Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề thi tốt nghiệp THPT 2019 (17)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.53 KB, 6 trang )

Họ, tên thí
ĐỀ THAM KHẢO THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018 MÔN ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề.
(đề thi có 06 trang)
sinh…………………………………………………….………….
Số báo danh:…………………………………………………………………….
Mã đề thi
Câu 41: Vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính
từ đường cơ sở là
A. vùng tiếp giáp lãnh hải.
B. vùng nội thủy.
C. vùng đặc quyền kinh tế.
D. lãnh hải.
Câu 42: Vùng nào ở nước ta có mật độ dân số cao nhất cả nước?
A.Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B.Đồng bằng sông Hồng.
C.Đông Nam Bộ.
D.Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 43. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết ngã ba Đông Dương nằm ở tỉnh
nào?
A.Điện Biên.
B.Nghệ An.
C.KonTum.
D.Tây Ninh.
Câu 44. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 10, sông nào dưới đây không thuộc hệ thống
sông Mê Công?
A.Sông Tiền.
B.Sông Hậu.
C.Sông Mỹ Tho.
D.Sông Vàm Cỏ Tây.
Câu 45: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết cao nguyên nào dưới đây không


thuộc vùng núi Tây Bắc?
A.Tà Phình.
B.Sín Chải.
C.Sơn La.
D.Lâm Viên.
Câu 46. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây có quy
mô lớn nhất ở duyên hải miền Trung?
A.Thanh Hóa.
B.Vinh.
C.Đà Nẵng.
D.Nha Trang.
Câu 47. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 25, số lượng các trung tâm du lịch quốc gia của
nước ta là
A.4.
B.5.
C.6.
D.7.
Câu 48. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26, khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy thuộc tỉnh
A. Lào Cai.
B.Hà Giang.
C.Cao Bằng.
D.Lạng Sơn.
Câu 49. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh có sản lượng lúa lớn nhất ở đồng
bằng sông Cửu Long là
A.An Giang, Đồng Tháp.
B.Kiên Giang, Long An.
C. An Giang, Kiên Giang.
D. Đồng Tháp, Long An.
Câu 50. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 30, tỉ trọng diện tích của 3 vùng kinh tế trọng
điểm so với cả nước năm 2007 là

A.22,3%.
B.41,6%.
C.58,4%.
D.77,7%.
Câu 51. Những vấn đề nổi bật mang tính toàn cầu hiện nay là
A. dân số, môi trường và khủng bố.
B. nội chiến và khủng hoảng kinh tế.
C. dân số, đô thị hóa và dịch bệnh.
D. môi trường, nạn đói và thiên tai.
Câu 52. Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?
A. Là cầu nối giữa các lục địa Á- Âu và lục địa Ô xtray lia.
B. Nằm ở phía đông nam của châu Á.
C. Là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa lớn.
D. Nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Câu 53. Mưa phùn là loại mưa
A. diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc.


B. diễn ra ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vào đầu mùa đông.
C. diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc.
D. diễn ra ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vào nửa sau
mùa đông.
Câu 54. Hướng phát triển không thể hiện xu hướng chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của
nước ta?
A.Khu vực kinh tế nhà nước tăng tỉ trọng.
B.Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ trọng thấp nhất nhưng đang có xu
hướng tăng nhanh.
C.Tỉ trọng của kinh tế ngoài Nhà nước có xu hướng giảm.
D.Tỉ trọng của khu vực kinh tế tư nhân đang tăng lên.
Câu 55. Đối với ngành nông nghiệp ở nước ta, việc đảm bảo an ninh lương thực là cơ sở để

A. đẩy mạnh thâm canh.
B. đa dạng hoá sản xuất.
C. đảm bảo an ninh quốc phòng.
D. tăng hệ số sử dụng đất.
Câu 56. Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010- 2015
(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm
2010
2013
2014
2014
Khai thác
2415
2804
2920
3050
Nuôi trồng
2728
3216
3413
3532
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với sản lượng thủy sản của nước ta
giai đoạn 2010-2015?
A. Khai thác, nuôi trồng đều giảm.
B. Khai thác giảm, nuôi trồng tăng.
B. Khai thác, nuôi trồng đều tăng liên tục.
D. Khai thác tăng, nuôi trồng giảm.
Câu 57. Dựa vào Atlat Việt Nam trang 16,phần lớn dân cư thuộc nhóm ngôn ngữ Hán ở nước ta

tập trung tại hai vùng là
A.Trung du và miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng.
B.Trung du và miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
C.Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.
D. Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 58. Cho biểu đồ sau:


Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu GDP
phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1990 -2014?
A.Khu vực I và II tăng tỉ trọng.
B. Khu vực II tăng, khu vực III giảm.
C.Khu vực II và III đều tăng.
D.Khu I giảm, khu vực II tăng.
Câu 59. Khó khăn nào dưới đây về dân cư và xã hội đối với sự phát triển kinh tế không phải của
khu vực Đông Nam Á?
A. Vấn đề tôn giáo và li khai dân tộc.
B. Vấn đề nhập cư của người tị nạn chính trị.
C. Phân bố dân cư không đều, mật độ dân số cao.
D. Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế.
Câu 60. Cho bảng số liệu:
SỐ DÂN CỦA HOA KÌ QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: triệu người)
Năm 1800 1820 1840 1860 1880 1900 1940 1960 1980 2005 2015
Số
5
10
17
31
50

76
132
179
229,6 296,5 321,8
dân
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết trung bình mỗi năm giai đoạn 2005 – 2015, số dân Hoa Kì tăng
thêm
A. 25,3 triệu người.
B. 2,35 triệu người.
C. 2,53 triệu người.
D. 23,5 triệu người
Câu 61. Đặc điểm nào sau đây không phải của vùng ĐBSH?
A.Phần lớn diện tích là địa hình đồng bằng, đồi núi chỉ chiếm diện tích nhỏ và phân bố ở
phía đông, đông nam.
B.Khí hậu có mùa đông lạnh do ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc.
C.Dân số đông, nguồn lao động dồi dào và có kinh nghiệm và có trình độ cao.
D.Là vùng trọng điểm thứ 2 cả nước về lương thực, thực phẩm.
Câu 62. Phương hướng khai thác bền vững tài nguyên sinh vật biển và hải đảo ở nước ta không
phải là
A.tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ.
B.tránh khai thác quá mức các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao.
C.cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt.
D.cấm các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí.
Câu 63. Thế mạnh nổi bật nhất của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là
A.khai thác khoáng sản.
B.khai thác lâm sản.
C.khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản và rừng.
D. vị trí trung chuyển Bắc- Nam.
Câu 64. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 21, nhận xét nào sau đây không đúng với ngành
công nghiệp ở nước ta?

A.Có cơ cấu ngành tương đối đa dạng.
B.Quy mô giá trị sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng nhanh.
C.Ở Tây Nguyên đã hình thành một số trung tâm công nghiệp quy mô nhỏ.
D.Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao
nhất cả nước.


Câu 65. Nhận xét không đúng về một số đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản là
A. Vùng biển Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.
B. Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, ít mưa.
C. Phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt.
D. Có nhiều thiên tai như: động đất, núi lửa, sóng thần, bão.
Câu 66. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ suất gia tăng dân số tư nhiên của Trung Quốc ngày
càng giảm là do
A. tiến hành chính sách dân số rất triệt để.
B. sự phát triển nhanh của y tế, giáo dục.
C. sự phát triển nhanh của nền kinh tế.
D. tâm lí không muốn sinh nhiều con của người dân.
Câu 67. Nguyên nhân chính làm cho các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế của tài
nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản là
A. Phương tiện khai thác lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ.
B. Thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai đặc biệt là bão.
C. Chưa chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển.
D. Môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Câu 68. Cho biểu đồ sau:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Số lao động phân theo khu vực kinh tế của nước ta năm 2005 và năm 2014.
B. Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của nước ta năm 2005 và năm 2014.
C. Tốc độ tăng trưởng số lượng lao động các khu vực kinh tế của nước ta năm 2005 và

năm 2014.
D. Quy mô và cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của nước ta năm 2005 và năm
2014.
Câu 69. Trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, để sản xuất nông nghiệp ổn định thì
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu phải là
A. phòng chống thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh.
B. sử dụng nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu.
C. phát triển các nhà máy chế biến gắn với vùng sản xuất.
D. chính sách phát triển nông nghiệp đúng đắn.
Câu 70. Hệ thống đường sông ở nước ta mới chỉ được khai thác ở mức thấp, chưa tương xứng
với tiềm năng là do
A. sự thất thường về chế độ nước.
B. sự sa bồi và thay đổi thất thường về luồng lạch.


C. phương tiện vận tải hạn chế.
D. nguồn hàng cho vận tải ít.
Câu 71. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng nông nghiệp Bắc Trung Bộ?
A.Dễ bị hạn hán vào mùa khô.
B.Dân cư có kinh nghiệm trong đấu tranh, chinh phục tự nhiên.
C.Trình độ thâm canh cao.
D.Hướng chuyên môn hóa trong chăn nuôi là nuôi lợn, bò.
Câu 72. Khó khăn lớn nhất của việc khai thác thuỷ điện của nước ta là gì?
A. Sông ngòi ngắn dốc.
B. Cơ sở hạ tầng còn yếu.
C. Sự phân mùa của khí hậu.
D. Lưu lượng nước sông nhỏ.
Câu 73. Giải pháp quan trọng nhất nhằm phát triển du lịch bền vững của nước ta là
A. quy hoạch du lịch cả nước thành 3 vùng.
B. đẩy mạnh việc tổ chức các lễ hội ở các địa phương.

C. vận động việc bầu chọn ba kì quan thiên nhiên thế giới của nước ta.
D. tôn tạo và bảo vệ tài nguyên- môi trường gắn với lợi ích cộng đồng.
Câu 74. Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác một số khoáng sản kim loại ở TD &MNBB là
A.Thiếu lao động có kĩ thuật.
B.Đòi hỏi các phương tiện hiện đại.
C.Khu vực có khoáng sản lại là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người.
D.Các mỏ phân bố phân tán và nhìn chung có trữ lượng không lớn.
Câu 75. Ý nghĩa của đường Hồ chí Minh đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của vùng Bắc
Trung Bộ là
A.phát triển kinhh tế phía đông của vùng.
B.phân bố lại dân cư.
C.mở rộng liên kết theo hướng đông- tây.
D.phát triển mạng lưới đô thị ven biển.
Câu 76. DH NTB có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, trong đó chủ yếu
là do
A.có đường bờ biển dài, ít đảo ven bờ.
B.có nhiều vũng, vịnh rộng.
C.bờ biển có nhiều vũng vịnh, thềm lục địa sâu, ít bị sa bồi.
D.có nền kinh tế phát triển nhanh nên nhu cầu vận chuyển lớn.
Câu 77. Giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp ở
Tây Nguyên là
A.hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh.
B.đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.
C.đẩy mạnh khâu chế biến sản phẩm.
D.tìm thị trường xuất khẩu ổn định.
Câu 78. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng
ĐNB là do
A.đây là vùng có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng sự phát triển chưa tương
xứng và vì lãnh thổ hẹp.
B.đây là vùng có cơ cấu kinh tế NN, CN, DV phát triển hơn các vùng khác.

C.đây là vùng có GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị xuất khẩu cao nhất cả
nước.
D.sức ép dân số lên các vấn đề KT-XH và môi trường.


Câu 79. Trở ngại lớn nhất cho việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL là
A.độ cao địa hình thấp nên thường xuyên chịu tác động xâm nhập mặn của thủy triều.
B.đất thiếu dinh dưỡng hoặc quá chặt, khó thoát nước.
C.phần lớn diện tích là đất phèn, mặn lại có mùa khô sâu sắc.
D.mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt gây trở ngại cho việc tiến hành cơ giới hóa.
Câu 80. Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
(Đơn vị: triệu USD)
Năm
2010
2013
2014
2014
Xuất khẩu
72 236,7
132 032,9
150 217,1
162 016,7
Nhập khẩu
84 838,6
132 032,6
147 849,1
165 775,9
Cán cân xuất
-12 601,9

0,3
2 368
-3 759,2
nhập khẩu
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Để thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2010- 2015 theo bảng số liệu, biểu đồ
nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Tròn.
B. Kết hợp.
C. Đường.
D. Cột.
………………..HẾT…………………………….
- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát
hành trong khi làm bài thi
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
ĐÁP ÁN
Câu

41

42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60

Đáp
án

C

B

Câu


61

62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80

Đáp
án

A

D

C

C

D

C

D

B

C

A

A


A

B

D

B

A

A

B

A

C

D

C

D

D

A

B


B

B

B

C

C

B

D

A

B

C

C

C



×