Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ Tên ngành đào tạo: An toàn thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.1 KB, 34 trang )

PHẦN 1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN ............................................... 3
1.1. Giới thiệu sơ lược về cơ sở đào tạo ........................................................................ 3
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................. 3
1.1.2. Cơ cấu tổ chức............................................................................................. 4
1.2. Đánh giá nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ tiến sĩ của ngành ATTT .................. 4
1.2.1. Nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ tiến sĩ của ngành ATTT ................... 4
1.2.2. Sự phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của quốc gia .......... 7
1.3. Giới thiệu rõ về đơn vị chuyên môn sẽ trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ đào tạo ngành
đăng ký đào tạo ............................................................................................................ 7
1.3.1. Chức năng nhiệm vụ .................................................................................. 7
1.3.2. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ giảng viên ......................................................... 8
1. 3.3. Sản phẩm đào tạo ....................................................................................... 9
1.3.4. Nghiên cứu khoa học .................................................................................. 9
1.4. Lý do đề nghị mở ngành đào tạo trình tiến sĩ ....................................................... 10
1.4.1. Xuất phát từ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực an toàn thông tin có trình
độ cao trong thời kỳ hiện nay .............................................................................. 10
1.4.2. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và năng lực đào tạo an toàn thông tin
của Học viện Kỹ thuật mật mã ............................................................................ 10
1.4.3. Xuất phát từ sự chuẩn bị về chương trình đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ
đào tạo của Học viện Kỹ thuật mật mã ............................................................... 11
PHẦN 2. NĂNG LỰC CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO ........................................................ 13
2.1. Khái quát chung về quá trình đào tạo ................................................................... 13
2.1.1. Các ngành, trình độ, quy mô và hình thức đang đào tạo .......................... 13
2. 1.2. Số khóa và số sinh viên của ngành đăng ký đào tạo đã tốt nghiệp trình độ
kỹ sư, thạc sĩ ........................................................................................................ 13
2.1.3 Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm trong 2 năm gần nhất của ngành
đăng ký đào tạo ................................................................................................... 14
2.2. Đội ngũ giảng viên, cán bộ cơ hữu ....................................................................... 14
2.2.1. Đội ngũ giảng viên cơ hữu ........................................................................ 14
2.2.2. Đội ngũ giảng viên đứng tên mở ngành đào tạo ....................................... 14
2.2.3. Đội ngũ cán bộ thỉnh giảng ....................................................................... 14


2.2.4 Danh sách cán bộ quản lý phụ trách ngành đào tạo ................................. 14
2.3. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo............................................................................. 15
2.3.1. Phòng học, giảng đường ........................................................................... 15
2.3.2. Phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành và trang thiết bị phục vụ đào tạo...... 15

1


2.3.3. Thư viện, giáo trình, sách nghiên cứu, tài liệu tham khảo ....................... 17
2.4. Hoạt động nghiên cứu khoa học ........................................................................... 21
2.5. Hợp tác quốc tế trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học ........................ 21
PHẦN 3. CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO ........................................ 23
3.1. Chương trình đào tạo ........................................................................................... 23
3.1.1. Các thông tin chung về chương trình đào tạo ........................................... 23
3.1.2. Căn cứ xây dựng chương trình đào tạo .................................................... 23
3.1.3. Tóm tắt chương trình đào tạo.................................................................... 24
3.2. Kế hoạch tuyển sinh, đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo ............................... 27
3.2.1. Kế hoạch tuyển sinh .................................................................................. 27
3.2.2. Kế hoạch đào tạo ....................................................................................... 32
3.2.3. Kế hoạch đảm bảo chất lượng đào tạo ...................................................... 33

2


ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ
Tên ngành đào tạo: An toàn thông tin
Mã số: 9.48.02.02
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Kỹ thuật mật mã
PHẦN 1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1.1. Giới thiệu sơ lược về cơ sở đào tạo

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Học viện Kỹ thuật mật mã thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ tiền thân là Trường Cán
bộ Cơ yếu Trung ương, được thành lập ngày 15 tháng 4 năm 1976. Năm 1985 được
chuyển thành trường Đại học Kỹ thuật mật mã. Năm 1995, Học viện Kỹ thuật mật mã
được thành lập trên cơ sở sáp nhập Trường đại học Kỹ thuật mật mã và Viện Nghiên
cứu Khoa học Kỹ thuật mật mã. Học viện là trung tâm duy nhất trong cả nước được
giao nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo về khoa học công nghệ mật mã và an toàn thông tin,
cung cấp nguồn nhân lực phục vụ nhiệm vụ đảm bảo bí mật tuyệt đối thông tin lãnh
đạo, chỉ đạo, chỉ huy của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an, Ngoại giao.
Trải qua 42 năm xây dựng và phát triển dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Cơ
yếu Chính phủ, Học viện đã hoàn thành tốt nhiều nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước
giao, lập được nhiều thành tích trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đối với
chuyên ngành Kỹ thuật mật mã, Học viện bắt đầu đào tạo từ năm 1986 với các trình độ:
kỹ sư, thạc sĩ và tiến sĩ. Học viện cũng đã nghiên cứu nhiều đề tài khoa học các cấp đạt
chất lượng cao; nhiều cán bộ của Học viện được tặng giải thưởng Nhà nước về khoa
học công nghệ, cùng một số tập thể, cá nhân được tặng các phần thưởng cao quý khác.
Ngoài ra, Học viện cũng đào tạo đại học, sau đại học và bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ
Cơ yếu Lào, Campuchia và Cuba. Bên cạnh đó, Học viện tổ chức nghiên cứu, sản xuất
và phát triển ứng dụng khoa học công nghệ mật mã cho Ngành và các sản phẩm an
toàn, bảo mật thông tin cho khu vực kinh tế xã hội.
Ngoài chuyên ngành Kỹ thuật mật mã, Học viện cũng đào tạo các chuyên ngành
An toàn thông tin, Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông nhằm cung cấp nguồn nhân
lực cho khu vực kinh tế xã hội phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá
đất nước. Hiện nay, Học viện đang có hai cơ sở đào tạo tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh,
với trên 4.000 học viên, sinh viên. Từ năm 2012, trước nhu cầu cấp thiết về đào tạo đại
học chính quy tại địa bàn phía Nam, Thường vụ Đảng ủy và Lãnh đạo Ban Cơ yếu
Chính phủ đã chỉ đạo Học viện Kỹ thuật mật mã tập trung các nguồn lực phát triển cơ
sở đào tạo phía Nam trở thành một cơ sở đào tạo đại học chính quy, có đầy đủ tư cách
pháp nhân và điều kiện về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất để đảm bảo thực hiện tốt
nhiệm vụ trong tình hình mới. Trải qua nhiều khó khăn, thách thức, ngày 10/5/2017,


3


Học viện đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định số 1616/QĐBGDĐT về việc thành lập Phân hiệu Học viện Kỹ thuật mật mã tại TP. Hồ Chí Minh.
Đối với ngành ATTT, Học viện đã có 14 năm kinh nghiệm đào tạo chuyên
ngành này (từ năm 2004), có 10 khóa với tổng cộng khoảng 1800 sinh viên đã tốt
nghiệp. Gần 85% sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành, tập trung nhiều
vào các cơ quan trọng yếu về an toàn an ninh thông tin, các tập đoàn lớn như: Tổng cục
5 Bộ CA, Cục ATTT – Bộ TTTT, Trung tâm VNCERT, VNISA, Ban Cơ yếu Chính
phủ, Tập đoàn Viettel, Tập đoàn CMC, Tập đoàn FPT, Tập đoàn Samsung Việt Nam,
Công ty Misoft, Công ty Mi2, Công ty VNCS,... Trong đó, có nhiều sinh viên được các
công ty tuyển dụng khi còn chưa tốt nghiệp. Ngoài các loại hình đào tạo chính quy, Học
viện cũng đào tạo Văn bằng 2 ngành ATTT từ năm 2013, trong đó 01 khóa đã tốt
nghiệp.
Năm 2014, Quyết định 99/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã xác định Học
viện Kỹ thuật mật mã là một trong 8 cơ sở trọng điểm đào tạo ATTT trong cả nước.
Học viện cũng được Ban Cơ yếu Chính phủ tin tưởng, giao cho việc tổ chức các khóa
đào tạo, tập huấn về ATTT trong khuôn khổ Đề án 99 cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên
cơ yếu trong cả nước.
Từ năm 2014, Học viện đã thực hiện đào tạo thạc sĩ ATTT định hướng theo hai
chuyên ngành hẹp là Quản lý an toàn thông tin và Kỹ thuật an toàn thông tin. Cho đến
nay đã đào tạo được 05 khóa, trong đó 02 khóa đã tốt nghiệp với số lượng 100 thạc sĩ
ATTT.
Học viện Kỹ thuật mật mã là đối tác của các hãng Microsoft, Cisco trong đào tạo
các chứng chỉ quốc tế về công nghệ thông tin và an toàn thông tin như: MCITP, CCNA,
CCNA Security, CCNP, CEH,… Học viện cũng đã tổ chức nhiều khóa học chuyên sâu
về Giám sát an ninh mạng, Phân tích mã độc,… theo đề nghị hợp tác của các cơ quan,
tổ chức. Trong những năm qua, các chương trình đào tạo ngắn hạn, chứng chỉ quốc tế
trong lĩnh vực mạng máy tính và an toàn an ninh thông tin được triển khai hiệu quả.

1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Học viện Kỹ thuật mật mã là tổ chức sự nghiệp thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ, có
chức năng nhiệm vụ theo quyết định của Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ.
1.2. Đánh giá nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ tiến sĩ của ngành ATTT
1.2.1. Nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ tiến sĩ của ngành ATTT
Để có thể đối phó với các thách thức về an toàn, an ninh thông tin thì nhu cầu
cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao của các quốc gia trong lĩnh vực ATTT là rất
lớn. Bộ Tư lệnh không gian mạng của Mỹ đã thành lập đơn vị Đặc nhiệm mạng và lên
kế hoạch tuyển dụng hàng chục nghìn chiến binh an ninh mạng trước năm 2016. Nhiều

4


cường quốc khác trên thế giới như: Trung Quốc, Nga, Đức, Pháp… cũng đã thực hiện
tuyển dụng và đào tạo hàng nghìn chiến binh an ninh mạng.
Ở Việt Nam, Chính phủ đã và đang đưa ra các giải pháp cho vấn đề an toàn, an
ninh mạng đang cấp bách hiện nay. Nhiều tổ chức mới đã được thành lập như: Bộ Tư
lệnh Tác chiến Không gian mạng thuộc Bộ Quốc phòng, Cục An ninh mạng thuộc Bộ
Công an, Cục An toàn thông tin thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Công
nghệ thông tin và Giám sát an ninh mạng thuộc Ban Cơ yếu chính phủ... Luật an toàn
thông tin mạng bắt đầu có hiệu lực từ giữa năm 2016... Đặc biệt là Đề án 99 về “Đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020” đã được Thủ
tướng phê duyệt năm 2014, đã thực hiện khảo sát và xác định đến năm 2020 sẽ đào tạo
được khoảng 3000 chuyên gia an toàn, an ninh thông tin chất lượng cao.
Đối với bất kỳ quốc gia nào thì nguồn nhân lực có trình độ tiến sĩ của chuyên
ngành ATTT đóng vai trò không thể thiếu không chỉ trong nghiên cứu cơ bản, nghiên
cứu phát triển các sản phẩm về ATTT mà còn đóng vai trò quan trọng trong các nghiên
cứu ứng dụng và phục vụ thực tiễn trong triển khai, tác nghiệp, điều hành quản lý trong
lĩnh vực ATTT.
Ở Việt Nam hiện tại chưa có cơ sở nào đào tạo tiến sĩ ATTT nên việc mở ngành

này tại Học viện Kỹ thuật mật mã không chỉ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho
nhu cầu phát triển của các viện nghiên cứu, trường đại học trên địa bàn thủ đô Hà Nội
mà còn cung cấp nguồn nhân lực cho cả nước, ước tính từ 300-500 cán bộ có trình độ
tiến sĩ về ATTT. Cụ thể:
- Hiện tại, theo thống kê của Cục ATTT – Bộ TT&TT cả nước có khoảng 12 cơ
sở giáo dục đào tạo ngành ATTT, có thành lập Bộ môn hoặc Khoa ATTT, mỗi cơ sở
cần 5-10 giảng viên chuyên ngành ATTT, tổng cổng tối thiếu cần khoảng 60 cán bộ có
trình độ tiến sĩ ATTT. Cả nước có khoảng 250 trường đại học, cao đẳng có đào tạo
ngành CNTT, mỗi trường cần cần ít nhất 1-3 giảng viên giảng dạy các môn học.
- Các đơn vị chuyên trách của các bộ/ban/ngành như: Ban Cơ yếu chính phủ,
Cục ATTT - Bộ TT&TT, Cục An ninh mạng/ Bộ CA, Bộ tư lệnh Tác chiến không gian
mạng/ Bộ QP, Trung tâm CNTT&GSANM/Ban Cơ yếu Chính phủ đều có nhu cầu
chuyên gia trình độ tiến sĩ về ATTT để thực hiện các nghiên cứu ứng dụng chuyên sâu.
Ngoài ra Cục ATTT - Bộ TT&TT có ngành dọc đến mỗi tỉnh thành, trong đó có 63
phòng hoặc bộ phận ATTT thuộc các Sở TT&TT của các tỉnh.
- Nhiều doanh nghiệp lớn về Công nghệ thông tin, các doanh nghiệp trong lĩnh
vực ATTT, các viện nghiên cứu trong nước như: Tâp đoàn Viettel, Tập đoàn Samsung,
Viện CNTT-Viện Hàn lâm KH&CNVN,… cần các chuyên gia có trình độ tiến sĩ để
nghiên cứu, phát triển các sản phẩm bảo mật và ATTT.
Riêng thủ đô Hà Nội, nơi tập trung của khoảng 40 trường, cơ sở đào tạo, nghiên

5


cứu về CNTT, ATTT đặc biệt các Viện nghiên cứu, các đơn vị chuyên trách về ATTT,
các cơ sở đào tạo trọng điểm về ATTT, các doanh nghiệp CNTT lớn, doanh nghiêp
ATTT có nhu cầu rất lớn về chuyên gia ATTT trình độ tiến sĩ. Cụ thể kết quả khảo sát
sơ bộ một số đơn vị trên địa bàn Hà Nội như sau:
- Tổng hợp kết quả khảo sát
Tổng số người được khảo sát: 145 người đang làm việc tại một số cơ quan, tổ

chức khác nhau trong lĩnh vực CNTT hoặc ATTT, cụ thể:
Số người được
khảo sát

Số người có
nhu cầu

Tỷ lệ có nhu
cầu

Trường đại học/học viện

50

30

60%

Cơ quan, doanh nghiệp

95

5

6%

145

35


25%

Tổng số

- Danh sách các cơ quan, tổ chức được khảo sát
STT

Tên cơ quan

Số lượng người
được khảo sát

1

Học viện Kỹ thuật mật mã – BCY

10

2

Đại học Kỹ thuật Hậu cần CAND (T36)

10

3

Trung tâm CNTT&GSANM - BCY

10


4

Học viện An ninh Nhân dân

10

5

Đại học CNTT&TT Thái Nguyên

10

6

Công ty Misoft

5

7

Tập đoàn công nghiệp viễn thông quân đội Viettel

5

8

Tập đoàn VNPT

5


9

Tập đoàn FPT

5

10

Cục ATTT – Bộ Thông tin truyền thông

5

11

Cục ATTT – Bộ Tư pháp

5

12

Công ty CMC

5

13

Văn phòng quốc hội

5


14

Bộ Công An

5

15

Tập đoàn Samsung

5

6


16

Các doanh nghiệp và các trường ĐH khác

50

1.2.2. Sự phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của quốc gia
Một số văn bản của Nhà nước cũng đã trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến chức
năng và nhiệm vụ khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tào, quản lý nhà nước trong
lĩnh vực an toàn thông tin, như sau:
- Đề án 99 về “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin
đến năm 2020” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2014 đã xác định mục
tiêu quan trong là: đến năm 2020, đưa được 300 giảng viên, nghiên cứu viên đi
đào tạo về ATANTT ở nước ngoài, trong đó có 100 tiến sĩ. Đồng thời Đề án
cũng khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở đào tạo đại học mở

chuyên ngành hoặc mở ngành đào tạo ATANTT; khuyến khích đăng ký dự thi
và theo học các ngành, chuyên ngành đào tạo về CNTT và ATANTT; khẩn
trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết về giảng viên, nội dung, chương trình
đào tạo, cơ sở vật chất để đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ATANTT trong nước.
- Luật số 86/2015/QH13 của Quốc hội: Luật An toàn thông tin mạng ban hành
ngày 19/11/2015, có hiệu lực ngày 01/07/2016
- Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và
thông tin trên mạng; Nghị định 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định
72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin
trên mạng.
- Như vậy, tất cả các tổ chức khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tào, quản
lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn thông tin đều trực tiếp hoặc gián tiếp gắn với
nhu cầu nghiên cứu, đào tạo hoặc quản lý trong lĩnh vực này.
1.3. Giới thiệu rõ về đơn vị chuyên môn sẽ trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ đào tạo
ngành đăng ký đào tạo
Khoa An toàn thông tin thành lập ngày 19 tháng 8 năm 2004, là đơn vị thuộc
Học viện Kỹ thuật mật mã, được Học viện giao cho nhiệm vụ đào tạo ngành An toàn
thông tin.
1.3.1. Chức năng nhiệm vụ
Khoa An toàn thông tin thuộc Học viện Kỹ thuật mật mã có chức năng giúp
Giám đốc Học viện tổ chức thực hiện đào tạo đại học, sau đại học chuyên ngành An
toàn thông tin; thực hiện nghiên cứu khoa học, công nghệ trong lĩnh vực an toàn thông
tin. Các nhiệm vụ và quyền hạn chính của Khoa như sau:
- Tổ chức thực hiện giảng dạy các chuyên ngành do Khoa đảm nhiệm.

7


- Chủ trì, phối hợp xây dựng nội dung chương trình, giáo trình, tài liệu chuyên
ngành ATTT.

- Phối hợp với các tổ chức có liên quan để thực hiện đánh giá kết quả học tập
của học viên, sinh viên.
- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ công tác giảng dạy, tham
gia các hoạt động nghiên cứu khoa học khác khi được phân công.
- Phối hợp quản lý học viên, sinh viên trên giảng đường trong các học phần do
Khoa đảm nhiệm; tham gia công tác đánh giá, phân loại học viên, sinh viên theo
quy định.
- Quản lý tài sản, các phòng thí nghiệm, thực hành được giao.
- Quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ, giảng viên thuộc Khoa; xây dựng Khoa vững
mạnh toàn diện.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Học viện giao.
1.3.2. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ giảng viên
Cơ cấu tổ chức Khoa bao gồm: Lãnh đạo Khoa, 04 bộ môn và các nhóm nghiên
cứu chuyên sâu về an ninh mạng cụ thể là:
- Lãnh đạo Khoa: Gồm 03 đồng chí:
 PGS. TS. Lương Thế Dũng, Chủ nhiệm khoa
 TS. Hoàng Đức Thọ, Phó Chủ khoa phụ trách đào tạo sau đại học
 TS. Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ nhiệm khoa phụ trách đào tạo đại học
- Các bộ môn gồm:
 Bộ môn Khoa học an toàn thông tin
 Bộ môn Công nghệ An toàn mạng
 Bộ môn An toàn Internet và giao dịch điện tử
 Bộ môn An toàn phần mềm
- Các nhóm nghiên cứu chuyên sâu về an toàn thông tin gồm:
 Nhóm phân tích mã độc và tìm lỗi phần mềm
 Nhóm đánh giá, kiểm thử hệ thống
 Nhóm nghiên cứu, phát triển các sản phẩm ATTT
 Nhóm mật mã ứng dụng trong đảm bảo an toàn thông tin.
Đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng của Khoa là các chuyên gia trong lĩnh
vực an toàn thông tin, trong đó có những chuyên gia hàng đầu của cả nước về đảm bảo

an toàn thông tin bằng mật mã: TS. Lại Minh Tuấn, PSG TS. Nguyễn Hiếu Minh,
PGS.TSKH. Nguyễn Văn Lợi, TS. Phạm Văn Hưởng, TS. Bùi Đức Trình, TS. Hoàng

8


Văn Quân, TS. Đỗ Quang Trung, TS. Nguyễn Ngọc Cương, PGS.TS. Lương Thế
Dũng, TS. Nguyễn Tuấn Anh, TS. Hoàng Đức Thọ, TS. Nguyễn Chung Tiến, TS.
Hoàng Văn Thức, TS. Nguyễn Quốc Toàn, TS. Nguyễn Nam Hải, TS. Nguyễn Đức
Công....
1. 3.3. Sản phẩm đào tạo
- Khoa ATT đang đào tạo 02 chương trình kỹ sư:
 Kỹ sư An toàn thông tin, trung bình 400 sinh viên/khóa
 Kỹ sư chất lượng cao chuyên ngành Kỹ nghệ An toàn mạng, trung bình 30
sinh viên/khóa
- Khoa cũng đang đào tạo trình độ thạc sĩ An toàn thông tin với 2 chuyên ngành
hẹp:
 Quản lý an toàn thông tin (25 học viên/ năm)
 Kỹ thuật an toàn thông tin (25 học viên/năm)
- Bên cạnh các chương trình đào tạo chính quy Khoa cũng đào tạo nhiều khóa
chứng chỉ quốc tế về công nghệ thông tin và an toàn thông tin như: MCITP,
CCNA, CCNA Security, CCNP, CEH,… Khoa cũng đã tổ chức nhiều khóa học
chuyên sâu về Giám sát an ninh mạng, Phân tích mã độc,… theo đề nghị hợp tác
của các cơ quan, tổ chức.
1.3.4. Nghiên cứu khoa học
Cùng với công tác giảng dạy, công tác nghiên cứu khoa học cũng được chú
trọng. Hàng năm nhiều cán bộ trong Khoa có các bài báo đăng trên tạp chí trong nước
có uy tín. Nhiều nhóm nghiên cứu có các đề tài cấp Cơ sở, cấp Bộ và cấp Nhà nước.
Cụ thể:
- Các cán bộ của Khoa đã chủ trì 21 đề tài nghiên cứu khoa học chuyên ngành

An toàn thông tin thuộc các cấp khác nhau:
 Đề tài cấp cơ sở: 14
 Đề tài cấp bộ: 03
 Đề tài nhánh cấp nhà nước: 02
- Đã công bố hơn 100 công trình nghiên cứu trong lĩnh vực An toàn thông tin
trên các tạp chí uy tín trong nước và quốc tế.
- Biên soạn 22 giáo trình kỹ sư và 06 giáo trình thạc sĩ An toàn thông tin.
Bên cạnh đó Khoa cũng phối hợp với các cơ sở đào tạo khác tổ chức nhiều hội
thảo khoa học về ATTT, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Ban Cơ yếu để thực
hiện các nhiệm vụ tác nghiệp thực tế như: phân tích mã độc, đánh giá ATTT,…

9


1.4. Lý do đề nghị mở ngành đào tạo trình tiến sĩ
Học viện Kỹ thuật mật mã xin mở ngành đào tạo tiến sĩ An toàn thông tin với
những lý do sau:
1.4.1. Xuất phát từ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực an toàn thông tin có trình độ
cao trong thời kỳ hiện nay
Trong một vài năm trở lại đây, các hình thức tấn công mạng ngày càng đa dạng
và phức tạp đặc biệt các tội phạm có tổ chức, các tấn công có hệ thống nhắm vào các hạ
tầng trọng yếu của các quốc gia trên thế giới cho thấy sự phát triển của các cuộc tấn
công mạng đã dịch chuyển từ các cá nhân tự phát sang các tổ chức chuyên nghiệp có
chủ đích và có sự tham gia của nhiều tổ chức an ninh quốc phòng của các chính phủ ở
một số quốc gia. Bởi vậy các cường quốc trên thế giới, cũng đã thành lập các đơn vị
quân đội để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến bảo vệ không gian mạng, thậm chí thực
hiện các cuộc tấn công lên mạng đối phương. Việc duy trì và đảm bảo hoạt động tác
nghiệp an ninh mạng yêu cầu sự hỗ trợ từ nhiều công nghệ tiên tiến với những khả năng
khác nhau. Đặc biệt kết quả của các hoạt động tác nghiệp thường là kết quả của con
người trực tiếp tạo ra trên không gian mạng. Bởi vậy đã đặt ra một thách trong đào tạo

chuyên gia an toàn thông tin có trình độ cao.
Tại Việt Nam, đặc biệt là khu vực Hà Nội - trung tâm tế kinh tế, chính trị và
khoa học lớn nhất trong cả nước, nhiều tổ chức chuyên trách về an toàn thông tin được
thành lập, các doanh nghiệp lớn về CNTT, ATTT đã bắt đầu tư vào việc nghiên cứu,
phát triển sản phẩm ATTT; đặc biệt là từ sau Đề án 99 của Chính phủ, sự tham gia của
các trường đại học trong việc đào tạo an toàn thông tin đã đòi hỏi một nhu cầu rất lớn
trong việc cung cấp nguồn nhân lực có trình độ bậc cao để thực hiện các hoạt động tác
nghiệp chuyên sâu, nghiên cứu phát triển các giải pháp và phục vụ đào tạo an toàn
thông tin như đã trình bày trong Mục 1.2.
Về Ngành Cơ yếu Việt Nam: Sự ra đời của Luật cơ yếu, Luật tổ chức chính phủ
và Luật an toàn thông tin mạng đã xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng của
ngành Cơ yếu là giám sát an toàn thông tin cho các mạng trọng yếu của Đảng và Nhà
nước. Bởi vậy việc đào tạo nguồn nhân lực ATTT có trình độ cao cho Ngành Cơ yếu
đang là vấn đề hết sức cấp thiết.
1.4.2. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và năng lực đào tạo an toàn thông tin của
Học viện Kỹ thuật mật mã
Học viện Kỹ thuật mật mã là trường đại học đầu tiên và là một trong 8 trường
đại học trong cả nước được Chính phủ xác định là cơ sở trọng điểm đào tạo ATTT. Trải
qua quá trình 14 năm (từ năm 2004) đào tạo an toàn thông tin, Học viện đã cung cấp
cho xã hội gần 1800 kỹ sư ATTT và 100 thạc sĩ ATTT, hầu hết các kỹ sư, thạc sĩ do
Học viện đào tạo ra đã có việc làm đúng chuyên ngành, nhiều người trong số đó đang

10


giữ các trọng trách quan trọng tại các cơ quan Đảng, Nhà nước và các doanh nghiệp lớn
trong cả nước. Điều này khẳng định uy tín về chất lượng đào tạo bậc đại học và cao học
ngành ATTT tại Học viện Kỹ thuật mật mã.
Học viện KTMM là đơn vị duy nhất trong cả nước được giao nhiệm vụ nghiên
cứu, đào tạo về khoa học công nghệ mật mã và ATTT, cung cấp nguồn nhân lực phục

vụ nhiệm vụ đảm bảo bí mật tuyệt đối thông tin lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của các cơ
quan Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an, Ngoại giao. Trải qua 42 năm xây dựng và
phát triển dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Cơ yếu Chính phủ, Học viện đã hoàn
thành tốt nhiều nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao, lập được nhiều thành tích trong
công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực an toàn và bảo mật thông tin.
Học viện đã có kinh nghiệm nhiều năm đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật
mật mã, trong đó có 14 khoá thạc sĩ với khoảng 300 thạc sĩ đã ra trường và 04 khóa tiến
sĩ. Điều này khẳng định Học viện có đủ kinh nghiệm trong việc tổ chức quản lý đào tào
sau đại học trong lĩnh vực an toàn và bảo mật thông tin.
Học viện Kỹ thuật mật mã có đội ngũ có đội ngũ giảng viên trình độ cao phục vụ
công tác đào tạo tiến sĩ ngành ATTT. Hiện tại nhà trường có đội ngũ giảng viên cơ hữu
gồm 04 PGS, 11 tiến sĩ ngành đúng và ngành gần với ngành ATTT (trong đó hiện có
nhiều thạc sĩ đang là nghiên cứu sinh trong và ngoài nước). Học viện còn có đội ngũ
giảng viên thỉnh giảng trình độ cao là các nhà khoa học, giảng viên đúng chuyên ngành
đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ và các viện nghiên cứu, các trường đại học
trong và ngoài nước cùng hợp tác tham gia giảng dạy cho Học viện.
1.4.3. Xuất phát từ sự chuẩn bị về chương trình đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ đào
tạo của Học viện Kỹ thuật mật mã
Về cơ sở vật chất phòng thí nghiệm thực hành phục vụ công tác đào tạo, Học
viện đã xây dựng nhiều phòng thực hành, thí nghiệm hiện đại khác nhau, trong đó có 10
phòng thực hành phục vụ cho các chương trình đào tạo đại học và sau đại học ngành
ATTT. Ngoài ra Học viện cũng đã đầu tư một số hệ thống nghiên cứu tác nghiệp để sử
dụng phục vụ cho công tác đào tạo các chuyên gia ATTT và nghiên cứu theo các
chuyên đề chuyên sâu như: Hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng, Hệ thống phân
tích mã độc, Hệ thống đánh giá an toàn thông tin. Học viện đã đưa các hệ thống tác
nghiệp này vào quy trình đào tạo chuyên gia ATTT, cũng như phối hợp với các đơn vị
trong và ngoài ngành Cơ yếu để thực hiện nhiệm vụ tác nghiệp cụ thể như đánh giá an
toàn thông tin cho các hệ thống mạng CNTT của một số cơ quan Đảng, Nhà nước và
Bộ Quốc phòng, phân tích mã độc, xử lý ứng phó các sự cố an toàn thông tin.
Về nghiên cứu khoa học, Học viện đã nghiên cứu nhiều đề tài khoa học cấp Nhà

nước, cấp Bộ đạt chất lượng cao; Nhiều cán bộ của Học viện được tặng Giải thưởng
Nhà nước về khoa học công nghệ, cùng một số tập thể, cá nhân được tặng các phần

11


thưởng cao quý khác. Nhiều công trình đã được đưa vào ứng dụng phục vụ nhiệm vụ
đảm bảo bí mật tuyệt đối thông tin lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của các cơ quan Đảng,
Nhà nước, Quân đội, Công an, Ngoại giao. Hàng năm các giảng viên Học viện thực
hiện trung bình khoảng 01 - 03 đề tại cấp bộ hoặc tương đương, khoảng 10 đề tài
nghiên cứu cấp cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn và bảo mật thông tin. Hàng năm, các cán
bộ, giảng viên của Học viện cũng công bố hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học
trong lĩnh vực an toàn và bảo mật thông tin trên các tạp chí khoa học và hội nghị có
uy tín.
Với những năng lực trên Học viện Kỹ thuật mật mã hoàn toàn có đủ khả năng để
đào tạo tiến sĩ ngành ATTT với số lượng tuyển sinh khoảng 5 -7 nghiên cứu sinh/năm.

12


PHẦN 2. NĂNG LỰC CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO
2.1. Khái quát chung về quá trình đào tạo
2.1.1. Các ngành, trình độ, quy mô và hình thức đang đào tạo
Hiện tại Học viện Kỹ thuật mật mã đang đào tạo các ngành: Kỹ thuật Điện tử viễn thông, An toàn thông tin và Công nghệ thông tin, với các trình độ: trung cấp, đại
học, cao học và tiến sĩ. Cụ thể như sau:
- Các chương trình đào tạo kỹ sư hệ chính quy:
 Kỹ thuật mật mã (Ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông): 30 học viên/năm
 An toàn thông tin (Ngành An toàn thông tin): 400 sinh viên/năm
 Kỹ thuật phần mềm nhúng và di động (Ngành Công nghệ thông tin): 200 sinh
viên/năm

 Hệ thống nhúng và điều khiển tự động (Kỹ thuật Điện tử - viễn thông): 100
sinh viên/năm
- Các chương trình đào tạo sau đại học:
 Tiến sĩ Kỹ thuật mật mã: 5 nghiên cứu sinh/năm
 Thạc sĩ Kỹ thuật mật mã: 20 học viên/năm
 Thạc sĩ An toàn thông tin: 40 học viên/năm
- Các chương trình đào tạo khác:
 Đại học liên thông – Chuyên ngành Kỹ thuật mật mã
 Trung cấp – Chuyên ngành Kỹ thuật mật mã
 Các chương trình chứng chỉ quốc tế và ngắn hạn trong lĩnh vực an toàn và bảo
mật thông tin.
2. 1.2. Số khóa và số sinh viên của ngành đăng ký đào tạo đã tốt nghiệp trình độ kỹ
sư, thạc sĩ
Với bề dày lịch sử 42 năm xây dựng và trưởng thành, Học viện đã đào tạo hàng
nghìn kỹ sư, hàng trăm thạc sĩ; các thạc sĩ, kỹ sư, chuyên gia do Học viện đào tạo đáp
ứng tốt yêu cầu của thực tiễn công việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Đối với
ngành ATTT, Học viện là đơn vị đầu tiên trong cả nước đào tạo ngành này, đào tạo Kỹ
sư ATTT từ năm 2004 và đào tạo thạc sĩ ATTT từ năm 2014, với kết quả cụ thể như
sau:
- Thạc sĩ ATTT: 05 khóa, 02 khóa với hơn 100 thạc sĩ đã tốt nghiệp
- Kỹ sư ATTT: 14 khóa, 10 khóa với gần 1.800 sinh viên đã tốt nghiệp
- Văn bằng 2 ngành ATTT: 01 khóa với 20 sinh viên đã tốt nghiệp

13


2.1.3 Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm trong 2 năm gần nhất của ngành đăng ký
đào tạo
Kỹ sư An toàn thông tin của Học viện Kỹ thuật mật mã sau khi tốt nghiệp luôn
được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đánh giá cao cả về phẩm chất chính trị và đạo

đức cũng như năng lực chuyên môn. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm luôn ở mức
cao. Theo khảo sát đối với các khóa tốt nghiệp năm 2016 và 2017, tỷ lệ sinh viên có
việc làm đạt gần 95%, trong đó có hơn 80% có việc làm đúng ngành và gần ngành, tập
trung nhiều vào các cơ quan trọng yếu về ATTT, các tập đoàn lớn như: Tổng cục 5 –
Bộ Công An, Cục ATTT – Bộ TTTT, Cục CNTT – Bộ QP, Trung tâm VNCERT, Ban
Cơ yếu Chính phủ, Tập đoàn Viettel, Tập đoàn CMC, Samsung.
2.2. Đội ngũ giảng viên, cán bộ cơ hữu
2.2.1. Đội ngũ giảng viên cơ hữu
Học viện Kỹ thuật mật mã có 04 PGS, 11 tiến sĩ chuyên ngành đúng và gần với
ngành ATTT. Đội ngũ cán bộ PGS, TS của Học viện có đầy đủ kinh nghiệm, trình độ
và năng lực tốt trong giảng dạy sau đại học và nghiên cứu khoa học.
2.2.2. Đội ngũ giảng viên đứng tên mở ngành đào tạo
2.2.3. Đội ngũ cán bộ thỉnh giảng
Để đảm bảo giảng dạy đầy đủ các chuyên đề và hướng dẫn nghiên cứu sinh thực hiện
các đề tài nghiên cứu, Học viện Kỹ thuật mật mã mời các nhà khoa học, chuyên gia có
uy tín ở các cơ sở đào tạo, trung tâm, viện nghiên cứu v.v..
2.2.4 Danh sách cán bộ quản lý phụ trách ngành đào tạo
2.2.5. Danh sách kỹ thuật viên, nhân viên hướng dẫn thí nghiệm cơ hữu

14


2.3. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
2.3.1. Phòng học, giảng đường

Số
TT

1
2

3
4
5

6

Loại phòng học
(Phòng học, giảng đường,
phòng học đa phương tiện,
phòng học ngoại ngữ, phòng
máy tính…)
Hội trường/phòng học lớn
trên 200 chỗ
Phòng học từ 100 – 200 chỗ
Phòng học từ 50 – 100 chỗ
Phòng học dưới 50 chỗ

Số
lượng

01

Danh mục trang thiết bị chính hỗ trợ
giảng dạy
Tên thiết
bị

Số
lượng


Máy chiếu

03

02
26
30

Máy chiếu
10
Máy chiếu
26
Máy chiếu
30
Đa
Phòng học đa phương tiện
12
phương
tiện
Máy tính;
Thiết bị và
Phòng máy tính
20
Phần mềm
600
chuyên
dụng
Các phòng học và trang thiết bị dùng chung
Đầu đĩa
9

Thiết bị dùng chung
Ampli+ loa
84
Micro
65

Phục vụ học
phần/ môn học

Ghi
chú

Học lý
thuyết/hội thảo
Học lý thuyết
Học lý thuyết
Học lý thuyết
Học lý thuyết

Thực hành,
nghiên cứu
chuyên sâu

Ngoại ngữ
Học lý thuyết
Học lý thuyết

2.3.2. Phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành và trang thiết bị phục vụ đào tạo
TT


I

Tên gọi của máy, thiết bị, ký

Nước sản

Số

Tên học phần sử

Ghi

hiệu, mục đích sử dụng

xuất, năm
sản xuất

lượng

dụng thiết bị

chú

Các hệ thống thí nghiệm (03 hệ thống) được tích hợp tại phòng máy chủ, được kết
nối với các phòng thực hành, bao gồm: các thiết bị, công cụ, phần mềm an ninh
mạng và 01 hệ thống ảo hóa được cài đặt trên 06 Blade Server, 02 máy chủ cấu
hình cao. Cụ thể như dươi đây:

1.1


Hệ thống phòng thí nghiệm
giám sát an toàn mạng
Công cụ phản ứng trước các mối Mỹ, 2016

1

đe dọa
Công cụ thu thập, lưu trữ, tìm Mỹ, 2016

15

1

- Học máy nâng cao
và ứng dụng trong
ATTT


kiếm phân tích dữ liệu mạng

- An toàn hệ thống

Bộ công cụ hỗ trợ tích hợp thiết Mỹ, 2016

1

bị an ninh mới
Bộ công cụ nghiên cứu phát Mỹ, 2016
hiện xâm nhập trái phép và các
tấn công chưa biết


1

Phần mềm giám sát máy chủ và Mỹ, 2016

1

thông tin nâng cao
- An toàn mạng máy
tính nâng cao

các ứng dụng trên máy chủ
1.2

- Khai phá và xử lý dữ
liệu lớn

Hệ thống thí nghiệm an toàn
hệ thống thông tin
Hệ thống Chasis/Enclose

Mỹ, 2016

1

Hệ thống Blade Server

Mỹ, 2016

6


Hệ thống lưu trữ

Mỹ, 2016

1

Bộ phần mềm ảo hóa máy chủ Mỹ, 2016
VMWare vSphere

1

Phần mềm đánh giá kiểm thử Mỹ, 2016

1

- Đảm bảo tính riêng
tư cho dữ liệu
- An toàn hệ thống
thông tin nâng cao
- Mô hình hóa và
phân tích giao thức an
toàn

xâm nhập các đối tượng
Công cụ phân tích an toàn ứng Việt Nam,
dụng theo phương pháp kiểm 2016
thử an toàn hộp trắng

1


Công cụ quản lý quy trình phát Mỹ, 2016

1

triển phần mềm an toàn
1.3

Hệ thống thí nghiệm phân tích
mã độc
Hệ thống Sanbox phân tích mã Mỹ, 2016
độc

1

- An toàn hệ thống
thông tin nâng cao

Hệ thống phần mềm phục vụ Bộ công cụ

1

- An toàn mạng máy
tính nâng cao

phân tích mã độc cho chuyên nhiều
gia
nguồn, 2016
Bộ công cụ mô phỏng phần Mỹ, 2016
mềm gián điệp trên máy


16

1


II

Các phòng thực hành (06 phòng), mỗi phòng bao gồm các trang thiết bị sau:
- 01 máy chiếu chuyên dụng
- Từ 25 tới 30 máy tính ( Desktop hoặc xách tay) + bàn để máy tính chuyên dụng
- Các máy tính được kết nối bằng UTP CAT5e thông qua thiết bị Switch Cisco
- Mỗi máy tính được cài đặt các công cụ phần mềm như: Phần mềm phân tích mã
độc, phần mềm đánh giá điểm yếu, công cụ tấn công mạng máy tính, các phần mềm
lập trình mạng, ...
Cụ thể có thể chia thành các phòng thực hành như dưới đây:
Nam,

1

Tất cả các học phần

2.2

Phòng thực hành giám sát an Việt Nam,
toàn mạng
2016

1


Tất cả các học phần

2.3

Phòng thực hành đánh giá an Việt Nam,
toàn hệ thống thông tin
2016

1

Tất cả các học phần

2.4

Phòng thực hành công nghệ mật Việt

Nam,

1

Tất cả các học phần

2.5

Phòng thực hành lập trình an Việt Nam,
toàn
2010

1


Tất cả các học phần

2.6

Phòng thực hành tấn công và Việt Nam,
phòng thủ mạng máy tính
2010

1

Tất cả các học phần

2.1

Phòng thực hành phân tích mã Việt
độc

2016



2010

2.3.3. Thư viện, giáo trình, sách nghiên cứu, tài liệu tham khảo
TT

Tên sách, tên tạp chí

Nước xuất bản/
Năm xuất bản


Số
lượng

Tên học phần sử dụng

bản
sách
DANH MỤC SÁCH TIẾNG VIỆT
1

Phương pháp luận
nghiên cứu khoa học

NXB Khoa học kỹ
thuật, 2010

5

Phương pháp nghiên
cứu khoa học trong
ATTT

17


2

An toàn mạng máy tính NXB Thông tin và
truyền thông, 2014


3

An toàn điện toán đám

NXB Thông tin và

mây

truyền thông, 2014

4

Phân tích thiết kế an
toàn mạng máy tính

NXB Thông tin và
truyền thông, 2014

5

Smart Card, ứng dụng
và an toàn

NXB Thông tin và
truyền thông, 2016

6

Kỹ thuật lập trình an


Học viện KTMM,

toàn

2014

Đánh giá và kiểm định
hệ thống ATTT

NXB Thông tin và
truyền thông, 2014

200

An toàn hệ thống thông
tin nâng cao

Mã độc

NXB Thông tin và
truyền thông, 2014

200

An toàn hệ thống thông
tin nâng cao

Nguyên lý và thiết bị
tạo số ngẫu nhiên dùng


Học viện KTMM,
2016

7

8

9

200

200

200
200

200

An toàn mạng máy tính
nâng cao
An toàn mạng máy tính
nâng cao
An toàn mạng máy tính
nâng cao
An toàn hệ thống thông
tin nâng cao
An toàn hệ thống thông
tin nâng cao


200

Mật mã ứng dụng nâng
cao

trong mật mã
10

Mật mã ứng dụng trong NXB Thông tin và
ATTT
truyền thông, 2014

200

Mật mã ứng dụng nâng
cao

11

Các hệ thống truyền tin Học viện KTMM,
mật
2016

200

Mật mã ứng dụng nâng
cao

12


13

14

15

Thu thập và phân tích
thông tin an ninh mạng

Học viện KTMM,
2014

An toàn cơ sở dữ liệu

NXB Thông tin và
truyền thông, 2014

Kỹ thuật giấu tin
Cơ sở cơ sở an toàn
thông tin

NXB Thông tin và
truyền thông, 2014
NXB Thông tin và
truyền thông, 2014

18

200


200

500

200

Học máy nâng cao và
ứng dụng trong an toàn
thông tin
Đảm bảo tính riêng tư
cho dữ liệu
Đảm bảo tính riêng tư
cho dữ liệu
Các mô hình an toàn
thông tin


16

Giao thức an toàn
mạng

NXB Thông tin và
truyền thông, 2014

200

Mô hình hóa và phân
tích giao thức an toàn


17

Chứng thực điện tử

NXB Thông tin và

200

Mô hình hóa và phân

truyền thông, 2014

tích giao thức an toàn

18

Giáo trình khai phá dữ
liệu

ĐHQG-TPHCM,
2017

5

Khai phá dữ liệu và xử
lý dữ liệu lớn

19

Lý thuyết độ phức tạp

tính toán

NXB Khoa học tự
nhiên và công
nghệ, 2013

5

Lý thuyết tính toán

DANH MỤC SÁCH TIẾNG ANH
20

21

Research Methods for
Science

Cambridge
University Press,
2011

Research Methods for
Cyber Security 1st Syngress, 2017

5

5

Edition

22

23

Windows Malware
Analysis Essentials

25

5

An toàn mạng nâng cao

5

An toàn mạng nâng cao

Security

Essentials:
Pearson, 2016
Applications
and
Standards- 6th Edition.
24

Phương pháp nghiên
cứu khoa học trong
ATTT


Computer Security Principles and Practice, Pearson, 2015
3rd Edition
Network

Phương pháp nghiên
cứu khoa học trong
ATTT

Computer Forensics
and Digital
Investigation with

Packt Publishing -

An toàn hệ thống thông

ebooks Account ,
2015

1

USA, 2014

5

An toàn hệ thống thông
tin nâng cao

USA, 2014


5

An toàn hệ thống thông
tin nâng cao

tin nâng cao

EnCase Forensic v7
26

Threat Modeling:
Designing for Security

19


27

Advances in
Cryptology - CRYPTO

Spinge, 2017

5

Mật mã ứng dụng nâng
cao

5


Học máy nâng cao và
ứng dụng trong an toàn
thông tin

5

Học máy nâng cao và
ứng dụng trong an toàn
thông tin

2017
28

29

30

Data Mining Tools for
Malware Detection
Ethem Alpaydin,
Introduction to
Machine Learning,

The MIT Press,
2014.

David Freeman,
Clarence Chio,
Machine Learning and
Security


31

USA, 2011

Privacy Preserving
Data Mining: Models

O'Reilly Media,
2018

Springer US, 2008

Học máy nâng cao và
5

5

and Algorithms,
32

Goldreich, Secure
multi-party
computation.
Foundations of
Cryptography, vol. 2

Cambridge
University Press,


Computer Security: Art Addison-Wesley
and Science
Professional, 2015

34

An Introduction to the
Theory of Numbers.
Oxford University
Press

35

Advanced Engineering

Oxford University
Press, 2009

Wiley, 2011

Mathematics, 10th
36

Information Theory
And Coding

Technical
Publications,
ISBN:8184311915,


20

Đảm bảo tính riêng tư
cho dữ liệu

1

Đảm bảo tính riêng tư
cho dữ liệu

5

Các mô hình an toàn
thông tin

5

Toán ứng dụng

5

Toán ứng dụng

5

Lý thuyết thông tin và
mã hóa

Cambridge , 2004


33

ứng dụng trong an toàn
thông tin


2007
37

The modelling and
analysis of security
protocols: the CSP
approach.

38

Data Mining: Concepts
and Technique, 3rd
edition

39

Addison-Wesley
Professional, 2001

5

Mô hình hóa và phân
tích giao thức an toàn


Morgan Kaufmann
Publishers, 2011

5

Khai phá dữ liệu và xử
lý dữ liệu lớn

5

Lý thuyết tính toán

5

Lý thuyết tính toán

Computational
Cambridge
Complexity: A Modern University Press,
Approach

40 Introduction to the
Theory of
Computation, 3rd.

2009
MIT Press, 2009

2.4. Hoạt động nghiên cứu khoa học
Ngoài nhiệm vụ đào tạo, Học viện KTMM thực hiện rất nhiều dự án, đề tài nghiên cứu

khoa học các cấp và đã công bố rất nhiều các công trình trên các tạp chí chuyên ngành trong
nước và quốc tế có uy tín. Học viện KTMM đã thực hiện nhiều đề tài và hiện đang thực hiện
15 đề tài các cấp. Trong 5 năm gần đây, số lượng công trình của Học viện được công bố là 70.
Trong đó, hầu hết được đăng trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế có uy tín và tại hội nghị
quốc tế, còn lại là đăng trên các tạp chí, hội thảo chuyên ngành trong nước.
2.5. Hợp tác quốc tế trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học
Quá trình đào tạo Học viện đã xây dựng chương trình giáo trình để tạo ra sự kết hợp chặt
chẽ giữa lý thuyết và thực hành, trong đó tập trung cho sinh viên các vấn đề thực hành một
cách chuyên sâu, cọ xát công nghệ thực và trải nghiệm công việc dưới sự hướng dẫn của các
giảng viên, chuyên gia có trình độ cao. Trong đó, Học viện đã kết phối hợp với các doanh
nghiệp trong và ngoài nước để mời các chuyên gia an ninh mạng tại Việt Nam và Quốc tế
tham gia hỗ trợ đào tạo cho sinh viên. Phối hợp với tập đoàn Samsung để xây dựng các phòng
thực hành, cấp học bổng và hướng dẫn thực tập cho sinh viên tại các đơn vị nghiên cứu, sản
xuất của Samsung.
Phối hợp với các cơ sở đào tạo và các cơ quan, đơn vị khác để tổ chức các đợt diễn tập
tấn công, phòng thủ cho sinh viên, chẳng hạn Học viện đã phối hợp với một số đơn vị như:
Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát an ninh mạng thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ, …

21


Hợp tác với các trường đại học uy tín nước ngoài trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao cho Học viện và Ngành Cơ yếu như: Học viện FSO, Học viện FSB – Nga, Đại học
Lorraine – Pháp, đại học Canberra – Úc, đại học ĐTVT Tokyo – Nhật. Hợp tác đào tạo nguồn
nhân lực ATTT cho các nước bạn Lào, Căm Phu Chia và Cu Ba.

22


PHẦN 3. CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

3.1. Chương trình đào tạo
3.1.1. Các thông tin chung về chương trình đào tạo
- Ngành đào tạo: An toàn thông tin
- Mã ngành đào tạo: 9.48.02.02
- Tên chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo tiến sĩ An toàn thông tin
3.1.2. Căn cứ xây dựng chương trình đào tạo
Quyết định số 711/2012/QĐ-TTG của Thủ tướng chính phủ ban hành 13/6/2012 về phê
duyệt và ban hành “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”;
Luật an toàn thông tin mạng năm 2016.
Đề án 99 của chính phủ về “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh
thông tin đến năm 2020”
Nghị quyết số 14 /2005/NQ-CP của Chính phủ về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020.
Luật Giáo dục đại học năm 2012.
Thông tư 25/2017/TT-BGDĐT ngày 10/10/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ thạc sĩ, tiến sĩ
Quyết định số 269/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 01 năm 2011 về việc Ban hành quy định
xử lý hồ sơ cho phép đào tạo ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ tại Bộ
Giáo dục và Đào tạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quyết định số 1982/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Khung trình độ
quốc gia Việt Nam
Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015 qui định về khối lượng
kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi
trình độ đào tạo của giáo dục đại học và qui trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình
đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiễn sĩ.
Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2017 Ban hành Quy chế tuyển
sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ.
Thông tư số 09/2017/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2017 Quy định điều kiện, trình
tự, thủ tục mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở
mã ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.


23


3.1.3. Tóm tắt chương trình đào tạo
3.1.3.1. Mục tiêu chung
Đào tạo tiến sĩ ngành An toàn thông tin có khả năng nghiên cứu, khả năng sáng tạo tri
thức mới, có phương pháp tiếp cận giải quyết các vấn đề khoa học chuyên ngành, có khả năng
giảng dạy các bậc đại học và sau đại học, hướng dẫn nghiên cứu và lãnh đạo nhóm nghiên cứu
thuộc lĩnh vực của ngành nhằm cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao, chuyên môn sâu về
an toàn thông tin cho các cơ sở đào tạo, các trung tâm nghiên cứu, các cơ quan, tổ chức.
3.1.3.2. Mục tiêu cụ thể
a) Về kiến thức:
Trang bị hệ thống tri thức khoa học chuyên sâu, tiên tiến và toàn diện về lĩnh vực an
toàn thông tin; có tư duy nghiên cứu độc lập, sáng tạo; làm chủ được các giá trị cốt lõi, quan
trọng trong học thuật; phát triển các nguyên lý, học thuyết của ngành an toàn thông tin, có kiến
thức tổng hợp và tư duy mới trong tổ chức công việc chuyên môn và nghiên cứu để giải quyết
các vấn đề phức tạp phát sinh.
b) Kỹ năng:
- Có kỹ năng phát hiện vấn đề, phân tích các vấn đề phức tạp và đưa ra được các giải
pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề, sáng tạo tri thức mới trong lĩnh vực an toàn thông tin; có
khả năng thiết lập mạng lưới hợp tác trong hoạt động chuyên môn; có năng lực tổng hợp trí tuệ
tập thể, dẫn dắt nhóm nghiên cứu thực hiện các dự án lớn trong lĩnh vực an toàn thông tin; khả
năng ứng dụng khoa học an toàn thông tin để giải quyết những bài toán thực tiễn phục vụ cho
an ninh quốc phòng và kinh tế xã hội.
- Có kỹ năng để trình bày, giới thiệu (bằng các hình thức bài viết, báo cáo hội nghị) các
vấn đề khoa học, công nghệ thuộc lĩnh vực an toàn thông tin; khả năng giảng dạy bậc đại và
sau đại học ngành an toàn thông tin.
- Có kỹ năng ngoại ngữ có thể hiểu được các báo cáo phức tạp về các chủ đề cụ thể và
trừu tượng, bao gồm cả việc trao đổi học thuật thuộc lĩnh vực chuyên ngành; có thể giao tiếp,

trao đổi học thuật bằng ngoại ngữ ở mức độ trôi chảy, thành thạo với người bản ngữ; có thể
viết được các báo cáo khoa học, báo cáo chuyên ngành; có thể giải thích quan điểm của mình
về một vấn đề, phân tích quan điểm về sự lựa chọn các phương án khác nhau;
c) Năng lực tự chủ và tránh nhiệm
- Có khả năng phát hiện và trực tiếp giải quyết các vấn đề khoa học, rút ra những
nguyên tắc, quy luật trong giải quyết công việc, đưa ra những sáng kiến có giá trị và khả năng
đánh giá giá trị của sáng kiến thuộc các lĩnh vực an toàn thông tin.
- Có khả năng quản lý các hoạt động nghiên cứu, có năng lực lãnh đạo tập thể và định
hướng phát triển chiến lược của tập thể trong lĩnh vực an toàn thông tin.

24


- Có năng lực đưa ra được những đề xuất áp dụng các giải pháp công nghệ của chuyên
gia hàng đầu với luận cứ chắc chắn về khoa học và thực tiễn trong lĩnh vực an toàn thông tin.
- Có khả năng làm việc với môi trường làm việc tiên tiến với áp lực cao và có khả năng
hội nhập quốc tế.
3.1.3.3. Khung chương trình
a) Cấu trúc chương trình đào tạo tiến sĩ gồm có 2 phần như sau:
Phần

Nội dung đào tạo

Số tín chỉ

Học phần tiến sĩ

Ghi chú

12 TC


Tiểu luận tổng quan (TLTQ)

2 TC

Thực hiện và báo cáo
trong năm học đầu tiên

Chuyên đề tiến sĩ (CĐTS)

6 TC

Thực hiện 03 CĐTS

I

Nghiên cứu khoa học
II

70 TC
Luận án tiến sĩ
Tổng số tín chỉ

90 TC

b) Học phần tiến sĩ
Các học phần tiến sĩ được chia làm hai phần: học phần bắt buộc và học phần tự chọn.
NCS phải hoàn thành 2 học phần bắt buộc và 2 học phần tự chọn dưới đây:
Khối lượng (tín chỉ)


Mã học phần
TT Phần Phần
số
chữ

Tên học phần

Tổng
LT TH/TN/TL
số

I Các môn học bắt buộc (2 học phần): 6 tín chỉ
1

AT

901 Phương pháp nghiên cứu khoa học trong ATTT

3

2

1

2

AT

902 An toàn hệ thống thông tin nâng cao


3

2

1

II Các học phần tự chọn (Chọn 2 trong 8 học phần): 6 tín chỉ
3

AT

903 An toàn mạng máy tính nâng cao

3

2

1

4

AT

904 Mật mã ứng dụng nâng cao

3

2

1


5

AT

905 Học máy nâng cao và ứng dụng trong ATTT

3

2

1

6

AT

906 Đảm bảo tính riêng tư cho dữ liệu

3

2

1

7

AT

907 Các mô hình an toàn thông tin


3

2

1

25


×