Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

HỆ THỐNG BÔI TRƠN FE3S TOYOTA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.58 MB, 35 trang )

CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG
KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC


ĐỒ ÁN HỌC PHẦN 1
ĐỀ TÀI: SỬA CHỮA PHỤC HỒI HỆ THỐNG
BÔI TRƠN 3S-FE
Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Hoàng Phúc Bảo

Cao Nguyên MSSV: 17003767
Trần Đức Huỳnh MSSV : 17003671
Trần Xuân Bách MSSV : 17003793
Phạm Trần Quang Đại MSSV:170034
Ngô Thanh Xuân MSSV : 17003713
Lớp: 17C1-CNÔ14

TP. Hồ Chí Minh – 2018
UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÝ TỰ TRỌNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN HỌC PHẦN 1
Giáo viên hướng dẫn : Hoàng Phúc Bảo
Sinh viên thực hiện: 1. Cao Nguyên

MSSV: 17003767

2. Trần Đức Huỳnh

MSSV: 17003671

3. Trần Xuân Bách

MSSV: 17003793

4. Phạm Trần Quang Đại

MSSV: 17003496

5. Ngô Thanh Xuân

MSSV: 17003713

Khoa : Công nghệ động lực
Lớp : 17C1-CNÔ14
Khóa học : 2016-2018
I.
A.
B.


Nội Dung:
Sửa chữa phục hồi hệ thống bôi trơn 3S-FE
Nhiệm vụ gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu tổng quan về hệ thống bôi trơn
Phần 2: Khái quát về dầu bôi trơn
Phần 3: Sửa chữa các cụm chi tiết của hệ thống bôi trơn 3S-FE
C Ngày giao đề tài: 10/09/2018
D Ngày Hoàn Thành: 02/12/2018


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

………………………………………………………………………........................................................
………………………………………………………………………........................................................
………………………………………………………………………........................................................
………………………………………………………………………........................................................
………………………………………………………………………........................................................
………………………………………………………………………........................................................
………………………………………………………………………........................................................
………………………………………………………………………........................................................
………………………………………………………………………........................................................
………………………………………………………………………........................................................
………………………………………………………………………........................................................
………………………………………………………………………........................................................
………………………………………………………………………........................................................
………………………………………………………………………........................................................
………………………………………………………………………........................................................
………………………………………………………………………........................................................
………………………………………………………………………........................................................

………………………………………………………………………........................................................

Ngày

Tháng

Năm

Giáo Viên Hướng Dẫn

MỤC LỤC


Nội dung

Trang

Lời Mở Đầu

1

Chương 1. Khái quát về hệ thống bôi trơn động cơ

2

1.1. Công dụng, yêu cầu và phân loại.......................……..………

2

1.2. Các phương án bôi trơn...........…….…………….…………..


3

Chương 2. Khái quát về dầu bơi trơn động cơ

6

2.1 Tầm quan trọng của dầu động cơ và các loại dầu động cơ…………

6

2.2 Quy trình thay dầu động cơ……………………………………….

8

Chương 3. Sửa chữa các cụm chi tiết của hệ thống bôi trơn 3S-FE

10

3.1 Sơ đồ mạch dầu của hệ thống bôi trơn của động cơ 3S-FE..........

10

3.2 Những hư hỏng chung của hệ thống bôi trơn...............................

11

3.3 Phương pháp kiểm tra – bảo dưỡng hệ thống bôi trơn................

12


3.4 Kiểm tra thay thế Bầu lọc tinh động cơ.......................................

14

3.5 Kiểm tra Bầu lọc thô và Cacte......................................................

21

Tổng
Tài Liệu Tham Khảo

28
29


5


LỜI MỞ ĐẦU
Động cơ đốt trong từ khi ra đời cho đến nay đã góp phần vào việc giải
phóng sức lao động cho con người, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy khoa
học kỹ thuật phát triển. Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa họccông nghệ như hiện nay, động cơ đốt trong không ngừng được cải thiện với
nhiều tính năng hiện đại hơn.
Với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đang ngày càng phát triển
mạnh mẽ nước ta đang phấn đấu trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực dồi dào, có
trình độ khoa học kỹ thuật tốt. Vấn đề đào tạo nhân lực, phát triển nhân tài luôn
được Đảng và Nhà Nước ta đặc biệt chú trọng. Xuất phát từ chủ trương đó, các
trường dạy học của cả nước nói chung và trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Lý Tự

Trọng nói riêng rất chú trọng đến công tác đào tạo, nâng cao chất lượng giáo
dục và đào tạo trong nhà trường. Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Lý Tự Trọng đã
và đang xây dựng chương trình giáo trình điện tử với mục đích đáp ứng nhu cầu
học tập ngày càng cao của sinh viên. Giúp sinh viên có điều kiện quan sát
những mô hình lý thuyết, từ đó dễ dàng tiếp cận thực tế.
Xuất phát từ lý do đó nên chúng em quyết định chọn đề tài :“ Phân tích cơ
sở lý thuyết, quy trình tháo lắp, kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa hệ thống bôi
trơn động cơ 3S-FE ” làm đồ án học phần 1 cho nhóm mình , nhằm góp phần
nhỏ bé của mình vào việc bảo dưỡng động cơ 3S-FE được lâu dài để phục vụ
công tác giảng dạy của giảng viên và giúp sinh viên dễ dàng kiểm tra , sửa chửa
hệ thống bôi trơn cửa động cơ. Được sự hướng dẫn tận tình của thầy: Hoàng
Phúc Bảo và sự cố gắng của tập thể nhóm. Nay đề tài của nhóm em đã hoàn
thành nhưng do những hạn chế nhất định nên không thể tránh được thiếu sót.
Nhóm em kính mong sự chỉ bảo của thầy cô để đề tài này được hoàn thiện hơn.
1


Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG BÔI
TRƠN ĐỘNG CƠ
1.1. Công dụng, yêu cầu và phân loại
1.1.1. Công dụng
Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát để
giảm tổn thất công suất do ma sát gây ra và làm sạch các bề mặt. Ngoài ra hệ
thống bôi trơn còn có các nhiệm vụ làm mát, bao kín buồng cháy và chống ôxy
hóa.
- Bôi trơn bề mặt ma sát làm giảm tổn thất ma sát.
- Làm mát bề mặt làm việc của các chi tiết có chuyển động tương đối.
- Tẩy rửa bề mặt ma sát.
- Bao kín khe hở các cặp ma sát.
- Chống ôxy hóa.

- Rút ngắn quá trình chạy rà của động cơ.
1.1.2. Yêu cầu đối với hệ thống bôi trơn
- Áp suất bôi trơn phải đảm bảo đủ lượng dầu đi bôi trơn.
- Áp suất của dầu bôi trơn trong hệ thống phải đảm bảo từ 2- 6kg/cm2.
- Dầu bôi trơn trong hệ thống phải sạch, không bị biến chất, độ nhớt phải phù
hợp.
- Dầu bôi trơn phải đảm bảo đi đến tất cả các bề mặt làm việc của các chi tiết để
bôi trơn và làm mát cho các chi tiết.
2


1.1.3. Phân loại
- Bôi trơn ma sát khô: Bề mặt lắp ghép của
hai chi tiết có chuyển động tương đối với nhau
mà không có chất bôi trơn. Ma sát khô sinh ra
nhiệt làm nóng các bề mặt ma sát khiến chúng
nhanh mòn hỏng, có thể gây ra mài mòn dính.
- Bôi trơn ma sát ướt: Là dạng bôi trơn
mà giữa hai bề mặt của cặp lắp ghép luôn luôn
được duy trì bằng một lớp dầu bôi trơn ngăn
cách.
- Bôi trơn ma sát nửa ướt: Là dạng bôi trơn
mà giữa hai bề mặt của cặp lắp ghép được duy trì

Hình 1.1. Các dạng bôi trơn

bằng một lớp dầu bôi trơn ngăn cách không liên
tục, mà chủ yếu là nhờ độ nhớt của dầu để bôi
trơn.
1.2. Các phương án bôi trơn

1.2.1. Hệ thống bôi trơn các te ướt
a. Sơ đồ khái quát chung

Hình 1.2. Hệ thống bôi trơn cácte ướt
`

1: Các te dầu
2: Phao lọc dầu
3: Bơm dầu
4: Van điều áp
5: Bầu lọc dầu
6: Van an toàn
7: Đồng hồ đo áp suất
8: Đường dầu chính

9: Đường dầu đến ổ trục khuỷu
10: Đường dầu đến ổ trục cam 
11: Bầu lọc tinh 
12: Két làm mát dầu 
13: Van nhiệt 
14: Đồng hồ báo mức dầu 
15: Miệng đổ dầu 
16: Que thăm dầu.

3


b. Nguyên lý làm việc:
Khi động cơ làm việc bơm dầu được dẫn động lúc này dầu trong cácte 1 qua
phao lọc dầu 2 đi vào bơm. Sau khi qua bơm dầu có áp suất cao khoảng 2-6

kG/cm2.được chia thành hai nhánh:
- Nhánh 1: Dầu bôi trơn đến két 12, tại đây dầu được làm mát rồi trở về
cácte nếu nhiệt độ dầu cao quá quy định.
- Nhánh 2: Đi qua bầu lọc thô 5 đến đường dầu chính 8. Từ đường dầu chính
dầu theo nhánh 9 đi bôi trơn ổ trục khuỷu sau đó lên bôi trơn đầu to thanh truyền
qua lỗ khoan chéo xuyên qua má khuỷu (khi lỗ đầu to thanh truyền trùng với lỗ
khoan trong cổ biên dầu sẽ được phun thành tia vào ống lót xylanh). Dầu từ đầu
từ thanh truyền theo đường dọc thân thanh truyền lên bôi trơn chốt piston. Còn
dầu ở mạch chính theo nhánh 10 đi bôi trơn trục cam…cũng từ đường dầu chính
một đường dầu khoảng 15 - 20% lưu lượng của nhánh dầu chính dẫn đến bầu lọc
tinh 11. Tại đây những phần tử tạp chất rất nhỏ được giữ lại nên dầu được lọc rất
sạch. Sau khi ra khỏi bầu lọc tinh với áp suất còn lại rất nhỏ dầu trở về cácte 1.
Van ổn áp 4 của bơm dầu có tác dụng giữ cho áp suất dầu ở đường ra khỏi bơm
không đổi trong phạm vi tốc độ vòng quay làm việc của động cơ. Khi bầu lọc thô 5 bị
tắc van an toàn 6 sẽ mở, phần lớn dầu sẽ không đi qua bầu lọc mà lên thẳng đường dầu
chính bằng đường dầu qua van để đi bôi trơn, tránh hiện tượng thiếu dầu cung cấp đến
các bề mặt ma sát cần bôi trơn.
Van nhiệt 13 chỉ hoạt động (đóng) khi nhiệt độ dầu lên quá cao khoảng
800C. Dầu sẽ qua két làm mát 12 trước khi về cácte.

4


1.2.2. Hệ thống bôi trơn cácte khô
a. Sơ đồ khái quát chung

Hình 1.3. Hệ thống bôi trơn các te khô

1: Các te dầu
2,5: Bơm dầu

3: Thùng dầu
4: Phao hút dầu
b. Nguyên lý làm việc :

8: Đường dầu chính
9: Đường dầu đến ổ trục khuỷu
10: Đường dầu đến ổ trục cam
11: Bầu lọc tinh

HTBT cácte khô khác cơ bản với HTBT cácte ướt ở chỗ có thêm từ một đến
hai bơm dầu số 2, làm nhiệm vụ chuyển dầu sau khi bôi trơn rơi xuống cácte. Từ
cácte dầu qua két làm mát 13 rồi về thùng chứa 3 bên ngoài động cơ. Từ đây dầu
được bơm lấy đi bôi trơn giống như ở HTBT cácte ướt.

5


Chương 2. Khái quát về dầu bơi trơn động cơ
2.1 Tầm quan trọng của dầu động cơ và các loại dầu động cơ
* Tầm quần quan trọng của việc thay dầu động cơ:
- Dầu động cơ bị biết chất khi sử dụng, hay thậm chí khi nó không được sử
dụng.
- Dầu động cơ bị bẩn do nó cuốn chất bẩn và muội bên trong động cơ và bị
đen lại.
- Nếu dầu động cơ không được thay thế:
• Động cơ có thể bị hỏng và trở nên khó khởi động.
• Liên tục bổ sung dầu động cơ mà không thay nó sẽ dẫn đến làm giảm
tính năng của dầu như trong đồ thị trên.
* Chu kỳ thay thế dầu bôi trơn động cơ đốt trong:
• Thay dầu động cơ tùy theo quãng đường lái xe hay thời gian do nó khó

có thể nhận biết sự biến chất bằng cách quan sát.
Thay thế (Cho xe Corolla ở thị trường chung):
Động cơ xăng: Sau mỗi 10,000 km hay một năm
Động cơ diesel: Sau mỗi 5,000 km hay 6 tháng
• Hãy tham khảo lịch bảo dưỡng do chu kỳ thay thế có thể thay đổi theo
kiểu xe và điều kiện sử dụng của xe.

6


Hình ảnh về dầu động cơ mới và cũ

* Các loại dầu động cơ
Dầu động cơ được phân loại theo API tùy theo tính năng về chất lượng và
SAE theo độ nhớt. Hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng cho loại dầu thích hợp.

7


2.2 Qui trình trình thay dầu động cơ
* Công việc chuẩn bị :
+ Dầu mới để thay.
+ Các dụng cụ nâng hạ, tháo lắp, thùng chứa dầu xả.
+ Bầu lọc thấm mới (nếu phải thay bầu lọc).
* Các bước tiến hành.

Hình 2.13. Xả dầu động cơ

- Nâng xe lên độ cao cần thiết và đưa thùng dầu
vào vị trí xả dầu (Hình 2.13)

(chú ý với các loại xe gầm cao không nhất thiết
phải nâng xe lên mà có thể xả trực tiếp).
- Tháo nắp đổ dầu và rút que thăm dầu ra .
- Dùng clê tháo nút xả dầu và hứng dầu vào thùng chứa .
- Khi dầu chảy hết ta lắp lại nút xả dầu và hứng dầu vào tùng chứa.
- Khi dầu chảy hết ta lắp lại nút xả dầu (chú ý gioăng đệm và xiết lại ốc theo
đúng mô men quy định.
- Hạ động cơ xuống và lắp que thăm dầu vào.
- Thaybầu lọc thấm nếu phải thay.
- Đổ dầu vào động cơ tuỳ theo từng loại động cơ mà ta sử dung dầu cho phù hợp
đúng chủng loại.
8


Chú ý : Chỉ nên thay dầu khi động cơ còn nóng thì mới thải hết được dầu cũ và
các cặn bẩn.Trước khi thay phải vệ sinh sạch sẽ không đổ dầu thải ra ngoài môi
trường và phải chọn dầu bôi trơn có thể phụ thuộc theo mùa.
-Khi đổ dầu vào động cơ kiểm tra xem có bị rò rỉ không kiểm tra lại mức dầu
bằng cách rút que thăm dầu xem.
- Mức dầu nằm trong phạm vi từ L (Low) đến F (Full) nếu thiếu phải bổ sung
thêm.
Đối với động cơ TOYOTA 3S-FE
- Sử dụng dầu bôi trơn ký hiệu SD,SE,SF,SG theo tiêu chuẩn chất lượng API về
độ nhớt và đặc tính tiết kiệm nhiên liệu. Lượng dầu đổ lần đầu là 4,4 lít. Lượng
dầu đổ khi thay dầu không thay bầu lọc là 3,7 lít.Lượng dầu đổ khi thay bầu lọc
là 3,9 lít.

9



CHƯƠNG 3: SỬA CHỮA CÁC CỤM CHI
TIẾT CỦA HỆ THỐNG BÔI TRƠN 3S-FE
3.1 Sơ đồ mạch dầu của hệ thống bôi trơn của động cơ 3S-FE

10


3.2 Những hư hỏng chung của hệ thống bôi trơn
TT

Hư hỏng

Nguyên nhân

Tác hại

11


1

Chảy dầu

2

Áp suất dầu thấp

3

Mức dầu động

cơ không đúng
quy định

+ Các đường ống bị dạn
nứt.
+ Chảy dầu ở các đầu
nối do bắt không chặt
hoặc lỏng ren.
+ Chảy dầu ở các
gioăng đệm, phớt cao
su do bị rách hoặc làm
việc lâu ngày .

+ Gây thiếu dầu bôi trơn
trong hệ thống làm tăng ma
sát giữa các chi chuyển động
vơí nhau.
+ Chảy dầu ở đầu các bán
trục ra hệ thống phanh làm
cho hệ thống kém phát huy
tác dụng
dễ gây ra tai nạn và dẫn đến
hậu quả rất lớn.
+ Do bơm dầu bị hỏng. + Không đủ lượng dầu cung
+ Van ổn áp của bơm
cấp cho các chi tiết mà dầu
dầu bị hỏng (do lò xo bị khó có thể đến nơi.
yếu hặc gãy ).
+ Các chi tiết nóng và chóng
+ Độ nhớt dầu nhờn

bị mài mòn cào sước giữa các
giảm do làm việc lâu
bề mặt chuyển động tương
ngày .
đối với nhau có thể dẫn đến
bó cứng và làm chết máy.
+ Mức dầu giảm do
+ Mức dầu quá cao làm dầu
chảy dầu hoặc sục dầu
sục lên buồng đốt gây ra hiện
lên buồng đốt.
tượng kích nổ và tạo nhiều
+ Mức dầu tăng do
muội than trong buồng đốt
nhiên liệu và nước sục
dẫn đến động cơ chạy rung
vào hệ thống bôi trơn . rật, nhiệt độ động cơ tăng
cao, công suất động cơ giảm.
+ Mức dầu quá thấp không đủ
lượng dầu cung cấp cho hệ
thống sẽ gây ra các hậu quả
như trên.

3.3 Phương pháp kiểm tra – bảo dưỡng hệ thống bôi trơn
a. Kiểm tra sơ bộ.
12


- Quan sát xem dầu có bị rò rỉ ở các mặt lắp ghép hay các mối nối hay
không.

b. Kiểm tra chất lượng dầu.
‐ Kiểm tra xem dầu có bị biến chất đổi màu, loãng hoặc lẫn nước hay
không, nếu dầu kém chất lượng thay mới.
* Chú ý:
‐ Tiếp xúc thường xuyên và lâu dài với dầu sẽ làm da khô và ung thư vì
dầu chứa nhiều chất ô nhiễm.
‐ Khi thay dầu phải hạn chế tới mức tối thiểu tiếp xúc của da với dầu
cũ. Nếu có dầu cũ dính vào da phải dùng xà phòng rửa sạch trong
nước, không dùng xăng hay dung môi để rửa.
‐ Để giữ sạch môi trường nên đổ dầu cũ vào một chỗ cách ly.
+ Xả dầu động cơ.
‐ Tháo nắp ống đổ dầu.
‐ Rút que thăm dầu.
‐ Tháo nút xả dầu và hứng
dầu vào chậu.
+ Nạp dầu vào động cơ.
‐ Lau nút xả dầu, thay đệm mới và
lắp nút xả dầu, xiết chặt.
‐ Mô men xiết : 2,5 kNm

Hình 2.2. Kiểm tra mức dầu

‐ Đổ dầu vào động cơ .
‐ Loại dầu có độ nhớt quy định, có đặc tính tiết kiệm nhiên liệu và phẩm
cấp SD..SE.SF.SG. theo tiêu chuẩn chất lượng API .
‐ Lượng dầu: Nạp lần đầu: 4,4 lít.
‐ Nếu không thay bầu lọc là 3,7 lít.
‐ Nếu thay bầu lọc mới là 3,9 lít.
+ Nổ máy kiểm tra rò rỉ dầu.
+ Kiểm tra lại mức dầu. (Bằng thước thăm dầu)

13


- Kiểm tra lại mức dầu trong cáce của động cơ và bổ xung nếu thiếu.
* Chú ý : Khi nhúng que thăm dầu vào cácte phải để khoảng 1 phút sau khi đổ
dầu.
c. Quy trình thông rửa hệ thống bôi trơn.
Trong quá trình vận hành, không cần tháo hệ thống bôi trơn vẫn có thể làm
sạch chúng bằng phương pháp cho động cơ làm việc với dầu rửa như sau:
- Nổ nóng máy khoảng 10 phút, tháo xả hết dầu bôi trơn cũ khỏi đáy cácte,
nối thiét bị rửa vào đường dầu chính của động cơ.
- Cho thiết bị làm việc để bơm dầu rửa tuần hoàn trong hệ thống bôi trơn
khoảng 30 phút, thỉnh thoảng quay trục khuỷu vài vòng.
Tháo thiết bị rửa khỏi động cơ, dùng không khí nén thổi vào đường dầu cho ra
hết dầu rửa, các bầu lọc dầu được tháo xả hết dầu rửa trong vỏ.
- Đổ vào cácte động cơ dầu bôi trơn mới.
- Dầu rửa có thể dùng 20% hỗn hợp dầu nhờn + 80% dầu diesel hoặc hỗn
hợp dung dịch rửa gồm: Dầu bôi trơn, dầu hoả, các chất tan dạng phenol.
- Nếu dùng hỗn hợp chỉ có dầu diesel và dầu nhờn, có thẻ thực hiện việc
rửa đơn giản hơn: Thay hỗn hợp này làm dầu bôi trơn động cơ, nổ máy cho chạy
khoảng 20 phút ở tốc độ bằng nửa số vòng quay định mức, trong quá trình chạy
thỉnh thoảng tăng tốc độ động cơ đột ngột để tạo ra khả năng va đập làm bong
tách các muội than đọng bám trên rãnh pistong và xécmăng, sau khi chạy xong
tháo ngay dầu rửa ra khỏi cácte và bầu lọc, đợi khoảng vài tiếng cho ra hết dầu
rửa trong hệ thống bôi trơn, rồi đổ dầu bôi trơn mới vào động cơ.

3.4 Kiểm tra thay thế Bầu lọc tinh động cơ

14



1- Nắp bầu lọc.
2- Vỏ
3- Giấy xếp
4- Ống trung tâm
5- Đường dầu vào
6- Viên bi

Hình Cấu tạo bầu lọc thấm toàn phần

15


3.4.1Hư hỏng thường gặp đối với bầu lọc tinh dầu bôi trơn

TT
1

Hư hỏng

Nguyên nhân

- Vỏ bầu lọc bị nứt, đệm - Do va đập, tháo, lắp
bị rách.
không đúng kỹ thuật.
- Các đầu nối ren bị chờn

Tác hại
- Hao tổn dầu bôi trơn,
làm cho thiếu dầu bôi

trơn động cơ. Gây mòn
hỏng chi tiết nhanh.

2

- Van an toàn của bầu - Do làm việc lâu ngày, - Làm cho áp suất dầu
lọc đóng không kín, lò do ma sát.
quá cao hoặc quá thấp
xo yếu, gãy.
ảnh hưởng tới quá
trình bôi trơn

3

- Đối với bầu lọc thấm - Do làm việc lâu ngày, - Dầu lọc không sạch,
dùng tấm kim loại, lõi không thông rửa.
ảnh hưởng tới quá
lọc bị tắc.
trình bôi trơn.

4

- Đối với bầu lọc thấm - Do làm việc lâu ngày. -Làm cho các chi tiết
dùng lưới lọc lõi lọc bị
bị mòn hỏng nhanh.
tắc rách.

5

- Đối với bầu lọc thấm - Do làm việc lâu ngày, - Chất lượng dầu bôi

lõi lọc tinh lõi lọc bị tắc, do không cẩn thận khi trơn kém, ảnh hưởng
bị rách, bẩn, bị mủn.
tháo lắp.
tới tuổi thọ động cơ.

6

Đối với bầu lọc ly tâm:
- Bầu lọc bị tắc.
- Lỗ phun dầu bị xói
mòn.

- Do làm việc lâu ngày. - Quá trình bôi trơn
không tốt làm giảm
- Do sự sói mòn của
tuổi thọ các chi tiết
dầu bôi trơn.
của động cơ.
- Do điều chỉnh vít
16


- Rôto không quay được
hoặc quay chậm.
- Vòng bi bị tróc rỗ,
hỏng.

điều chỉnh sai.
- Do làm việc lâu ngày,
do ma sát.


- Trục bị mòn

3.4.2 Kiểm tra bầu lọc dầu
* Kiểm tra bầu lọc trên động cơ bằng mắt quan sát ta có thể phát hiện các hư
hỏng sau:
+ Tại các vị trí lắp ghép có bị rò rỉ dầu hay không.
+ Các nút xả có bị chảy dầu hay không.
* Kiểm tra trong quá trình tháo, lắp:
+ Kiểm tra bằng mắt quan sát xem các gioăng đệm có bị rách không.
+ Các lõi lọc của bầu lọc thấm có bị rách, mủn không.
+ Kiểm tra van an toàn có đóng kín không bằng cách: Dùng tay bịt đường
dầu chính của bầu lọc sau đó quan sát trên đường dầu phụ xem. Nếu dầu không
thoát ra qua đường dâù phụ chứng tỏ van an toàn bị hỏng.
+ Đối với bầu lọc li tâm kiểm tra các bộ phun dầu có bị tắc không, các ổ
bi có bị tróc rỗ không, trục có bị rơ không.
* Kiểm tra sau khi lắp giáp hoàn chỉnh:
+ Ta đặt bầu lọc lên thiết bị khảo nghiệm để xác định khả năng lọc sạch
của bầu lọc và năng xuất lọc của bầu lọc và điều chỉnh lại các van.
* Chu kỳ thay thế lọc dầu:

17


Thay lọc dầu động cơ tùy theo quãng đường lái xe hay thời gian sử dụng do
không thể đánh giá được mức độ biến chất bằng quan sát.
Thay thế (Cho xe Corolla ở thị trường chung): Sau mỗi 10,000 km hay một
năm.
Hãy tham khảo lịch bảo dưỡng do chu kỳ thay thế có thể thay đổi theo kiểu
xe và điều kiện sử dụng của xe.

3.4.2 . Quy trình thay thế bầu lọc dầu tinh
TT
1

Các bước thực
hiện.

Dụng cụ.

- Tháo ốc dầu bôi
trơn

Cờ lê,
Cần chữ T

Sơ đồ hình vẽ các bước.

YCKT.

- Dùng vật để
chứa dầu chảy ra

2

-Dùng SST tháo
bầu lọc dầu

SST

3


-Lau sạch phần
dầu thừa tràn ra
ngoài

Tay, khăn
sạch

18


4

-Bôi 1 lớp dầu
sạch lên bề mặt
bầu lọc dầu mới

Tay,
sạch

dầu

5

-Dùng tay siết
chặt lại bầu lọc
dầu mới

Tay


6

-Dùng SST siết
chặt bầu lọc dầu

SST

7

Siết lại ốc dầu bôi Cờ lê,
trơn
Cần chữ T

Phải sử dụng
dầu mới

Siết thêm
khoảng ¾
vòng

19


3.4.3 Hình ảnh thực tế khi sửa chữa
3.4.3.1 Bầu lọc dầu tinh

20



×