.3: Sinh trưởng lá Ngọc điểm đai châu .......................................... 29
Biểu đồ 4.4: Sinh trưởng hoa Ngọc điểm đai châu........................................ 31
Biểu đồ 4.5: Sinh trưởng thân Hạc đính rừng ............................................... 35
Biểu đồ 4.6: Sinh trưởng lá Hạc đính rừng ................................................... 37
Biểu đồ 4.7: Sinh trưởng hoa Hạc đính rừng ................................................ 39
Biểu đồ 4.8: Sinh trưởng chồi Hạc đính rừng ............................................... 40
Biểu đồ 4.9: Sinh trưởng thân Thạch hộc hoa trắng ...................................... 44
Biểu đồ 4.10: Sinh trưởng lá Thạch hộc hoa trắng........................................ 45
Biểu đồ 4.11: Sinh trưởng ki Thạch hộc hoa trắng........................................ 46


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
L

: Chiều dài

R

: Chều rộng

H

: Chiều cao

D

: Đường kính


Tb : Trung bình
TT : Tăng trưởng


MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ v
MỤC LỤC ....................................................................................................... vi
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................. .
1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .................................................................
3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................... .
3
Phần 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................... 5
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ....................................................
5
2.1.1. Cơ sở sinh học ..................................................................................... .
5
2.1.2. Cơ sở trồng, chăm sóc, bảo vệ lan rừng ................................................
5
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ....................................
5
2.2.1. Tình hình nghiên cứu lan trên thế giới ..................................................

5
2.2.2. Tình hình nghiên cứu lan tại Việt Nam .................................................
7
2.2.3. Tổng hợp nghiên cứu đặc điểm của lan............................................... 10
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu.............................................................. 14
2.3.1. Địa hình............................................................................................. . 14
2.3.2. Khí hậu .............................................................................................. .
15


Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................... 16
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 16


vii

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 16
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 16
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ . 16
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 17
3.3.1. Kỹ thuật gây trồng ............................................................................. . 17
3.3.2. Theo dõi sinh trưởng của các loài lan ................................................. 18
3.3.3. Kỹ thuật chăm sóc ............................................................................. . 19
3.3.4. Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại: ........................................................ 21
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ .................................... 25
4.1. Lan Ngọc điểm đai châu ....................................................................... . 25
4.1.1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan Ngọc điểm đai châu .......................... 25
4.1.2. Sinh trưởng và phát triển các bộ phận của lan Ngọc điểm đai châu .... 26
4.1.3. Tình trạng sâu bệnh hại lan Ngọc điểm đai châu................................. 32

4.2. Hạc đính rừng....................................................................................... . 33
4.2.1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan Hạc đính rừng ................................... 33
4.2.2. Sinh trưởng và phát triển các bộ phận của Hạc đính rừng ................... 34
4.2.3. Tình trạng sâu bệnh hại lan Hạc đính rừng ......................................... 41
4.3. Lan Thạch hộc hoa trắng ....................................................................... 42
4.3.1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan Thạch hộc hoa trắng .......................... 42
4.3.2. Sinh trưởng và phát triển các bộ phận của Thạch hộc hoa trắng.......... 43
4.3.3. Tình trạng sâu bệnh hại lan Thạch hộc hoa trắng ................................ 47
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 49
5.1. Kết luận ................................................................................................ . 49
5.3. Kiến nghị.............................................................................................. . 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 51
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Từ lâu, hoa lan đã trở thành 1 trong những loài hoa không chỉ đẹp mà
còn được ưa chuộng, phổ biến bậc nhất thế giới. Với cấu trúc rất kiêu kỳ và
phức tạp, từ tất cả các bộ phận, từ thân, lá, cành hay đặc biệt là hoa đều được
pha trộn 1 cách hài hòa, cân đối, khi thì hiện lên những nét tương phản rõ nét,
khi thì chìm lắng 1 cách lặng lẽ, vừa có nét mềm mại, vừa có nét duyên dáng.
Không chỉ được thiên nhiên ban tặng 1 cấu trúc vô cùng đặc biệt, lan còn
được coi là loài hoa có sức sống mãnh liệt, thể hiện đẳng cấp của người chơi
lan, bởi vậy, không phải ngẫu nhiên lan được mệnh danh là: “Món tráng sức
đẹp nhất” hay: “Nữ hoàng của các loài hoa”.
Trầm mặc nhưng thanh cao, thượng lưu nhưng tao nhã, đó là đặc tính

của loài lan, nên người xưa có câu: “Vua chơi lan, quan chơi trà”, ý nói thú
chơi lan thường chỉ giành cho vua chúa, giới vương giả, nhưng với xã hội
phát triển như hiện nay, thú chơi lan dần trở nên phổ biến, không khó gì để
bắt gặp lan được trồng ở bất kì vùng nào, ở thành phố hay trong hộ gia đình
nào cả. Ngoài vẻ đẹp kiêu kỳ, quyến rũ khiến bao người mê đắm, lan còn có
các đặc điểm mà nhiều loài hoa khác không có được là mùi hương, với hương
thơm đặc biệt, đa dạng mà hầu như không có loại hương liệu nhân tạo nào
sánh được, vì vậy giá trị lan ngày càng lớn, dần dần lan trở thành 1 loại mặt
hàng được ưa chuộng trên thị trường.
Theo vườn thực vật hoàng gia Kew liệt kê 880 chi và gần 22.000 loài
được chấp nhận, nhưng số lượng chính xác vẫn không rõ (có thể nhiều tới
25.000 loài) do các tranh chấp phân loại học. (Mark W.Chase, 2005) [31].


2

Số lượng loài lan cao gấp 4 lần số lượng loài động vật có vú hay hơn 2
lần số lượng loài chim. Nó chiếm khoảng 6–11% số lượng loài thực vật có
hoa. (Yohan Pillon and Mark W.Chase, 2007) [34]
Còn tại Việt Nam có 137-140 chi gồm trên 800 loài lan rừng. (Trần Hợp,

2007) [12]
Số lượng và sự phân bố vô cùng lớn, nhưng những năm gần đây, do
nhu cầu thưởng lan ngày càng lớn kèm với đó là sự khai thác quá mức của
con người, đã khiến nguồn lan ngày 1 cạn kiệt.
Để khai thác một số lượng lớn lan rừng, những người khai thác lan
buộc phải cưa đổ những cây rừng lớn. Khi cây đổ xuống nhiều tán rừng xung
quanh sẽ bị hư hại nặng. Điều này cũng đồng nghĩa không chỉ nguồn lan rừng
ở đây bị khai thác cạn kiệt mà nhiều khoảnh rừng sẽ bị tàn phá tan hoang.
Ngoài ra việc khai thác lan ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học, sự tàn phá

nghiêm trọng khiến số lượng và chất lượng lan giảm đi nhanh chóng, dẫn đến
hạn chế nguồn gen, có lẽ chỉ thêm 1 thời gian nữa, lan rừng sẽ có nguy cơ
biến mất vĩnh viễn.
Một số loài lan đang ngày càng bị cạn kiệt, không chỉ vì chúng là loài
hoa cho hương, cho sắc mà còn vì chúng còn có nhiều tác dụng khác như:
Làm thuốc, mĩ phẩm, nước hoa,… Lan Ngọc điểm đai châu, Thạch hộc hoa
trắng và Hạc đính rừng cũng nằm trong số những loài lan quý hiếm, vô cùng
có giá trị, nên vào thời điểm hiện tại đều là những loài lan cần được bảo vệ và
nhân giống.
Vì vậy, tôi nghiên cứu khóa luận: "Nghiên cứu kỹ thuật trồng, chăm
sóc, phòng trừ sâu bệnh hại các loài lan rừng Ngọc điểm đai châu
(Rhynchostylis gigantea), Thạch hộc hoa trắng (Flickingeria albopurpurea),
Hạc đính rừng (Phaius mishmensis) tại vườn lan Hồ Núi Cốc để tìm hiểu một
số kỹ thuật gây trồng và chăm sóc kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại của các
loài lan từ đó có thể phát triển nguồn lan hiện có.


3

1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu
- Xác định được kỹ thuật gây trồng lan: Ngọc điểm đai châu
(Rhynchostylis gigantea); Thạch hộc hoa trắng (Flickingeria albopurpurea);
Hạc đính rừng (Phaius mishmensis).
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng và phòng trừ sâu bệnh hại của
lan: Ngọc điểm đai châu (Rhynchostylis gigantea); Thạch hộc hoa trắng
(Flickingeria albopurpurea); Hạc đính rừng (Phaius mishmensis).
- Đề xuất các biện pháp gây trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu hại lan:
Ngọc điểm đai châu (Rhynchostylis gigantea); Thạch hộc hoa trắng
(Flickingeria albopurpurea); Hạc đính rừng (Phaius mishmensis).

1.2.2. Yêu cầu
- Xác định được các phương pháp trồng chăm sóc hợp lí cho 3 loại lan:
Ngọc điểm đai châu (Rhynchostylis gigantea); Thạch hộc hoa trắng
(Flickingeria albopurpurea); Hạc đính rừng (Phaius mishmensis).
- Xác định được loại bệnh, tình hình bệnh hại 3 loại lan: Ngọc điểm đai
châu (Rhynchostylis gigantea); Thạch hộc hoa trắng (Flickingeria
albopurpurea); Hạc đính rừng (Phaius mishmensis). (Xác định được thành
phần bệnh hại và tác hại của bệnh đến sinh trưởng của cây).
- Đề xuất biện pháp tối ưu để phòng trừ bệnh hại.
- Số liệu thu thập phải khách quan trung thực.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Việc nghiên cứu kỹ thuật chăm sóc phòng trừ sâu bệnh hại lan nhằm:
- Cung cấp các dẫn liệu khoa học về các chỉ tiêu cơ bản cho một giống
lan đạt năng suất chất lượng cao cũng như ảnh hưởng từ các điều kiện gây
trồng (nhiệt độ, ánh sáng, giá thể, phân bón,...) đến sinh trưởng phát triển, sự
hình thành hoa và chất lượng hoa.


4

- Tìm hiểu, phân tích được những đặc trưng cơ bản của từng loài lan từ
đó lựa chọn ra các biện pháp kĩ thuật phù hợp với từng loài, phục vụ công tác
bảo tồn loài lan, đặc biệt là giống lan rừng, giống lan quý hiếm.
- Bổ sung các thông tin khoa học làm cơ sở nghiên cứu cho ngành khoa
học sau này.
- Bổ sung tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về 3 loài:
Ngọc điểm đai châu (Rhynchostylis gigantea); Thạch hộc hoa trắng
(Flickingeria albopurpurea); Hạc đính rừng (Phaius mishmensis).
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Giúp tìm hiểu các kỹ thuật gây trồng và chăm sóc lan: Ngọc điểm đai
châu

(Rhynchostylis gigantea);

Thạch hộc hoa trắng

(Flickingeria

albopurpurea); Hạc đính rừng (Phaius mishmensis) tại vườn lan Hồ Núi Cốc.
- Hiểu rõ được đặc tính, quá trình sinh trưởng phát triển của từng loài
lan, từ đó cũng hiểu được giá trị của lan đối với sự đa dạng sinh học của thiên
nhiên, giá trị kinh tế đối với con người.
- Ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn: Đề xuất được các biện pháp
kỹ thuật nuôi trồng làm tăng khả năng sinh trưởng, phát triển, tăng tỷ lệ ra hoa
cho các giống lan tuyển chọn. Các biện pháp kỹ thuật có tính khả thi cao, có
khả năng ứng dụng cho sản xuất đại trà đem lại hiệu quả thiết thực cho người
trồng lan.
- Nâng cao tầm quan trọng của công tác chăm sóc bảo tồn của loài hoa
lan.


5

Phần 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở sinh học
Việc nắm rõ các đặc điểm sinh học cơ bản của Ngọc điểm đai châu
(Rhynchostylis gigantea); Thạch hộc hoa trắng (Flickingeria albopurpurea);

Hạc đính rừng (Phaius mishmensis) rất quan trọng, được coi là bước đầu để
đem lại hiệu quả trong quá trình nghiên cứu. Có thể nói cơ sở sinh học là yếu
tố cơ bản để phát triển các cơ sở tiếp theo.
2.1.2. Cơ sở trồng, chăm sóc, bảo vệ lan rừng
Lan rừng là 1 loài hoa quý, có giá trị thẩm mỹ cao cũng như ý nghĩa
đặc biệt, lan rừng có nguy cơ tuyệt chủng cao do việc quá trình khai thác bừa
bãi để buôn bán trên thị trường. Do đó, việc cấp thiết là bảo tồn và duy trì lan
cũng như nhân giống các giống lan quý trong tự nhiên để thay thế các nguồn
khai thác lan trong rừng. Thông qua quá trình nghiên cứu, có thể nắm vững
được các kiến thức cơ bản về các loài lan cũng như cách trồng, cách chăm sóc
và cách nhân giống. Như vậy, vừa có thể bảo vệ các giống lan quý trong rừng,
vừa có thể đảm bảo nhu cầu của thị trường về lan.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu lan trên thế giới
2.2.1. Tình hình nghiên cứu lan trên thế giới
Lan (Orchidaccac) là 1 trong những đỉnh cao của sự tiến hóa của các
loài cây có hoa, được con người biết đến rất sớm. Ở châu Á danh từ lan là tên
có từ xa xưa trong Tứ thư, ngũ kinh và cả trong Kinh kịch của Bạch Gia Chư
Tứ (Trung Quốc 551- 479 trước công nguyên). Khổng Tử hết lời ca ngợi và có
lẽ là người đầu tiên coi hoa lan là vua của các loài hoa. (Bùi Thanh Vân, 2008)
[24]


6

Người ta tưởng rằng cây lan được biết đến đầu tiên ở châu Âu qua bản
viết tay bằng chữ Hy Lạp (Enenquiry into plans) của Theophrastus khoảng
379 đến 285 TCN) nhưng thực ra cây lan được biết đến đầu tiên ở phương
Đông khoảng từ 551 – 497 trước công nguyên. [37]
Theo Bretchneider, từ đời vua thần Nông- Trung Quốc (2800 TCN)

trong 1 tài liệu về cây thuốc, còn ghi lại 2 loài hoa lan được dùng làm thuốc
trị bệnh. (Phan Thúc Huân, 2005) [13]
Nói chung tại các nước Châu Á, hoa lan được biết đến và đưa vào
trồng rất sớm. Từ năm 1957, Thái Lan, Indonexia bắt đầu phát triển nuôi
trồng lan quy mô ngày càng lớn, phục vụ cho xuất khẩu. Sau thành công của
Thái Lan, nhiều người từ các nước Ấn Độ, Srri Lanka, Philippin đã lần lượt
đến Thái Lan học hỏi kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh lan. (Phan Thúc
Huân, 2005) [13]
Từ 1957, Thái Lan và Indonexia bắt đầu phát triển nuôi trồng lan qui
mô ngày càng lớn phục vụ cho xuất khẩu. Các loại lan rừng và lan lai, lan cắt
cành của Thái lan được xuất khẩu qua nhiều nước trên thế giới. Có thể nói
Thái Lan là nước điển hình cho ngành nuôi trồng và xuất khẩu hoa lan ở các
nước Châu Á. (Phan Thúc Huân, 2005) [13]
Hiện nay, tại Đài Loan trong ngành công nghiệp hoa lan được đánh
giá là sự nổi bật trên cơ sở phát huy ngành công nghiệp nuôi cấy mô và lai tạo
hoa lan Hồ Điệp. Sản xuất hoa lan đã trở thành chiến lược trọng điểm của nền
kinh tế nông nhiệp Đài Loan, đặc biệt là các nỗ lực tạo sự đa dạng cho xuất
khẩu đã giúp Đài Loan trở thành quốc gia hàng đầu của ngành công nghiệp
hoa lan. Tại Nhật Bản, được đánh giá là một trong những nhà sản xuất hoa
lan, nhập khẩu và tiêu thụ hoa cắt cành đứng thứ ba trên thế giới sau Hà Lan
và Mỹ. [42]


7

Tại châu Âu và châu Mĩ, bắt đầu từ năm 1731 các nhà khoa học và thảo
mộc gia Âu - Mỹ mới bắt đầu nghiên cứu về lan và tìm cách phân loại theo
các tiêu chuẩn: Điều kiện tăng trưởng, sự sinh sản, và hình dáng. [37]
Lan (Orchidologia) bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại. Theo Phrastus (370285 TCN) là người đầu tiên dùng danh từ Orchis trong tác phẩm” Nghiên cứu
về thực vật” để chỉ 1 loài lan. Sau những thành công về việc nghiên cứu lan

của Thong Lor (Người đầu tiên mở ra những trang lịch sử về sản xuất, kinh
doanh và xuất khẩu hoa lan của Thái Lan), nhiều người từ các nước Ấn Độ,
Philippin… đã lần lượt đến Thái Lan học hỏi kinh nghiệm.(Phan Thúc Huân,
2005) [13]
Đầu thế kỉ 20, nghiên cứu lan đã được chú trọng, nhiều phương thức
nuôi trồng lan ở điều kiện khác nhau được tiến hành trên các cơ sở mới. (Phan
Thúc Huân, 2005) [13]
Hội hoa lan Hoa Kỳ, American Orchid Society (AOS) thành lập vào
năm 1921 với số khởi thủy là 100 hội viên. Hiện nay tổng số khoảng 30,000
người bao gồm 330 chi hội nội địa và 170 chi hội thuộc các quốc gia khác
trên thế giới. [37]
Hiện nay, châu Âu chủ yếu nhập loại lan Dendrobium từ Đông Nam Á.
Tuy nhiên, sau đó thị hiếu của người tiêu dùng đã thay đổi, họ thích loại
Cymbidium của Hà Lan và hiện tượng này là nguyên nhân chính cho việc sụt
giảm kim ngạch nhập khẩu cho đến năm 1999. [42]
2.2.2. Tình hình nghiên cứu lan tại Việt Nam
2.2.2.1 Tổng quan về nghiên cứu lan ở Việt Nam
Thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7004 loài thực vật bậc cao có mạch
thuộc 1850 chi, 289 họ. (Thái Văn Trừng, 1978) [23]
Tại Việt Nam có 137-140 chi gồm trên 800 loài lan rừng. Hiện tại
ngoài hoa lan mọc hoang dã, lan còn được gây trồng đại trà tại một số nơi,


8

nhiều nhất là ở Tây Nguyên, trong đó Đà Lạt là một trong những nơi hoa lan
được trồng rộng rãi nhất. (Trần Hợp, 1998) [11]
Từ thời vua Trần Anh Tông, vua đã thích sưu tầm các loài hoa, đặc
biệt là 500 loài lan quý, lập nên “Ngũ bách viện”, đó là niềm kiêu hãnh của
1 ông vua hào hoa, phong nhã. Bên cạnh “Ngũ bách viện” của vua Trần

Anh Tông, còn vườn lan của cụ phú họ Lữ, người Trung Hoa… (Phan Thúc
Huân, 2005) [13]
Những năm gần đây vấn đề nuôi trồng và kinh doanh hoa lan đang
được mở rộng, điển hình mới đây khu vực miền Trung Tây nguyên đã có
những bước phát triển thành công về nuôi trồng và kinh doanh hoa lan, tỉnh
Phú Yên cung ứng 250.000 cây hoa lan cho một doanh nghiệp ở thành phố
Hồ Chí Minh để xuất khẩu. [42]
Để nói về ngành lan tại Việt Nam, cần nhắc đến 3 vùng hoa lớn: [42]
+ Vùng hoa đồng bằng sông Hồng: Khí hậu 4 mùa và nhiều vùng khí
hậu đặc thù rất thích hợp cho trồng nhiều loại hoa (bao gồm cả hoa lan).
+ Vùng hoa Đà Lạt: Điều kiện khí hậu thời tiết rất phù hợp trồng các
loại hoa, dù diện tích không lớn nhưng đây là nơi sản xuất các loại hoa cao
cấp với chất lượng tốt: Phong lan, địa lan, hồng, đồng tiền…
+ Vùng hoa đồng bằng sông Cửu Long: Khí hậu ấm, nóng quanh năm
thích hợp với các loài hoa nhiệt đới: Hoa lan, đồng tiền… Ở miền Nam Việt
Nam thích hợp với việc nuôi trồng lan, đặc biệt tại thành phố Hồ Chí Minh là
nơi phát triển hoa lan nhiệt đới nhanh nhất trong cả nước, nhiều trang trại hoa
lan đã được thành lập, kinh doanh và phát triển theo mô hình trang trại hoa
lan tại Thái Lan.
Ở Miền Bắc ngành sản xuất hoa lan và kinh doanh hoa lan cũng bắt đầu
phát triển trong những năm gần đây. Tại nhiều nơi đã đầu tư phòng nuôi cấy
mô tế bào để sản xuất hoa lan giống cung cấp cho thị trường. [42]


9

2.2.2.2. Những nghiên cứu các loại lan rừng ở Việt Nam
- Tổng hợp nghiên cứu:
Việt Nam là quê hương của khoảng 91 chi, 463 loài lan và khoảng 1000
giống nguyên thủy. Những cây lan này phân bố tại vùng rừng, núi các tỉnh

Thái Nguyên, Cao Bằng, Đà Lạt... (Nguyễn Thị Yến, 2015) [25]
Tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1983 - 1984 bắt đầu có các cơ quan
đóng tại thành phố tổ chức thử nghiệm nuôi trồng trên quy mô lớn để xuất
khẩu. Các vườn lan đáng kể là vườn lan của T78, vườn lan của Cục Quản lư
giáo dục Bộ tham mưu, vườn lan của ngành hàng không dân dụng. Về lan
giống từ năm 1976, trung tâm Sinh học thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức
nuôi cấy mô Phong lan và tạo ra hàng loạt cây con Phong lan bằng phương
pháp cấy mô. [36]
Năm 1991, Phân viện Sinh học Đà Lạt tổ chức thu thập các loại lan
rừng của Lâm Đồng bao gồm Hoàng Thảo (Dendrobium), Cattleya, Địa lan
(Cymbidium). Các loài này đã được đưa về trồng để theo dõi các đặc tính sinh
học (thời vụ ra hoa, hình thái, màu sắc và hương thơm) và xây dựng bộ sưu
tập lan nhằm bảo tồn nguồn gen, làm nguồn vật liệu cho công tác tuyển chọn,
lai tạo những giống lan quý phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. [43]
Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện
dự án “Sưu tập, nhập nội, khảo nghiệm và nhân giống các giống hoa lan”, từ
năm 2005 đến nay đã sưu tập được hơn 285 giống hoa lan thuộc nhóm giống
khác nhau (Mokara, Dendrobium, Phalaenopsis, Oncidium …), để phục vụ
cho công tác bảo quản nguồn gen và lai tạo giống, đặc biệt trong đó có hơn 80
giống lan rừng quý, có thể phục vụ công tác lai tạo giống lan. Bên cạnh đó,
trung tâm đã tiến hành nhập nội 14 giống lan Mokara, 13 giống Dendrobium,
5 giống Cattleya để khảo nghiệm và nhân nhanh giống phục vụ yêu cầu sản
xuất. [43]


10

Không chỉ các cơ sở nghiên cứu nhà nước đầu tư phát triển sản xuất
hoa lan mà rất nhiều các tỉnh thành như Hà Nội, Quảng Ninh,… cũng đã đầu
tư kinh phí và phối hợp với Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện nghiên cứu

Rau Quả, Viện Sinh học – Đại học Nông nghiệp Hà Nội để thu thập, lưu giữ
các loài lan bản địa và nhập nội. [43]
2.2.3. Tổng hợp nghiên cứu đặc điểm của lan
2.2.3.1. Đặc điểm chung
- Khái niệm:
Họ Lan (danh pháp khoa học: Orchidaceae) là 1 họ thực vật có hoa,
thuộc bộ Măng Tây, lớp thực vật một lá mầm (Roskov Y, 2014). Đây là 1
trong những họ lớn nhất của thực vật, và chúng phân bổ nhiều nơi trên thế
giới. [57]
- Phân loại:
Phân loại của họ lan luôn luôn thay đổi, do các nghiên cứu mới vẫn tiếp
tục nhận dạng nhiều yếu tố phân loại. Nhưng vào thời điểm hiện tại công
nhận lan có 5 phân họ. Biểu đồ dưới đây được lập theo hệ thống APG: [46]
Apostasioideae: 2 chi và 16 loài, tây nam châu Á
Cypripedioideae: 5 chi và 130 loài, khu vực ôn đới của thế
giới cũng như nhiệt đới châu Mỹ và châu Á
Monandrae

Vanilloideae: 15 chi và 180 loài, khu vực cận nhiệt đới
và ôn đới ẩm ướt, miền đông Bắc Mỹ
Epidendroideae: khoảng 650 chi và khoảng 18.000
loài, khắp thế giới
Orchidoideae: 208 chi và khoảng 3.755 loài, khắp
thế giới


11

- Phân bố:
Họ Lan phân bổ rộng khắp thế giới, gần như có thể có mặt trong mọi

môi trường sống, ngoại trừ các sa mạc và sông băng. Phần lớn các loài được
tìm thấy trong khu vực nhiệt đới, chủ yếu là châu Á, Nam Mỹ và Trung Mỹ.
Chúng cũng được tìm thấy tại các vĩ độ cao hơn vòng Bắc cực, ở miền Nam
Patagonia và thậm chí trên đảo Macquarie, gần với châu Nam Cực. [57]
Danh sách dưới đây liệt kê gần đúng sự phân bổ của họ này: [57]
+ Nhiệt đới châu Mĩ: 250 – 270

+ Nhiệt đới châu Á: 260 – 300

+ Nhiệt đới châu Phi: 230 – 270

+ Châu Đại dương: 50- 70

+ Châu Âu và ôn đới châu Á: 40- 60

+ Bắc Mĩ: 20- 25.

- Đặc điểm hình thái
Lan có nguồn gốc, đặc điểm đa dạng, phong phú, tóm lại đặc điểm thực
vật học của lan được tổng hợp như sau:
+ Rễ: Đa số rễ của các loài lan có lớp mô xốp bao quanh rễ thật. Rễ của
Phong lan có lớp mô xốp màu trắng ngà với nhiều công dụng khác nhau: Bảo
vệ nguồn dẫn nước bên trong, hút nước và muối khoáng bám trên mặt rễ và
hấp thụ cả hơi nước trong không khí ẩm, có khả năng bám chặt vào các vật
mà chúng tiếp xúc. Ruột là một sợi rất chắc và khá dai bảo đảm cho cây bám
trên ngọn cây, các sườn non không bị gió mạnh cuốn đi. Miền chóp của rễ
chứa chất màu lục có là 1 phần chức năng quang hợp của lá. [47]
+ Thân: Lan có 2 loại thân đa thân và đơn thân. Ở các loài lan sống
phụ có nhiều đoạn phình lớn thành củ giả đó là bộ phận giữ trử nước và các
chất dinh dưỡng để nuôi cây khi điều kiện gặp khô hạn khi sống bám trên cao.

Củ giả hành đa dạng, hình cầu hay thuôn dài xếp sát nhau hay rải rác đều đặn
hoặc hình trụ xếp chồng chất thành một thân giả, cấu tạo củ giả, gồm nhiều
mô mềm chứa đầy dịch nhầy phía ngoài là lớp biểu bì, với vách tế bào dày,


12

nhẵn bóng bảo vệ để trách sự mất nước do mặt trời hun nóng. Đa số củ giả
đều xanh bóng để làm nhiệm vụ quang hợp cùng với lá. [48]
+ Lá: Có hình dáng và kích thước khác nhau. Có loài lá rụng hàng năm
vào mùa khô hanh để giảm bớt sự thoát nước. Đa số lá đều bền vững nhiều
năm liền. Người ta thường đếm số lá trên ngọn lan Đai châu để xác định tuổi
vì trung bình mỗi năm cây chỉ mọc thêm 2 hoặc 3 lá. Nhiều loài có lá rất dài,
dày dặn, rắn chắc có thể trữ được nước và các chất dinh dưỡng, mọc ở 2 phía
của giả hành. Lá và rễ của loài lan đơn thân thường mọc vuông góc với nhau
ở cùng một đốt trên thân. [47]
+ Hoa: Dù khác nhau về kích thước, màu sắc và hình dáng nhưng
chúng được cấu tạo theo cùng một khuôn mẫu (7 bộ phận gồm 3 cánh đài bên
ngoài, 3 cánh hoa và trụ của bông hoa. Đoạn cuống tiếp giáp bông hoa, lá bầu
hoa có 3 tâm bì chính là 3 ô của quả chứa đầy các hạt nhỏ li ti gọi là tiểu
noãn) [47].
2.2.3.2. Đặc điểm loài nghiên cứu:
Hiện nay, Phong lan rừng tại Việt Nam có khoảng hơn 750 chủng loài
với nhiều nét đặc trưng khác nhau (Phạm Hoàng Hộ, 1993) [9]. Còn đối với
địa lan, gốm nhiều loài khác nhau gồm các giống lai tạo và tự nhiên, mỗi loại
lại có 1 hình thái màu sắc khác nhau và có vẻ đẹp riêng của chúng.
- Đặc điểm:
+ Ngọc điểm đai châu (Rhynchostylis Gigantea): Hiện nay giống lan
này có 4 mầu: hồng chấm tím, trắng tuyền, đỏ thẩm và đỏ khoang trắng, màu
cam, chùm hoa cong và dài chừng 20 phân, hoa to ngang chừng 3 phân, thơm

ngát và có khi cả tháng mới tàn. Lá có dạng to bản, dầy có sọc dọc theo
đường gân lá. [55]
Công dụng: Loài hoa thường nở vào mùa xuân nên còn được gọi là
Nghinh Xuân, là loài hoa được ưa chuộng để làm cảnh vào mỗi dịp tết.


13

+ Hạc đính rừng (Phaius mishmensis): Cây đa thân, hành giả giạng
củ tròn, sống địa sinh( thường mọc ven bờ suối lẫn với lau sậy). Lá rất to
(rộng 7-10 cm, dài 80 -90 cm) cây thường rụng lá vào mùa khô, ra bông vào
dịp tết rất thơm. [52]
Công dụng: Ở Trung Quốc, người ta dùng thân củ để trị ho có nhiều
đờm, lạc huyết đòn ngã viêm tuyến vú, ngoại thương xuất huyết. Lương y Lê
Trần Ðức cho biết lá dùng làm thuốc tiêu mụn nhọt, lợi tiểu, sát trùng, trừ
chất độc, chữa đau tức, lậu, bạch trọc. [50]
+ Thạch hộc hoa trắng ( Flickingeria albopurpurea): Lan sống phụ
sinh, thân rễ buông xuống, dài 60 - 100cm, củ giả thon dài 5 - 6cm, bóng,
đỉnh có 1 lá. Lá dạng thuôn hẹp, dài 15 - 20cm, rộng 2,5cm. Hoa đơn độc,
màu trắng hay hơi vàng, cánh môi màu hồng ở mặt trong. [54]
Công dụng: Làm thuốc (chữa những bệnh sốt nóng, khô cổ, khát nước,
người háo bứt rứt khó chịu)…Là loài hoa đẹp được ưa chuộng đồng thời rất
có giá trị về dược liệu nên lan Thạch hộc có giá bán khá cao, giá 1 cây Thạch
hộc tươi 3 tuổi khoảng 25.000 – 35.000 VNĐ, 1 ha trồng 1 triệu cây Thạch
hộc, có thể thu được 25-30 tỷ trong 3 năm. (Đỗ Tất Lợi, 2004) [17]
- Phân bố:
+ Trên thế giới:
Lan Ngọc điểm (Rhynchostylis): Loài này được mô tả lần đầu năm bởi
Lindley (1896) và phân bố ở Myanamar, Thái Lan, Malaysia, Lào,
Campuchia, Việt Nam và Hải Nam, Borneo, Bangladesh và Philippines. Nó là

hoa biểu tượng của Assam. [58]
Lan Hạc đính (Phaius): Trên thế giới có hơn 30 loài, phân bố rộng từ
Đông - Phi đến Đông – Nam - Á nhiệt đới. [51]
Lan Thạch hộc (Dendrobium): Cây phân bố ở Việt Nam, Lào, Thái
Lan. [45]


14

+ Tại Việt Nam:
Lan Ngọc điểm: Là 1 loại lan rừng có nhiều ở Việt Nam phân bố ở các
vùng cao nguyên Nam Trung Bộ, đặc biệt các vùng giáp biên giới Lào và
Campuchia ở cao độ thấp nhưng ở vùng nóng xuất hiện nhiều hơn cả [49].
Nhưng hiện nay, lan Ngọc điểm mọc suốt từ Nam chí Bắc. [55]
Lan Hạc đính (Phaius): Được trồng nhiều ở khu vực Lâm Đồng [ 1], ở
các tỉnh phía Bắc như Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hoà Bình, Cúc Phương (Ninh
Bình)…[51]
Lan Thạch hộc (Dendrobium): Phân bố ở vùng trung du miền núi phía
Bắc Việt Nam. [45]
2.2.3.3. Tổng quan về kĩ thuật trồng lan:
- Giá thể: Dưới đây là tổng hợp 1 số loại giá thể trồng lan thông dụng
Giá thể có thể được coi là môi trường sống của lan, mỗi loại giá thể đều
có ưu, nhược điểm khác nhau, tùy thuộc vào đặc tính của từng loại lan, điều
kiện trồng để lựa chọn các loại giá thể phù hợp. Bảng 2,1 tổng hợp 1 số loại
giá thể phổ biến và đặc điểm của từng giá thể. (Phụ lục bảng)
- Yếu tố cần thiết để trồng lan
Dựa vào “Kỹ Thuật Trồng Lan – Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng và phát triển ở cây lan” [44], tổng hợp được bảng 2,2 về 1 số yếu tố
ảnh hưởng đến sự phát triển của lan. (Phụ lục bảng)
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu

2.3.1. Địa hình
Địa điểm nghiên cứu nằm ở trung tâm của khu du lịch Huyền thoại Hồ
Núi Cốc (thuộc xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) [40].
Hồ Núi Cốc có vị trí phía Đông giáp thành phố Thái Nguyên, phía Nam
giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Sông Công, phía Tây và phía Bắc giáp
huyện Đại Từ. Hồ nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 16 km về phía
tây. (Xuân Hòa, 2016) [7]


15

2.3.2. Khí hậu
Hồ Núi Cốc thuộc địa phận tỉnh Thái Nguyên nên nằm trong vùng khí
hậu cận nhiệt đới ẩm.
Nhiệt độ trung bình của Thái Nguyên là 25°C; chênh lệch giữa tháng
nóng nhất (tháng 6: 28,9 °C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C.
Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối
tương đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2
mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến
tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao
nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái
Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành Nông, Lâm nghiệp. [25]


×