Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN NÔNG NGHIỆP SÔNG CON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.74 KB, 52 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
NÔNG NGHIỆP SÔNG CON

Nghệ An, tháng 12 năm 2017

1


MỤC LỤC
CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA VIỆC CỔ PHẦN HÓA ........................................................................... 4
PHẦN I: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY ĐẾN THỜI ĐIỂM XĐGTDN ............................................. 6
I. THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA ........................................................................ 6
1. Thông tin cơ bản của Doanh nghiêp ....................................................................................................... 6
2. Quá trình thành lập và phát triển ........................................................................................................... 7
3. Các thành tích đạt được ........................................................................................................................... 7
4. Cơ cấu tổ chức của Công ty ..................................................................................................................... 8
5. Tình hình sản xuất kinh doanh 3 năm trước cổ phần hóa.................................................................. 10
II. TÌNH HÌNH, HIỆN TRẠNG CÔNG TY ............................................................................................. 17
1. Thuận lợi – Khó khăn ............................................................................................................................ 17
2. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong ngành ......................................................... 18
3. Thực trạng về tài sản Công ty ............................................................................................................... 19
4. Thực trạng về đất đai đang sử dụng ..................................................................................................... 20
5. Thực trạng về lao động .......................................................................................................................... 20
PHẦN II: KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP
TỤC XỬ LÝ ................................................................................................................................................. 22
1. Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp ................................................................................................. 22
2. Những vấn đề cần tiếp tục xử lý ............................................................................................................ 23
PHẦN III: PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN NÔNG


NGHIỆP SÔNG CON ................................................................................................................................. 25
I. MỤC TIÊU, HÌNH THỨC CỔ PHẦN HÓA ....................................................................................... 25
1. Mục tiêu cổ phần hóa ............................................................................................................................. 25
2. Hình thức cổ phần hóa ........................................................................................................................... 25
3. Vốn điều lệ ............................................................................................................................................... 25
4. Cơ cấu vốn điều lệ, Phương thức bán cổ phần, Xác định giá khởi điểm ........................................... 25
5. Chi phí cổ phần hóa và kế hoạch sử dụng tiền thu từ bán cổ phần ................................................... 32
5.1. Chi phí cổ phần hóa ............................................................................................................................. 33
II. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH ..................................... 34

2


1. Thông tin Doanh nghiệp sau cổ phần hóa ............................................................................................ 34
2. Ngành nghề kinh doanh dự kiến sau cổ phần hóa ............................................................................... 34
3. Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành Công ty ..................................................................................... 34
III. PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ............................................................................................. 39
1. Phương án sắp xếp lao động .................................................................................................................. 39
2. Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển sang Công ty cổ phần ...................................................................... 40
IV. PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG ĐẤT SAU CỔ PHẦN HÓA .................................................................... 41
V. PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY SAU CỔ PHẦN HÓA ..................... 41
1. Các chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2017 – 2020 .......................................................................................... 41
2. Phương án đầu tư ................................................................................................................................... 43
3. Giải pháp về sản xuất kinh doanh......................................................................................................... 44
4. Giải pháp về tài chính ............................................................................................................................ 45
5. Giải pháp về quản lý .............................................................................................................................. 45
6. Giải pháp về khoa học công nghệ.......................................................................................................... 45
7. Giải pháp về chế biến ............................................................................................................................. 46
8. Giải pháp về thị trường.......................................................................................................................... 46
9. Giải pháp về công tác tổ chức cán bộ, bộ máy công ty........................................................................ 46

10. Kế hoạch đăng ký Công ty đại chúng, đăng ký lưu ký, giao dịch và niêm yết trên thị trường
chứng khoán ................................................................................................................................................. 47
PHẦN IV: ĐÁNH GIÁ, TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 49
I. ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG ÁN .................................................................................................................... 49
1. Rủi ro về đặc thù .................................................................................................................................... 49
2. Rủi ro kinh tế .......................................................................................................................................... 49
3. Rủi ro về luật pháp ................................................................................................................................. 51
4. Rủi ro của đợt chào bán ......................................................................................................................... 51
5. Rủi ro khác .............................................................................................................................................. 51
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ....................................................................................................................... 51
III. KIẾN NGHỊ.......................................................................................................................................... 52

3


CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA VIỆC CỔ PHẦN HÓA

Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014 và các văn bản có liên quan;

Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ về chuyển Doanh
nghiệp 100% vốn nhà nước thành Công ty cổ phần;

Nghị định 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của nghị định số 59/2011/NĐ-CP;

Nghị định 116/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 sửa đổi bổ sung một số điều của
Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ về chuyển Doanh nghiệp
100% vốn nhà nước thành Công ty cổ phần;


Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22/07/2015 của Chính phủ quy định chính sách
đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại Công ty TNHH một thành viên do Nhà
nước làm chủ sở hữu;

Thông tư 44/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
số 63/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2015 của chính phủ quy định chính sách đối
với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
do nhà nước làm chủ sở hữu;

Thông tư số 196/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 Bộ Tài Chính hướng dẫn về việc
bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các Doanh nghiệp
100% vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi thành Công ty cổ phần;

Thông tư số 115/2016/TT-BTC ngày 30/06/2016 Bộ Tài Chính sửa đổi, bổ sung
một số điều của thông tư số 196/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 của bộ tài chính hướng
dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các doanh
nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần

Thông tư 127/2014/TT-BTC ngày 20/10/2014 của Bộ Tài Chính Hướng dẫn xử lý
tài chính và xác định giá trị Doanh nghiệp khi thực hiện chuyển Doanh nghiệp 100%
vốn nhà nước thành Công ty cổ phần;

Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi
mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp;

Văn bản số 901/TTg-ĐMDN ngày 27/06/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Phương án sắp xếp Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Con;
4




Căn cứ Quyết định số 3782/QĐ-UBND ngày 17/8/2017 của UBND tỉnh Nghệ An
về việc cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Con;

Căn cứ Quyết định số 3282/QĐ-UBND ngày 21/07/2017 của UBND tỉnh Nghệ An
về việc thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông
Con;

Căn cứ Quyết định của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt giá trị doanh nghiệp
để Cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Con;

5


PHẦN I: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY ĐẾN THỜI ĐIỂM XÁC ĐỊNH GIÁ
TRỊ DOANH NGHIỆP NGÀY 30/09/2017
I.
1.

THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA
Thông tin cơ bản của Doanh nghiêp

1.1. Thông tin chung
Tên Công ty

:

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN NÔNG NGHIỆP
SÔNG CON


Tên Công ty
: SONG CON AGRICULTURE COMPANY LIMITED
bằng tiếng anh
Tên viết tắt

: SONG CON AC .,LTD

Địa chỉ trụ sở
: Xóm Tân Phú - Xã Tân Phú - Huyện Tân Kỳ - Tỉnh Nghệ An
chính
Điện thoại

: 023 83887656

Fax

: 023 83887116

Vốn điều lệ

: 6.553.231.714 đồng

Giấy ĐKKD

: 2900329834

1.2. Ngành nghề kinh doanh
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Số 2900329834 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Nghệ An cấp ngày 01/11/2010, ngành nghề kinh doanh hiện tại của Công ty
TNHH MTV Nông nghiệp Sông Con bao gồm:

-

Sản xuất và chế biến mủ cao su;

-

Trồng cây ăn quả, mía, cây lương thực; Thu mua, chế biến nông sản;

-

Trồng cỏ và chăn nuôi gia súc;

Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp (không bao gồm thuốc
bảo vệ thực vật);
-

Dịch vụ kỹ thuật giống cây, con các loại;
6


-

Kinh doanh xăng dầu, mỡ các loại.

2.

Quá trình thành lập và phát triển

2.1. Quá trình thành lập
Công ty TNHH 1TV Nông nghiệp Sông Con là Doanh nghiệp 100% vốn Nhà

nước, tiền thân là Nông trường Quốc doanh Sông Con được thành lập ngày 25/12/1955,
đóng trên địa bàn 2 xã Tân Phú, Tân Long, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
Tháng 12/1985, Nông trường Sông Con chia tách thành Nông trường Sông Con và
Nông trường Vực Rồng. Nông trường Sông con có ngành nghề chính là trồng cam, cao
su, cà phê, mía.
Đến ngày 10/02/2006 , hai Nông trường đã hợp nhất trở lại và chuyển đổi thành
Công ty nông nghiệp Sông Con theo Quyết định số 472/QĐ-UB/ĐMDN của Uỷ ban
Nhân dân tỉnh Nghệ An.
Tháng 7 năm 2010 Công ty thực hiện việc chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp thành
Công ty TNHH 1TV Nông nghiệp Sông Con (theo Quyết định 3203/QĐ-UBND.NN
ngày 26/7/2010 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An).
2.2. Quá trình phát triển
Với nhiệm vụ sản xuất chế biến cao su, mía, lương thực, sản xuất kinh doanh vật
liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, dịch vụ kỹ thuật giống cây con..., trong hơn 60 năm
qua, đơn vị luôn chú trọng đầu tư phát triển kinh tế, hình thành các vùng sản xuất quy
mô lớn về cây công nghiệp, cây ăn quả
Trong nhiều năm qua, công ty luôn là đơn vị nông nghiệp thuộc tốp đầu của địa
phương, làm ăn có lãi, đời sống cán bộ công nhân, người dân được đảm bảo.
Công tác hoạt động đoàn thể của Công ty luôn được coi trọng và tích cực đẩy
mạnh, chế độ chính sách cho người lao động được nâng cao và đảm bảo công ăn việc
làm, thu nhập ổn định cho người lao động. Trong quá trình hoạt động và phát triển,
Công ty luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
3.

Các thành tích đạt được

Công tác hoạt động đoàn thể của Công ty luôn được coi trọng và tích cực đẩy
mạnh, chế độ chính sách cho người lao động, đảm bảo công ăn việc làm, thu nhập ổn.

7



Trong quá trình hoạt động và phát triển, Công ty luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ được giao. Trong nhiều năm gần đây công ty Nông nghiệp Sông Con trở thành doanh
nghiệp Nhà nước kinh doanh có hiệu quả. từ năm 2008 đến 2012, Công ty liên tục được
xếp loại đơn vị xuất sắc của ngành nông nghiệp, 2 lần được UBND tỉnh Nghệ An tặng
cờ thi đua đơn vị dẫn đầu phong trào sản xuất kinh doanh.
4.

Cơ cấu tổ chức của Công ty

4.1. Tổ chức bộ máy quản lý
Công ty được tổ chức theo mô hình Công ty TNNH nhà nước một thành viên, bao
gồm:
Ban giám đốc

: 01 Chủ tịch kiêm Giám đốc vàPhó Giám đốc

Phòng chuyên môn, nghiệp vụ : Phòng Tổ chức-Hành chính-Bảo vệ
Phòng Kế hoạch-Kỹ thuật
Phòng Tài chính-Kế toán
Đơn vị trực thuộc

: 13 đội Sản xuất trồng trọt
Xưởng chế biến mủ cao su

8


4.2. Sơ đồ tổ chức

Chủ tịch kiêm Giám đốc
Kiểm soát viên
Phó Giám đốc

Phó Giám đốc

(Phụ trách kinh doanh-dịch vụ)

kiêm Chủ tịch Công Đoàn
Phụ trách SX và an ninh)

Phòng Kế hoạch Kỹ
thuật sản xuất

Phòng TC-HC
Bảo vệ

13 đội Sản xuất

Phòng
Tài chính Kế toán

Xưởng chế biến
mủ cao su

Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban


Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty


Là viên chức quản lý được UBND tỉnh bổ nhiệm, đại diện theo pháp luật và thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty theo quy định pháp luật và Điều lệ Công ty trong
quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty và chịu
trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty trước Chủ sở hữu, trước pháp luật.


Phó giám đốc

Do Chủ tịch công ty bổ nhiệm khi được sự chấp thuận của Chủ sở hữu. Là viên
chức quản lý dưới sự điều hành trực tiếp của Giám đốc doanh nghiệp, được Giám đốc
phân công phụ trách những mảng công tác cụ thể, như về Sản xuất, KD-DV, an ninh và
các hoạt động xã hội ...

-

Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật sản xuất
Tham mưu cho Giám đốc về xây dựng kế hoạch sản xuất, cơ chế quản lý sản xuất.
Trực tiếp chỉ đạo công tác sản xuất, quy trình kỹ thuật sản xuất các loại cây trồng;
9


Làm công tác thống kê tổng hợp về hoạt động sản xuất; Quản lý ruộng đất về pháp
chế - kinh tế - kỹ thuật theo quy định; Quản lý các hợp đồng sản xuất.

Phòng Tổ chức – Hành chính – Bảo vệ
Là bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ, nhân sự và lao động.
Thực hiện việc quản lý mọi chế độ chính sách đối với công nhân (chế độ BHXH,
BHYT, đào tạo, bổ nhiệm, nâng lương...);
Thực hiện các công việc quản trị Hành chính-Văn phòng và trực tiếp phụ trách
công tác bảo vệ sản xuất.


Phòng Tài chính – Kế toán
Tham mưu về công tác tài chính kế toán, xây dựng kế hoạch tài chính doanh
nghiệp.
Trực tiếp thống kê và thực hiện các nghiệp vụ về hoạt động tài chính, vốn,
tài sản của DN.
Thực hiện việc quản lý thu, chi tài chính theo luật định.
Kế toán trưởng là viên chức quản lý, là người cùng Giám đốc chịu trách nhiệm
trong các hoạt động tài chính và quản lý vốn, tài sản.


Đơn vị trực thuộc
Có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch Công
ty giao hàng năm. Quản lý vật tư, tiền vốn, tài sản và các nguồn lực khác của Công ty
giao để duy trì và phát triển sản xuất. Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ chính sách nhà
nước ban hành, các nội quy, quy chế của Công ty.
5.

Tình hình sản xuất kinh doanh 3 năm trước cổ phần hóa

5.1. Sản phẩm dịch vụ chủ yếu
-

Mía nguyên liệu

-

Cao su cốm;

-


Dịch vụ kỹ thuật, giống cây, con, vật tư nông nghiệp.

5.2. Thực trạng về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
TT

1

Loại cây trồng/vật nuôi

Diện
tích/Số
lượng

Cây ngắn ngày

1061,9 ha

Cây lúa

183,04 ha

Năng suất

14 tấn/năm/ha
10


2


Cây mía

832,28 ha

Đất ao hồ

46,58 ha

80 tấn/năm/ha

Cây công nghiệp dài ngày

1003,88 ha

Cây cao su

943,77 ha

1,6 tấn mủ cốm/ha/năm

Cây cam

60,11 ha

20 tấn/ha/năm

Vật nuôi

2.806 con


Trâu

1.437 con



1.369 con

Lợn

3.800 con

4

Mặt nước nuôi trồng thủy sản

46,58 ha

60 tấn/năm (nuôi thả cá)

5

Rừng sản xuất

334,82 ha

Độ tán che đạt trên 90 %

Đất có rừng trồng


137,84 ha

Đất khoanh nuôi

196,98 ha

3

(Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Con)


Sản xuất nông nghiệp

-

Cây ngắn ngày :
- Cây lúa: năng suất bình quân 14 tấn/năm/ha;
- Cây mía: năng suất bình quân 80 tấn /ha/năm;

-

Cây công nghiệp dài ngày:

- Cây cao su: đưa vào kinh doanh đạt năng suất bình quân là 1,6 tấn mủ cốm
/ha/năm, có chất lượng sản phẩm mủ tốt, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.
- Cây cam: năng suất đạt 20 tấn /ha/năm .


Sản xuất lâm nghiệp


- Rừng trồng: chủ yếu trồng trên các sườn đồi bảo vệ chống xói mòn cho các vườn
cây lâu năm phía dưới.
- Rừng khoanh nuôi: mục đích để bảo bệ cây lâu năm phía dưới. Rừng được giao
khoán đến hộ lao động được trồng, chăm sóc, bảo vệ và quản lý tốt, độ tán che đạt trên
90 %.


Nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc
11


- Mặt nước nuôi trồng thủy sản : Trong đó chủ yếu là các hồ đập phục vụ môi trường
môi sinh cho việc phát triển cây lâu năm (cam, cao su) và kết hợp nuôi thả cá, mỗi năm
lượng cá đạt khoảng 60 tấn.
- Vật nuôi : Tổng đàn trâu bò là 2.806 con. Trong đó: Trâu 1.437 con, đàn bò 1.369
con. Lợn 3.800 con. Đàn trâu bò của nhân dân trên địa bàn có chất lượng tốt có khả năng
cạnh tranh trên thị trường vì có diện tích trồng cỏ,ngô đáp ứng được thức ăn cho nhu cầu
phát triển đàn trâu bò và đại gia súc nói chung.


Công nghiệp chế biến nông, lầm sản

Công ty có dây chuyền chế biến cao su mủ cốm, công suất 10.000 tấn mủ/năm
đang hoạt động ổn định. Mủ được thu mua của công nhân công ty và nhân dân trên địa
bàn. Ngoài ra, công ty còn có xưởng sản xuất phân bón NPK công suất 1.000 tấn/năm
nhằm phục vụ cho sản xuất của công ty và nhân dân trên địa bàn.


Dịch vụ


Công ty có một hệ thống dịch vụ vật tư, phân bón, giống và kỹ thuật từ công ty đến
đội sản xuất nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của công nhân, lao động, bên cạnh đó
công ty còn có một Đại lý dịch vụ nông nghiệp tổng hợp.
5.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty
Bảng 1:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2015-30/09/2007
Đơn vị tính: Đồng
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Chỉ tiêu
Tổng giá trị tài sản
Vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả
Nợ phải thu
Tổng số lao động
Tổng doanh thu
Tổng chi phí
Lợi nhuận thực hiện
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế/vốn chủ sở hữu


ĐVT
Đồng
Đồng
Đồng
Đồng
Người
Đồng
Đồng
Đồng
Đồng
%

Năm 2015
19.003.033.708
10.584.598.231
8.418.435.477
4.408.472.474
540
24.147.976.400
24.133.282.584
14.693.816
11.461.176

Năm 2016
21.166.860.431
10.553.982.048
10.612.878.383
5.652.191.471
561

26.672.085.741
26.468.516.149
203.569.592
162.855.674

30/09/2007
17.845.137.601
10.391.126.374
7.454.011.227
4.718.121.611
567
28.959.500.869
28.868.928.235
237.845.562
190.276.450

0,11

1,54

1,83

12


(Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2016, BCTC kiểm toán giai đoạn 1/1/2017- 30/9/2017
Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Con)
Tình hình tài chính tính đến 30/9/2017 ổn định, lành mạnh. Trong 03 năm hoạt
động kinh doanh, Công ty đã bảo toàn vốn chủ sở hữu trên 10 tỷ đồng. Năm 2015 do
điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt, hạn hán kéo dài, dịch bệnh nhiều, nên việc đầu tư

chăm sóc vườn cây kém, đồng thời do tác động yếu tố thị trường dẫn đến sản lượng, sản
phẩm giảm sút nghiêm trọng. Mặt khác giá cả các mặt hàng nông sản đặc biệt là cao su sản phẩm chính của Công ty giảm nhiều.
Bảng 2: Cơ cấu doanh thu của Công ty 2015-2017
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu

TT

Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
Doanh thu hoạt động
tài chính

1

2

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

23.796.865.745

26.433.177.871

28.056.275.732


258.536.329

215.572.288

131.831.431

92.574.326

23.335.582

771.393.706

24.147.976.400

26.672.085.741

28.959.500.869

Thu nhập khác

3

Tổng Doanh thu

(Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2016, BCTC kiểm toán giai đoạn 1/1/2017- 30/9/2017
Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Con)
Bảng 3: Cơ cấu lợi nhuận của Công ty 2015-2017
Đơn vị tính: Đồng
TT
1

2
3

Chỉ tiêu
Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
Lợi nhuận khác

Năm 2015

Năm 2016

1.894.175.165 1.942.361.436

Năm 2017
1.630.979.694

(77.880.510)

180.234.010

(533.576.144)

92.574.326

23.335.582

771.393.706


(Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2016, BCTC kiểm toán giai đoạn 1/1/2017- 30/9/2017
Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Con)
Mặc dù tình hình sản xuất còn nhiều khó khăn do biến động thị trường và thời tiết,
tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của Công ty vẫn tăng trưởng đáng kể trong 3 năm từ hơn 11
13


triệu năm 2015 lên đến hơn 190 triệu tính đến thời điểm hết Quý 3 năm 2017. Đây là
những nỗ lực đáng ghi nhận trong quá trình hoạt động của Công ty. Việc kiểm soát tốt
các yếu tốt chi phí là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp tới cơ cấu giá thành, doanh
thu, lợi nhuận thu được. Do vậy, công ty luôn chú trọng tới việc quản lý tốt các yếu tố
chi phí đầu vào, lợi nhuận hằng năm luôn dương. Doanh thu vẫn tăng trưởng trung bình
10% hằng năm.
5.4. Thực trạng về tình hình tài chính công nợ
Đến thời điểm phát hành Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp, Công ty TNHH
MTV Nông nghiệp Sông Con chưa thu thập đầy các biên bản đối chiếu công nợ hoặc
chữ ký xác nhận của chủ nợ và khách nợ đối với các khoản nợ phải thu và nợ phải trả.
Công ty có trách nhiệm hoàn thành việc đối chiếu công nợ trước thời điểm chính thức
chuyển sang công ty cổ phần.
Chi tiết đối chiếu xác nhận các khoản phải thu như sau:
Bảng 4: Các khoản phải thu của Công ty
TT

Khoản mục

Số dư
30/9/2017

Đã đối chiếu

xác nhận

Tỷ lệ đối chiếu
xác nhận

1.421.051.634

1.397.550.680

98,35%

28.786.000

16.286.000

56,58%

2

Trả trước cho người bán
ngắn hạn

3

Phải thu ngắn hạn khác

3.463.022.576

3.463.022.576


100,00%

4

Phải thu dài hạn khác

4.861.605.416

4.587.615.512

94,36%

Tổng cộng

6.311.443.050

6.001.452.192

(Nguồn:Hồ sơ xác định GTDN tại thời điểm ngày 30/09/2017 Công ty TNHH MTV Nông
nghiệp Sông Con)
Sau khi xác định lại, số dư của các khoản phải trả của Công ty như sau:
Bảng 5: Các khoản phải trả của Công ty
TT

Khoản mục

1

Phải trả cho người bán
ngắn hạn


2

Người mua trả tiền
trước ngắn hạn

Số dư
30/9/2017

Đã đối chiếu
xác nhận

Tỷ lệ đối chiếu
xác nhận

1.565.167.300

1.565.167.300

100,00%

138.210.500

129.400.000

93,63%
14


3


Phải trả ngắn hạn khác

1.261.970.759

1.261.970.759

100,00%

4

Vay và nợ dài hạn

2.911.975.000

-

0,00%

Tổng cộng

5.877.323.559

2.956.538.059

(Nguồn:Hồ sơ xác định GTDN tại thời điểm ngày 30/09/2017 Công ty TNHH MTV Nông
nghiệp Sông Con)
5.5. Hiệu quả trong sản xuất kinh doanh
Trong 3 năm gần đây 2013, 2014, 2015 CBCNLĐ toàn công ty đã phấn đấu tổ
chức SXKD khắc phục những khó khăn, thách thức và dành nhiều thắng lợi trong

SXKD, mặc dù giá trị sản lượng sản phẩm và doanh thu hằng năm không đồng đều và
chưa cao. Tuy nhiên công ty luôn quyết tâm đặt chỉ tiêu kế hoạch và thực hiện mục tiêu
lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước và thường xuyên tạo điều kiện đủ việc làm cho
người lao động.
- Công tác quản lí đầu tư sản xuất, thi công hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất đều
đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu của thực tế sản xuất.
- Về mặt tài chính: Công ty luôn cố gắng đảm bảo được nguồn vốn phục vụ sản
xuất kinh doanh, thanh toán kịp thời và đầy đủ chế độ cho người lao động, cho khách
hàng đến giao dịch và hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Về chính sách đối với CNVC, người lao động : Công ty luôn được đảm bảo về
việc làm thông qua hợp đồng giao nhận khoán đất sản xuất, được trả tiền lương, tiền
công xứng đáng với năng lực, chất lượng, hiệu quả công việc và các chế độ khác theo
quy định; Công ty luôn có chính sách đào tạo nguồn nhân lực quản lí và lao động. Nhờ
vây mà các thế hệ CNVCLĐ công ty luôn kế thừa và phát huy tốt những thành quả đã
đạt được trong suốt 60 năm qua.
- Về công tác đầu tư và quản lí tài sản : Tài sản của công ty luôn được đầu tư đúng
mức phù hợp với tính chất nghành nghề SXKD của một công ty nông nghiệp đa cây
trồng. Tài sản đầu tư đã được đưa vào sử dụng, khai thác và đã phát huy hiệu quả góp
phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
5.6. Cơ sở hạ tầng của Công ty
Công ty có hệ thống giao thông nội đồng phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh, với hơn
30 km đường nội đồng được cấp phối. Ngoài ra còn có hệ thống đường nhựa của đường

15


quốc lộ, đường tỉnh, huyện, liên xã. 2 xã địa bàn công ty đứng chân (Tân Phú và Tân Long)
đã đạt chuẩn nông thôn mới.
Hệ thống 09 hồ đập công ty và kênh tưới nội đồng tương đối hoàn chỉnh đáp ứng nhu
cầu sản xuất nông nghiệp.

Các nhà xưởng, nhà làm việc và tập thể vẫn đang tiếp tục được sử dụng hiệu quả.
5.7. Công nghệ hiện đại đang áp dụng, lợi thế công nghệ
- Ứng dụng các loại giống nguyên chủng, chiết ghép vào sản xuất đại trà như Cao su,
cam; các giống mới nhập từ nước ngoài về như giống mía.
- Áp dụng các tiến bộ mới trong nông nghiệp như tưới qua hệ thống tưới ngầm, tưới
phun mưa, kết hợp bón phân và phun thuốc.
- Áp dụng sản xuất sản phẩm hàng hóa theo tiêu chuẩn VietGap. Tuyển chọn và thực
nghiệm đưa vào sản xuất các loại giống cây lương thực, rau màu trồng xen trên đất luân canh
có nămg suất và giá trị sản phẩm hàng hóa được tổ chức sản xuất có hiệu quả và nâng cao thu
nhập cho công nhân lao động
- Sử dụng dây chuyền chế biến cao su mủ cốm (SVR3L, SVR10) với công suất chế biến
10.000 tấn mủ nước/năm. Với chất lượng tốt có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong
nước và thế giới và còn có khả năng mở rộng quy mô chế biến đáp ứng được nhu cầu chế
biến mủ cao su trong vùng.
- Công ty đã đưa công nghệ thông tin tin học vào công tác quản lí văn phòng và phục vụ
SXKD.
5.7.1. Chất lượng dịch vụ, sản phẩm
Công ty tiến hành tuyển chọn và thực nghiệm đưa vào sản xuất các loại giống cây
lương thực, rau màu trồng xen trên đất luân canh có nămg suất và giá trị sản phẩm hàng
hóa được tổ chức sản xuất có hiệu quả và nâng cao thu nhập cho công nhân lao động.
5.7.2. Hoạt động marketing
Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Con xây dựng uy tín dựa trên chất lượng
dịch vụ Công ty cung cấp và kinh nghiệm trong nhiều năm qua. Công ty chưa sử dụng
công cụ như đăng báo, quảng cáo,… để quảng bá hình ảnh và sản phẩm nông nghiệp của
Công ty.
5.8. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty
16


5.8.1. Ảnh hưởng của thời tiết, mùa vụ

Thời tiết diễn biến hết sức phức tạp, bất thường. Rét đậm, rét hại; nắng nóng gay
gắt kéo dài với nền nhiệt độ 39-40oc; sau nắng nóng thường xuyên phải gánh chịu thiên
tai lũ lụt gây tổn thất về kinh tế và khó khăn cho công tác chỉ đạo điều hành SXKD của
công ty trong việc sắp xếp bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý.
Diễn biến sâu bệnh trên một số cây trồng trong mấy năm lại nay thường xuyên diễn
biến hết sức khó lường (chồi cỏ trên mía, phấn trắng trên cao su...) đã ảnh hưởng trực
tiếp đến tư tưởng đầu tư rhâm canh theo quy trình và kết quả SXKD của công ty.
5.8.2. Ảnh hưởng do cạnh tranh thị trường
Thị trường tiêu thụ một số nông sản như cao su, cây lương thực giảm mạnh trong 3
năm nay và có nhiều diễn biến khó lường, trong khi giá vật tư đầu vào cho sản xuất vẫn
giữ nguyên và có hướng gia tăng, nên người công nhân lao động gặp khó khăn, doanh
thu của công ty hàng năm theo đó mà sụt giảm.
5.8.3. Ảnh hưởng của nguyên vật liệu đầu vào tới doanh thu lợi nhuận
Nguyên vật liệu đầu vào của Công ty chủ yếu bao gồm: Phân bón, Giống mía, mủ
cao su (nước, tạp), dầu, điện. Giá nguyên vật liệu đầu vào, các chi phí về lao động, vận
hành có ảnh hưởng đáng kể tới doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Tỷ trọng giá vốn
hàng bán trong cơ cấu chi phí là khá lớn chính vì vậy việc biến động giá cả nguyên vật
liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty.
II. TÌNH HÌNH, HIỆN TRẠNG CÔNG TY
1.

Thuận lợi – Khó khăn

1.1. Thuận lợi
a.

Chính sách nhà nước

Công ty TNHH TMV Nông nghiệp Sông Con luôn được sự quan tâm, chỉ đạo của
các cấp, các ngành, từ đó giúp Công ty có những điều kiện thuận lợi để phát triển và mở

rộng sản xuất.
Hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, trường học, trạm y tế... đã được quan
tâm đầu tư.

17


Các chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước đã thực sự đi vào
cuộc sống, đóng góp quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội, an ninh,
quốc phòng của địa phương.
b.

Tài sản con người

Bộ máy quản lý có trình độ và kinh nghiệm lâu năm, tạo dựng vững chắc thương
hiệu uy tín trong ngành.
Diện tích đất nông nghiệp công ty thực hiện việc giao khoán cho công nhân người
lao động , các hợp đồng nhận giao khoán đất sản xuất ổn định và lâu dài đã đáp ứng nhu
cầu giải quyết việc làm tại địa bàn công ty
Doanh nghiệp đổi mới sẽ đóng góp nhiều lợi ích hơn cho đất nước, mang lại nhiều
lợi ích hơn cho người lao động.
1.2. Khó khăn
Cơ cấu kinh tế khu vực nông, lâm nghiệp còn chiếm tỷ lệ lớn, sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế giữa các ngành diễn ra chậm, chưa hài hòa giữa tỷ trọng nông nghiệp và
công nghiệp.
Sản xuất công nghiệp tăng chậm, chưa phát huy tốt tiềm năng đất đai, nguồn tài
nguyên khoáng sản của địa phương.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa rõ nét. Năng suất cây trồng, vật
nuôi và hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích còn thấp.
Cơ sở hạ tầng của địa phương còn hạn chế, nhiều công trình, hạ tầng kỹ thuật như

giao thông, thuỷ lợi đã xuống cấp, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với
xu hướng phát triển chung.
Việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất còn rất hạn chế. Chưa
có các khu vườn giống, vườn ươm cây trồng nông công nghiệp với năng suất và công
nghệ cao nên chưa có đóng góp đáng kể vào nâng cao năng suất cây trồng để tạo nguồn
thu nhập cho người dân. Công tác khuyến nông. khuyến lâm còn nhiều bất cập.
2.

Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong ngành

2.1. Vị thế Công ty trong ngành
So sánh với các công ty cùng lĩnh vực và ngành nghề trên địa bàn tỉnh cũng như
các tỉnh lân cận khác, Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Con có quy mô trung
18


bình về doanh thu và lợi nhuận. Với nhiệm vụ sản xuất chế biến cao su, mía, lương thực,
sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, dịch vụ kỹ thuật giống cây
con..., Công ty luôn chú trọng đầu tư phát triển kinh tế, hình thành các vùng sản xuất
quy mô lớn về cây công nghiệp, cây ăn quả.
2.2.

Triển vọng phát triển ngành

Công ty luôn mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất mủ cốm chất lượng cao vào sản
xuất từ năm 2010 hằng năm được nâng cấp và hoàn thiện nhà xưởng, xử lí môi trường,
đã và đang tổ chức sản xuất có hiệu quả, chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng
lên đảm bảo chữ tín trên thị trường, được khách hàng tin cây và ưa thích.
3.


Thực trạng về tài sản Công ty
Bảng 6: Tình hình tài sản của Công ty
(Đơn vị tính: đồng)

Giá trị còn lại
T
T

Chỉ tiêu

A. Tài sản đang dùng
I- Tài sản cố định và đầu tư
dài hạn
1. Tài sản cố định
a. Nhà cửa, vật kiến trúc
b. Máy móc thiết bị
c. Phương tiện vận tải
d. Tài sản cố định khác
2. Các khoản phải thu dài
hạn
3. Chi phí XDCB dở dang
4. Chi phí trả trước dài hạn
II- Tài sản lưu động và đầu
tư ngắn hạn
1. Tiền
-

Tiền mặt tồn quỹ

-


Tiền gửi không kỳ hạn

Số liệu
Số liệu
sổ sách kế
Chênh lệch
xác định lại
toán
17.845.137.601 20.081.662.795 2.236.525.194
8.481.952.374 10.522.768.556 2.040.816.182
2.378.661.045
910.231.810
1.017.597.724
450.831.511
-

4.526.928.121 2.148.267.076
2.285.822.866 1.375.591.056
1.238.746.834
221.149.110
593.106.060
142.274.549
409.252.361
409.252.361

4.861.606.993

4.861.605.416


1.048.408.617
193.275.719

1.049.410.875
1.002.258
84.824.144 (108.451.575)

9.363.185.227

9.558.894.239

4.194.076.899

4.194.076.899

851.471.200

851.471.200

3.342.605.699

3.342.605.699

(1.577)

195.709.012
-

2. Đầu tư tài chính ngắn hạn
19



3. Các khoản phải thu
4. Vật tư hàng hoá tồn kho

4.718.121.611

4.913.830.623

450.986.717

450.986.717
-

195.709.012
-

5. Tài sản lưu động khác

-

B. Tài sản không cần dùng
C. Tài sản chờ thanh lý
Tài sản từ quỹ Khen
D.
thưởng, Phúc lợi
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
(A+B+C+D)

-


-

-

-

-

-

17.845.137.601 20.081.662.795 2.236.525.194

(Nguồn:Hồ sơ xác định GTDN tại thời điểm ngày 30/09/2017 Công ty TNHH MTV Nông
nghiệp Sông Con)
4.

Thực trạng về đất đai đang sử dụng

Theo kết quả rà soát, đo đạc hiện trạng sử dụng đất thì tổng diện tích đất tự nhiên
Công ty đang quản lý, sử dụng là 2.520,48 ha. Trong đó:
STT
I
1
1.1

1.2
2
2.1
2.2

II
1
2
3
4
III

Loại đất
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất rừng sản xuất
Đất có rừng trồng sản xuất
Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất
Đất phi nông nghiệp
Đất trụ sở công ty nông, lâm nghiệp
Đất thương mại, dịch vụ; cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
Đất giao thông
Đất có mặt nước chuyên dùng
Đất chưa sử dụng
Tổng diện tích

Diện tích
sử dụng
2.400,6
2.065,78
1061,9

183,04
878,86
1.003,88
334,82
137,84
196,98
110,5
5,97
5,87
62,98
35,68
9,38
2.520,48

Toàn bộ diện tích được quản lý, sử dụng theo đúng quy hoạch, kế hoạch được phê
duyệt và quy định của pháp luật.
5.

Thực trạng về lao động

20


Căn cứ theo Khoản 5 Điều 3 Thông tư 44/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22/10/2015,
số lượng lao động làm việc tại Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Con, tính đến
thời điểm công bố giá trị Doanh nghiệp là: 576 người.
Trong đó viên chức quản lý do UBND tỉnh bổ nhiệm: 03 người (Giám đốc, Phó
Giám đốc, Kế toán trưởng).
Cơ cấu lao động như sau:
Bảng 7: Tình hình lao động theo hợp đồng

STT
1
2
3
4

Phân loại theo trình độ

Tổng số người Tỷ lệ (%)
10
1,74
2
0,35
3
0,52
561
97,40
576
100
Tổng số người Tỷ lệ (%)

Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Lao động trình độ kỹ thuật
Tổng cộng
STT
Phân loại theo hình thức hợp đồng
Lao động không thuộc diện ký HĐLĐ (Nhà
1

3
0,52
nước bổ nhiệm)
Lao động làm việc theo HĐLĐ không xác
2
573
99,48
định thời hạn
Lao động làm việc theo HĐLĐ xác định thời
3
0
0
hạn từ 1 đến 3 năm
Lao động làm việc theo mùa vụ, theo công việc
4
0
0
nhất định dưới 12 tháng.
5 Tạm hoãn HĐLĐ thực hiện nghĩa vụ quân sự
0
0
Tổng cộng
576
100
STT
Phân loại theo giới tính
Tổng số người Tỷ lệ (%)
1 Nam
244
42,36

2 Nữ
332
57,64
Tổng cộng
576
100
(Nguồn: Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Con)

21


PHẦN II: KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ CẦN TIẾP TỤC XỬ LÝ
1.

Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp

Căn cứ Quyết phê duyệt giá trị Doanh nghiệp để thực hiện cổ phần hóa Công ty
TNHH MTV Nông nghiệp Sông Con, giá trị thực tế của Công ty TNHH MTV Nông
nghiệp Sông Con và giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại Công ty TNHH MTV Nông
nghiệp Sông Con vào thời điểm ngày 30/09/2017 như sau:


Giá trị thực tế của Doanh nghiệp

: 20.081.662.795 đồng



Giá trị thực tế phần vốn nhà nước sau khi đánh giá lại : 12.275.039.187 đồng

Bảng 8: Tổng tài sản của Doanh nghiệp tại thời điểm 30/09 /2017
Đơn vị tính: Đồng

TT

Chỉ tiêu
Theo sổ kế toán
Định giá lại
1
2
3
Tài sản đang dùng
A.
17.845.137.601 20.081.662.795
(I+II+III+IV)
I.
TSCĐ và đầu tư dài hạn
8.481.952.374 10.522.768.556
1. Tài sản cố định
2.378.661.045 4.526.928.121
a. Tài sản cố định hữu hình
2.378.661.045 4.526.928.121
b. Tài sản cố định vô hình
2. Các khoản phải thu dài hạn
4.861.606.993 4.861.605.416
Chi phí xây dựng cơ bản dở
3.
1.048.408.617 1.049.410.875
dang
Các khoản ký cược, ký quỹ

4.
dài hạn
5. Chi phí trả trước dài hạn
193.275.719
84.824.144
II. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
9.363.185.227 9.558.894.239
1. Tiền
4.194.076.899 4.194.076.899
a. Tiền mặt tồn quỹ
851.471.200
851.471.200
b. Tiền gửi ngân hàng
3.342.605.699 3.342.605.699
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn
3. Các khoản phải thu
4.718.121.611 4.913.830.623
4. Vật tư hàng hoá tồn kho
450.986.717
450.986.717
5. TSLĐ khác
6. Chi phí sự nghiệp
III. Giá trị lợi thế kinh doanh
của doanh nghiệp
IV. Giá trị quyền sử dụng đất
B. Tài sản không cần dùng
-

Chênh lệch
(4)=(3)-(2)

2.236.525.194
2.040.816.182
2.148.267.076
2.148.267.076
(1.577)
1.002.258
(108.451.575)
195.709.012
195.709.012
22


I.
1.
II.
C.
I.
II.

TSCĐ và đầu tư dài hạn
Tài sản cố định
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
Tài sản chờ thanh lý
TSCĐ và đầu tư dài hạn
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
Tài sản hình thành từ quỹ
D.
KTPL
TỔNG GIÁ TRỊ TÀI SẢN
CỦA DOANH NGHIỆP

(A+B+C+D)
Trong đó:
Tổng giá trị thực tế doanh
nghiệp
(Mục A)
E1. Nợ thực tế phải trả
Trong đó:
Giá trị quyền sử dụng đất
mới nhận giao phải nộp
NSNN
E2. Nguồn kinh phí sự nghiệp
TỔNG GIÁ TRỊ THỰC TẾ
PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI
DOANH NGHIỆP [A - (E1 +
E2)]

-

-

-

-

-

-

17.845.137.601 20.081.662.795


2.236.525.194

17.845.137.601 20.081.662.795

2.236.525.194

7.454.011.227

7.806.623.608

352.612.381

-

-

-

-

-

-

10.391.126.374 12.275.039.187

1.883.912.813

(Nguồn:Hồ sơ xác định GTDN tại thời điểm ngày 30/09/2017 – Công ty TNHH MTV Nông
nghiệp Sông Con)

2.

Những vấn đề cần tiếp tục xử lý

Công ty đã đệ trình UBND tỉnh Nghệ An phương án sử dụng đất đối với diện tích
đất 2.203,66 ha . Theo Tờ trình, toàn bộ 2.203,66 ha đất được đề xuất mục đích sử dụng
là theo hình thức thuê đất trả tiền thuê hàng năm. Tuy nhiên đến thời điểm hồ sơ này
được lập, phương án sử dụng đất chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
chuẩn. Giá trị doanh nghiệp để cổ phần được xác định trên cơ sở giả định rằng phương
án sử dụng đất nói trên được phê duyệt. Vì vậy, nếu phương án sử dụng đất được phê
duyệt khác với phương án đề xuất thì giá trị doanh nghiệp có thể thay đổi.
Tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, đối với các hạng mục năm cơ sở hạ
tầng. chi phí “Cải tạo hồ đập đội Đồng sưu” , các thủ tục giao nhận này giữa Công ty và
cơ quan địa phương có thẩm quyền chưa được hoàn tất. Nếu cơ quan nhà nước có thẩm

23


quyền không phê duyệt việc bàn giao thì các tài sản nói trên sẽ được đánh giá lại và điều
chỉnh vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.
Công ty chưa thu thập đầy các biên bản đối chiếu công nợ hoặc chữ ký xác nhận
của chủ nợ và khách nợ, đặc biệt là khoản “Vay và nợ dài hạn”. Công ty có nghĩa vụ tiếp
tục đối chiếu và xử lý dứt điểm trước khi chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
Giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa của Công ty bao gồm giá trị của khoản mục
“Chi phí xây dựng cơ bản dở dang” là 1.049.410.875 đồng, trong đó giá trị của phần vốn
mà công ty giao cho các cá nhân và tổ chức để trồng rừng theo Quyết định số 327/CT
ngày 15/9/1992 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (“Chương trình 327”) là 302.754.996
đồng. Toàn bộ khoản chi phí 302.754.996 đồng không có tài sản rừng vật chất tương
ứng. Tuy nhiên, toàn bộ vốn giao trồng rừng 302.754.996 đồng được Công ty đánh giá
là không có khả năng thu hồi do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề lịch sử. Công

ty sẽ báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có thể xử lý dứt điểm vấn đề này
trước khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần.
Các khoản phải thu khó đòi đã được lập dự phòng là 188.498.000 đồng trên tổng số
các khoản phải thu có giá trị sổ sách 223.650.065 đồng. Vì vậy, Công ty lập báo cáo và
đề xuất UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt việc loại trừ các khoản nợ này khỏi giá trị doanh
nghiệp.

24


PHẦN III: PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN NÔNG NGHIỆP SÔNG CON
I.

MỤC TIÊU, HÌNH THỨC CỔ PHẦN HÓA

1.

Mục tiêu cổ phần hóa

Việc chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu nhà nước sang hình
thức Cổ phần hóa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, nâng
cao sức cạnh tranh nông, lâm sản, hàng hoá trong thời kỳ hội nhập, góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái; đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà
nước, doanh nghiệp và người lao động.
Thực hiện công khai minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục tình trạng cổ
phần hóa khép kín trong nội bộ Doanh nghiệp; gắn với phát triển trị trường vốn, thị
trường chứng khoán.
Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nước để tăng
cường năng lực tài chính, đổi mới phương thức quản lý, phương thức đầu tư nhằm nâng

cao hiệu quả và sức cạnh tranh của đơn vị
Nâng cao vai trò làm chủ thật sự, gắn trách nhiệm, công việc và quyền lợi của cổ
đông, tạo động lực thúc đẩy công tác điều hành quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả,
nâng cao thu nhập của người lao động, của cổ đông, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà
nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động
2.

Hình thức cổ phần hóa
Vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều

lệ.
3.

Vốn điều lệ
Giá trị thực tế phần vốn nhà nước sau khi đánh giá lại:

12.275.039.187 đồng

Giá trị cổ phần dự kiến phát hành thêm :

8.484.960.813 đồng

Vốn điều lệ dự kiến để thực hiện cổ phần hóa:

20.760.000.000 đồng

Vậy, vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Nông nghiệp Sông Con dự kiến sau khi cổ
phần hóa là: 20.760.000.000 đồng (Bằng chữ: Hai mươi tỷ bảy trăm sáu mươi triệu
đồng)
4.


Cơ cấu vốn điều lệ, Phương thức bán cổ phần, Xác định giá khởi điểm

4.1. Cơ cấu vốn điều lệ
Bảng 9: Cơ cấu vốn cổ phần dự kiến
25


×