Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phân tích các nguyên tắc dẫn độ và liên hệ Việt Nam, một số giải pháp nâng cao hiệu quả dẫn độ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.03 KB, 18 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong thời đại hiện nay, các quốc gia không thể tồn tại mà cứ mãi đóng cửa
và không có sự giao lưu nữa, mà phải có sự tương tác với nhau, giao lưu hữu
nghị với nhau để cùng phát triển và hội nhập. Chúng ta phải bước vào quá trình
hợp tác quốc tế để cùng nhau xây dựng sự pháp triển toàn cầu. Có rất nhiều nội
dung hợp tác quốc tế, nghĩa là các quốc gia hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực
khác nhau như bảo vệ môi trường, Khoa học và công nghệ, giáo dục, kinh tế,…
Tương trợ tư pháp cũng là một hình thức hợp tác quốc tế mà hiện nay càng được
áp dụng giữa nhiều quốc gia với nhau. Hiện nay, việc các quốc gia hợp tác quốc
tế bằng việc thực hiện các tương trợ tư pháp được thực hiện ngày càng nhiều và
hiệu quả.
Trong Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020 cũng đã xác định tương trợ tư pháp là một trong những
chiến lược quan trọng. Tổ chức thực hiện tốt các điều ước quốc tế mà Nhà nước
ta đã tham gia. Tiếp tục ký kết hiệp định tương trợ tư pháp với các nước khác,
trước hết là với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và các nước có
quan hệ truyền thống. Đặc biệt trong các lĩnh vực tương trợ tư pháp về dân sự,
hình sự, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù cần phải được chú
trọng.
Như vậy, để có thể tăng cường hợp tác quốc tế về tư pháp với các quốc gia
khác nhau trên thế giới thì việc thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài hoặc
yêu cầu nước ngoài thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam ngày ngày càng
được chú trọng. Chúng ta phải hiểu rõ các nguyên tắc của pháp luật trong các
hoạt động tương trợ tư pháp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này em xin chọn đề tài
“Phân tích các nguyên tắc dẫn độ và liên hệ Việt Nam, một số giải pháp nâng
cao hiệu quả dẫn độ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.”

1


B. PHẦN NỘI DUNG


I. Khái niệm, đặc điểm của dẫn độ.
1. Khái niệm
Ngày nay, các quốc gia không thể nằm ngoài xu hướng hội nhập, giao lưu,
hợp tác quốc tế để cùng phát triển. Các quốc gia hợp tác trên nhiều lĩnh vực
khác nhau từ kinh tế, văn hóa, xã hội đế an ninh trật tự toàn cầu. Ngày nay, tội
phạm diễn ra ngày càng có xu hướng gia tăng và có hành vi ngày càng tinh vi, vì
vậy đặt ra yêu cầu các quốc gia cần có sự hợp tác mạnh mẽ hơn trong việc đấu
tranh phòng chống tội phạm. Thực tế, hiện nay các tội phạm sau khi thực hiện
các hành vi tội phạm của mình mà nhằm trốn tránh những chế tài, hình phạt
nghiêm khắc của pháp luật quốc gia này mà đã lẫn trốn sang một quốc gia khác.
Nhận thức được điều đó thì các quốc gia phải có sự hợp tác với nhau để cùng
đấu tranh phòng chống sự phát triển của tội phạm và trừng trị những hành vi
nguy hiểm cho xã hội.
Xác định tầm quan trọng của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm
bằng hình thức dẫn độ, Việt Nam đã có những hoạt động xây dựng và hoàn thiện
thể chế, nâng cao năng lực thực thi pháp luật của các cơ quan hữu quan. Tuy
vậy, việc xác định thế nào là “dẫn độ”, “dẫn độ tội phạm” là một nội dung chưa
được hiểu một cách thống nhất.1
Khoản 1 điều 32 Luật tương trợ tư pháp năm 2017 cũng đã quy định về Dẫn
độ: Dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm
tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước
được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người
đó.
Qua các nghiên cứu, bản chất và mục đích dẫn độ, ta có thể đưa ra khái
niệm dẫn độ:
Dẫn độ là một hình thức tương trợ tương trợ tư pháp giữa các quốc gia.
Trong đó, quốc gia được yêu cầu dẫn độ, dựa trên cơ sở của pháp luật quốc tế và
1 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, giáo trình Luật tương trợ tư pháp, NXB Chính trị sự thật, Hà Nội- 2016,
trang 136.


2


pháp luật quốc gia chuyển giao người có hành vi phạm tội hoặc người đã bị kết
án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật đang có mặt trên lãnh thổ của quốc gia
được yêu cầu để quốc gia yêu cầu tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc
thi hành bản án đối với người đó.2
2. Đặc điểm dẫn độ
Dẫn độ có các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, dẫn độ là một trong hình thức tương trợ tư pháp giữa các quốc
gia. Luật tương trợ tư pháp 2007 quy định nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ
tục thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người
đang chấp hành hình phạt tù giữa Việt Nam với nước ngoài; trách nhiệm của các
cơ quan nhà nước Việt Nam trong tương trợ tư pháp.3 Ta thấy, dẫn độ là một hình
thức tương trợ tư pháp trong các hình thức khác như tương trợ về hình sự, dân
sự, chuyển giao người chấp hành án phạt tù.
Thứ hai, dẫn độ là hình thức hợp tác được tiến hành giữa các quốc gia,
trong đó nước được yêu cầu chuyển gia người có hành vi phạm tội hoặc đã bị
kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật của nước yêu cầu. Thực chất của
hoạt động tương trợ tư pháp nói chung và dẫn độ nói riêng là sự giúp đỡ lần
nhau giữa các quốc gia trong việc giải quyết thỏa đáng các vấn đề tư pháp mà
các bên quan tâm.4
Người bị dẫn độ là người đã thực hiện hành vi phạm tội hoặc đã bị kết án
bằng một bản án có hiệu lực pháp luật của nước yêu cầu và đã bỏ trốn sang nước
được yêu cầu.
Thứ ba, yêu cầu dẫn độ phải phù hợp với pháp luật của nước được yêu cầu.
Chúng ta có thể hiểu không phải yêu cầu nào được chấp nhận mà nó phải phù
hợp với pháp luật của nước được yêu cầu, không thì quốc gia được yêu cầu có
2 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, giáo trình Luật tương trợ tư pháp, NXB Chính trị sự thật, Hà Nội- 2016,
trang 139.

3 Điều 1 Luật tương trợ tư pháp 2007.
4 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, giáo trình Luật tương trợ tư pháp, NXB Chính trị sự thật, Hà Nội- 2016,
trang 141.

3


thể từ chối dẫn độ. Các quốc gia thường sẽ dựa vào những căn cứ cụ thể để đưa
ra một yêu cầu dẫn độ: dựa vào quốc tịch của người bị dẫn độ, dấu hiệu nơi thực
hiện hành vi hoặc nơi tội phạm hoàn thành hoặc dựa vào dấu hiệu lợi ích bị xâm
hại.
Ví dụ: Người phạm tội A đã thực hiện hành vi phạm tội trên đất nước
Singapore và đã bỏ trốn sang đất nước Malaysia, thì khi này quốc gia Singapore
dựa vào dấu hiệu nơi thực hiện hành vi tội phạm mà có thể yêu cầu quốc gia
Malaysia dẫn độ A về nước mình để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành
vi tội phạm của A.
Thứ tư, mục đích của dẫn độ là nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi
hành bản án đã có hiệu lực pháp luật đối với người đó.
Thứ năm, việc dẫn độ phải tuân theo các nguyên tắc chung của pháp luật
quốc tế và nguyên tắc riêng của dẫn độ.
II.

Nguyên tắc dẫn độ và liên hệ Việt Nam.
1. Khái niệm

Nguyên tắc của hoạt động dẫn độ là những tư tưởng chính trị - pháp lý có
tính chất chỉ đạo, xuyên suốt, bao trùm toàn bộ hoạt động của các chủ thể khi
tiến hành dẫn độ. 5
2. Các nguyên tắc dẫn độ và liên hệ Việt Nam.
Dẫn độ tội phạm còn được coi là sự biểu hiện thiện chí của nguyên tắc

hợp tác quốc tế hữu hiệu giữa các quốc gia trong đấu tranh phòng chống tội
phạm quốc tế. Do vậy, dẫn độ tội phạm không chỉ là phần hoạt động tương trợ tư
pháp quan trọng giữa các quốc gia, mà còn là thủ tục tố tụng hình sự quốc tế đặc
biệt mà các nước rất quan tâm. Đây còn là lĩnh vực nhạy cảm trong quan hệ
quốc tế, có liên quan chặt chẽ đến chủ quyền quốc gia liên quan đến nguyên tắc
có đi có lại trong quan hệ quốc tế và vấn đề quốc tịch của nước bị dẫn độ (pháp
5 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, giáo trình Luật tương trợ tư pháp, NXB Chính trị sự thật, Hà Nội- 2016,
trang 144.

4


luật của nhiều nước quy định không dẫn độ công dân của nước mình cho nước
khác).6
Theo nguyên tắc thứ năm của dẫn độ, thì việc dẫn độ phải tuân thủ theo các
nguyên tắc của luật quốc tế, ngoài ra dẫn độ cũng có những nguyên tắc điều
chỉnh riêng của mình mà khi các quốc gia tiến hành yêu cầu hay dẫn độ người
phạm tội cho nước yêu cầu thì phải tuân theo những nguyên tắc này. Các nguyên
tắc chung của luật quốc tế là : Nguyên tắc tôn trọng và bình đẳng về chủ quyền
giữa các quốc gia; Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc; Nguyên tắc không dùng vũ
lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng phương
pháp hòa bình; Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác lẫn nhau; Nguyên
tắc tuân thủ những cam kết quốc tế.
Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc của Công pháp quốc tế nói chung thì
hoạt động dẫn độ phải tuân theo những nguyên tắc riêng của mình. Đó là các
nguyên tắc như nguyên tắc có đi có lại; nguyên tắc không dẫn độ công dân nước
mình; nguyên tắc tội phạm kép; nguyên tắc không dẫn độ tội phạm chính trị.
2.1 Nguyên tắc có đi có lại.
Các quốc gia trên thế giới hàu hết đều ghi nhận nguyên tắc có đi có lại

trong hoạt động dẫn độ tội phạm, nguyên tắc này thể hiện sự tôn trọng và bình
đẳng của các quốc gia với nhau. Không nằm ngoài xu hướng đó, pháp luật Việt
Nam cũng ghi nhận nguyên tắc có đi có lại trong hoạt động dẫn độ này.
Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về
tương trợ tư pháp thì hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên
tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và
tập quán quốc tế.7

6 Báo cáo tổng thuật cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Luật Tương trợ tư pháp
7 Khoản 2 điều 4 Luật tương trợ tư pháp 2007.

5


Theo quy định tại khoản 2 điều 492 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
quy định: “Trường hợp Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa gia nhập điều ước quốc
tế có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được thực hiện
theo nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với
pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.”
Theo đó, ta thấy pháp luật Việt Nam đều ghi nhận là áp dụng nguyên tắc có
đi có lại trong hoạt động tương trợ tư pháp nói chung và hoạt động dẫn độ tội
phạmnói riêng. Khi tham gia vào đời sống quốc tế thì việc có đi có lại giữa các
quốc gia là hoàn toàn xuất phát từ thực tiễn khách quan, các quốc gia phải giúp
đỡ và hợp tác lẫn nhau, có qua có lại trên cơ sở tôn trọng và bình đẳng hữu nghị
với nhau để cùng nhau phát triển, cùng nhau đấu tranh phòng chống tội phạm vì
mục đích chung của toàn cầu.
Để áp dụng nguyên tắc có đi có lại giữa các quốc gia, thì việc có đi có lại
phải được thể hiện khi mà một quốc gia được yêu cầu dẫn độ tội phạm từ một
quốc gia khác thì quốc gia này sẽ chỉ đáp ứng yêu cầu dẫn độ đó khi và chỉ khi
các quốc gia được yêu cầu có cơ sở chắc chắn rằng trong trường hợp tương tự, ở

tương lai quốc gia đưa ra yêu cầu dẫn độ sẽ đáp ứng yêu cầu của quốc gia này.
Nguyên tắc này thể hiện sự tôn trọng quyền bình đẳng và chủ quyền giữa các
quốc gia. Tuy nhiên, nguyên tắc này không đồng nghĩa với sự trao đổi ngang
bằng và ngay lập tức, mà tùy từng trường hợp để quyết định có thực hiện yêu
cầu hợp tác của bên đối tác hay không.
Dẫn độ là quyền của các quốc gia chứ không phải là nghĩa vụ của các quốc
gia được yêu cầu. Vì thế, dù các quốc gia yêu cầu và các quốc gia được yêu cầu
có ký kết các đều ước quốc tế song phương, các điều ước quốc tế đa phương
nhưng quốc gia được yêu cầu dẫn độ phải xem xét ở nhiều yếu tố khác nhau
chẳng hạn như: mối quan hệ giữa quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu tại
thời điểm yêu cầu, mức độ ngoại giao giữa hai quốc giao, chính sách, pháp luật
của quốc gia.
6


Vì thế, thời điểm ngày nay, các quốc gia nên áp dụng nguyên tắc có đi có
lại trong dẫn độ tội phạm một cách phổ biến để có thể góp phần vào quá trình
đấu tranh phòng chóng tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm tham nhũng,… và
thời điểm nhiều tội phạm diễn ra phức tạp và nhanh rộng.
Hiện nay, Việt Nam cũng áp dụng nguyên tắc có đi có lại với nhiều quốc
gia. Việc áp dụng nguyên tắc này trong hoạt động dẫn độ với nhiều quốc gia sẽ
giúp cho việc dẫn độ diễn ra thuận lợi hơn và góp phần đấu tranh phòng chống
tội phạm trước tình hình tội phạm diễn ra ngày càng phức tạp và gia tăng.
2.2 Nguyên tắc tội phạm kép
Nguyên tắc này được xem như là một nguyên tắc cốt lõi trong hoạt động
dẫn độ tội phạm. Hầu hết pháp luật các quốc gia trên thế giới, các điều ước quốc
tế đa phương hay các điều ước quốc tế song phương đều ghi nhận nguyên tắc tội
phạm kép. Theo nguyên tắc này , đối tượng bị yêu cầu dẫn độ sẽ được dẫn độ
khi hành vi của họ được định danh là hành vi tội phạm theo luật quốc gia của cả
nước yêu cầu và nước được yêu cầu dẫn độ. Hay nói cách khác, Việc dẫn độ chỉ

có thể được tiến hành đối với người có hành vi được coi là tội phạm và có thể bị
trừng phạt theo pháp luật của cả bên được yêu cầu và bên yêu cầu.
Nguyên tắc này đã được thừa nhận trong luật quốc tế về dẫn độ do: nước
yêu cầu, không thể yêu cầu dẫn độ đối với người đã thực hiện hành vi không bị
coi là tội phạm theo pháp luật nước được yêu cầu. Đồng thời, nó cũng không
hợp pháp, nếu nước được yêu cầu lại truy tố một người mà hành vi của anh ta
không bị coi là tội phạm theo pháp luật của nước mình 8. Ta không thể hiểu rằng
nguyên tắc này chỉ yêu cầu là hành vi nguyên hiểm này cùng cấu thành tội phạm
ở cả hai nước yêu cầu và nước được mà kể cả người phạm tội cũng bị truy cứu,
gành chịu những chế tài, hình phạt mà pháp luật hai nước quy định.
Theo khoản 3 điều 2 Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và Ô-xtrây-lia về dẫn độ có quy định:
3. Phù hợp với quy định của Điều này, một tội phạm bị coi là tội phạm theo
pháp luật của cả hai Bên được xác định như sau:
8 Nguyễn Ngọc Chí, Nguyễn Thị Ly,Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 2 (2015)

7


a) Không yêu cầu pháp luật của cả hai Bên quy định hành vi cấu thành tội phạm
đó phải thuộc cùng một nhóm tội hoặc cùng một tội danh;
b) Tất cả hành vi phạm tội của người bị yêu cầu dẫn độ phải được xem xét một
cách toàn diện và không nhất thiết các yếu tố cấu thành của tội phạm đó theo
pháp luật của các Bên phải giống nhau.
Nếu các cấu thành tội phạm có một (hoặc một số) điểm chung thì coi như
nguyên tắc tội phạm kép đã được đáp ứng, nhưng vấn đề có sẽ phức tạp hơn nếu
như một số loại tội phạm mà quốc gia yêu cầu có quy định nhưng quốc gia được
yêu cầu lại không xem đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội hay do đặc thù của
địa hình mà không có loại tội phạm đó. Chẳng hạn: tội cướp biển, tội “ Khi
quân” theo luật hình sự Thái Lan,…

Ngoài ra, theo quy định tại điểm a khoản 2 điều 35 Luật tương trợ tư pháp
2007 quy định cụ thể : Hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ không phải là tội
phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam. Việt Nam sẽ không thực hiện
dẫn độ khi mà hành vi này không phải hành vi nguy hiểm cho xã hội mà pháp
luật Hình sự Việt Nam quy định cho nước yêu cầu, nghĩa là một trong các bên
pháp luật không xem hành vi này là tội phạm thì không đúng theo nguyên tắc tội
phạm kép của việc thực hiện dẫn độ, vì thế Việt Nam có quyền từ chối dẫn độ
trong trường hợp này.
Ví dụ, Nói về Quyết định khởi tố Trịnh Xuân Thanh về tội Tham ô tài sản,
Quyết định này của TAND cấp cao đã gỡ bỏ được rào cản của nguyên tắc “tội
phạm kép” trong dẫn độ. Lý do là vì: Trước đây Trịnh Xuân Thanh đã bị khởi tố
về tội danh “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm
trọng” . Hiện nay ngoài Việt Nam và Trung Quốc, không có nước nào quy định
tội danh này. Còn tội phạm Tham nhũng nói chung đã có Công ước quốc tế
(Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng-), đồng thời hiếm có quốc
gia nào không quy định loại tội phạm này trong nội luật nước mình. Vì thế, nếu
khởi tố về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về kinh tế gây hậu quả
nghiêm trọng” thì việc dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước là rất khó khăn vì
8


nước được yêu cầu có quyền từ chồi dẫn độ khi không đủ điều kiện về tội phạm
kép trong dẫn độ, dẫn đến việc bắt giữ Trịnh Xuân Thăng về nước để truy cứu
trách nhiệm hình sự sẽ khó khăn hơn.
2.3 Nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình.
Theo quy định tại điều 4 Hiệp định về dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Vương quốc Căm-pu-chia:
1. Mỗi Bên có quyền từ chối dẫn độ công dân của quốc gia mình. Quốc tịch
của người bị yêu cầu dẫn độ được xác định vào thời điểm thực hiện hành vi
phạm tội nêu trong yêu cầu dẫn độ.

2. Khi Bên được yêu cầu từ chối dẫn độ công dân, phù hợp với pháp luật
của mình và theo đề nghị của Bên yêu cầu, Bên được yêu cầu sẽ chuyển vụ án
đó cho cơ quan có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xét xử. Vì
mục đích này, Bên yêu cầu sẽ chuyển cho Bên được yêu cầu các tài liệu và
chứng cứ có liên quan đến vụ án.
Theo quy định này thì Việt Nam và Campuchia có quyền từ chối dẫn độ khi
mà nước yêu cầu có yêu cầu dẫn độ công dân của nước được yêu cầu. Không chỉ
riêng Việt Nam hay Camphuchia ghi nhận nguyên tắc này trong hoạt động dẫn
độ mà nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận nguyên tắc này. Nguyên tắc này thể
hiện ghi nhận nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm vệ quyền và lợi ích của công dân,
đạo luật về quốc tịch hoặc một đạo luật khác của quốc gia.
Tính hợp lý của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ: (1) Nó khẳng định nguyên
tắc chủ quyền quốc gia trong quan hệ quốc tế được thừa nhận trong pháp luật
quốc tế hiện đại; (2) Thuận lợi nhất định về mặt tư pháp trong quá trình giải
quyết vụ án,việc truy tố, xét xử và thi hành án sẽ được thực hiện tốt ở quốc gia
mà người phạm tội là công dân. Ở đó sẽ dễ dàng cho việc thu thập chứng cứ và
các thông tin về cá nhân người phạm tội.9
Ta nhận thấy ở tính hợp lý cũng nêu lên những ưu điểm của nguyên tắc này,
bảo đảm cho Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích của công dân của mình. Khi là
9 Nguyễn Ngọc Chí, Nguyễn Thị Ly,Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 2 (2015)

9


công dân của một quốc gia thì phải mang quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước
và ngược lại Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình.
Cụ thể theo Hiến pháp 2013 đã ghi nhận tại khoản 2 điều 17: Công dân Việt
Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.
Chẳng hạn, trong một tình huống cụ thể là Nguyễn Thành Dũng được cho
là phạm pháp ở Campuchia liên quan đến việc bạo hành trẻ em, Việt Nam cũng

không dẫn đối tượng Dũng cho Campuchia, mà căn cứ vào Hiệp định giữa Việt
Nam – Campuchia để giải quyết cụ thể. Nguyễn Thành Dũng được cho là phạm
pháp ở Campuchia nhưng sẽ tiến hành điều tra, xét xử tại Việt Nam, thực thi
theo các quy định của luật pháp Việt Nam
Tuy nhiên, nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình cũng có những
ngoại lệ trong việc áp dụng nguyên tắc này. Chẳng hạn, khi các quốc gia ký kết
hoặc tham gia vào các điều ước quốc tế song phương, đa phương cho phép dẫn
độ công dân nước mình. Ngoài ra, chẳng hạn trong những trường hợp đặc biệt
như trong trường hợp cá nhân bị dẫn độ là tội phạm quốc tế, các bên có thể
không áp dụng nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình trong trường hợp
này.
Khi các quốc gia từ chối dẫn độ công dân nước mình thì các quốc gia được
yêu cầu phải xử lý người phạm tội theo pháp luật của nước mình hoặc đề ra các
biện pháp xử lý. Việc xử lý là đảm bảo cho việc người phạm tội bị trừng trị khi
đã có những hành vi nguy hiểm cho xã hội. Qua đó, cũng góp phần vào việc đấu
tranh phòng chống tội phạm, thực hiện quyền lực Nhà nước và trừng trị theo
đúng nguyên tắc của pháp luật, mang tính chất giáo dục trong việc xử lý và ngăn
ngừa có những tội phạm khác xảy ra.
Như tình huống Nguyễn Thành Dũng ở trên, cho thấy cơ quan có thẩm
quyền Việt Nam không dẫn độ Nguyễn Thành Dũng cho Camphuchia, nhưng
cũng không thể không xử lý Nguyễn Thành Dũng vì hành vi này là nguy hiểm
cho xã hội và pháp luật Hình sự Việt Nam cũng xem đây là hành vi tội phạm và
có những chế tài hình phạt nghiêm khắc để khăn đe, giáo dục, trừng trị. Do đó,
Nguyễn Thành Dũng vẫn phải bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật, đảm
bảo không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.
2.4 Nguyên tắc không dẫn độ tội phạm chính trị.
10


Các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận nguyên tắc này trong hoạt động

dẫn độ. Cụ thể:
Điểm a điều 3 Hiệp định mẫu của Liên hợp quốc về dẫn độ năm 1990 quy
định: Việc dẫn độ sẽ không được chấp nhận nếu một tội phạm yêu cầu dẫn độ bị
nước được yêu cầu coi là tội phạm mang tính chính trị. Ta thấy, trên thế giới rất
nhiều quốc gia thừa nhận nguyên tắc này trong hoạt động dẫn độ.
Ngoài ra, nếu các quốc gia đều thừa nhận thì Việt Nam không gì là một
ngoại lệ vì trong thời kỳ hội nhập việc mà đưa các hệ thống pháp luật quốc gia
tiến lại gần nhau hơn sẽ giúp cho việc xung đột pháp luật sẽ giảm lại giữa các hệ
thống pháp luật quốc gia và phù hợp với xu hướng quốc tế. Cụ thể, pháp luật
Việt Nam đã ghi nhận nguyên tắc này: Người bị yêu cầu dẫn độ là người đang
cư trú ở Việt Nam vì lý do có khả năng bị truy bức ở nước yêu cầu dẫn độ do có
sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã
hội hoặc quan điểm chính trị10 , nếu mà nước yêu cầu có yêu cầu dẫn độ đến cơ
quan có thẩm quyền của nước Việt Nam mà xét thấy thuộc trường hợp này thì
Cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ từ
chối dẫn độ, bảo đảm cho việc tuân thủ nguyên tắc không dẫn độ tội phạm chính
trị. Nhiều người cho rằng không thể xem tội phạm mang tính chất chính trị như
những tội phạm thông thường khác mà có thể dẫn độ vì những tội phạm chính trị
thường có những mục đích, động cơ phạm tội khác nhau, có khi ảnh hưởng đến
an ninh quốc phòng,.. nên không thể dẫn độ như những tội phạm thông thường
khác được.
Hiện nay, ở các quốc gia thì quan điểm về tội phạm chính trị khác nhau,
chưa có sự thống nhất giữa các quốc gia. Do đó, việc chưa thống nhất này gây
khó khăn cho việc dẫn độ, chẳng hạn: Quốc gia yêu cầu yêu cầu quốc gia khác
dẫn độ một người phạm tội, nhận lại được sự từ chối dẫn độ của quốc gia được
yêu cầu là do quốc gia được yêu cầu xem đây là tội phạm chính trị. Do đó, có
thể dẫn đến tình trạng lạm dụng việc xem tội phạm chính trị ở các quốc gia để từ
10 Điểm d khoản 1 điều 35 Luật tương trợ tư pháp 2007.

11



chối dẫn độ. Khi có yêu cầu dẫn độ ,các quốc gia yêu cầu căn cứ vào các quy
định hiện hành để xác định tội phạm đó là tội phạm chính trị hay không phải là
tội phạm chính trị, việc xác định này nhiều khi không rõ ràng và thực chất “ đây
là một vấn đề thuộc quan điểm và cách nhìn nhận của từng nước cũng như mục
đích chính trị hóa đối với tội phạm”11
Thủ phạm giết hại nguyên thủ quốc gia, người đứng đàu chính phủ hoặc các
nhà lãnh đạo cao cấp khác của quốc gia không được hưởng quyền không bị dẫn
độ sau khi thực hiện hành vi phạm tội. Đây là ngoại lệ của nguyên tắc không dẫn
độ tội phạm chính trị, có nghĩa đây là những tội phạm mà sau khi thực hiện hành
vi phạm tội sẽ bị dẫn độ về nước để bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xét xử.
Đảm bạo cho việc áp dụng pháp luật của người bị dẫn độ để trừng trị hành vi
phạm tội mà đã làm bất ổn chính trị, đe dọa sự ổn định của quốc gia.
III.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dẫn độ ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
1. Giải pháp quốc tế

Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, việc giao
lưu quốc tế giữa các quốc gia ngày càng phát triển và đặt biệt là sự pháp triển về
phương tiện và công nghệ, một phần nào đó sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định quốc
gia và diễn biến của các hành vi phạm tội có tính chất quốc gia, xuyên quốc gia
ngày càng gia tăng và diễn biến sẽ ngày càng phức tạp.
Dẫn độ là hoạt động giúp tăng cường hợp tác quốc tế và góp phần đấu tranh
phòng chống tội phạm. Hiện nay, Việt Nam cũng tham gia nhiều điều ước song
phương và đa phương về dẫn độ tội phạm, nhưng cần áp dụng hiệu quả các
nguyên tắc dẫn độ và đưa ra một số giải pháp nâng cao hoạt động dẫn độ hiện
nay.

Thứ nhất, Việt Nam nên rà soát lại các Hiệp định dẫn độ với các quốc gia
hay những hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự có nội dung dẫn độ, ngoài ra
11 Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Việt Hồng, Phạm Văn Công: Dẫn độ- những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB
Công an Nhân dân, Hà Nội- 2006, trang 34.

12


còn những điều ước quốc tế đa phương. Việc rà soát và nghiên cứu này giúp cho
chúng ta tìm ra được những bất cập đối với những Hiệp định tương trợ và dự
liệu được tình huống mới phát sinh.
Việt Nam tham gia nhiều điều ước quốc tế đa phương như: Ba công ước của
Liên hợp quốc về kiểm soát chất ma tuý (Công ước thống nhất các chất ma tuý,
Công ước về chất hướng thần, Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất
ma tuý và các chất hướng thần); hai nghị định thư bổ sung cho Công ước quyền trẻ
em (Nghị định thư về việc buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hoá phẩm khiêu
dâm trẻ em, Nghị định thư về việc sử dụng trẻ em trong xung đột vũ trang); Công
ước phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Việt Nam đã kí kết Công ước
này ngày 13/12/2000 tại Palermo (Italia), tuy nhiên cho đến nay chúng ta vẫn chưa
phê chuẩn Công ước này); Công ước chống tham nhũng (Việt Nam đã kí kết Công
ước này nhưng chưa phê chuẩn);…
Đối với các điều ước quốc tế song phương, Việt Nam đã ký kết với hơn 13 hiệp
định về dẫn độ hoặc các Hiệp định tương trợ về hình sự có nội dung về dẫn độ như
với các quốc gia Tiệp Khắc, CuBa, Hunggari, Lào, Bungari, ….
Nhìn chung các Hiệp định tương trợ tư pháp hình sự hay các hiệp định dẫn độ
đảm bảo đúng với những nguyên tắc của dẫn độ, những quy định của pháp Việt Nam
nhưng cần rà sót lại những nội dung chưa phù hợp với thực tiễn để đàm phán, sửa
đổi, bảo lưu lại nội dung của các điều ước quốc tế này để phù hợp hơn việc tình hình
phạm tội và thực tiễn dẫn độ, nâng cao góp phần hợp tác quốc tế và đấu tranh phòng,
chống tội phạm.

Thứ hai, Việt Nam nên tăng cường đàm phán, ký kết nhiều điều ước quốc tế về
dẫn độ với các quốc gia trên thế giới và khu vực Asean.
Tình hình tội phạm xuyên quốc gia tại khu vực, đặc biệt là tình hình buôn
bán ma túy và mua bán người trong khu vực đang có chiều hướng gia tăng và
diễn biến phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi, nguy hiểm; được tổ chức theo
các đường dây chặt chẽ, có mối quan hệ, móc nối giữa các đối tượng tội phạm ở
13


nhiều nước. Các loại tội phạm này đang gây ảnh hưởng lớn đến ổn định chính
trị, trật tự an toàn xã hội và xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe,
phẩm giá con người. Việc đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm không còn
là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà cần thiết phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa
các quốc gia.
Do đó, để góp phần giữ vẫn ổn định khu vực là đấu tranh phòng chống tội
phạm trong khu vực Đông Nam Á, thì Việt Nam cần tăng cường ký kết các hiệp
định tương trợ tư pháp về hình sự có nội dung dẫn độ hoặc các Hiệp định dẫn độ
với các quốc gia còn lại trong khu vực Đông Nam Á và các quốc gia khác trên
thế giới.
Ngoài ra, khi chưa thể ký được các Hiệp định thì Việt Nam cũng nên mở
rộng áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong hoạt động dẫn độ với các quốc gia để
góp phần giữ vững ổn định trong quốc gia, khu vực và toàn cầu
2. Giải pháp quốc gia
Trong khu vực lãnh thổ các quốc gia thì cũng cần có những giải pháp hữu
ích để nâng cao hiệu quả của việc dẫn độ và áp dụng chính xác các nguyên tắc
của dẫn độ trong hoạt động thực tiễn.
Thứ nhất, pháp luật điều chỉnh dẫn độ có một số nội dung bất cập cần được
hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tiễn diễn ra.
Cụ thể, Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số thuật ngữ được quy định tại Điều
35 khoản 2 điểm a thành “a. Hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ đã thực hiện

không phải là tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam”. 12 Việc bổ
sung đã thực hiện vào quy định này là hoàn toàn phù hợp, vì khi có cụ từ này
vào thì nhằm thêm sự khẳng định là hành vi đã được thực hiện rồi và hành vi đã
thực hiện này pháp luật Hình sự không xem là tội phạm, làm cho câu quy định
thêm phần chặt chẽ, tránh sự không khẳng định là người bị yêu cầu này đã thực
hiện hay chưa.
12 />
14


Thứ hai, phải tạo điều kiện cho các cá nhân có trách nhiệm, hoạt động trong
các cơ quan có chức năng và liên quan đến hoạt động dẫn dộ được tập huấn, đào
tạo, bồi dưỡng thêm những kiến thức về dẫn độ.
Đặc biệt, các cán bộ làm công vụ liên quan đến dẫn độ trong các cơ quan
như Viện Kiểm sát, Tòa án Nhân dân, Bộ Tư pháp, Bộ ngoại giao, Bộ Công an
thì càng được bồi dưỡng đưa đi đào tạo trong và ngoài nước để nâng cao những
hiểu biết và áp dụng pháp luật trong hoạt động dẫn độ.
Ngoài ra, cần tăng cường tính phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền
trong hoạt động dẫn độ với nhau để hoạt động dẫn độ diễn ra một cách hiệu quả,
nhanh chóng và đúng pháp luật và đạt hiệu quả, mục đích khi dẫn độ.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Dẫn độ tội phạm là hoạt động góp phần hợp tác quốc tế và đấu tranh phòng
chống tội phạm diễn ra. Do đó, các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng cần tuân thủ theo đúng những nguyên tắc của dẫn độ và tăng cường
hợp tác bằng các điều ước quốc tế sog phương, các điều ước quốc tế đa phương
để nâng cao hoạt động dẫn độ. Qua bài, mong mọi người hiểu hơn về các
nguyên tắc của dẫn độ nói chung và việc liên hệ việc thực hiện các nguyên tắc
này theo quy định của pháp luật Việt Nam và đưa ra một số giải pháp để Việt
Nam nâng cao hiệu quả dẫn độ, góp phần giữ vững ổn định quốc gia, khu vực và
quốc tế.


15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013.
2. Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Việt Hồng, Phạm Văn Công: Dẫn độnhững vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội2006.
3. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, giáo trình Luật tương trợ tư pháp,
NXB Chính trị sự thật, Hà Nội- 2016.
4. Nguyễn Ngọc Chí, Nguyễn Thị Ly,Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật
học, Tập 31, Số 2 (2015).
5. Bộ luật hình sự 2015.
6. Luật tương trợ tư pháp 2007.
7. Báo cáo tổng thuật cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Luật Tương trợ
tư pháp.
8. Hiệp định về dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Vương quốc Cam-pu-chia.
9. Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ô-xtrâylia về dẫn độ.
10.

/>
11. />NCS/nhphuoc/ttlanhp.pdf

16


MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................1
B. PHẦN NỘI DUNG.........................................................................................1

I. Khái niệm, đặc điểm của dẫn độ.....................................................................1
1. Khái niệm........................................................................................................1
2. Đặc điểm dẫn độ.............................................................................................3
II.

Nguyên tắc dẫn độ và liên hệ Việt Nam.......................................................4

1. Khái niệm........................................................................................................4
2. Các nguyên tắc dẫn độ và liên hệ Việt Nam..................................................4
2.1

Nguyên tắc có đi có lại.................................................................................5

2.2

Nguyên tắc tội phạm kép.............................................................................7

2.3

Nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình...........................................9

2.4

Nguyên tắc không dẫn độ tội phạm chính trị.............................................11

III. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dẫn độ ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay................................................................................................................12
1. Giải pháp quốc tế..........................................................................................12
2. Giải pháp quốc gia........................................................................................14
C. PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................16

17


VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
___ ___

BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN: LUẬT TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP
Đề : Phân tích các nguyên tắc dẫn độ và liên hệ Việt Nam, một
số giải pháp nâng cao hiệu quả dẫn độ ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.

Họ và tên: Nguyễn Hồng Sơn
Lớp: K3B
MSSV: 153801010342

Hà Nội, 2017

18



×