Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Phân tích quy định về miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước và xây dựng tình huống để làm minh họa.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.78 KB, 17 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Stt
1
2
3
4

Từ viết tắt
THA
LTHADS
NSNN
BLHS

Giải thích
Thi hành án
Luật thi hành án dân sự
Ngân sách Nhà nước
Bộ luật hình sự

A. MỞ ĐẦU
Các chủ thể có quyền và nghĩa vụ thi hành án phải thực hiện quyền và
nghĩa vụ của mình khi bản án, quyết định dân sự của Tòa án có hiệu lực pháp
luật. Tuy nhiên trên thực tế, có nhiều trường hợp việc thi hành không thể thực
hiện được do người phải thi hành án qua một thời gian dài vẫn không có tài sản
để thi hành án và khả năng để họ có tài sản để thi hành án là không có. Nếu cứ
nhất định buộc người phải thi hành án phải thi hành án thì cơ quan thi hành án
dân sự sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức để xác minh, theo dõi điều kiện thi
hành án của họ. Ngoài ra, cũng có trường hợp tài sản của người phải thi hành án
có giá trị nhỏ nhưng tổ chức thi hành án thì chi phí lại có thể cao và như thế thì
hiệu quả thi hành án dân sự sẽ rất thấp... Xuất phát từ thực tế đó, để đảm bảo
hiệu quả của công tác thi hành án dân sự và sớm ổn định được các quan hệ xã


hội, pháp luật thi hành dân sự đã quy định về miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án
dân sự của người phải thi hành án trong một số trường hợp nhất định. Theo đó,
để tìm hiểu rõ về vấn đề này, tôi xin được “phân tích quy định về miễn, giảm
nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước và xây
dựng tình huống để làm minh họa”.
B. NỘI DUNG
I.
Những quy định chung về miễn, giảm nghĩa vụ THA đối với khoản thu nộp
NSNN
1. Cơ sở của việc miễn, giảm nghĩa vụ THA đối với khoản thu nộp NSNN
Thi hành án dân sự là giai đoạn cuối cùng của quá trình giải quyết vụ việc
dân sự, theo đó, nhằm mục đích đưa BA,QĐ dân sự của Tòa án ra thực hiện trên
thực tế. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều trường hợp việc thi hành không thể
thực hiện được, nếu cứ nhất định buộc người phải thi hành án dân sự thực hiện
1


thì việc thi hành sẽ kéo dài. Do đó, để đảm bảo hiệu quả của công tác thi hành án
dân sự và sớm ổn định được các quan hệ xã hội, pháp luật thi hành án dân sự đã
quy định về miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự của người thi hành án trong
một số trường hợp nhất định. Trong đó:
Miễn nghĩa vụ thi hành án dân sự là trường hợp người phải thi hành án có
nghĩa vụ nộp một khoản tiền, tài sản để thu nộp ngân sách nhà nước theo
BA,QĐ của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa thực hiện hoặc đã thực
hiện được một phần mà có đủ điều kiện do pháp luật quy định nên được Tòa án
có thẩm quyền quyết định miễn thi hành toàn bộ các khoản thu nộp ngân sách
nhà nước còn lại.
Giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự là trường hợp người phải thi hành án có
nghĩa vụ nộp một khoản tiền, tài sản để thu nộp ngân sách nhà nước theo BA,
QĐ của Tòa án có hiệu lực pháp luật nhưng chưa được thực hiện hoặc đã thực

hiện một phần mà có đủ điều kiện do pháp luật quy định nên được Tòa án có
thẩm quyền quyết định giảm thi hành một phần các khoản thu nộp ngân sách
nhà nước.1
Hiện nay, việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự được quy định tại:
+ Các điều từ Điều 61 đến Điều 64 LTHADS 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014);
+ Thông tư liên tịch số12/2015/TTLT-BTP-BTC-TANDTC-VKSNDTC Hướng
dẫn việc miễn, giảm nghĩa vụ THA đối với khản thu, nộp NSNN.
Cơ sở của việc quy định về miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự trong
pháp luật thi hành án dân sự chính là dựa vào tình hình thực tế về tài sản của
người phải thi hành án dân sự, về thời gian mà bản án, quyết định vẫn chưa thể
được thi hành, về giá trị khoản thu nộp ngân sách nhà nước và dựa vào hiệu quả
của công tác thi hành án dân sự.
2. Nguyên tắc miễn, giảm nghĩa vụ THA đối với khoản thu nộp NSNN
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2015/TTLT-BTP-BTCTANDTC-VKSNDTC Hướng dẫn việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với
khoản thu, nộp ngân sách nhà nước thì nguyên tắc xét miễn, giảm thi hành án
được quy định như sau:
1 Trường Đh Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thi hành án dân sự, Nxb. Công an Nhân dân, tr.245

2


Thứ nhất, việc xét miễn, giảm THA phải được thực hiện một cách khách
quan, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng thời hạn và các quy định của
pháp luật về thi hành án dân sự, pháp luật có liên quan. Đây là nguyên tắc mới
được bổ sung trong quy định về miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản
thu, nộp ngân sách nhà nước, nhằm tạo sự công bằng trong việc thi hành án.
Thứ hai, chi phí cho việc xét miễn, giảm thi hành án được lấy từ kinh phí
hoạt động của cơ quan thực hiện việc miễn, giảm thi hành án, do đó, người được
xét miễn, giảm thi hành án không phải nộp chi phí liên quan đến việc xét miễn,
giảm.2

So với những quy định trước đây của pháp luật về miễn giảm thi hành án
đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước thì quy định này của TTLT đã có sự
chi tiết và cụ thể hơn.
Trước đây, tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 10/2010/TTLT-BTP-BTCBCA-VKSNDTC-TANDTC cũng đã có quy định về nguyên tắc miễn giảm, cụ thể
như sau:
“1. Đối với người đã được giảm một phần hình phạt tiền mà lại phạm tội
mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì Toà án chỉ
xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được hai phần ba mức hình
phạt tiền.
2. Người được xét miễn, giảm thi hành án không phải nộp các chi phí
liên quan đến việc xét miễn, giảm. Chi phí cho việc xét miễn, giảm thi hành án
được lấy từ kinh phí trong hoạt động của các cơ quan liên quan đến việc xét
miễn, giảm.”
Như vậy, có thể thấy, quy định TTLT số 12 đã kế thừa quy định tại TTTL
số 10 và bổ sung việc xét miễn, giảm thi hành án phải được thực hiện khách
quan, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng thời hạn và các quy định của
2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 12/2015 Hướng dẫn việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với
khoản thu nộp ngân sách nhà nước về nguyên tắc xét miễn giảm thi hành án

3


pháp luật về thi hành án dân sự, pháp luật có liên quan. Việc bổ sung quy định
này đã góp phần giúp cho việc miễn giảm thi hành án được thực hiện đúng pháp
luật, bảo đảm được mục đích của nó.
Bên cạnh đó tại khoản 5 Điều 61 Luật THADS 2008 sửa đổi bổ sung
2014 cũng có quy định nguyên tắc miễn giảm như sau: “Người phải thi hành án
quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chỉ được xét miễn hoặc giảm một lần
trong 01 năm đối với mỗi bản án, quyết định.” Như vậy, thay vì quy định việc
xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án được tiến hành thường xuyên như luật cũ

thì luật sửa đổi bổ sung đã ấn định luôn chỉ được xét miễn giảm một lần trong
một năm đối với mỗi bản án, quyết định. Việc quy định rõ ràng như vậy đã giúp
cho các chủ thể áp dụng pháp luật dễ dàng hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ.
3. Ý nghĩa của việc miễn, giảm nghĩa vụ THA đối với khoản thu nộp NSNN
Thứ nhất, việc miễn, giảm nghĩa vụ THA đối với khoản thu nộp ngân
sách nhà nước thể hiện tính nhân đạo sâu sắc của Đảng, Nhà nước trong quá
trình thực thi pháp luật nói chung và trong lĩnh vực THADS nói riêng, cụ thể,
trong nhiều trường hợp, người phải THA không thể tự lo cuộc sống hằng ngày
của mình, nên việc miễn khoản thu nộp NSNN thật sự có ý nghĩa.
Thứ hai, giải quyết được tình trạng án tồn đọng kéo dài từ năm này đến
năm khác do người phải THA không có điều kiện THA.
II.

Trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ THA và thủ tục đề nghị và xét miễn,

giảm nghĩa vụ THA
1. Trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ THA đối với khoản thu nộp NSNN
1.1. Trường hợp được miễn nghĩa vụ THA
Thứ nhất, người phải THA được xét miễn nghĩa vụ THA nếu đáp ứng
đầy đủ các điều kiện sau:
Một là, người THA không có tài sản hoặc có tài sản nhưng tài sản đó
theo quy định của pháp luật không được xử lý để thi hành án hoặc không có thu
nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành
án và người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng. Trong đó, tài sản theo quy định
pháp luật không được xử lý để thi hành án có thể kể đến một số tài sản như sau:
Nhà ở duy nhất của cá nhân và gia đình người bị cưỡng chế có diện tích tối
4


thiểu theo quy định của pháp luật về cư trú; đồ dùng thờ cúng; di vật, huân

chương, huy chương, bằng khen; tài sản phục vụ quốc phòng và an ninh; tài sản
đang được cầm cố, thế chấp hợp pháp…3
Hai là, hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án đối với
khoản thu nộp ngân sách nhà nước có giá trị dưới 2.000.000 đồng hoặc hết thời
hạn 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án đối với khoản thu nộp ngân
sách nhà nước có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.4
Trước đây, khi Luật Thi hành án dân sự 2008 chưa được sửa đổi, bổ sung
thì luật chỉ mới quy định trường hợp người THA không có tài sản thi hành án sẽ
được xét miễn nghĩa vụ thi hành án khi hết thời hạn do luật định. Tuy nhiên, với
sự thay đổi liên tục của xã hội, thì xuất hiện nhiều trường hợp khác cũng cần
được xem xét miễn nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà
nước mà không chỉ có mỗi trường hợp người thi hành án không có tài sản. Do
đó, để khắc phục sự thiếu sót của quy định củ, Luật thi hành án 2008 (sửa đổi,
bổ sung 2014) đã bổ sung những trường hợp như người THA có tài sản nhưng
tài sản đó theo quy định của pháp luật không được xử lý để thi hành án hoặc
không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người
phải thi hành án và người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng cũng được xét miễn
nghĩa vụ THA khi đáp ứng được cả điều kiện về thời hạn được quy định tại điểm
b khoản 1 Điều 61 .
Ngoài ra, Khoản 1 Điều 61 Luật THADS năm 2008 (sửa đổi, bổ sung
2014) đã mở rộng mức xét miễn nghĩa vụ THA mà không yêu cầu “đã thi hành
được một phần” khi hết thời hạn 05 năm: nâng mức nghĩa vụ phải thi hành từ
mức “án phí không có giá ngạch” lên thành “khoản thu, nộp NSNN có giá trị
dưới 2 triệu đồng” hoặc hết thời hạn 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành
án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước có giá trị từ 2.000.000 đồng đến
dưới 5.000.000 đồng . Quy định này mở rộng khá nhiều diện được xét miễn thi
hành mà không cần thi hành được một phần nghĩa vụ.
3 Điều 19 Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính
4 Khoản 1 Điều 61 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) về điều kiện miễn, giảm

nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước

5


Thứ hai, được xét miễn nghĩa vụ đối với người phải THA không còn tài
sản để thi hành phần nghĩa vụ còn lại đối với các khoản thu nộp NSNN khi đáp
ứng đủ các điều kiện sau:
Một là, khi người thi hành án không có tài sản hoặc có tài sản nhưng tài
sản đó theo quy định của pháp luật không được xử lý để thi hành án hoặc không
có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi
hành án và người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng.
Hai là, hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà
phần nghĩa vụ còn lại có giá trị dưới 5.000.000 đồng hoặc hết thời hạn 10 năm,
kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị từ
5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, để giải quyết tình trạng người phải THA lâm vào hoàn cảnh
khó khăn do thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn, tại Khoản 4 Điều 61 Luật Thi hành án
dân sự đã bổ sung quy định phù hợp với nguyên tắc xét miễn hình phạt của Bộ
luật Hình sự, đó là: Người phải THA đã tích cực thi hành được một phần án phí
hoặc thi hành được một phần tiền phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự về
miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại nhưng lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt
khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không
thể tiếp tục thi hành được phần nghĩa vụ còn lại hoặc lập công lớn thì được xét
miễn thi hành phần nghĩa vụ còn lại. Trong đó, theo quy định tại điểm b khoản 2
Điều 4 Thông tư 12/2015 có hướng dẫn cụ thể về “Người phải thi hành án lâm
vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài” và “Người phải thi hành
án lập công lớn” như sau:
Người phải thi hành án lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo
dài là người bị giảm sút hoặc mất thu nhập, mất toàn bộ hoặc phần lớn tài sản do

tai nạn, ốm đau, thiên tai, hỏa hoạn hoặc sự kiện bất khả kháng khác dẫn đến
không đảm bảo hoặc chỉ đảm bảo được cuộc sống tối thiểu cho bản thân người
đó và người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng từ mười hai tháng trở lên, kể từ
thời điểm xảy ra sự kiện đó đến thời điểm xét miễn, giảm thi hành án.
Người phải thi hành án lập công lớn là người đã có hành động giúp cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được
người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản của Nhà nước, của
6


tập thể, của công dân trong thiên tai, hỏa hoạn hoặc sự kiện bất khả kháng khác;
có phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị lớn được các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xác nhận.
Như vậy, trường hợp này khác với trường hợp trên ở chỗ: đối với trường
hợp thứ hai người thi hành án đã thi hành được một phần của BA, QĐ của Tòa
án, tuy nhiên, phần nghĩa vụ còn lại không thể tiếp tục thực hiện do gặp những
vấn đề mà nhóm đã nêu trên. Trong đó, việc thi hành một phần khoản thu, nộp
ngân sách nhà nước hoặc một phần án phí được quy định cụ thể trong Thông tư
số 12/2015 là đã thi hành được ít nhất bằng 1/50 khoản thu, nộp ngân sách nhà
nước hoặc khoản án phí phải thi hành theo bản án, quyết định của Tòa án.5
1.2.

Trường hợp được giảm nghĩa vụ THA
Trường hợp được xét giảm nghĩa vụ thi hành án đối với người thi hành
án chỉ đặt ra khi người phải THA đã thi hành được một phần nghĩa vụ THA của
mình nhưng sau đó họ không còn hoặc có tài sản nhưng tài sản đó theo quy định
của pháp luật không được xử lý để thi hành án hoặc không có thu nhập hoặc có
thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án và người
mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng và khi đáp ứng được một trong các điều kiện
sau đây:

Một là, hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà
phần nghĩa vụ còn lại có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, mỗi
lần giảm không quá một phần tư số tiền còn lại phải thi hành án.
Hai là, hết thời hạn 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà
phần nghĩa vụ còn lại có giá trị từ trên 100.000.000 đồng, mỗi lần giảm không
quá một phần năm số tiền còn lại phải thi hành án nhưng tối đa không quá

50.000.000 đồng
2. Thủ tục đề nghị và xét miễn, giảm nghĩa vụ THA đối với khoản thu nộp NSNN
Thủ tục xét miễn, giảm thi hành án đối với khoản thu ngân sách nhà nước
được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số12/2015/TTLT-BTP2.1.

BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/09/2015. Gồm những bước sau:
Xác minh điều kiện để xét miễn, giảm thi hành án
5 Khoản 1 Điều 4 Thông tư 12/2015/TTLT-BTP-BTC-TANDTC-VKSNDTC Hướng dẫn việc
miễn, giảm nghĩa vụ THA đối với khản thu, nộp NSNN

7


Khi đã có quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án đối với người
phải thi hành án của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự. Đồng thời có đủ
điểu kiện về thời hạn, mức tiền quy định tại Điều 61 LTHADS và điều kiện quy
định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 12/2015 thì Chấp hành viên phải tiến
hành xác minh điều kiện để xét miễn, giảm thi hành án để lập hồ sơ đề nghị xét
miễn giảm thi hành án trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có căn cứ có điều kiện
để được miễn giảm thi hành án.
Ngoài ra, còn có hai căn cứ để cơ quan thi hành án tiến hành xác minh
điều kiện miễn, giảm thi hành án:
Một là, người phải thi hành án có nghĩa vụ thi hành các khoản thu nộp

ngân sách nhà nước muốn được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự thì
phải làm đơn xin miễn, giảm thi hành án và nộp cho cơ quan thi hành án dân sự.
Điểm b khoản 1 ĐIều 5 Thông tư liên tịch số 12/2015 quy định, theo đó người
phải thi hành án có thể gửi đơn đề nghị xét miễn giảm cho cơ quan thi hành án
bằng hai cách: Hoặc là nộp trực tiếp tại cơ quan thi hành án, hoặc là gửi qua
đường bưu điện cho cơ quan thi hành án dân sự.
Hai là,Viện kiểm sát có thể yêu cầu lập hồ sơ đề nghị xét miễn giảm nghĩa
vụ thi hành án cho người phải thi hành án trong trường hợp có căn cứ xác định
rõ người phải thi hành án có đủ điều kiện để được miễn giảm thi hành án nhưng
cơ quan thi hành án dân sự không lập hồ sơ. Đây là quy định mới trong thông tư
12, trước đây thông tu số 10 không quy định rõ Viện Kiểm Sát có thể yêu cầu
lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm, mà chỉ quy định trong một số điều luật của
BLHS về việc VKS có thể đề nghị xét miễn giảm việc chaaps hành hình phạt
tiền còn lại (Khoản 2 Điều 58, Khoản 3 Điều 76 BLHS 1999).
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xác minh, cơ quan
thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người phải thi hành án đã
có đơn đề nghị xét miễn, giảm thi hành án hoặc Viện kiểm sát đã yêu cầu lập hồ
sơ đề nghị xét miễn, giảm thi hành án biết, nêu rõ lý do chưa đủ điều kiện xét
miễn, giảm.
Việc xác minh điều kiện thi hành án để xét miễn giảm thực hiện theo quy
định tại Điều 44 Luật Thi hành án dân sự. Đối với người đang chấp hành hình
phạt tù ngoài việc xác minh thực hiện theo Điều 44 Luật THADS, khoản 3 Điều
8


5 Thông tư liên tịch số 12/2015 cũng hướng dẫn cụ thể việc xác minh tại nơi
2.2.

người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù.
Cơ quan thi hành án dân sự lập hồ sơ đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét

việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án
Việc lập hồ sơ do Chấp hành viên chịu trách nhiệm, sau khi có kết quả xác
minh, nếu người phải thi hành án có đủ điều kiện xét miễn, giảm thì trong thời
hạn 05 ngày kể từ ngày có kết quả. Và báo cáo thủ trưởng cơ quan Thi hành án
dân sự để chuyển Viện kiểm sát cùng cấp thực hiện kiểm sát theo quy định pháp
luật.
Hồ sơ đề nghị Tòa án xét miễn giảm bao gồm những tài liệu sau:
“1. Văn bản đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án của Thủ trưởng
cơ quan thi hành án dân sự hoặc của Viện trưởng Viện kiểm sát trong trường
hợp đề nghị xét miễn, giảm khoản tiền phạt;
2. Bản án, quyết định của Toà án, quyết định thi hành án của cơ quan thi
hành án dân sự;
3. Biên bản xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án
được thực hiện trong thời hạn không quá 03 tháng trước khi đề nghị xét miễn,
giảm;
4. Tài liệu khác chứng minh điều kiện được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi
hành án của người phải thi hành án, nếu có;
5. Ý kiến bằng văn bản của Viện kiểm sát cùng cấp trong trường hợp cơ
quan thi hành án dân sự đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án.”
Tài liệu khác quy định tại khoản 4 Điều 62 LTHADS có thể là: Chứng từ
thu- chi tiền thi hành án; giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp
huyện trở lên trong trường hợp người phải thi hành án bị tai nạn, đau ốm kéo
dài; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp người phải thi
hành án bị thiệt hại tài sản do thiên tai, hỏa hoạn hoặc sự kiện bất khả kháng
khác; giấy xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp
người phải thi hành án lập công lớn; phiếu xác nhận của cơ sở giam giữ nơi
người phải thi hành án đang chấp hành án phạt tù đối với các thông tin được quy
định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch 12/2015; quyết định của Thủ trưởng
cơ quan Thi hành án dân sự về việc người phải thi hành án chưa có điều kiện thi
hành án quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 44a Luật Thi hành án dân sự; Tài

9


liệu chứng minh khác liên quan đến điều kiện xét miễn, giảm thi hành án (nếu
có).
Hồ sơ chuyển Viện Kiểm sát bao gồm: Bản án, quyết định của Toà án,
quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự; Biên bản xác minh điều
kiện thi hành án của người phải thi hành án được thực hiện trong thời hạn không
quá 03 tháng trước khi đề nghị xét miễn, giảm; Tài liệu khác chứng minh điều
kiện được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án (nếu
có); văn bản đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án của Thủ trưởng cơ
quan Thi hành án dân sự; bản chụp quyết định giảm nghĩa vụ thi hành án đối với
trường hợp đã được giảm một phần nghĩa vụ thi hành án (nếu có). Đối với hồ sơ
đề nghị xét miễn, giảm được lập khi có yêu cầu của người phải thi hành án thì
phải kèm theo đơn đề nghị xét miễn, giảm của người phải thi hành án.
Thông tư liên tịch số 12/2015 đã bổ sung quy định về thời hạn lập hồ sơ;
hồ sơ chuyển Viện kiểm sát; chỉnh lý tên gọi các tài liệu khác chứng minh điều
kiện được xét miễn, giảm nhằm đảm bảo thuận lợi cho cơ quan THADS trong
quá trình xác minh và hoàn thiện hồ sơ xét miễn giảm; bổ sung quyết định của
Thủ trưởng Cơ quan THADS về việc người phải THA chưa có điều kiện THA
cho phù hợp với Điểm a Khoản 1 Điều 44a Luật THADS; bổ sung bản sao quyết
định giảm nghĩa vụ THA đối với trường hợp đã được giảm một phần nghĩa vụ
THA cho phù hợp với thực tiễn thực hiện; chỉnh lý tên phiếu xác nhận của Trại
2.3.

giam, trại tạm giam để thống nhất với Khoản 3 Điều 5.
Thụ lý hồ sơ xét, miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự
Sạu khi nhận được hồ sơ xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành các khoản thu
nộp ngân sách nhà nước từ cơ quant hi hành án dân sự chuyển sang, trong thời
hạn 2 ngày làm việc, tòa án có thẩm quyền phải thụ lý hồ sơ. Trong thời hạn 05

ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thi hành án,
Chánh án Tòa án có thẩm quyền xét miễn, giảm thi hành án phân công một
Thẩm phán thụ lý hồ sơ và giải quyết việc xét miễn, giảm thi hành án. Thẩm
phán được chỉ định có quyền yêu câu viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự
giải thích những điểm chưa rõ hoặc bổ sung nhứng giấy tờ, tài liệu cần thiết.
Nếu viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự không bổ sung thì tòa án sẽ trả lại
10


hồ sơ cho cơ quan đã đề nghị. Nếu hồ sơ đã đủ giấy tờ, tài liệu cần thiết thì thẩm
phán được phân công sẽ thụ lý hồ sơ xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Thẩm phán được phân
2.4.

công giải quyết vụ việc phải mở phiên họp xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án.
Tổ chức phiên họp xét miễn, giảm thi hành án
Thẩm phán chủ trì phiên họp xét miễn, giảm thi hành án có trách nhiệm
thông báo về thời gian, địa điểm phiên họp xét miễn, giảm cho Viện kiểm sát
cùng cấp, cơ quan Thi hành án dân sự đã đề nghị xét miễn, giảm.
Phiên họp xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án chỉ được tiến hành khi có
sự tham dự đầy đủ của đại diện viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân
sự đã đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án. Phiên họp này sẽ do một
thẩm phán được chánh án tòa án phân công chủ trì.
Khi tiến hành xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án, đại diện cơ quan thi
hành án dân sự trình bày tóm tắt hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm; đại diện Viện
kiểm sát phát biểu ý kiến về hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm. Thẩm phán có quyền
hỏi đại diện cơ quan thi hành án dân sự về những điểm còn chưa rõ trong hồ sơ.
Trên cơ sở xem xét hồ sơ và ý kiến của đại diện của Viện kiểm sát, cơ
quan thi hành án dân sự, Thẩm phán sẽ ra quyết định giải quyết đề nghị xét
miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án. Tùy từng trường hợ, thẩm phán có thể ra quyết

định chấp nhận, chấp nhận một phần hoặc không chấp nhận đề nghị xét miễn,

2.5.

giảm nghĩa vụ thi hành án.
Ra quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự
Quyết định phải bằng văn bản và có những nội dung theo quy định tại
khoản 3 Điều 9 Thông tư liên tịch số 12/2015. Trong thời hạn 05 ngày làm việc,
kể từ ngày ra quyết định về việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án, Toà án phải
gửi quyết định đó cho người được xét miễn, giảm thi hành án, Viện kiểm sát
cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, cơ quan thi hành án dân sự đã đề nghị
xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án, trại giam, trại tạm giam nơi người được xét
miễn, giảm nghĩa vụ thi hành đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước đang
chấp hành hình phạt tù.
Quyết định miễn, giảm thi hành án của Tòa án có hiệu lực thi hành kể từ
ngày hết thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp theo quy định

11


tại Khoản 1 Điều 64 Luật Thi hành án dân sự mà Viện kiểm sát không kháng
2.6.

nghị.
Giải quyết kháng nghị đối với quyết định xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án
dân sự
Quyết định giải quyết xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án của tòa án cí
thể bị kháng nghị. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 07 ngày,
của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết
định. Sau khi nhân được quyết định kháng nghị, trong thời hạn 7 ngày tòa án đã

ra quyết định về việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án phải chuyển hồ sơ và văn
bản kháng nghị lên Tòa án cấp trên.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ kháng nghị, Toà án
cấp trên trực tiếp phải mở phiên họp để xét kháng nghị.
Phiên họp xét kháng nghị do một Thẩm phán chủ trì, có sự tham gia của
đại diện Viện kiểm sát cùng cấp. Trong trường hợp cần thiết, Toà án yêu cầu đại
diện cơ quan thi hành án dân sự đã lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm tham dự.
Thẩm phán chủ trì phiên họp xét kháng nghị quyết định của Tòa án về
miễn, giảm thi hành án có trách nhiệm thông báo về thời gian, địa điểm phiên
họp xét kháng nghị cho Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan Thi hành án dân sự
đã lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm trong trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết
phải có sự tham gia của cơ quan Thi hành án dân sự.
Tại phiên họp xét kháng nghị, đại diện Viện kiểm sát trình bày nội dung
kháng nghị, căn cứ của việc kháng nghị; có quyền bổ sung hồ sơ, tài liệu làm cơ
sở cho việc kháng nghị; phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc miễn,
giảm thi hành án. Trường hợp có sự tham gia của đại diện cơ quan Thi hành án
dân sự thì họ trình bày ý kiến về quyết định kháng nghị.
Thẩm phán chủ trì phiên họp ra quyết định giải quyết kháng nghị, phải
căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ và ý kiens của những người tham gia phiên
họp và kết quả của việc xem xét. Quyết định của thẩm phán giải quyết kháng
nghị có hiệu lực ngay.
Trường hợp Viện kiểm sát rút quyết định kháng nghị trước hoặc trong
phiên họp xét kháng nghị thì Toà án ra quyết định đình chỉ việc xét kháng nghị.
Quyết định của Toà án về việc miễn, giảm thi hành án bị kháng nghị có hiệu lực
thi hành.
12


Trường hợp sau khi quyết định cho miễn, giảm thi hành án có hiệu lực mà
phát hiện người phải thi hành án có hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản để xin miễn,

giảm, trốn tránh việc thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự, Viện kiểm sát
đã đề nghị xét miễn, giảm có trách nhiệm đề nghị Chánh án Toà án, Viện trưởng
Viện kiểm sát có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và tố
tụng dân sự xem xét việc kháng nghị quyết định miễn, giảm thi hành án theo thủ
tục tái thẩm.
Về cơ bản, những quy định về giải quyết kháng nghị giữ nguyên so với
Thông tư số 10 không có gì thay đổi. Tuy nhiên Thông tư số 12 quy định cụ thể
III.

trình tự, thủ tục tổ chức phiên họp xét kháng nghị.
Tình huống minh họa
Vợ chồng ông Nguyễn Văn C (sinh năm 1951) và bà Nguyễn Thị Bích L
(sinh năm 1953) cùng trú tại phường Trần Quang Diệu, tp. Quy Nhơn vay của bà
Đào Thị N số tiền 40,5 triệu đồng để xoay sở việc gia đình và hẹn 06 tháng sau
sẽ trả. Tuy nhiên, đến hẹn trả nợ, bà Đào Thị N có đến đòi nhiều lần nhưng vợ
chồng ông Nguyễn Văn C và bà Nguyễn Thị Bích L không trả. Bà C kiện ra
TAND tp. Quy Nhơn với yêu cầu vợ chồng ông Nguyễn Văn C và bà Nguyễn
Thị Bích L phải liên đới trả lại số tiền gốc là 40,5 triệu đồng mà không cần tiền
lãi.
Theo BA ngày 23 tháng 09 năm 2011 của TAND thành phố Quy Nhơn,
ngoài việc trả cho người được THA số tiền 40,5 triệu đồng. Bà Nguyễn Thị Bích
L còn phải nộp 2,125 triệu đồng án phí dân sự sơ thẩm.
Cơ quan THA thành phố Quy Nhơn đã nhiều lần động viên, thuyết phục
người phải THA tự nguyện nộp khoản tiền án phí nhưng bà L thật sự không thể
nộp được. Qua hơn 5 năm xác minh, nắm tình hình chấp hành viên của cơ quan
THA thành phố Quy Nhơn nhận thấy gia đình bà L rất khó khăn. Chồng bà L bị
chết do ung thư gan; bản thân bà không có việc làm ổn định, không có thu nhập,
tài sản không có gì, phải thuê nhà nay đây mai đó. Tháng 12 năm 2016 Cơ quan
THADS thành phố Quy Nhơn đã quyết định lập hồ sơ đề nghị VKSND và
TAND thành phố Quy Nhơn xét miễn toàn bộ số tiền án phí dân sự sơ thẩm.


13


Như vậy, việc cơ quan thi hành án tp. Quy Nhơn xem xét và lập hồ sơ đề
nghị VKSND và TAND thành phố Quy Nhơn xét miễn toàn bộ số tiền án phí
dân sự sơ thẩm đối với bà Nguyễn Thị Bích L là có căn cứ và hợp lý. Bởi lẽ:
Trong điều kiện khó khăn hiện tại của gia đình bà Nguyễn Thị Bích L,
chồng chết do ung thư gan, bản thân bà lại không có nghề nghiệp ổn định, không
có thu nhập, cũng không có tài sản gì thì khoản tiền án phí 1,950 triệu đồng là
vô cùng lớn, dẫn đến rất khó khăn trong việc thi hành nghĩa vụ này. Theo đó,
quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Thi hành án dân sự thì bà Nguyễn Thị Bích L
đã đáp ứng được điều kiện thứ nhất là người thi hành án không có tài sản và điều
kiện thứ hai là trong thời hạn 05 năm kể từ ngày ra quyết định thi hành án đối
với khoảng thu nộp NSNN có giá trị dưới 2 triệu đồng. Do đó, bà Nguyễn Thị
Bích L được xét miễn nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp NSNN là hợp
lý.
C. KẾT LUẬN
Tóm lại, bài tập nhóm đã đi vào phân tích những quy định của pháp luật về
miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án như cơ sở, nguyên tắc, trình tự, thủ tục của việc
miễn giảm. Vấn đề về miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp
ngân sách nhà nước là một nội dung quan trọng, thể hiện tính nhân đạo sâu sắc
của Đảng và Nhà nước ta, tuy nhiên, vấn đề này luôn cần được nghiên cứu một
cách kỹ lưỡng trong thi hành án dân sự nhằm để việc miễn, giảm nghĩa vụ thi
hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước được thực hiện đúng với mục
đích của nó, góp phần hoàn thiện pháp luật, tạo hành lang pháp lý vững chắc để
giải quyết những vấn đề phát sinh trong xã hội .

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014)

2. Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt
vi phạm hành chính.
3. Thông tư 12/2015/TTLT-BTP-BTC-TANDTC-VKSNDTC Hướng dẫn việc
miễn, giảm nghĩa vụ THA đối với khản thu, nộp NSNN.
14


4. Thông tư liên tịch số 10/2010/TTLT-BTP-BTC-BCA-VKSNDTC-TANDTC
hướng dẫn việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu, nộp ngân
sách nhà nước.
5. Trường Đh Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thi hành án dân sự, Nxb. Công an
Nhân dân, Hà Nội-2012.

MỤC LỤC

15



×