Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Ông a, quốc tịch mahata, được bổ nhiệm làm đại sứ của mahata tại sanciro nhân dịp nghỉ lễ giáng sinh, ông a cùng gia đình và các thành viên trong đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.97 KB, 4 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN 2- MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
Câu hỏi TH9:
Ông A, quốc tịch Mahata, được bổ nhiệm làm đại sứ của mahata tại Sanciro. Nhân dịp
nghỉ lễ giáng sinh, ông A cùng gia đình và các thành viên trong đại sứ quán đi nghỉ tại
một khu nghỉ dưỡng nằm tại tỉnh Banta của Sanciro. Tại đây, ông A cùng toàn bộ các
thành viên đi cùng bị một nhóm phiến quân bắt tại Banta bắt giữ làm con tin nhằm tạo
sức ép với chình phủ Sanrico, buộc chính phủ nước này phải trả tự do cho một số thành
phần trong nhóm phiến quân đã bị chính phủ bắt giữ. Trước yêu cầu này, chính phủ
sanrico không có bất kì hành động hay tuyên bố chính thức nào. Để gia tăng sức ép,
nhóm bắt cóc đã giết 2 nhân viên đại sứ quán và khẳng định, nếu chính phủ sanrico
không đáp ứng yêu cầu của nhóm này đưa ra thì ông A cùng toàn bộ các thành viên đi
cùng sẽ bị giết. Mahata đã liên tục yêu cầu sanrico phải tiến hành thương lượng với
nhóm phiên quân để giải quyết vấn đề con tin nhưng sanrico không có bất kì hành động
nào ngược lại tỏ thái độ bât hợp tác với Mahata. Trước tình hình đó, Mahata đã cử lực
lượng quân đội nước mình đến khu nghỉ dưỡng, tiêu diệt toàn bộ nhóm phiến quân, giải
cứu các nhân viên trong Đại sứ quán của mình.
Dựa trên các quy định của luật quốc tế, hãy bình luận về các hành vi của Sanrico và
Mahata?


Bài làm:
1, Bình luận hành vi của Sanrico:
- Phân tích hành vi của Sanrico trong tình huống:
+ Chính phủ sanrico không có bất kì hành động hay tuyên bố chính thức nào khi nhóm
phiến quân tại Banta bắt giữ ông A cùng gia đình và các thành viên trong đại sứ quán
làm con tin nhằm tạo sức ép với chình phủ Sanrico, buộc chính phủ nước này phải trả
tự do cho một số thành phần trong nhóm phiến quân đã bị chính phủ bắt giữ.
+ Sanrico không có bất kì hành động nào ngược lại tỏ thái độ bất hợp tác với Mahata
khi Mahata đã liên tục yêu cầu Sanrico phải tiến hành thương lượng với nhóm phiên
quân để giải quyết vấn đề con tin .
- Căn cứ pháp lí:


+ Điều 29 Công ước viên 1961 quy định: “ Thân thể viên chức ngoại giao là bất khả
xâm phạm. Họ không thể bị bắt hoặc bị giam giữ dưới bất kì hình thức nào. Nước tiếp
nhận cần có đối xử trọng thị xứng đáng với họ và áp dụng mọi biện pháp thích đáng để
ngăn chặn mọi hành vi xúc phạm đến thân thể, tự do hay phẩm cách của họ ”
+ Điều 37 Công ước viên 1961 Quy định “ Các thành viên của viên chức ngoại giao
cùng sống chung với người đó, nếu không phải công dân nước tiếp nhận, được hưởng
những quyền ưu đãi và miễn trừ nêu trong các điều từ 29 đến 36.” Khoản 2 quy định “
Các nhân viên hành chính kĩ thuật của cơ quan đại diên cũng như các nước thành viên
của gia đình cùng chung sống với họ, nếu không phải công dân nước tiếp nhận hoặc
không phải là công dân nước tiếp nhận hoặc không có nơi cư trú thường xuyên ở nước
này được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ nêu trong các điều từ 29 đến 35…”
- Bình luận :
Xét hành vi của Sanrico trong tình huống ta thấy Sanrico đã không áp dụng bất kì biện
pháp gì đối với việc ông A cùng các nhân viên trong đại sứ quán của Mahata khi bị
nhóm phiến quân bắt giữ, và khi Mahata yêu cầu về vấn đề giải quyết con tin thì
Sanrico lại tỏ thái độ bất hợp tác. Do vậy theo quy định của công ước Viên 1961 thì
Sanrico đã vi phạm về nghĩa vụ bảo vệ viên chức ngoại giao vì đã không tiến hành các
hành vi bảo vệ cần thiết khi ông Mahata cùng gia đình và các thành viên trong đại sứ
quán bị nhóm phiến quân bắt cóc. Với hành vi này của Sanrico, Mahata có thể áp dụng


các biện pháp khởi kiện hành vi này của Sanrico ra Tòa án công lý quốc tế hoặc cắt đứt
quan hệ ngoại giao với Sanrico.
2,Bình luận hành vi của Mahata:
- Phân tích hành vi của Mahata trong tình huống:
+Mahata đã liên tục yêu cầu Sanrico phải tiến hành thương lượng với nhóm phiên quân,
Sanrico không có bất kì hành động nào ngược lại tỏ thái độ bât hợp tác với Mahata.
+Mahata đã cử lực lượng quân đội nước mình đến khu nghỉ dưỡng, tiêu diệt toàn bộ
nhóm phiến quân, giải cứu các nhân viên trong Đại sứ quán của mình.
- Căn cứ pháp lí:

+ Theo quy định chung của pháp luật quốc tê Bảo hộ công dân là hoạt động của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền bào vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài
khi các quyền và lợi ích này bị xâm hại ở nước ngoài …
+ Theo khoản 4 điều 2 hiến chương liên hợp quốc quy định: “Tất cả các nước thành viêc
liên hợp quốc trong quan hệ quốc tế không được đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực
chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kì quốc gia nào, hoặc
nhằm những mục đích khác không phù hợp với mục đích của liên hợp quốc”.
+ Theo hiến chương liên hợp quốc từ điều 42 đến 47 và điều 51 quy định về những
trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang hợp pháp, và điều 41, Điều 50 quy định về
những trường hợp sử dụng hợp pháp sức mạnh phi vũ trang.
- Bình luận:
Ta thấy hành vi của Mahata khi đưa quân đội sang giải cứu các nhân viên của Đại sứ
quán là hoạt động bảo hộ công dân của nước mình tại nước ngoài, tuy nhiên hành vi này
lại vi phạm nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế đó là “ Nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ
lực hay dung vũ lực” .Và hành vi dùng vũ lực của Mahata cũng không thuộc các
trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang hợp pháp. Do vậy hành vi đưa quân đội sang
giải cứu các nhân viên trong đại sứ quán là không phù hợp và trái nguyên tắc cơ bản của
luật quốc tế. Tuy nhiên nếu ta xét ở góc độ thực tế thì rất khó có thể xác định được hành
vi của Mahata là đúng hay sai bởi lẽ trước thái độ bất hợp tác của Sanrico nếu Mahata
không tiến hành các biện pháp giải cứu con tin thì ông A cùng toàn bộ gia đình và các
thành viên trong đại sứ quán sẽ bị nhóm phiến quân giết chết, do đó sẽ gây thiệt hại
nghiêm trọng về con người và ảnh ảnh hưởng đến các vấn đề chính trị của Mahata.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao
2, Hiến chương liên hợp quốc
3, Giáo trình luật quốc tế, Đại học Luật HN- 2004, nxb CAND




×