Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

“Ảnh hưởng của gen FUT1, MUC4 đến khả năng sinh trưởng, chất lượng tinh dịch của lợn yorkshire nuôi tại công ty TNHH lợn giống hạt nhân dabaco”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.59 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG – LÂM BẮC GIANG

NGUYỄN THỊ TUYẾT

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ẢNH HƯỞNG CỦA GEN FUT1, MUC4 ĐẾN
KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH
CỦA LỢN YORKSHIRE NUÔI TẠI CÔNG TY TNHH
LỢN GIỐNG HẠT NHÂN DABACO

Ngành

: Chăn nuôi

Mã ngành : 8620105

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Mai Văn Sánh
2. TS. Hà Xuân Bộ

Bắc Giang - năm 2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG – LÂM BẮC GIANG


NGUYỄN THỊ TUYẾT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ẢNH HƯỞNG CỦA GEN FUT1, MUC4 ĐẾN
KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH
CỦA LỢN YORKSHIRE NUÔI TẠI CÔNG TY TNHH


LỢN GIỐNG HẠT NHÂN DABACO

Ngành

: Chăn nuôi

Mã ngành : 8620105

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Mai Văn Sánh
2. TS. Hà Xuân Bộ

Bắc Giang - năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực,
khách quan và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

2
2


Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Bắc Giang, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả


Nguyễn Thị Tuyết

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến hai thầy hướng dẫn trực tiếp là PGS. TS. Mai Văn Sánh và TS. Hà

3
3


Xuân Bộ đã nhiệt tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu trường Đại học Nông –
lâm Bắc Giang, Phòng Đào tạo, Ban lãnh đạo Khoa Chăn nuôi – thú y và các cán bộ,
viên chức Bộ môn Di truyền – Giống vật nuôi Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân công ty TNHH
lợn giống hạt nhân Dabaco xã Tân Chi, Tiên Du, Bắc Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận
văn này./.
Bắc Giang, ngày

tháng năm 2018

Tác giả

Nguyễn Thị Tuyết

MỤC LỤC

4
4


DANH MỤC BẢNG

5
5


DANH MỤC HÌNH ẢNH

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

6
6


DANH MỤC VIẾT TẮT
FUT1

: fucosyltransferase 1

MUC4


: mucin 4

L

: Landrace

Y

: Yorkshire

LY

: Landrace x Yorkshire

YL

: Yorkshire x Landrace

D

: Duroc

Pi

: Pitrain

TKL

: Tăng khối lượng


kg

: kilogam

g

: gam

mm

: milimet

7
7


Mean

: Trung bình

SD

: Standard deviation (độ lệch chuẩn)

Cv

: Coeffcient of varitaion (hệ số biến động)

Cs


: cộng sự

R

: range (khoảng biến động)

R2

: Hệ số xác định

h2

: hệ số di truyền

AA

: kiểu gen AA

AG

: kiểu gen AG

GG

: kiểu gen GG

V

: Thể tích tinh dịch (ml)


A

: Hoạt lực tinh trùng

C

: Nồng độ tinh trùng

K

: Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình

VAC

: Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (tỷ/lần)
MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việc nâng cao khả năng sinh trưởng và phẩm chất tinh dịch của lợn là mối
quan tâm hàng đầu của các cơ sở giống đặc biệt ở các cơ sở nhân thuần các giống lợn
cao sản. Khả năng sinh trưởng và phẩm chất tinh dịch của lợn đực đóng vai trò quan
trọng và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cũng như sự phát triển bền vững của các cơ
sở chăn nuôi lợn và của ngành chăn nuôi lợn. Các tính trạng về khả năng sinh trưởng
và phẩm chất tinh dịch của lợn đực thường có hệ số di truyền cao. Việc chọn lọc dựa
trên kiểu hình cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc chọn lọc
theo kiểu hình gây ra tốn kém về thời gian và chi phí vì tỷ lệ loại thải cao sau mỗi lần
chọn lọc. Do vậy, việc tìm ra phương pháp chọn lọc để nâng cao khả năng sinh trưởng,
phẩm chất tinh dịch của lợn để đạt được hiệu quả cao, nhanh chóng là rất cần thiết.
Những nghiên cứu về sinh học phân tử cho thấy có một số gen tham gia vào

quá trình điều khiển sự biểu hiện thụ thể cho độc tố của vi khuẩn. Gene FUT1 tham
gia vào quá trình điều khiển sự biểu hiện thụ thể cho độc tố của vi khuẩn
(Meijerink, 1997). Gen FUT1 có một đột biến điểm ở trong vùng khung đọc mở tại

8
8


vị trí 307 đột biến G thành A (M3017G-A). Những cá thể mang gen đột biến điểm
này có khả năng kháng bệnh tiêu chảy do E.coli gây ra. Những cá thể mang kiểu
gen AA sẽ có tính kháng bệnh, còn những cá thể mang kiểu gen AG và GG mẫn
cảm với vi khuẩn E.coli gây bệnh (Bao et al., 2008; Ruan et al., 2013; Shiping et
al., 2014). Gene MUC4 liên quan đến chủng E.coli F4ab/ac. Nghiên cứu cho thấy
MUC4 có allen A nhạy cảm và allen G kháng với F4ab/ac (Ruan et al., 2013). Những
cá thể mang kiểu gen GG có khả năng kháng bệnh tiêu chảy do E.coli cao hơn so với
cá thể có kiểu gen AA và AG.
Trong những năm gần đây, việc ứng dụng di truyền phân tử trong chọn lọc
giống cải thiện năng suất chăn nuôi lợn đã đạt được những thành tựu nhất định. Các
nghiên cứu ứng dụng di truyền phân tử trên lợn đều tập trung vào việc đánh giá ảnh
hưởng của một số gen như halothane, RN, MC4R, HFABF,… đến các tính trạng sản
xuất của lợn. Tuy nhiên, các nghiên cứu ảnh hưởng của gen FUT1, MUC4 đến các tính
trạng sinh trưởng, chất lượng tinh dịch của lợn và sử dụng các gen này phục vụ cho
công tác chọn tạo giống lợn có khả năng kháng vi khuẩn E.coli chưa từng được nghiên
cứu ở nước ta.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng
của gen FUT1, MUC4 đến khả năng sinh trưởng, chất lượng tinh dịch của lợn
Yorkshire nuôi tại Công ty TNHH lợn giống hạt nhân Dabaco”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá mối liên quan giữa đa hình gen FUT1, MUC4 với khả năng sinh trưởng và

chất lượng tinh dịch của lợn Yorkshire nhằm phục vụ cho công tác giống và định hướng
chọn lọc theo kiểu gen để nâng cao năng suất của giống lợn này.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định tính đa hình gen FUT1 và MUC4 trên lợn Yorkshire.
- Đánh giá mối liên hệ giữa đa hình gen FUT1, MUC4 đến khả năng sinh
trưởng của lợn đực hậu bị Yorkshire.
- Đánh giá mối liên hệ giữa đa hình gen FUT1, MUC4 đến chất lượng tinh dịch
của lợn Yorkshire và ảnh hưởng của mùa vụ đến chất lượng tinh dịch của lợn
Yorkshire.

9
9


3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Đàn lợn hạt nhân Yorkshire nuôi tại Công ty TNHH
lợn giống hạt nhân Dabaco.
- Phạm vi nghiên cứu: Trên cơ sở xác định kiểu gen của từng cá thể và đánh giá
mối liên hệ của chúng với các tính trạng sinh trưởng, chất lượng tinh dịch của lợn đực
Yorkshire tại Công ty TNHH lợn giống hạt nhân Dabaco từ tháng 12/2017 đến tháng
7/2018.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
4.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp các tư liệu khoa học liên quan đến kiểu gen FUT1, MUC4 và ảnh hưởng
của kiểu gen FUT1, MUC4 đến các tính trạng sinh trưởng, chất lượng tinh dịch.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp các thông tin có căn cứ khoa học về khả năng sản xuất và mối liên hệ
giữa đa hình gen FUT1, MUC4 với khả năng sinh trưởng và chất lượng tinh dịch của lợn
Yorkshire giúp các cơ sở chăn nuôi nâng cao hiệu quả việc sử dụng và khai thác giống lợn
này trong sản xuất.

Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp định hướng cho sự phát triển đàn lợn.

10
10


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIỚI THIỆU VỀ GIỐNG LỢN YORKSHIRE
- Nguồn gốc xuất xứ: vào đầu thế kỉ XVI tại Anh. Năm 1884 hoàng gia Anh đã
công nhận giống lợn này. Giống lợn Yorkshire được hình thành do lai giữa một giống
lợn địa phương Yorkshire (có màu lông trắng, cứng, trên da thường có vết xám đen.
Tai rủ, chân cao, đi lại nhanh nhẹn trên đồng cỏ, phát triển nhanh, khả năng sinh sản
trung bình) với giống lợn Châu Á, giống này có đặc điểm nhanh thành thục, dễ vỗ béo.
Xương nhỏ, lưng võng, tai ngắn và đứng, lông màu đen hoặc khoang. Mắn đẻ và đẻ sai
con, mông đùi kém phát triển. Nhà chăn nuôi Bakewell đã cải tiến giống lợn Leicester
đen bằng giống lợn Châu Á để hình thành giống lợn Leicester đen cho nhiều thịt và
mỡ. Cho lai với giống lợn Yorkshire trắng đã tạo ra giống Small Yorkshire hay Small
White. Trong quá trình lai tạo, dần dần xuất hiện một kiểu Large White và một kiểu
Middle White. Năm 1851, giống lợn Yorkshire Large White đã được hội đồng khoa
học Hoàng Gia Anh công nhận là một giống mới. Hiện nay đây là giống lợn nuôi phổ
biến nhất trên thế giới, lợn được nuôi ở nhiều nơi. Ở nước ta lợn được nhập vào từ
năm 1920 ở Miền Nam để tạo ra giống lợn Thuộc Nhiêu Nam Bộ, sau đó đến năm
1964 lợn được nhập vào miền bắc thông qua Liên Xô cũ. Đến năm 1970, chúng ta
nhập lợn Yorkshire từ Cu Ba. Những năm sau 1990 lợn Yorkshire được nhập vào nước
ta qua nhiều con đường qua nhiều nước và nhập về nhiều dòng.
- Đặc điểm ngoại hình: Toàn thân có màu trắng, lông có ánh vàng, tai to, đứng,
trái rộng, mặt gãy. Bốn chân chắc khỏe, thân hình vững chắc, nhìn ngang có hình chữ
nhật, mình dài, mông vai nở lưng thẳng, bụng thon.
- Khả năng sản xuất: lợn trưởng thành đạt 350-380kg. Lợn nái nặng 250-280kg.
Thành thục về tính lúc 6 tháng tuổi, có thể phối giống lần đầu lúc 7-8 tháng tuổi. Đẻ

trung bình 10-12con/lứa, có lứa đạt 17-18 con, 2 – 2,2 lứa/năm. Khối lượng sơ sinh
trung bình 1-1,2kg/con, khối lượng lúc 60 ngày tuổi đạt 16-20kg/con. Lợn đực đưa vào
khai thác lúc 8 tháng tuổi, lượng tinh dịch một lần khai thác trung bình là 232ml. Ở 5 –
6 tháng tuổi đạt 100kg và tỉ lệ nạc đạt 52 – 55%. Lợn thuộc giống cho tỷ lệ nạc cao.
Hiện nay giống lợn này đang được sử dụng trong chương trình nạc hoá đàn lợn của
Việt Nam.

11
11


1.2. GEN FUT1, MUC4
FUT1 và MUC4 là 2 locus xác định tính nhạy cảm hay kháng vi khuẩn E.Coli
(Filistowicz and Jasek 2006).
Với gen FUT1 (fucosyltransferase 1), đột biến điểm trong vùng khung đọc mở
tại vị trí 307 đột biến G thành A (M3017G-A) liên quan đến sự kháng E.coli trên lợn
(Meijerink et al. 1997; Bao et al. 2008, 2012a,b; Ruan et al. 2013; Shiping et al.
2014). Những cá thể mang gen đột biến điểm này không có sự biểu hiện thụ thể cho
kháng nguyên F18 của vi khuẩn E.coli, mà các kháng nguyên này chịu trách nhiệm
gây tiêu chảy ở lợn con sơ sinh, lợn con trước và sau cai sữa. Vì vậy những cá thể
mang kiểu gen AA sẽ có khả năng kháng được bệnh tiêu chảy do độc tố của vi khuẩn
E.coli. Lợn mang kiểu gen AA tỷ lệ sống và khối lượng cao hơn so với lợn mang kiểu
gen AG và GG (Bao et al. 2011).
MUC4 viết tắt từ mucin 4 được coi như chất nhầy biểu mô, nó là đại phân tử
thuộc họ protein, được tạo ra bởi tế bào biểu mô bao gồm ở màng và glycoprotein bài
tiết. Biểu hiện gen MUC4 trên cơ thể vật nuôi có vai trò rất quan trọng trong việc bôi
trơn và bảo vệ bề mặt tế bào biểu mô, tế bào sinh trưởng và các loại tế bào khác nhằm
đáp ứng miễn dịch và sự kết dính tế bào.
Gen MUC4 là gen có allen A nhạy cảm và allen G kháng với F4ab/ac (Ruan et
al., 2003). Vì vậy, gen MUC4 đóng vai trò trong việc kháng bệnh tiêu chảy ở lợn do vi

khuẩn E.coli gây ra đặc biệt liên quan đến chủng E.coli F4ab/ac (Ruan et al. 2013),
trong đó, cá thể mang kiểu gen GG có khả năng kháng bệnh tiêu chảy cao hơn so với
những cá thể mang kiểu gen AA và AG.
1.3. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA LỢN
1.3.1. Sinh trưởng của lợn
Sinh trưởng của lợn là sự tăng lên về kích thước hoặc khối lượng do có sự tăng
lên về số lượng và thể tích tế bào. Giai đoạn trước thành thục sinh dục có tốc độ sinh
trưởng nhanh, sau đó tốc độ sinh trưởng chậm lại và giảm dần cho đến khi đạt ổn định
về khối lượng- thành thục về thể vóc.
Trong chăn nuôi lợn công nghiệp, tăng khả năng tăng khối lượng và giảm độ dày
mỡ lưng là mục tiêu chủ yếu trong chương trình chọn lọc để cải thiện khả năng sinh
trưởng của lợn đực.

12
12


Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn bao
gồm: Tăng khối lượng, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng và độ dày
mỡ lưng.
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn
a) Sinh trưởng tích lũy (Vi)
Là khả năng tích lũy các chất hữu cơ trong quá trình đồng hóa và dị hóa. Nó
biểu thị tốc độ tăng trưởng về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể gia súc tích lũy
được trong thời gian.
Sinh trưởng tích lũy được tính theo công thức:
Vi = V1, V2, V3,... Vn
Đơn vị tính là kg, g.
Trong đó :
V1, V2, V3,... Vn là khối lượng, kích thước tương ứng với khoảng thời gian t 1, t2,

t3,... tn
i = 1, 2, 3,... n
n là số lần cân, đo tại khoảng thời gian t
Ở lợn, sinh trưởng tích lũy liên quan mật thiết đến khả năng cho thịt,sinh trưởng
tích lũy càng cao thì năng suất thịt càng lớn. Vì vậy việc theo dõi, đánh giá sinh trưởng
tích lũy không chỉ có ý nghĩa về mặt sinh học mà còn có ý nghĩa về mặt kinh tế.
b) Sinh trưởng tuyệt đối
Là quá trình tăng trưởng về khối lượng, kích thước cơ thể vật nuôi trong một
đơn vị thời gian (g/ngày).
Sinh trưởng tuyệt đối được xác định bằng tỷ lệ giữa khối lượng cơ thể vật nuôi
tăng lên với khoảng thời gian để tăng được khối lượng đó.
Trong đó:
Ai: sinh trưởng tuyệt đối
Vi-1: sinh trưởng khối lượng, kích thước ở thời kỳ đầu tương ứng với một
khoảng thời gian ti-1.
Vi: sinh trưởng khối lượng, kích thước ở thời kỳ tiếp theo tương ứng với một
khoảng thời gian ti.
Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng tăng khối lượng trung bình
hàng tháng (kg/tháng), hàng ngày (g/ngày). Nó giúp ta đánh giá được mức tăng

13
13


khối lượng đàn lợn trong từng giai đoạn. nhờ đó sẽ biết được tình trạng sức khỏe,
sự phù hợp hay không của thức ăn về lượng và chất ở từng lứa tuổi của vật nuôi. Đồ
thị sinh trưởng tuyệt đối của lợn biểu diễn mức độ tăng khối lượng g/ngày có dạng
Parapol. Trong chăn nuôi, người ta cần tìm thời điểm mà Parapol đạt giá trị cực đại
để kết thúc giai đoạn nuôi thịt nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
c) Sinh trưởng tương đối

Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ % tăng lên về khối lượng kích thước và thể tích
cơ thể lúc khảo sát so với lúc ban đầu khảo sát.
Sinh trưởng tương đối được tính theo công thức:
Trong đó:
Ri: sinh trưởng tương đối
Vi-1: khối lượng, kích thước ở kỳ đầu
Vi: khối lượng, kích thước ở kỳ sau.
d) Tăng khối lượng trung bình (g/ngày tuổi)
Là chỉ tiêu quan trọng đành giá khả năng sinh trưởng của vật nuôi, chỉ tiêu này
thể hiện khả năng thu nhận, hiệu quả sử dụng thức ăn, chất lượng giống. Các giống
lợn ngoại thường có hiệu quả sử dụng thức ăn, mức tăng khối lượng trung bình cao
hơn các giống lợn nội.
e) Tỷ lệ nạc
Chỉ tiêu này được xác định thông qua hai chỉ tiêu: độ dày mỡ lưng và độ dày cơ
thăn. Nó giúp người chăn nuôi biết được năng suất thịt, mức sinh trưởng nạc, mức sinh
trưởng mỡ và mức cân bằng về thành phần dinh dưỡng.
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn
Các tính trạng về khả năng sinh trưởng và phát dục ở lợn hầu hết là tính trạng số
lượng, chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố gen, di truyền và ngoại cảnh.
a. Yếu tố di truyền
* Yếu tố gen FUT1, MUC4
Đối với sinh trưởng, hội chứng tiêu chảy có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh
trưởng của lợn con sơ sinh và sau cai sữa. Việc giảm hội chứng tiêu chảy ở lợn con sẽ
góp phần tăng tỷ lệ sống của lợn con sơ sinh, lợn sau cai cữa, giảm việc sử dụng kháng
sinh trong chăn nuôi, tăng khả năng sinh trưởng của lợn.

14
14



* Yếu tố giống
Ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến khả năng sinh trưởng của lợn bao gồm sự
khác biệt giữa các cá thể trong cùng một giống. Yếu tố giống có ảnh hưởng rõ rệt đến
khả năng sinh trưởng của lợn. Các giống lợn khác nhau có quá trình sinh trưởng khác
nhau đó là quá trình tích lũy các chất mà chủ yếu là protein. Các giống lợn địa phương
thường có tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn thấp. Theo Sellier (1998),
con lai có ưu thế cao hơn bố mẹ chúng về tăng khối lượng (10%) và thu nhận thức ăn
hằng ngày.
Các giống lợn khác nhau có quá trình sinh trưởng khác nhau, tiềm năng di
truyền của quá trình sinh trưởng của gia súc được thể hiện thông qua hệ số di truyền.
Giai đoạn trưởng thành, các chỉ tiêu như tăng khối lượng trung bình/ngày nuôi, tiêu
tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đều có hệ số di truyền đạt ở mức trung bình (h 2 = 0,31).
Sellier (1998), chỉ tiêu về độ dày mỡ lưng lại có hệ số di truyền cao (h 2 = 0,3 – 0,6).
Hệ số di truyền đối với tính trạng khối lượng sơ sinh và sinh trưởng trong thời gian bú
sữa dao động từ 0,05 – 0,21 và nó thấp hơn trong thời kỳ vỗ béo (từ 25 – 95kg). Khả
năng tăng trưởng của lợn sau cai sữa là cao nhất so với giai đoạn bú sữa và giai đoạn
trưởng thành. Giai đoạn trưởng thành, các chỉ tiêu về tỷ lệ nạc, dài thân thịt, móc hàm,
diện tích cơ thăn, dày mỡ lưng có hệ số di truyền cao. Vì vậy trong chọn lọc và nhân
giống người ta thường xác định các chỉ tiêu này ở giai đoạn trưởng thành để loại bỏ
những con vật không đạt yêu cầu chất lượng giống. Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu
phục vụ cho sản xuất, người ta thường chọn những giống phù hợp với mong muốn
trong chăn nuôi.
Hiện nay, để tăng khả năng sinh trưởng và tăng khối lượng cơ thể người ta chủ
yếu tạo ra ưu thế lai. Qua nhiều năm với nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa
học và thực tiễn sản xuất đã cho thấy phương pháp lai giống có hiệu quả cao, ưu thế lai
nhận được khi lai giống làm tăng khả năng sinh trưởng cả đàn giống và với từng cá
thể. Ngày nay, ở những nước có ngành chăn nuôi phát triển, trên 90% con giống
thương phẩm đều là con lai. Sellier (1998), con lai thường tạo ra ưu thế lai cao hơn con
bố mẹ về tăng trọng, con lai cho ưu thế lai cao hơn bố mẹ về tăng khối lượng (10%) và
thu nhận hàng ngày. Con lai 3 giống có ưu thế lai về tăng khối lượng tới 16,44%, ưu

thế lai về tiêu tốn thức ăn là 8,18%, trong khi đó con lai trở ngược có ưu thế lai về tăng
khối lượng chỉ đạt 7,03%, tiêu tốn thức ăn là 2,7%.

15
15


Bên cạnh hệ số di truyền người ta vẫn quan tâm đến mối tương quan giữa các
tính trạng. Tương quan di truyền thuận và liên quan chặt chẽ như giữa các chỉ tiêu tăng
khối lượng và thu nhận thức ăn có hệ số tương quan r = 0,65. Theo Nguyễn Văn Đức
và Lê Thanh Hải (2001), tương quan di truyền (r) giữa tăng khối lượng và tiêu tốn thức
ăn: từ -0,51 đến -0,56. Sellier (1998), công bố có mối tương quan di truyền âm và chặt
chẽ giữa tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn, r = -0,69 đến -0,99; giữa tăng khối lượng
và thu nhận thức ăn có tương quan âm và chặt chẽ, r = -0,28 đến -0,37. Hệ số di truyền
về tăng khối lượng của lợn Landrace nuôi tại Sibia ở mức thấp (0,11) và tỷ lệ nạc ở
mức cao (0,63).
Ngoài con giống, khả năng sinh trưởng về khối lượng, các tính trạng nuôi vỗ
béo, thân thịt và chất lượng thịt còn chịu sự chi phối của các gen như FUT1, halothane,
IGF2α, gen Rendement Napoli,....
b. Các yếu tố ngoại cảnh
Bên cạnh sự ảnh hưởng của các yếu tố di truyền, các yếu tố ngoại cảnh cũng
ảnh hưởng rất rõ rệt đến khả năng sinh trưởng của lợn.
- Dinh dưỡng
Dinh dưỡng chính là yếu tố quan trọng bậc nhất trong các yếu tố ngoại cảnh ảnh
hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn. Mối quan hệ đặc biệt giữa protein và năng
lượng trong khẩu phần ăn là yếu tố quan trọng giúp cho việc điều khiển tốc độ tăng
khối lượng và tiêu tốn thức ăn của lợn. Phương thức cho ăn và giá trị dinh dưỡng trong
khẩu phần ăn là chìa khóa ảnh hưởng đến tăng khối lượng. Nuôi lợn bằng khẩu phần
có protein thấp lợn sẽ sinh trưởng chậm, tăng khối lượng thấp. Khẩu phần có mức
năng lượng cao sẽ làm tăng tốc độ tăng khối lượng, giảm tiêu tốn thức ăn so với mức

năng lượng thấp. Tăng khối lượng trung bình/ngày cũng sẽ thay đổi theo mối quan hệ
giữa các chất với nhau: vitamin, khoáng, protein. Bổ sung các axit amin cần thiết vào
khẩu phần ăn của lợn giúp tăng khối lượng nhanh hơn.
Khoáng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với lợn. Nuôi lợn hướng nạc thì hàm
lượng Lysin trong khẩu phần giai đoạn cuối cần 0,5 – 0,8%. Tốc độ sinh trưởng và chất
lượng thịt cũng thay đổi tùy thuộc vào mối quan hệ giữa vitamin và khoáng chất. Bổ
sung Cu, Zn một cách hợp lý vào khẩu phần ăn có tác dụng làm tăng khả năng sinh
trưởng, giảm ô nhiễm môi trường. Như vậy, khả năng tăng khối lượng của lợn tốt hơn,
tiêu tốn thức ăn ít và độ dày mỡ lưng cao hơn khi cho lợn ăn theo chế độ tự do.

16
16


* Thời gian nuôi
Dựa vào quy luật sinh trưởng tích lũy chất dinh dưỡng trong cơ thể lợn, người ta
đề ra 3 phương thức nuôi: nuôi lấy nạc đòi hỏi tăng khối lượng nhanh, thường kết thúc
khi lợn có khối lượng 80 – 90kg; nuôi theo hướng kiêm dụng nạc – mỡ, thời gian nuôi
dài hơn. Phương thức nuôi lấy mỡ cần thời gian nuôi dài, khối lượng giết thịt lớn hơn
2 phương thức kia. Theo Đinh Văn Chỉnh và cs. (1999), nghiên cứu trên lợn kiểm tra
cá thể cho biết: độ lớn của hệ số tương quan giữa độ dày mỡ lưng so với tỷ lệ mỡ giảm
dần theo tuổi, sự tích lũy mỡ tăng dần theo sự tăng về khối lượng. cứ tăng 10kg khối
lượng thì độ dày mỡ lưng tăng khoảng 1mm ở tất cả các điểm. thời gian nuôi càng dài
thì tỷ lệ mỡ trong thân thịt càng tăng, tỷ lệ nạc càng giảm.
* Các yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng
Biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi lợn con là rất quan trọng vì nó góp phần nâng
cao năng suất sinh sản của lợn nái. Nếu kỹ thuật chăn nuôi lợn con tốt thì không chỉ tỷ
lệ nuôi sống lợn con cao, rút ngắn được thời gian cai sữa mà còn tăng được khối lượng
lợn con.
Các yếu tố gây ảnh hưởng đến trao đổi chất và sức sản xuất của lợn bao gồm:

nhiệt độ chuồng nuôi, tiểu khí hậu chuồng nuôi, khẩu phần ăn của lợn, chế độ chăm
sóc – nuôi dưỡng, cân gia súc, vận chuyển, phân đàn, chuyển chuồng,...
Nhiệt độ chuồng nuôi cao hay thấp hơn nhiệt độ giới hạn thích ứng cho phép đều
gây bất lợi đối với sinh trưởng của lợn.
Độ ẩm cao dễ gây các bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da như ghẻ, đậu mùa,
tiêu chảy,.... dẫn đến lợn chậm lớn. Độ ẩm thích hợp cho lợn là 50 – 70%.
Các yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự trao đổi chất và sức sản xuất của lợn
gồm: sự thay đổi của nhiệt độ chuồng nuôi, tiểu khí hậu chuồng nuôi không thích hợp,
khẩu phần ăn không phù hợp, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, quá trình cân,
vận chuyển gia súc, lấy máu, thiến hoạn, phân đàn, chuyển chồng, tiêm chủng và điều
trị, thay đổi kích thước và hình dáng chuồng nuôi, thay đổi khẩu phần ăn, đột ngột bỏ
đói, cho uống thiếu nước.
Khi cho lợn ăn khẩu phần ăn tự do, khả năng tăng khối lượng nhanh hơn, tiêu tốn
thức ăn thấp hơn nhưng dày mỡ lưng lại cao hơn khi lợn đực ăn khẩu phần ăn hạn chế.
Lợn cho ăn khẩu phần ăn hạn chế có tỷ lệ nạc cao hơn lợn cho ăn khẩu phần ăn tự do.
* Mùa vụ

17
17


Huang et al. (2002) cho biết mùa vụ có ảnh hưởng rõ rệt đến độ dày mỡ lưng và
hiệu quả sử dụng thức ăn. Choi et al. (1997), lợn nuôi trong mùa hè và mùa đông có độ
dày mỡ lưng thấp hơn so với nuôi trong mùa thu và mùa xuân.
Sự khác biệt giữu năm và mùa ảnh hưởng tới tăng khối lượng và dày mỡ lưng rõ
rệt. Nguyễn Văn Đức và Lê Thanh Hải (2001), tăng khối lượng chịu ảnh hưởng của
yếu tố mùa vụ.
* Tính biệt
Mỗi loại lợn khác nhau: lợn cái, đực, đực thiến đều có khả năng sinh trưởng khác
nhau. Lợn đực có khả năng sinh trưởng cao hơn lợn cái và đực thiến. Tuy vậy nhưng

nhu cầu về năng lượng của lợn đực cũng cao hơn hai loại trên.
* Điều kiện chăn nuôi
Điều kiện chăn nuôi của mỗi trang trại cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng
của lợn. Chuồng kín, chuồng nuôi đảm bảo về mật độ, diện tích phù hợp thì khả năng
sinh trưởng tốt hơn chuồng hở, chuồng có mật độ nuôi không phù hợp. Khả năng sinh
trưởng của lợn sẽ phát huy tốt khi nuôi theo đàn. Nuôi theo đàn thì lượng thu nhận
thức ăn/ngày cao hơn so với nuôi nhốt theo từng ô chuồng.
1.4. TỔNG QUAN VỀ TİNH DỊCH LỢN
1.4.1. Bộ máy sinh dục lợn đực
a) Cấu tạo bộ máy sinh dục lợn đực
Hệ sinh dục lợn đực gồm các bộ phận chủ yếu sau:
Dịch hoàn (hay còn gọi là tinh hoàn) là một tuyến, vừa là tuyến ngoại tiết tức là
sinh ra tinh trùng, vừa có chức năng nội tiết hay sinh ra hormone testosterone, có tác
dụng làm phát triển đặc điểm giới tính.
Cấu tạo của dịch hoàn:
- Giáp mạc riêng (tunica vaginalis propria): cấu tạo bởi 1 lớp sợi bền, là phần
kéo dài của phúc mạc.
- Màng trắng (tunica abluginea): từ đây phát ra nhiều bức ngăn hình tia, chia
dịch hoàn thành nhiều múi. Mỗi múi đều chứa những ống sinh tinh uốn khúc (tubuli
abluginea) trong đó tinh trùng được hình thành. Tất cả các ống sinh tinh đều hướng về
vách giữa của dịch hoàn.
- Mạng tinh (rate testis) và thể Haimo (Highmor): khi đi vào vách giữa của dịch
hoàn, những ống sinh tinh uốn khúc biến thành những ống sinh tinh thẳng và đan chéo

18
18


vào nhau tạo thành mạng tinh. Mạng tinh cùng với vách giữa của dịch hoàn tạo thành
thể Haimo.

- Dịch hoàn phụ (Epididymis): ở lợn đực dịch hoàn phụ rất phát triển, hay còn
gọi là mào tinh- là một cái kho để dự trữ tinh trùng. Phụ dịch hoàn bắt đầu từ mạng
tinh chạy ra khoảng 12-15 ống tinh. Mỗi ống nằm trong ngăn của một cơ quan gắn vào
cực trên và bờ sau của tinh hoàn gọi là mào tinh. Mỗi ống tinh trong mào tinh cũng là
những ống uốn khúc. Tất cả những ống này đều đổ vào một ống xuất chung, uốn khúc
gọi là ống mào tinh (ductus epididymidis). Ống này hướng từ chõm xuống đuôi mào
tinh và khi thoát ra khỏi cơ quan này thì thành một ống duy nhất- ống dẫn tinh (ductus
deferens). Tinh trùng không ngừng được sinh ra ở ống sinh tinh sau đó đi vào dịch
hoàn phụ và lưu lại đó một thời gian. Khi vào dịch hoàn phụ tinh trùng không vận
động, không có khả năng thụ tinh vì trong phụ dịch hoàn có pH 6,2 – 6,8, đồng thời
nhiệt độ ở đây cũng thấp hơn thân nhiệt. Chính những điều kiện này làm cho tinh trùng
ít hoạt động và sống lâu được trong phụ dịch hoàn. Tinh trùng có khả năng sống trong
phụ dịch hoàn từ 1-2 tháng.
- Bao dịch hoàn: mỗi dịch hoàn được bao bọc bởi một bao sợi (màng trắng),
bên ngoài được phủ bằng một tinh mạc, bên trong được phủ bởi một màng mạch máu.
- Dương vật: dương vật nằm ở dưới vách bụng, được bắt đầu bằng một trụ, hai
đầu bám vào hai mẩu xương ngồi, hướng ra phía trước. Dương vật lợn đực có một
đoạn cong hình chữ S, nằm kín trong da, khi giao phối mới thò ra ngoài. Đầu dương
vật có hình xoắn như mũi khoan, cách đầu mút 0,5 - 0,7cm có lỗ để phóng tinh ra
ngoài. Khi giao phối hay lấy tinh, dương vật thò ra ngoài 20 - 40 cm.
- Thừng dịch hoàn: thừng dịch hoàn gồm các động mạch và thần kinh đi vào
dịch hoàn, chúng cấu tạo bởi các mô liên kết, các hệ cơ vòng và cơ dọc liên kết với
nhau.
b) Các tuyến sinh dục phụ
- Tuyến tiền liệt (Prostate gland): nằm ở chỗ khởi đầu của niệu đạo và trên phần
cuối của ống dẫn tinh. Tuyến tiền liệt có rất nhiều lỗ đổ vào niệu đạo, dịch tiết của
tuyến này không trong suốt, có tính kiềm, có tác dụng trung hòa độ acid ở long niệu
đạo và acid H2CO3 do tinh trùng sinh ra. Thể tích của tuyến thay đổi theo tuổi, gia súc
non thì tuyến này rất nhỏ, ở gia súc trưởng thành thì to nhất và sau đó teo đi khi gia
súc già.


19
19


- Tuyến tinh nang (tiểu nang, vesicular semen gland): là một túi rỗng để chứa
tinh trùng, nang tuyến tiết ra chất keo màu trắng hoặc vàng, qua ống phóng tinh đổ vào
đường niệu sinh dục. Chất keo này gặp chất tiết của tuyến tiền liệt tiết ra thì ngưng đặc
lại để đậy nút cổ tử cung sau khi giao phối không cho tinh dịch chảy ngược ra ngoài.
Ngoài ra chất tiết này còn cung cấp dinh dưỡng và tăng cường hoạt lực của tinh trùng
vì trong chất tiết có chứa nhiều glucose và các acid béo. Nang tuyến là hai tuyến hình
trứng, màu vàng nhạt, mặt ngoài nổi nhiều u, nằm trong xoang chậu, trên bọng đái và
ống dẫn tinh.
- Tuyến củ hành (Cowper, Glandula bulborethrales): to bằng quả táo, nằm ở
đoạn cuối của phần niệu đạo trong xoang chậu, trên vòng cung ngồi. Cấu tạo có cơ củ
hổng và cơ co bóp của tuyến. Thân tuyến to nhỏ không giống nhau. Chất bài tiết của
tuyến này chính là keo phèn, chất này đặc, keo dính, có tác dụng nút cổ tử cung sau
khi lợn đực phóng tinh xong. Tuy nhiên, keo phèn là chất không có lợi cho tinh trùng,
vì khi tinh trùng ra ngoài cơ thể, nếu trong tinh dịch có lẫn keo phèn, tinh trùng thường
tụ lại nên rất chóng chết. Do đó, khi làm thụ tinh nhân tạo người ta lọc bỏ keo phèn
ngay sau khi lấy tinh, hoặc lọc bỏ ngay trên phễu khi đang lấy tinh.
c) Đặc tính của tinh dịch và tinh trùng lợn
* Sự tiết tinh dịch và thành phần tinh dịch ở lợn
Lợn đực ngoại, khi được 8-9 tháng tuổi, khối lượng cơ thể đạt 90-100kg thể trọng
người ta có thể tiến hành khai thác tinh. Khi khai thác lợn đực trong thụ tinh nhân tạo,
quá trình xuất tinh, ta có thể quan sát thấy rõ 3 giai đoạn xuất tinh:
• Giai đoạn đầu: tiết ra 10 - 20 ml dịch trong suốt không có tinh trùng, chất này có
tác dụng rửa đường niệu sinh dục.
• Giai đoạn hai: kéo dài 1 - 2 phút, tiết ra khoảng 100 - 120 ml, chất này gồm tinh
trùng và các chất phân tiết của các tuyến sinh dục như tiền liệt, cowper, tinh nang.

• Giai đoạn ba: là giai đoạn bài tiết chủ yếu của các tuyến sinh dục phụ (150 - 200
ml). Số lượng tinh trùng ở giai đoạn này ít, giai đoạn này kéo dài 4 - 5 phút.
Tinh dịch của lợn cũng giống như tinh dịch của các loài gia súc khác, nó là hỗn
hợp các dịch tiết của cơ quan sinh dục đực do các tuyến sinh dục phụ tiết ra, khi con
đực hưng phấn cao độ và thực hiện thành công phản xạ sinh dục để tiết tinh dịch vào
đường sinh dục của con cái hay dụng cụ hứng tinh. Tinh dịch lợn đực gồm hai phần:
tinh thanh và tinh trùng.

20
20


Tinh thanh chiếm 94,7% khối lượng tinh dịch. Tinh thanh của tinh dịch là môi
trường có tác dụng kích thích tinh trùng hoạt động. Sự hoạt động của tinh trùng làm
tiêu hao năng lượng dự trữ, làm trương phồng màng bọc đầu tinh trùng, đồng thời làm
mất diện tích bề mặt gây ra các đám kết dính làm tinh trùng lợn chóng chết khi ra
ngoài cơ thể con đực. Tinh thanh của tinh dịch là hỗn hợp chất lỏng được tiết ra bởi
tuyến sinh dục phụ như: tiền liệt tuyến và niệu đạo (55-70%); tinh nang (20-26%);
tuyến Cowper (15-18%) và tinh hoàn phụ (2-3%). Tinh trùng trong tinh dịch chỉ chiếm
2 - 7%. Tinh thanh chiếm khối lượng lớn trong tinh dịch và chỉ là môi trường cho tinh
trùng hoạt động, do vậy khối lượng tinh thanh là chỉ tiêu chỉ có ý nghĩa về mặt pha
loãng và qua nó không thể kết luận được tinh tốt hay xấu.
Thành phần hoá học của tinh dịch lợn: tinh dịch lợn là một hỗn hợp các chất lỏng
phức tạp, cho nên một số chất chỉ được xác định ở mức định tính. Tác dụng chủ yếu
của tinh dịch là rửa đường niệu sinh dục, là môi trường để nuôi sống tinh trùng ngoài
cơ thể, kích thích tinh trùng hoạt động trong đường sinh dục của con cái.
*Sự hình thành và cấu tạo của tinh trùng lợn
Tinh trùng là tế bào sinh dục đực đã hoàn chỉnh về hình thái, cấu tạo và đặc điểm
sinh lý, sinh hóa bên trong và có khả năng thụ thai (thụ tinh). Nói cách khác, tinh trùng
là tế bào sinh dục đực đã qua kỳ phân chia giảm nhiễm, đã thành thục và có khả năng

thụ thai.
Các giai đoạn hình thành tinh trùng:

21
21


Hình 2. 1. Sơ đồ của quá trình hình thành tinh trùng
Tinh trùng được hình thành trong lòng ống sinh tinh của dịch hoàn từ khi con đực
thành thục về tính.
-

Giai đoạn sinh sản: tinh bào nguyên thủy sinh sản thành tinh nguyên bào, tinh nguyên
bào xuất hiện không lâu trước khi con đực thành thục về tính, đây là những tế bào lớn,
hình tròn, có nhiễm sắc thể phân tán rất điển hình.

-

Giai đoạn sinh trưởng: giai đoạn này tinh nguyên bào tăng lên về kích thước, đến cuối
giai đoạn sinh trưởng thì được gọi là tinh bào cấp I (Cyt I). Quá trình nguyên phân
(Mitosis) cho ra những Cyt I với 2n nhiễm sắc thể. Giai đoạn này xảy ra trong thời
gian 15-17 ngày.

-

Giai đoạn thành thục :đặc trưng của giai đoạn này là xảy ra quá trình giảm phânMeiois (hay phân bào giảm nhiễm) qua hai lần phân chia liên tiếp. Sau lần phân chia
thứ nhất tạo ra Cyt II, và sau lần phân chia thứ hai thì tạo ra tiền tinh trùng (hay tinh
tử).

-


Giai đoạn biến thái: tiền tinh trùng (tinh tử) phải trải qua giai đoạn biến thái. Giai đoạn
này có thể tóm tắt như sau:

22
22


• Nhân tế bào thu nhỏ lại và biến thành đầu tinh trùng, phần lớn tế bào chất dồn về một
phía tạo thành phần cổ tinh trùng. Một số thể Golgi tập trung ở đầu mút trước của tiền
tinh trùng tạo thành Acrosom, Acrosom có màng bọc và xoang.
• Cả hệ thống Acrosom với màng nhân và màng ngoài tạo thành mũ trước chóp của tinh
trùng và nối với tế bào Sertoli để nuôi dưỡng tinh trùng.
• Các ty thể chuyển xuống vùng cổ, phần lớn tế bào chất biến đi chỉ còn một lớp mỏng
bao quanh miền ty thể và đuôi.
Quá trình này diễn ra trên tế bào dinh dưỡng Sertoli trong lòng ống sinh tinh,
trong thời gian 14-15 ngày. Cuối giai đoạn này từ tiền tinh trùng sẽ trở thành tinh trùng
non và rơi vào trong lòng ống sinh tinh được đẩy và đưa về phía phụ dịch hoàn.
-

Giai đoạn phát dục: Xảy ra ở phụ dịch hoàn, tinh trùng tiếp tục phát dục và thành thục
và trở thành tinh trùng thành thục (Spematozoon), hay còn gọi là giao tử đực, có 1n
nhiễm sắc thể. Chúng được chia thành hai loại: loại mang nhiễm sắc thể X và loại
mang nhiễm sắc thể Y. Giai đoạn này mất 14-15 ngày.

-

Về hình thái: tinh trùng có dạng con nòng nọc. Trông thẳng đầu tinh trùng có hình quả
trứng, trông nghiêng có hình tấm hơi cong. Thành phần hóa học: 25% vật chất khô +
75 % nước. Trong 25% vật chất khô gồm 85% protein, 13,2% lipid và 1,8 % chất

khoáng. Đầu tinh trùng chứa chủ yếu là AND, đuôi thì nhiều lipid, ngoài ra là các
enzyme. Tinh trùng gồm ba phần chính:

-

Phần đầu: trên cùng của đầu là hệ thống Acrosom. Phần trước của đầu được bao phủ
một mũ mỏng, tức bao đầu. Dưới lớp này có cấu tạo hình dải gọi là thể ngọn. Trong
bao đầu tập trung enzyme hyaluronidaza, men này có tác dụng phá vỡ màng phóng xạ
của tế bào trứng trong quá trình thụ tinh. Sau hệ thống Acrosom là nhân, nhân chiếm
hầu hết phần đầu: 76,7-80,3%, nó có chứa DNA- vật chất di truyền.

-

Phần cổ: đây là nơi chủ yếu chứa nguyên sinh chất của tinh trùng. Từ trung tử 1 xuất
phát hai sợi trục đuôi và những sợi fibrin. Các sợi được bố trí theo công thức 2:9:9.
Nghĩa là 2 sợi trục, 9 sợi vòng trong có đường kính 180 A 0, 9 sợi vòng ngoài (trong đó
có 3 sợi số 1, 4, 7 to hơn và có đường kính 1000 A 0, còn các sợi số 2, 3, 5, 6, 8,9 thì
nhỏ hơn và có đường kính 700A 0). Phần cổ tinh trùng đính với phần đầu rất lỏng lẻo,
khi tinh trùng xâm nhập vào tế bào trứng trong quá trình thụ tinh thì chỉ có phần đầu
vào được bên trong tế bào trứng còn cổ thì bị gãy, cổ và đuôi ở bên ngoài. Trong
nguyên sinh chất ở phần cổ của tinh trùng chứa nhiều ty thể, trong đó có chứa nhiều

23
23


enzyme giúp cho tinh trùng trong quá trình trao đổi chất. Ngoài ra phần cổ than còn có
chứa các chất khác như sắc tố, lipoid, ATP…
-


Phần đuôi: bao quanh đuôi là màng chung của tinh trùng, ngoài ra màng còn được bám
thêm lipoprotein, phần protein khá bền vững, nó gần giống như keratin. Đuôi được
chia thành 3 phần: đuôi trung đoạn, đuôi chính và đuôi phụ.
Các sợi cũng được sắp xếp theo những vòng tròn đồng tâm theo công thức 2:
9:9. Ở phía trên xếp mau hơn, to hơn và chúng được duỗi ra ở phần đuôi phụ tạo thành
chùm tơ đuôi. Chùm tơ đuôi không bị màng bao phủ, chúng được tự do hoạt động như
một mái chèo giúp tinh trùng hoạt động. Chức năng chủ yếu của đuôi là giúp tinh
trùng vận động. Năng lượng cung cấp cho tinh trùng hoạt động từ ATP ở phần cổ và
đuôi tinh trùng.

Hình 2. 2. Cấu tạo của tinh trùng
d) Hoạt động của tinh trùng
Khi còn trong dịch hoàn phụ, tinh trùng hoạt động rất yếu hoặc không hoạt động.
Khi được giải phóng ra ngoài, tinh trùng trở nên hoạt động mạnh do tác động của dịch
tiết do các tuyến sinh dục phụ tiết ra.
Trạng thái hoạt động của tinh trùng thể hiện chất lượng tinh dịch. Nếu tinh trùng
hoạt động càng mạnh thì chất lượng càng tốt. Tinh trùng có 3 hình thức vận động cơ
bản:

24
24


-

Vận động tiến thẳng: đây là những tinh trùng có khả năng thụ thai.

-

Vận động xoay tròn: những tinh trùng có dạng vận động này thường là không có khả

năng thụ thai.

-

Vận động tại chỗ: thường là những tinh trùng non hoặc bị dị tật, những tinh trùng này
không có khả năng thụ thai.
e) Trao đổi chất và năng lượng của tinh trùng
Tinh trùng là một tế bào đơn bội và không còn quá trình phân chia nữa, nhưng để
sống và hoạt động thì tinh trùng cần phải tiến hành quá trình trao đổi chất. Năng lượng
mà cung cấp cho tinh trùng sống và hoạt động là từ ATP, ATP được tạo ra thông qua
hai quá trình: đường phân và hô hấp.
Đây cũng là hai quá trình trao đổi chất cơ bản của tinh trùng. Trong tinh dịch, cả
hai quá trình này xảy ra chủ yếu trên đường, tùy theo sự có mặt hay vắng mặt của oxy
mà một trong hai quá trình đó được diễn ra. Ngoài ra, thì quá trình hô hấp của tinh
trùng có thể được tiến hành với cả acid hữu cơ, acid amin va lipoid.
Nguyên liệu cho quá trình trao đổi chất của tinh trùng được lấy từ trong tinh
thanh và trong chính bản thân tinh trùng. Ngoài ra, nguyên liệu đó còn có trong môi
trường pha chế và bảo tồn tinh dịch.
Hai quá trình trao đổi chất cơ bản của tinh trùng:

-

Quá trình đường phân : diễn ra trong điều kiện yếm khí. Trong điều kiện vắng mặt của
oxy, đường fructose được biến đổi như sau:
C6H12O6 => 2C3H6O3 + 27,7 Kcal
Từ một phân tử đường fructose qua quá trình đường phân cho ra 2 phân tử acid
lactic và 50 Kcal, năng lượng này được dự trữ dưới dạng ATP. Ngoài fructose thì các
đường khác như glucose, manose, maltose… cũng được huy động để lấy năng lượng.
Acid lactic trong tinh dịch phân ly rất lớn, nên nồng độ ion H+ tăng lên đã ức chế
quá trình đường phân, đồng thời đầu độc tinh trùng, làm giảm sức sống, sức hoạt động

của tinh trùng, thậm chí dẫn đến chết tinh trùng. Vì vậy, trong môi trường pha loãng
tinh dịch rất cần phải có năng lực đệm.

-

Quá trình hô hấp diễn ra như sau:
C6H12O6 + 6O2 => 6CO2 + 6H2O + 679 Kcalo
Quá trình hô hấp đòi hỏi môi trường phải có mặt của oxy, tinh trùng sử dụng oxy
để oxy hóa cơ chất. Thông qua quá trình này mà cơ chất được phân giải triệt để. Năng

25
25


×