Tải bản đầy đủ (.doc) (228 trang)

ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC CỦA RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÙNG NAM TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.61 MB, 228 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------------------------***---------------------------

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
CỦA RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÙNG NAM TRUNG BỘ
ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội, 2018


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------------------------***---------------------------

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
CỦA RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÙNG NAM TRUNG BỘ
ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CƠ QUAN CHỦ ĐẦU TƯ
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ KẾ HOẠCH
PHÓ VỤ TRƯỞNG

CƠ QUAN THỰC HIỆN
VIỆN QUY HOẠCH VÀ


THIẾT KẾ NÔNG NGHIỆP
VIỆN TRƯỞNG

Đào Quốc Luân

Nguyễn Quang Dũng

Hà Nội, 2018


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Giải nghĩa

ATTP

An toàn thực phẩm

BĐKH

Biến đổi khí hậu

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BQ

Bình quân


BVTV

Bảo vệ thực vật

CGH

Cơ giới hóa

CN

Công nghiệp

CNCSVN

Công nghiệp cao su Việt Nam

CNH

Công nghiệp hoá

CNHN

Công nghiệp hàng năm

CP

Chính phủ

CSD


Chưa sử dụng

CSTK

Công suất thiết kế

DHNTB

Duyên Hải Nam Trung Bộ

DN

Doanh nghiệp

DT

Diện tích

DTQH

Diện tích quy hoạch

ĐV

Đơn vị

GRDP

Tổng thu nhập quốc nội


GC

Gia cầm

Giá SS

Giá so sánh

Giá TT

Giá thực tế

GTSX

Giá trị sản xuất

GTGT

Giá trị gia tăng

GS

Gia súc

HĐH

Hiện đại hoá

HTX


Hợp tác xã

KHCN

Khoa học công nghệ

KT

Kinh tế

KTCB

Kiến thiết cơ bản



Lao động
i


Chữ viết tắt

Giải nghĩa

LN

Lâm nghiệp

LSNG


Lâm sản ngoài gỗ

NTB

Nam Trung Bộ



Nghị định

NBD

Nước biển dâng

NMĐ

Nhà máy đường

NN

Nông nghiệp

NTTS

Nuôi trồng thuỷ sản

NS

Năng suất


NQ

Nghị quyết

PA

Phương án



Quyết định

QH

Quy hoạch

SL

Sản lượng

SP

Sản phẩm

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TBKT


Tiến bộ kỹ thuật

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TĐT

Tốc độ tăng

TG

Thế giới

TS

Thuỷ sản

TT

Thị trường

UBND

Uỷ ban nhân dân

VGR

Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam


VN

Việt Nam

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

XK

Xuất khẩu

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH...........................................................................................ix
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Tính cần thiết, cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng quy hoạch.........................1
1.1.Tóm tắt về sự cần thiết và hoàn cảnh ra đời của quy hoạch.................................1
1.2. Cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng quy hoạch.................................................3
1.2.1. Văn bản của Đảng, Chính phủ.............................................................................3
1.2.2. Các văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.................................5
1.2.3. Các văn bản, tài liệu của các tỉnh thuộc vùng NTB.............................................6
1.3. Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng quy hoạch.................................................7
1.4. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định quy hoạch........................................................7
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật thuật để thực hiện đánh giá môi

trường chiến lược..................................................................................................7
2.1. Căn cứ pháp luật....................................................................................................7
2.1.1. Các văn bản pháp luật làm căn cứ để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
....................................................................................................................................... 7
2.1.2. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và các quy chuẩn kỹ thuật liên
quan khác được sử dụng để thực hiện Đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch
....................................................................................................................................... 8
2.2. Căn cứ kỹ thuật......................................................................................................9
2.3. Phương pháp thực hiện ĐMC.............................................................................10
2.4. Tài liệu, dữ liệu cho thực hiện ĐMC...................................................................13
3. Tổ chức thực hiện ĐMC.........................................................................................14
3.1. Mối liên kết giữa quá trình lập rà soát, điều chỉnh quy hoạch với quá trình thực
hiện ĐMC....................................................................................................................14
3.2. Nếu tóm tắt về việc tổ chức, cách thức hoạt động của tổ chuyên gia do cơ quan
xây dựng quy hoạch lập hoặc đơn vị tư vấn thực hiện ĐMC của quy hoạch...............15
3.3. Danh sách (họ tên, học vị, học hàm, chuyên môn được đào tạo) và vai trò, nhiệm
vụ của từng thành viên trực tiếp tham gia trong quá trình thực hiện ĐMC được thể
hiện dưới dạng bảng....................................................................................................16
3.4. Mô tả cụ thể quá trình làm việc, thảo luận của tổ chuyên gia về ĐMC với tổ
chuyên gia lập quy hoạch nhằm lồng ghép các nội dung về môi trường vào từng giai
đoạn của quá trình lập quy hoạch................................................................................18
CHƯƠNG I................................................................................................................. 19
TÓM TẮT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH NÔNG NGHIỆP VÙNG NAM TRUNG
BỘ ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030TRONG ĐIỀU KIỆN......19
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.................................................................................................19
1.1. Tên của quy hoạch...............................................................................................19
1.2. Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng quy hoạch...........................................19
1.3. Mối quan hệ của quy hoạch được đề xuất với các quy hoạch
iii



khác có liên quan................................................................................................19
1.3.1. Liệt kê các quy hoạch khác đã được phê duyệt có liên quan đến quy hoạch được
đề xuất:
1.3.2. Các văn bản, tài liệu của các tỉnh thuộc vùng NTB...........................................21
1.3.3. Phân tích khái quát mối quan hệ qua lại giữa quy hoạch được đề xuất với các
quy hoạch có liên quan................................................................................................21
1.4. Mô tả tóm tắt nội dung của rà soát, điều chỉnh quy hoạch..............................23
1.4.1. Phạm vi không gian và thời kỳ của rà soát, điều chỉnh quy hoạch.....................23
1.4.2. Các quan điểm và mục tiêu của quy hoạch; các quan điểm và mục tiêu chính về
bảo vệ môi trường của quy hoạch................................................................................23
1.4.3. Các phương án của quy hoạch và phương án được chọn..................................24
1.4.4. Lựa chọn phương án..........................................................................................26
1.4.4. Các nội dung chính của quy hoạch....................................................................26
1.4.5. Các định hướng và giải pháp về bảo vệ môi trường..........................................43
1.4.6. Các định hướng về bảo tồn đa dạng sinh học....................................................54
1.4.7. Giải pháp về cơ chế, chính sách.........................................................................54
1.4.8. Đề xuất các chương trình dự án ưu tiên.............................................................55
1.4.9. Phương án tổ chức thực hiện.............................................................................55
Chương 2..................................................................................................................... 57
PHẠM VI ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC VÀ ĐIỀU KIỆN MÔI
TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI.....................................................57
2.1. Phạm vi không gian và thời gian của đánh giá môi trường chiến lược...........57
2.1.1. Phạm vi không gian...........................................................................................57
2.1.2. Phạm vi thời gian...............................................................................................58
2.2. Điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế-xã hội (KT-XH)..............................58
2.2.1. Điều kiện địa lý, địa chất...................................................................................58
2.2.2. Điều kiện khí tượng, thủy văn/hải văn................................................................59
2.2.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên................................................62
2.2.4. Điều kiện về kinh tế............................................................................................69

2.2.5. Điều kiện về xã hội.............................................................................................73
CHƯƠNG 3................................................................................................................75
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA RÀ SOÁT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH.............75
NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ĐẾN
NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TRONG ĐIỀU KIỆN.....................75
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.................................................................................................75
3.1. Các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường được lựa chọn.......................75
3.2. Đánh giá sự phù hợp của rà soát, điều chỉnhquy hoạch với quan điểm, mục
tiêu về bảo vệ môi trường..........................................................................................80
3.3. Đánh giá, so sánh các phương án phát triển đề xuất........................................83
3.3.1. Các phương án phát triển của quy hoạch..........................................................83
3.3.2. So sánh, đánh giá các phương án và kiến nghị đề xuất phương án chọn trên
quan điểm môi trường và phát triển bền vững.............................................................84
3.4. Những vấn đề môi trường chính........................................................................89
3.4.1. Cơ sở xác định các vấn đề môi trường chính trong phát triển nông nghiệp, nông
iv


thôn của vùng Nam Trung Bộ......................................................................................89
3.4.2. Nhận diện các vấn đề môi trường chính liên quan đến rà soát, điều chỉnh quy
hoạch........................................................................................................................... 90
3.5. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp không
thực hiện quy hoạch (phương án 0)..........................................................................91
3.5.1. Xác định các nguyên nhân chính có tiềm năng tác động đến môi trường của khu
vực trước thời điểm thực hiện quy hoạch.....................................................................91
3.5.2. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính, xu hướng phát thải khí nhà
kính của khu vực..........................................................................................................92
3.6. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp thực
hiện quy hoạch..........................................................................................................102
3.6.1. Đánh giá, dự báo tác động của quy hoạch đến môi trường.............................102

3.6.2. Dự báo xu hướng các vấn đề môi trường chính...............................................141
3.6.3. Dự báo xu hướng tác động của biến đổi khí hậu trong việc thực hiện quy hoạch
................................................................................................................................... 145
3.7. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy và các vấn đề còn chưa chắc chắn của
các dự báo.................................................................................................................172
3.7.1. Mức độ chi tiết, độ tin cậy................................................................................172
3.7.2. Các vấn đề còn chưa chắc chắn của các dự báo..............................................173
CHƯƠNG 4..............................................................................................................174
THAM VẤN TRONG QUÁ TRÌNH.......................................................................174
THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC.................................174
4.1. Thực hiện tham vấn...........................................................................................174
4.1.1. Mục tiêu tham vấn............................................................................................174
4.1.2. Nội dung tham vấn và đối tượng tham vấn, quá trình tham vấn......................174
4.2. Kết quả tham vấn..............................................................................................175
4.2.1. Các ý kiến tích cực, nhất trí.............................................................................175
4.2.2. Các ý kiến tiêu cực, phản đổi...........................................................................175
4.2.3. Các kiến nghị về bảo vệ môi trường liên quan đến rà soát, điều chỉnh quy hoạch
................................................................................................................................... 175
4.2.4. Các nội dung, ý kiến được tiếp thu...................................................................176
CHƯƠNG 5..............................................................................................................178
GIẢI PHÁP DUY TRÌ XU HƯỚNG TÍCH CỰC, PHÒNG NGỪA, GIẢM
THIỂU XU HƯỚNG TIÊU CỰC CỦA CÁC VẦN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH
TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH............................................178
5.1. Các nội dung của quy hoạch đã được điều chỉnh trên cơ sở kết quả của đánh
giá môi trường chiến lược........................................................................................178
5.1.1. Các đề xuất, kiến nghị từ kết quả của ĐMC.....................................................178
5.1.2. Các nội dung của quy hoạch đã được điều chỉnh.............................................179
5.2. Các giải pháp duy trì xu hướng tích cực, phòng ngừa, giảm thiểu xu hướng
tiêu cực của các vấn đề môi trường chính trong quá trình thực hiện quy hoạch 181
5.2.1. Các giải pháp về tổ chức, quản lý....................................................................181

5.2.2. Các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật..............................................................188
5.2.3. Định hướng về đánh giá tác động môi trường (ĐTM).....................................195
v


5.3. Các giải pháp giảm nhẹ, thích ứng với biến đổi khí hậu................................197
5.3.1. Các giải pháp giảm nhẹ...................................................................................197
5.3.2. Các biện pháp thích ứng biển đổi khí hậu........................................................198
CHƯƠNG 6..............................................................................................................202
CHIƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.............................202
6.1. Quản lý môi trường...........................................................................................202
6.2. Giám sát môi trường.........................................................................................202
6.2.1. Nội dung giám sát............................................................................................202
6.2.2. Nguồn lực thực hiện.........................................................................................206
6.2.3. Cách thức thực hiện.........................................................................................206
6.2.4. Chế độ báo cáo................................................................................................207
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................209
1. Về mức độ ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường của quy hoạch.........................209
2. Về hiệu quả của ĐMC..........................................................................................210
3. Kết luận và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện
quy hoạch và kiến nghị hướng xử lý.......................................................................212
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................213

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Các phương pháp để thực hiện các nội dung ĐMC........................................12
Bảng 1.1: Điều chỉnh QH SD đất nông nghiệp vùng NTB đến năm 2020...................21
Bảng 1.2: Điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch so với quy hoạch cũ..............................27

Bảng 1.3: Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng đến 2025, định hướng 2030.................34
Bảng 2.1: Ảnh hưởng của độ dốc đến xói mòn............................................................63
Bảng 2.2:Tăng trưởng GRDP vùng NTB (giáCĐ 2010)..............................................70
Bảng 2.3: Tăng trưởng GRDP vùng NTB theo tỉnh, TP (giá CĐ 2010).......................71
Bảng 2.4: Chuyển dịch cơ cấu GRDP vùng NTB (giá TT)..........................................72
Bảng 2.5: Tổng sản phẩm (GRDP) theo tỉnh và tỷ trọng GRDP các tỉnh vùng NTB (giá
TT)............................................................................................................................... 72
Bảng 2.6: Tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người vùng NTB (giá TT).............73
Bảng 3.1: So sánh tác động MT của 3 phương án rà soát, điều chỉnh quy hoạch.........87
Bảng 3.2: Xác định tác động của rà soát, điều chỉnh quy hoạch đến môi trường.......102
Bảng 3.3: Nhu cầu nước tưới cho sản xuất lúa..........................................................103
Bảng 3.4: Khối lượng phân bón sử dụng cho sản xuất lúa........................................104
Bảng 3.5: Nhu cầu nước tưới cho sản xuất ngô.........................................................105
Bảng 3.6: Khối lượng phân bón sử dụng cho sản xuất ngô.......................................105
Bảng 3.7: Khối lượng phân bón sử dụng cho sản xuất sắn........................................106
Bảng 3.8: Lượng nước sử dụng cho sản xuất mía đường..........................................107
Bảng 3.9: Khối lượng phân bón sử dụng cho sản xuất mía đường.............................107
Bảng 3.10: Khối lượng phân bón sử dụng cho sản xuất điều.....................................109
Bảng 3.11: Tác động tổng hợp của ngành trồng trọt đến môi trường.........................110
Bảng 3.12: Lượng nước thải và chất rắn do chăn nuôi trâu........................................112
Bảng 3.13: Lượng nước thải và chất rắn do chăn nuôi bò..........................................113
Bảng 3.14: Lượng nước thải và chất rắn do chăn nuôi lợn.........................................114
Bảng 3.15: Lượng nước thải và chất rắn do chăn nuôi gia cầm.................................115
Bảng 3.16: Tác động tổng hợp của ngành chăn nuôi đến môi trường........................116
Bảng 3.17: Quy hoạch 3 loại rừng vùng Đông Nam Bộ.............................................118
Bảng 3.18: Đánh giá tác động môi trường của quy hoạch phát triển lâm nghiệp.......119
Bảng 3.19: Tổng hợp đánh giá tác động của ngành thủy sản đến môi trường............125
Bảng 3.20: Tác động của chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đến lao động
nông nghiệp, nông thôn.............................................................................................127
Bảng 3.21. Dự báo lượng rác thải sinh hoạt phát sinh khu vực nông thôn vùng Nam

Trung Bộ.................................................................................................................... 127
Bảng 3.22. Dự báo lượng rác thải (Bao bì, chai lọ đựng thuốc bảo vệ phát sinh từ canh
tác nông nghiệp một số cây trồng chủ lực..................................................................127
Bảng 3.23. Dự báo lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng cho canh tác một số sản phẩm
nông nghiệp chủ lực vùng Nam Trung Bộ.................................................................128
vii


Bảng 3.24: Các triệu chứng biểu hiện sau khi phu thuốc...........................................129
Bảng 3.25: Dự báo lượng nước thải sinh hoạt vùng Nam Trung Bộ..........................130
Bảng 3.26: Dự kiến tổng khối lượng phế phụ phẩm từ chế biến mía đường..............131
Vùng NTB đến năm 2020, định hướng 2030.............................................................131
Bảng 3.27: Định hướng sử dụng phế phụ phẩm sau chế biến....................................131
Bảng 3.28 Dự báo lượng chất thải rắn trong chế biến thuỷ sản xuất khẩu vùng Nam
Trung Bộ.................................................................................................................... 135
Bảng 3.29: Đánh giá tổng hợp tác động của toàn bộ quy hoạch đến môi trường.......138
Bảng 3.30: Giá trị biến đổi nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ cơ sở của vùng
NTB........................................................................................................................... 146
Bảng 3.31: Giá trị biến đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ cơ sở của vùng NTB149
Bảng 3.32: Nguy cơ ngập vì nước biển dâng do biến đổi khí hậu..............................155
đối với vùng NTB......................................................................................................155
Bảng 3.33: Dự báo diện tích đất nông nghiệp vùng Nam Trung bộ bị khô hạn do
BĐKH........................................................................................................................ 160
Bảng 3.34: Dự báo diện tích đất nông nghiệp vùng Nam Trung Bộ bị ngập úng do
BĐKH........................................................................................................................ 161
Bảng 3.35: Dự báo diện tích có nguy cơ hoang mạc hoá tỉnh Bình Thuận................163
Bảng 3.36: Dự báo diện tích có nguy cơ hoang mạc hoá tỉnh Ninh Thuận................163
Bảng 3.38: Dự báo diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi do tác động..................167
của BĐKH – NBD vùng NTB...................................................................................167
Bảng 6.1. Nội dung giám sát môi trường khi Điều chỉnh quy hoạch.........................203

Bảng 6.2 : Quy chuẩn đánh giá môi trường...............................................................206

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ khu vực nghiên cứu.........................................................................57
Hình 2.2: Quá trình hoang mạc hóa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận...............................63
Hình 2.3: Sơ đồ mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên nước mặt vùng NTB................65
Hình 2.4: Xu hướng biến đổi theo mùa nồng độ các loại bụi PM1 - PM25- PM10 ở
Nha Trang giai đoạn 2012 – 2015................................................................................67
Hình 2.5: Biểu đồ diễn biến nồng độ các loại bụi PM 10, PM2,5, PM1 trong ngày tại một
số trạm không khí tự động...........................................................................................68
Hình 3.1: Biến đổi khí hậu của nhiệt độ trung bình năm (oC) theo kịch bản RPC4.5.146
Hình 3.2: Biến đổi khí hậu của nhiệt độ trung bình năm (oC) theo kịch bản RPC8.5
……………………………………………………………………………………….147
Hình 3.3: Biến đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ cơ sở của vùng NTB theo kịch
bản RCP4.5................................................................................................................150
Hình 3.4: Biến đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ cơ sở của vùng NTB theo kịch
bản RCP4.5................................................................................................................ 151
Hình 3.5: Biến đổi của bão và áp thấp nhiệt đới vào cuối thế kỷ so với thời kỳ cơ sở
(Theo kịch bản RCP8.5 của mô hình MRI)...............................................................152
Hình 3.6: Biến đổi của bão và áp thấp nhiệt đới vào cuối thế kỷ so với thời kỳ cơ sở
(Theo kịch bản RCP8.5 của mô hình CCAM)...........................................................153
Hình 3.7: Biến đổi của bão và áp thấp nhiệt đới vào cuối thế kỷ so với thời kỳ cơ sở
(Theo kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 của mô hình PRECIS)........................................153
Hình 3.8: Biến đổi số ngày nắng nóng (ngày/năm) vào giữa và cuối thế kỷ so với thời
kỳ cơ sở, theo kịch bản RCP4.5 từ tổ hợp mô hình....................................................154
Hình 3.9: Biến đổi số ngày nắng nóng (ngày/năm) vào giữa (2046-2065) và cuối
(2080-2099) thế kỷ với thời kỳ cơ sở, theo KB RCP4.5 từ tổ hợp mô hình...............155

Hình 3.10: Bản đồ nguy cơ ngập ứng với nước biển dângtại Đà Nẵng......................156
Hình 3.11: Bản đồ nguy cơ ngập ứng với nước biển dâng tại Quảng Nam................156
Hình 3.12: Bản đồ nguy cơ ngập ứng với nước biển dâng tại Quảng Ngãi................157
Hình 3.13: Bản đồ nguy cơ ngập ứng với nước biển dâng tại Bình Định..................157
Hình 3.14: Bản đồ nguy cơ ngập ứng với nước biển dâng tại Phú Yên.....................158
Hình 3.15: Bản đồ nguy cơ ngập ứng với nước biển dâng tại Khánh Hòa................158
Hình 3.16: Bản đồ nguy cơ ngập ứng với nước biển dâng tại Ninh Thuận...............159
Hình 3.17: Bản đồ nguy cơ ngập ứng với nước biển dâng tại Bình Thuận...............159

ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cần thiết, cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng quy hoạch
1.1.Tóm tắt về sự cần thiết và hoàn cảnh ra đời của quy hoạch
Vùng NTB (NTB) bao gồm 8 tỉnh thành phố là: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Vùng tiếp giáp vùng Bắc
Trung Bộ ở phía Bắc, vùng Tây Nguyên ở phía Tây, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ở
Tây Bắc, vùng Đông Nam Bộ ở phía Tây Nam, phía Đông là biển Đông. Vùng bao gồm
lãnh thổ 4 tỉnh và thành phố thuộc vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung (Đà Nẵng, Quảng
Nam, Quảng Ngãi và Bình Định) ở phía Bắc và 4 tỉnh còn lại ở cực NTB là Phú Yên,
Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Vùng có tổng diện tích tự nhiên 4.454,39 nghìn
ha (chiếm 13,4% diện tích cả nước). Dân số năm 2017 là 9,247 triệu người (chiếm 9,97%
dân số cả nước).
Vùng có đường bờ biển từ Đà Nẵng đến Bình Thuận dài gần 1.200 km với nhiều
vũng, vịnh, đầm, ghềnh, bán đảo, bãi cát. Các đảo ven bờ gồm Cù Lao Chàm (Quảng
Nam) rộng 16,5 km2; Lý Sơn (Quảng Ngãi) rộng 10 km 2, Phú Quý (Bình Thuận) rộng
16,4 km2 và nhiều đảo đá lớn nhỏ khác. Hai quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) nằm cách bờ
biển Đà Nẵng khoảng 130 hải lý (240 km) và Trường Sa (Khánh Hòa) nằm cách bờ biển
Khánh Hòa khoảng 250 hải lý (465 km). Cả 8 tỉnh đều nằm dọc theo bờ biển, là những

tỉnh sẽ chịu tác động của nước biển dâng khi biến đổi khí hậu toàn cầu. Đây là vùng có vị
trí kinh tế xã hội quan trọng của Việt Nam. Nông nghiệp có vị trí quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội của vùng. Đây là một trong 2 vùng nông nghiệp nằm dọc theo dải đất
Miền Trung, với đặc thù lãnh thổ có bề ngang hẹp, địa hình dốc, thường xuyên chịu thiên
tai, bão lũ, hạn hán và ngập lụt của Việt Nam.
Thời kỳ 2006 - 2017 nông nghiệp của vùng đã có những đổi mới và đạt được kết
quả trong các lĩnh vực như: Sản lượng lương thực tăng, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng
bình quân 7,9%/năm; cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch tích cực, nhiều loại sản
phẩm hàng hoá đã được khẳng định và phát triển với quy mô ngày càng lớn như: Lúa,
ngô, đỗ, lạc, mía, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi lợn, bò, gia cầm, thuỷ
sản... Bộ mặt nông thôn từng bước đổi mới, kinh tế phát triển, đời sống nông dân được cải
thiện hơn, cơ sở hạ tầng được tăng cường, văn hóa xã hội nông thôn ngày càng ổn định.
Mặc dù đạt được những thành tựu nhất định nhưng vùng NTB vẫn là một trong
những vùng có tỷ lệ nghèo cao ở Việt Nam. Cuộc sống nông dân không chỉ nghèo, thu
nhập thấp mà còn rất bấp bênh bởi nhiều vấn đề khó khăn chủ yếu là do điều kiện tự
nhiên, môi trường, đặc biệt là những tác động của biến đổi khí hâu (BĐKH), nước biển
dâng (NBD). Trong đó lũ lụt và hạn hán là những loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra
ở Việt Nam, là loại hình thiên tai gây thiệt hại lớn nhất đối với các tỉnh vùng NTB. N ông
nghiệp của vùng đang đứng trước một thách thức chung có tính toàn cầu là quá trình biến
đổi khí hậu, đặc biệt là tình trạng khô hạn làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và dân sinh, cụ
thể như sau:
- Tình hình khô hạn kéo dài bất thường: chủ yếu là do ảnh hưởng của hiện tượng El
1


Nino, hạn hán kéo dài gay gắt và phức tạp, không chỉ thiếu nước sản xuất mà cả nước
sinh hoạt. Khô hạn xảy ra ở một số vùng thuộc các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình
Thuận và những vùng không có hoặc có công trình thủy lợi nhỏ đạt mức kỷ lục trong 40
năm qua.
- Thiếu nước sản xuất và sinh hoạt: Năm 2015 tỉnh Ninh Thuận có 6.100ha đất lúa

không có nước để sản xuất, hơn 2.000ha bị hạn, gần 23.000 người không đủ nước sinh
hoạt. Tỉnh Khánh Hòa có 571ha đất nông nghiệp phải dừng sản xuất, 600ha chuyển đổi
cơ cấu cây trồng do không đủ nước tưới và gần 3.000ha cây trồng bị thiếu nước.
- Nguồn nước cạn kiệt: Dòng chảy trên phần lớn các sông ở NTB luôn nhỏ hơn
trung bình nhiều năm. Mực nước hạ lưu một số sông đã xuống mức thấp nhất lịch sử, các
hồ chứa nước đều ở mức thấp, có hồ bị cạn kiệt.
- Thủy lợi và thủy điện khó khăn: Dung tích trữ nước của các hồ chứa thủy lợi đạt
rất thấp so với thiết kế như: Ninh Thuận đạt trung bình 19%; Bình Thuận đạt trung bình
33%, Khánh Hòa đạt trung bình 41%. Mực nước các hồ thủy điện hầu hết thấp hơn mực
nước dâng bình thường từ 0,4 - 6,0m.
- Tình trạng xâm nhập mặn tiếp tục lấn sâu vào vùng cửa sông, ven biển khu vực
NTB.
Năm 2010 - 2011 Bộ Nông Nghiệp và PTNT đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành
liên quan xây dựng Quy hoạch nông nghiệp, nông thôn vùng NTB đến năm 2020 trong
điều kiện biến đổi khí hậu và đã được hội đồng khoa học Bộ NN&PTNT nghiệm thu.
Theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006, định
kỳ 5 năm phải xem xét điều chỉnh quy hoạch. Quy hoạch nông nghiệp, nông thôn vùng
NTB được xây dựng từ năm 2010 đến nay đã quá 5 năm; một số chỉ tiêu quy hoạch đến
nay không còn phù hợp. Bộ Nông nghiệp và PTNT đề xuất nhiệm vụ “Rà soát, điều
chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn vùng NTB đến năm 2025 và tầm nhìn đến
năm 2030 trong điều kiện biến đổi khí hậu” với những lý do cụ thể như sau:
- Trong quá trình xây dựng quy hoạch và triển khai thực hiện còn một số tồn tại đặt
ra yêu cầu phải điều chỉnh, đó là quá trình thực hiện chưa lường hết được một số sản
phẩm tuy có thị trường tiêu thụ nhưng không có lợi thế, sức cạnh tranh thấp dẫn đến một
số chỉ tiêu đạt thấp so với quy hoạch.
- Tình hình trong nước, khu vực và trên thế giới có những thay đổi, dự báo sẽ tác
động lớn đến cung cầu và thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam trong đó có vùng NTB.
- Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, hạn hán xảy ra nghiêm trọng hơn đặc biệt là
các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, thiên tai, dịch bệnh có nguy cơ bùng phát,
biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng rõ rệt… dự báo sẽ tác động lớn và gây khó khăn cho

sản xuất nông nghiệp của vùng yêu cầu cần điều chỉnh định hướng phát triển sản xuất cho
phù hợp.
Những vấn đề quan trọng nêu trên đang đặt ra yêu cầu cần thiết phải rà soát, đánh
giá lại thực trạng sản xuất ngành nông nghiệp, nông thôn vùng NTB, những mặt được và
2


chưa được trong triển khai thực hiện quy hoạch, để từ đó đề xuất rà soát, điều chỉnh, bổ
sung quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn vùng NTB trong tổng thể phát triển sản
xuất của ngành với quan điểm và cách nhìn phù hợp với thực tế, đưa ra hệ thống giải pháp
phù hợp để phát triển sản xuất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Đây là quy hoạch điều chỉnh, mang tính tổng thể cho phát triển nông – lâm – thủy
sản vùng NTB, nội dung của quy hoạch điều chỉnh là tổng hợp của các quy hoạch chuyên
ngành: nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản… và có bổ sung xem xét
trong điều kiện BĐKH.
Theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về Quy hoạch
bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế
hoạch bảo vệ môi trường và Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường
và kế hoạch bảo vệ môi trường thì “Rà soát, điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông
thôn vùng NTB đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 trong điều kiện biến đổi khí
hậu” là đối tượng bắt buộc phải lập báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược, và được nêu
rõ tại mục 5.1– Phụ lục I – Nghị định 18/2015/NĐ-CP.
Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược: “Rà soát, điều chỉnh quy hoạch nông
nghiệp, nông thôn vùng NTB đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 trong điều kiện
biến đổi khí hậu” trong điều kiện biến đổi khí hậu sẽ xem xét phát hiện những điểm chưa
phù hợp quy hoạch điều chỉnh để đề xuất giải pháp phù hợp cho điều chỉnh quy hoạch.
1.2. Cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng quy hoạch
1.2.1. Văn bản của Đảng, Chính phủ
Văn kiện Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XII.

Nghị quyết số 134/2016/QH13 ngày 09/4/2016 của Quốc hội về điều chỉnh quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016 – 2020 cấp Quốc
gia;
Các Nghị quyết của Quốc hội về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và
kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016 – 2020 các tỉnh thành phố trong vùng;
Nghị quyết số 05/NQ-TW ngày 01/11/2016 về một số chủ trương, chính sách lớn
nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất
lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế;
Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một
động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và
quản lý quy hoạch;
Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;
3


Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả
dịch vụ môi trường rừng;
Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng
đất trồng lúa;
Nghị định số 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/12/2013 về chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn;
Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ về việc thực hiện Nghị
quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về
chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường;

Nghị định số 89/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 7/10/2015 về sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính
sách phát triển thủy sản;
Nghị quyết số 73/2016/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ về phê duyệt chủ
trương đầu tư các chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 – 2020;
Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu;
Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm
nhìn đến 2030;
Quyết định số 1474/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 – 2020;
Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề
án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững;
Quyết định số 1114/QĐ-TTg ngày 09/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung đến năm 2020;
Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
Chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng
cánh đồng lớn;
Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt “Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030”;
Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 13/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
4


quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ Về việc
phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030;
Quyết định số 120/QĐ-TTg ngày 22/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn
2015 – 2020;
Quyết định số 915/2016/QĐ-TTg ngày 27/05/2016 của Thủ tướng chính phủ về
chính sách hỗ trợ để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô tại vùng Trung Du Miền Núi
phía bắc, Bắc trung bộ, NTB, Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên;
Quyết định số 3447/QĐ-BCT ngày 22/8/2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển công
nghiệp, thương mại Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2035;
Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 16/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 – 2020;
1.2.2. Các văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Quyết định số 1683/QĐ-BNN-CN ngày 19/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và PTNT về phê duyệt Quy hoạch hệ thống sản xuất giống một số vật nuôi chính đến năm
2020, tầm nhìn 2030;
Quyết định 2322/QĐ-BNN-TCTS ngày 26/9/2012 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn 2030;
Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp;
Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCCB ngày 22/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu ngày thủy sản theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Quyết định 794/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
PTNT phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành thủy lợi;
Quyết định 984/QĐ-BNN-CN ngày 9/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
PTNT phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và

phát triển bền vững;
Quyết định số 1003/QĐ-BNN-CB ngày 13/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và PTNT về việc phê duyệt Quy hoạch chế biến và thị trường tiêu thụ hàng nông lâm thủy
sản;
Quyết định số 1349/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
5


và Phát triển nông thôn ban hành quy định về quản lý quy hoạch ngành nông nghiệp và
PTNT;
Quyết định số 1442/QĐ-BNN-TT ngày 27/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và PTNT về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành hồ tiêu Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến 2030;
Quyết định số 3367/QĐ-BNN-KH ngày 31/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và PTNT về việc phê duyệt Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa giai đoạn
2014 – 2020;
Quyết định số 3993/QĐ-BNN-TT ngày 18/9/2014 của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT
phê duyệt Đề án phát triển bền vững ngành điều Việt Nam đến năm 2020;
Quyết định số 4513/QĐ-BNN-CB ngày 21/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và PTNT về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất muối đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030;
Quyết định số 579/QĐ-BNN-TT ngày 13/2/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
PTNT về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành điều đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030;
Quyết định số 946/QĐ-BNN-TCTS ngày 24/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và PTNT về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản các tỉnh miền Trung
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Quyết định số 3158/QĐ-BNN-TCLN ngày 27/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2015;
Quyết định số 5448/QĐ-BNN-TT ngày 28/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp

và PTNT phê duyệt “Quy hoạch phát triển sản xuất ngô toàn quốc đến năm 2025 và định
hướng đến năm 2030”;
Quyết định số 655/QĐ-BNN-TCTS ngày 09/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và PTNT phê duyệt “Kế hoạch chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ
cấu ngành thủy sản giai đoạn 2017 – 2020”;
Quyết định số 1819/QĐ-BNN-TCLN ngày 16/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2016;
1.2.3. Các văn bản, tài liệu của các tỉnh thuộc vùng NTB
Quy hoạch Tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội vùng Bắc trung Bộ và Duyên Hải
miền Trung đến năm 2020;
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 2015) của các tỉnh thuộc vùng Nam Trung Bộ;
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ
cuối (2016 – 2020) các tỉnh vùng Nam Trung Bộ;
Báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn các tỉnh: TP. Đà Nẵng, Quảng
6


Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận;
1.3. Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng quy hoạch
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Địa chỉ: Nhà A10, số 2 – Ngọc Hà, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 04.38432441
Fax:
Website:
1.4. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định quy hoạch
Cơ quan thẩm định: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Địa chỉ: Số 2 – Ngọc Hà, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật thuật để thực hiện đánh giá
môi trường chiến lược
2.1. Căn cứ pháp luật

2.1.1. Các văn bản pháp luật làm căn cứ để thực hiện đánh giá
môi trường chiến lược
Luật thuỷ sản số 18/2017/QH14 được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XIV thông
qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019;
Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 được Quốc hội nước CHXHCNVN
khóa XI thông qua ngày 3/12/2004, có hiệu lực từ ngày 01/4/2005;
Luật đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa
XII thông qua ngày 13/11/2008, có hiệu lực từ ngày 01/7/2009;
Luật công nghệ cao 21/2008/QH12 được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XII
thông qua ngày 13/11/2008, có hiệu lực từ ngày 01/7/2009;Luật biển số 18/2012/QH13
được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XIII thông qua ngày 21/6/2012, có hiệu lực từ
ngày 1/1/2013;
Luật bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa
XIII thông qua ngày 23/6/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015;
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XIII, kỳ
họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2014;
Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa
XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013;
Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về Quy hoạch bảo vệ môi
trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ
môi trường;
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết
7


một số điều của Luật đất đai;
Nghị quyết Trung ương số 24/NQ-TW ngày 3/6/2013 của Ban chấp hành trung ương
Đảng về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường;
Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về

đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi
trường;
Thông tư 18/2016/TT-BNN ngày 24/6/2016 của Bộ NN và PTNT Quy định một số
nội dung về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường do Bộ Nông
nghiệp và PTNT quản lý;
2.1.2. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và các quy chuẩn kỹ thuật
liên quan khác được sử dụng để thực hiện Đánh giá môi trường chiến lược của quy
hoạch
- Tiêu chuôi trường chiến lược về môi trường và các quy chuẩn
+ QCVN 03-MT: 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho
phép của kim loại nặng trong đất.
+ QCVN 15- MT: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật trong đất.
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến chất lượng nước
+ QCVN 62 – MT: 2016/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn
nuôi.
+ QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt.
+ QCVN 09-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
dưới đất.
+ QCVN 11-MT: 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế
biến thủy sản.
+ QCVN 39:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước dùng trong
tưới tiêu.
+ TCVN 6663: 2011 – Tiêu chuẩn Quốc gia về chất lượng nước – Lấy mẫu.
+ QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
+ QCVN 01: 2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống.
+ QCVN 02: 2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước sinh hoạt.
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến chất lượng không khí
+ QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí

xung quanh.
8


+ QCVN 06:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh.
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến chất thải nguy hại, chất thải rắn
+ QCVN 07: 2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy
hại.
+ QCVN 54: 2013/BTNMT Quy chuẩn quốc gia về ngưỡng xử lý hóa chất bảo vệ
thực vật hữu cơ khó phân hủy.
+ TCVN 6707: 2009 – Chất thải nguy hại – dấu hiệu cảnh báo.
+ TCVN 6696: 2009 – Chất thải rắn –Bãi chôn lấp vệ sinh – Yêu cầu chung về bảo
vệ môi trường.
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khác
+ QCVN 01-80:2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cơ sở nuôi trồng
thuỷ sản thương phẩm – điều kiện vệ sinh thú ý.
2.2. Căn cứ kỹ thuật
Trình tự các bước kỹ thuật lập ĐMC theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày
14/2/2015 của Chính phủ về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường và Thông tư số
27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Thông
tư số 18/2016/TT-BNNPTNT ngày 24/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường do Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý.
Ngoài ra, quá trình lập ĐMC còn tham khảo các tài liệu sau Nghị định số
99/2010/NĐ-CP, ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Nghị định số 40/2015/NĐ-CP, ngày 27/4/2015 bổ sung, sửa đổi Nghị định số
157/2013/NĐ-CP, ngày 11/11/2015 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành

chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, trong đó có xử
phạt hành chính về chi trả DVMTR.
Nghị định số 147/2016/NĐ-CP, ngày 02/11/2016 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung
một số điều Nghị định 99/2010/NĐ-CP, ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng.
Thông tư số 80/2011/TT-BNNPTNT Hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả
dịch vụ môi trường rừng (DVMTR).
Thông tư số 60/2012/TT-BNNPTNT Quy định về nguyên tắc, phương pháp xác
định diện tích rừng trong lưu vực làm căn cứ chi trả DVMTR.
Thông tư Liên tịch số 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC Hướng dẫn về quản lý, sử
dụng tiền chi trả DVMTR.

9


Thông tư 20/2012/TT-BNNPTNT Hướng dẫn trình tự, thủ tục nghiệm thu, thanh
toán tiền chi trả DVMTR.
Quyết định 2284/QĐ-TTg, ngày 13/12/2010 về phê duyệt đề án triển khai Nghị
định 99/2010/NĐ-CP.
Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chiến
lược quốc gia về biến biến đổi khí hậu.
Quyết định số 3119/QĐ-BNN-KHCN ngày 16/12/2011 của Bộ trưởng Bộ NN&
PTNT về Phê duyệt Đề án giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông thôn đến
năm 2020.
Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến
lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ vê Chiến
lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.
Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lược tăng trưởng xanh.

Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chiến
lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát
triển bền vững.
Quyết định số 1570/QĐ-TTg ngày 6/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Quyết định số 819/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/3/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn về việc ban hành kế hoạch hành động ứng phó với Biến đổi khí hậu của
ngành nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn đến năm
2050.
Báo cáo cập nhật hai năm một lần lần thứ nhất của Việt Nam cho công ước khung
của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng do Bộ Tài nguyên và Môi trường công
bố năm 2016.
2.3. Phương pháp thực hiện ĐMC
2.3.1. Phương pháp thực hiện ĐMC
a) Phương pháp liệt kê
Phương pháp này giúp ta nhận dạng và xác định các mục tiêu môi trường. Nhận dạng
và xác định các tác động trực tiếp, tác động gián tiếp, tác động tích lũy của các hoạt động trong
nông nghiệp. Trong báo cáo nhóm thực hiện đã liệt kê tất cả các vấn đề môi trường có liên
quan hoặc bị ảnh hưởng của dự án, đồng thời phân tích diễn biến đã hoặc sẽ xảy ra của các vấn
đề được cập nhật làm cơ sở cho việc lựa chọn các vấn đề môi trường cốt lõi trong phần dự báo
10


xu hướng các vấn đề môi trường trong trường hợp không thực hiện và thực hiện rà soát, điều
chỉnh quy hoạch.
b) Phương pháp phân tích xu hướng và ngoại suy

Phương pháp này là sự diễn giải các thay đổi theo thời gian khi không thực hiện và thực
hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch, có thể hỗ trợ dự báo tác động tương lai một số xu hướng có
thể được ngoại suy dựa trên giả thuyết xu hướng này tiếp diễn trong động lực không đổi. Tuy
nhiên cũng cần lưu ý việc ngoại suy quá đơn giản mà không cân nhắc việc một xu hướng có
thể sẽ tạo ra các động lực khác nhau làm các xu hướng khác đổi chiều. Phương pháp này sử
dụng trong phần “ dự báo xu hướng các vấn đề môi trường chính liên quan đến dự án trong
trường hợp không thực hiện và trường hợp thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch”.
c) Phương pháp phân tích đa tiêu chí
Đánh giá bằng số học tất cả các lựa chọn thay thế dựa trên một số tiêu chí và tổng hợp
đánh giá riềng lẻ vào một đánh giá tổng thể. Các tiêu chí cần phải mô tả xu hướng hiện tại và
tương lai, đồng thời hỗ trợ đánh giá các tác động tích cực và tiêu cực của dự án. Phương pháp
này được lựa chọn để đánh giá các tác động có thể xảy ra khi thực hiện quy hoạch phát triển
các ngành hàng, tuy vậy cần phải xác định đâu là tiêu chí cốt lõi, tức là phải xác định được các
vấn đề môi trường cốt lõi đối với từng lĩnh vực và toàn bộ rà soát, điều chỉnh quy hoạch.
d) Phương pháp Ma trận
Xác định và ước lượng mức độ tác động từ các hoạt động của dự án, nghiên cứu tác
động tích lũy hoặc tương hỗ. Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tác động của từng
thành phần của rà soát, điều chỉnh quy hoạch đến môi trường, đánh giá tích lũy của toàn bộ quy
hoạch đến môi trường. Phần đánh giá tích lũy của toàn bộ quy hoạch được xem xét trên cả 3
phương diện: môi trường, kinh tế, xã hội. Cụ thể:
(i) Một ma trận đơn giản có thể giúp xác định nhiều tác động của từng nội dung
hoạt động của Quy hoạch. Nhiều ma trận phức hợp có thể cho thấy các tác động tích lũy của
nhiều dự án lên các vấn đề và mục tiêu môi trường.
(ii) Ma trận cần được trình bày cùng với phần viết giải thích bản chất của các tác động
cụ thể.
(iii) Phân tích đa tiêu chí đánh giá bằng số học tất cả các phương án thực hiện quy
hoạch dựa trên một số tiêu chí và tổng hợp các đánh giá riêng lẻ vào một đánh giá tổng thể.
(iv) Các tiêu chí được xác định kỹ lưỡng thông qua trọng số tương đối, phản ánh các
hậu quả môi trường chính của tất cả các phương án thực hiện quy hoạch.
e) Phương pháp chuyên gia

Quá trình nghiên cứu và hoàn thiện báo cáo tổng hợp đã có sự tư vấn và góp ý của các
chuyên gia về kết quả nghiên cứu được tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, các nhà
khoa học và quản lý thông qua việc hội thảo lấy ý kiến phục vụ cho nghiên cứu đánh giá, hoàn
chỉnh báo cáo.
2.3.2. Phương pháp khác
Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập và phân tích số liệu nhằm thu thập được các
tài liệu từ các dự án, đề tài nghiên cứu, thu thập các báo cáo và kết quả phân tích hiện trạng môi
11


trường đất, nước, không khí của Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh nằm trong phạm vi rà
soát, điều chỉnh quy hoạch.
Bảng 1. Các phương pháp để thực hiện các nội dung ĐMC
STT
1

2

3

4

5
6

Phương pháp

Thực hiện nội dung

Thực hiện nội dung: Chương 2. Phạm vi đánh

Phương pháp điều tra, khảo
giá môi trường chiến lược và điều kiện tự
sát, thu thập số liệu
nhiên và kinh tế xã hội
Thực hiện nội dung:
Chương 1. Tóm tắt rà soát, điều chỉnh quy
hoạch. Cụ thể: thống kê danh mục các quy
hoạch đã được phê duyệt và xem xét mối quan
hệ với rà soát, điều chỉnh quy hoạch đang lập
Phương pháp danh mục
Chương 2. Đánh giá tác động của rà soát, điều
chỉnh quy hoạch đến môi trường. Cụ thể để
thực hiện nội dung: Đánh giá sự phù hợp của
rà soát, điều chỉnh quy hoạch với quan điểm,
mục tiêu bảo vệ môi trường theo các quan
điểm của Đảng, Nhà nước.
Thực hiện nội dung: Chương 3. Đánh giá tác
động của rà soát, điều chỉnh quy hoạch đến
môi trường. Cụ thể:
- Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường
Phương pháp phân tích xu
chính trong trường hợp không thực hiện rà
hướng và ngoại suy
soát, điều chỉnh quy hoạch.
- Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường
chính trong trường hợp thực hiện rà soát, điều
chỉnh quy hoạch.
Thực hiện nội dung: Chương 3. Đánh giá tác
động của quy hoạch đến môi trường. Cụ thể
Phương pháp đa tiêu chí

thực hiện nội dung: Xác định những vấn đề
môi trường chính khi thực hiện quy hoạch
Thực hiện nội dung: Chương 3. Đánh giá tác
động của rà soát, điều chỉnh quy hoạch đến
Phương pháp ma trận cơ
môi trường. Cụ thể thực hiện nội dung: Đánh
hội và rủi ro
giá tổng hợp, tích lũy các thành phần của quy
hoạch đến môi trường
Phương pháp chuyên gia
Tham vấn các ý kiến chuyên gia tất cả các nội
dung:
Chương 1. Tóm tắt rà soát, điều chỉnh quy
hoạch
Chương 2. Phạm vi đánh giá môi trường chiến
lược.
12


STT

Phương pháp

Thực hiện nội dung
Chương 3. Đánh giá tác động của rà soát, điều
chỉnh quy hoạch đến môi trường
Chương 4. Tham vấn quá trình thực hiện đánh
giá ĐMC
Chương 5. Giải pháp duy trì xu hướng tích
cực, phòng ngừa, giảm thiểu xu hướng tiêu

cực của các vấn đề môi trường trong quá trình
thực rà soát, điều chỉnh quy hoạch.
Chương 6. Chương trình quản lý, giám sát môi
trường.

2.4. Tài liệu, dữ liệu cho thực hiện ĐMC
- Tài liệu, dữ liệu sẵn có để thực hiện ĐMC.
+ Báo cáo hiện trạng môi trường của 8 tỉnh, TP thuộc vùng NTB.
+ Số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, của Cục thống kê của 8 tỉnh, TP thuộc
vùng NTB.
+ Kết quả quan trắc môi trường của Trung tâm quan trắc Môi trường của Tổng cục Môi
trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2010-2015.
+ Các website các tỉnh, thành phố (cung cấp các thông tin về điều kiện khí hậu, thổ
nhưỡng, vị trí địa lý,…).
+ Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng do Bộ Tài nguyên và Môi trường công
bố năm 2016.
+ Số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2010, 2015 của Tổng cục Thống kê – Bộ Kế
hoạch và Đầu tư.
- Các tài liệu, dữ liệu được Đơn vị tư vấn thu thập bổ sung:
+ Bổ sung hiện trạng môi trường đất, nước tại vùng NTB.
+ Hiện trạng biến đổi khí hậu, đặc biệt là khô hạn các năm.
+ Bổ sung điều tra thông tin về tác động biến đổi khí hậu tại các địa phương.
Các thông tin tạo lập bởi cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng quy hoạch, của đơn
vị tư vấn về đánh giá ĐMC.
+ Đánh giá hiện trạng và xu thế biến đổi khí hậu trên địa bàn vùng NTB.
+ Phân tích đánh giá thoái hóa đất để đề xuất bố trí chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
+ Đánh giá diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng các sản phẩm nông nghiệp.
+ Xây dựng phương án quy hoạch nông nghiệp nông thôn trên cơ sở tích hợp với xu
thế biến đổi khí hậu trên địa bàn đến năm 2025, 2030.
13



3. Tổ chức thực hiện ĐMC
3.1. Mối liên kết giữa quá trình lập rà soát, điều chỉnh quy hoạch với quá trình
thực hiện ĐMC
Quá trình lập ĐMC và lập rà soát, điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn
vùng NTB đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 trong điều kiện biến đổi khí hậu
được tiến hành song song với nhau. Quá trình lập ĐMC được tiến hành theo nguyên tắc
phối hợp giữa tổ chuyên gia xây dựng Quy hoạch và tổ chuyên gia lập báo cáo ĐMC
nhằm phát huy được tính độc lập, sáng tạo dân chủ và cùng đi đến thống nhất từng nội
dung cụ thể trong báo cáo.
Tổ xây dựng quy hoạch và tổ chuyên gia xây dựng ĐMC cùng nhau xem xét các
chuyên đề chuyên môn sâu để lồng ghép các vấn đề môi trường:
- Bước 1: Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng NTB: tổ xây
dựng báo cáo ĐMC xác định phát sinh những vấn đề môi trường phát sinh trong phát
triển nông nghiệp khi chưa có quy hoạch.
- Bước 2: Dự báo các nhân tố tác ảnh hưởng đến quá trình phát triển nông nghiệp,
nông thôn gồm 2 nhóm nhân tố tự nhiên và nhóm nhân tố xã hội.
+Nhóm nhân tố tự nhiên: địa hình, môi trường đất – nước – không khí, sinh vật, khí
hậu (tác động của biến đổi khí hậu)….
+ Nhóm nhân tố xã hội: Cơ chế chính sách mới của Đảng, Nhà nước, tác động của
dân cư và lao động, tác động của khoa học công nghệ, tác động của nguồn vốn và thị
trường tiêu thụ, khả năng cạnh tranh….
- Bước 3: Đánh giá sự phù hợp của quan điểm, mục tiêu quy hoạch với quan điểm
bảo vệ môi trường của vùng: Cả 2 tổ chuyên gia thảo luận việc lồng ghép các vấn đề môi
trường và biến đổi khí hậu vào bản quy hoạch để định hướng quá trình phát triển sản xuất
nông nghiệp, nông thôn vùng NTB.
- Bước 4: Thảo luận và xác định các vấn đề môi trường then chốt (suy thoái về chất
lượng đất, suy giảm nguồn tài nguyên nước, tài nguyên rừng bị đe dọa, đa dạng sinh học,
ô nhiễm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật…) khi thực hiện quy hoạch.

- Bước 5: Lồng ghép các vấn đề môi trường theo định hướng phát triển từng ngành
hàng của quy hoạch. Vì vậy, nhóm ĐMC đã đề nghị lồng ghép các biện pháp kỹ thuật và
công nghệ xử lý môi trường trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Bước 6:Trong quá trình xây dựng các giải pháp, nhóm ĐMC và nhóm xây dựng
quy hoạch đã lồng ghép, giải pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của môi trường và tác
động xấu của dự án đến môi trường.
- Bước 7: Hoàn thiện báo cáo chuyên đề ĐMC và trình các cấp có thẩm quyền phê
duyệt: Nhóm xây dựng chiến lược cùng tham gia vào quá trình nghiệm thu ĐMC.

14


×