Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bàn về phạm trù cái cao cả và ý nghĩa của nó trong đời sống tinh thần của sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.56 KB, 6 trang )

Đề 4. Bàn về phạm trù "cái cao cả" và ý nghĩa của nó trong đời sống tinh
thần của sinh viên hiện nay
I, Bàn về phạm trù cái cao cả
1, Bản chất thẩm mỹ của cái cao cả
So với cái đẹp, cái cao cả với tư cách là một phạm trù mỹ học xuất hiện trong
lịch sử khá muộn. Người ta thường nhắc đến Pxepdo Longin (213-273) là người
có công nghiên cứu đầu tiên về cái cao cả, mặc dù trong công trình bàn về cái
cao cả ông chỉ mới quan tâm đến vấn đề này trong lĩnh vực tu từ học. Ông cũng
là người có công đưa ra khái niệm “sublime” khi dịch ra tiếng việt nó được hiểu
đồng nghĩa với các khái niệm: cái cao cả, cái trác tuyệt…Tuy nhiên mãi sau này
lí luận về cái cao cả mới chính thức được khảo sát khá toàn diện trong các công
trình nghiên cứu của các nhà lí luận của chủ nghĩa cổ điển và các nhà mỹ học cổ
điển đức. Dù sinh sau đẻ muộn nhưng trong quan niệm của các nhà mỹ học có
tên tuổi, cái cao cả đã chính thức tồn tại như một phạm trù mỹ học độc lập.
Trong lịch sử tư tưởng thẩm mỹ các nhà mỹ học đồng nhất cái cao cả với
những gì to lớn.
Kant khẳng định cái cao cả : “chỉ có ở trong ta, trong những ý nghĩ mà cái cao
cả gợi nên ở con người, theo ông, đó là niềm tự hào, sự ngạc nhiên nhờ khắc
phục, vượt qua cảm xúc sợ hãi ban đầu.
Hegel là biểu hiện của ý niệm về cái vô tận
Như vậy, cả hai ông đều tự hạn chế cái quan niệm về cái cao cả trong cách
nhìn phiến diện của chủ nghĩa duy tâm, đều giải thích cơ sở về cái cao cả từ
nguyên nhân chủ quan, từ thế giới tinh thần, từ ý thức chủ quan của chủ thể.
Nhưng đối với ông Tsernushevski lại khẳng định “cái cao cả là chính đối tượng
chứ không phải những tư tưởng náo đó…là cái lớn hơn rất nhiều, mạnh hơn rất
nhiều những cái đem so với nó”
Như vậy, cảm xúc thẩm mỹ mà cái cao cả gây nên ở con người tuy không
giống với cảm xúc về cái đẹp, nhưng nó vẫn là loại cảm xúc tích cực là sự phấn
chấn, sảng khoái là thái độ khẳng định về đối tượng. Kế thừa những yếu tố hợp



lý trong các quan niệm trên đây về bản chất của cái cao cả, chung ta có thể nói
một cách khái quát rằng: cái cao cả là một phẩm chất thẩm mỹ khách quan của
những sự vật hiện tượng có tầm vóc lớn, có sức mạnh phi thường gây nên ở con
người cảm xúc ngưỡng mộ, thán phục, sảng khoái, tinh thần khi vượt qua trạng
thía choáng ngợp, bối rối ban đầu do chưa làm chủ được đối tượng. Từ đó có
khả năng khơi dậy sức mạnh bản chất của con người, kích thích ở con người ý
chí, khát vọng vượt qua những khó khăn, thử thách để vươn tới những đỉnh
cao”.
2, Yếu tố tẩm mỹ của cái cao cả
Trong cuộc sống yếu tố thẩm mỹ của cái cao cả được thể hiện ở mối quan hệ
với cái đẹp, cái bi, cái hài, cái hùng dưới nhiều phương diện khác nhau:
*Cái cao cả trong mối quan hệ với cái đẹp: Đó là cái đẹp trong lao động,
trong chiến đấu, trong hành vi đạo đức và sự ứng xử trong quan hệ xã hội nói
chung của con người. Cái đẹp được mở rộng ra phát triển cao hơn trong những
hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống, nó từ cái đẹp bình thường đã trở thành cái
đẹp cao cả. Cái cao cả trong đời sống thể hiện sự cố gắng không ngừng vươn lên
thực hiện những nghĩa vụ có ý nghĩa xã hội rộng lớn, được nhiều người khâm
phục, tôn vinh.
*Chủ nghĩa anh hùng là một hiện tượng thẩm mỹ nổi bật cái cao cả trong cuộc
sống. Tính chất cao cả trong cuộc sống kháng chiens của dân tộc ta trong chống
quân Minh xâm lược đã thể hiện lời văn hào hùng mạnh mẽ, bất khuất của Bình
ngô đại cáo:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo
Trận Bồ đằng sấm vang chớp giật
Miền Trà lân trúc chẻ tro bay
Đánh một trận giặc khong kinh ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông



Trong cuộc sống chiến đấu lãnh đạo của nhân dân ta có rất nhiều con người
bình thường trở thành những anh hùng lao động, lực lượng vũ trang với những
phẩm chất thâm mỹ cao đẹp, cao cả. Như Tố hữu đã ca ngợi anh hùng liệt sĩ
Nguyễn văn Trỗi:
Có cái chết hóa thanh bất tử
Có những lời hơn mọi lời ca
Có con người như chân lý sinh ra
Hay Tố Hữu đã ca ngợi phẩm chất cái đẹp giản dị, nhưng thanh cao vĩ đại của
chủ tịch Hồ chí Minh:
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn trượng đầy phơi những lối mòn
*Cái cao cả với cái bi:
Trong cuộc sống cái cao cả không những có với những cái đẹp, mà nó còn có
mối quan hệ với cái bi một cách sâu sắc. Cái đẹp và cái cao cả không phải lúc
nào cũng chiến thắng cái xấu, những lực lượng thù địch. Biết bao người anh
hùng trong lịch sử của nhân loại, của các dân tộc đã ngã xuống và đã giành
thắng lợi. Bởi vậy, cái cao cả của người anh hùng xen lẫn với cái bi tráng. Theo
đó, cái bi đã tôn vinh cái cao cả, tạo cho cái cao cả trở thành bất tử trong lòng
dân.
*Cái cao cả với cái hài:
Cái cao cả cũng quan hệ mật thiết với cái hài ở trong cuộc sống. Không phải
mọi vĩ nhân, anh hùng đều là người hoàn thiện để trở thành cái cao cả (cái thuần
nhất). Có nơi, có lúc cái co cả thường bộc lộ những yếu tố của cái hài (có chút
yếu đuối mà ta quen thuộc) nhất là trong lĩnh vực tình yêu (không biết yêu) hoặc
trong công việc đời thường nhỏ nhặt. Ví dụ: Sư trưởng Trapaep (anh hùng liên
xô- trong chiến tranh vệ quốc) là moothj người không thiếu nhiệt tình cách mạng
nhưng vốn lý luận thì lại không nhiều. Một lần có người hỏi Trapeep :



-Đồng chí ủng hộ bBosovich hay Đảng cộng sản?
Trapaep trả lời:
-Tôi ủng hộ quốc tế
-Quốc tế nào?
-Thế Lê nin ở quốc tế nào?
-Quốc tế ba
-Tôi ủng hộ quốc tế ba.
3, Các lĩnh vực của cái cao cả
*Cái cao cả trong tự nhiên
Trong tự nhiên cái cao cả tồn tại trong những thuộc tính thẩm mỹ khách quan
của những sự vật, hiện tượng có tầm vóc to lớn, đồ sộ, hùng vĩ như: trời cao
lồng lộng, biển rộng mênh mông, núi lửa tuôn trào…Đó là những sự vật hienj
tượng chứa đựng trong nó những sức mạnh tiềm tàng, bí ẩn mà con người cùng
một lúc chưa thể khám phá, chinh phục. Vì vậy, đối diện với những cái cao cả
trong tự nhiên, con người thường có cảm giác rợn ngợp, thậm chí sợ hãi. Nhưng
cũng chính sức mạnh trong tự nhiên lại mở ra cho con người những khả năng to
lớn để khám phá, chinh phục tự nhiên, bắt tự nhiên phải phục vụ con người.
*Cái cao cả trong xã hội
Trong đời sống xã hội, phạm vi của cái biểu hiện rất phong phú, đó là sự thể
hiện sức mạnh vô tận, khả năng và ý chí phi thường của con người trong lĩnh
vực chinh phục tự nhiên và đấu tranh xã hội. Ví dụ: Kim tự tháp Ai Cập, Van lý
trường thành…Các cuộc khởi nghĩa lớn các phong trào giải phóng dân tộc,
những sự kiện vĩ đại mang tầm cỡ thế giới có ảnh hưởng cực kì rộng lớn tới toàn
nhân loại và xu thế phát triển lich sử đó cũng là cái cao cả. Các nhà lãnh đạo
cách mạng, các nhà lãnh tụ, anh hùng,vĩ nhân..cũng là những con người cao cả
bởi họ hiện thân với một lý tưởng cao đẹp. Bởi vây, sự đánh giá về các phẩm
chất thẩm mỹ khách quan cái cao cả trong xã hội không tách rời sự đánh giá về
mặt đạo dức,chính trị, do đó cũng không thể không chịu sự chi phối bởi quan
điểm giai cấp và những diều kiện lịch sử- xã hội cụ thể.



*Cái cao cả trong nghệ thuật
Cái cao cả trong tự nhiên và xã hội đã đi vào nghệ thuật, có mặt trong tất cả
các loại hình nghệ thuật, dù là hội họa, điêu khắc, cấu trúc âm nhạc…Đặc biệt,
cái cao cả là một đối tượng phản ánh quan trọng của văn học, trong đó tập trung
nhất thể loại anh hùng ca. Ví dụ: Thánh gióng, Hecto, Asin… chính là những
nhân vật cao cả, những con người hoàn thiện, hoàn mỹ.
Các hình tượng nhân vật cao cả cũng tồn tại phổ biến trong nghệ thuật hiện
thực xã hội chủ nghĩa, bởi một trong những nhiệm vụ quan trọng của nền nghệ
thuật này là xây dựng nên những nhân vật anh hùng trong quần chúng nhân dân,
những con người bình thường mà vĩ đại đã và đang tồn tại rất phổ biến trong sự
nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa vốn đã mang tầm vóc cao cả.
II, Ý nghĩa trong đời sống tinh thần của sinh viên hiện nay và một số kiến
nghị hoàn thiện cái cao cả
1, Ý nghĩa trong đời sống tinh thần của sinh viên hiện nay.
Cái cao cả mang một ý nghĩa quan trọng, đã góp phần tích cực trong đời sống
sinh viên. Và cái cao cả còn là tấm gương mọi mặt cho sinh viên hiện nay.
Như chúng ta thấy được cái cao cả là những biểu hiện những cái to lớn về tầm
vóc, phi thường về sức mạnh, phản ánh tính chất vô tận và vĩnh cửu của thế giới,
chứa dựng khả năng và sức mạnh to lớn của con người trong quá trình đồng
hóa,cải tạo tự nhiên và xã hội. Nó gây cho chúng ta một cảm xúc thẩm mỹ. Khi
đối diện với những sự vật hiện tượng có sức mạnh phi thường làm cho chúng ta
có hai cảm xúc khác nhau. Trong giây phút tiếp xúc ban đầu, chúng ta thường có
cảm giác choáng ngợp, bối rối do chúng ta chưa làm chủ được chúng. Nhưng
cảm giác tức thời ấy sẽ bị lán át bởi tình cảm nguuowngx mộ, thán phục và khi
đó tạo ra cho con nguoif chúng ta cảm thấy thích thú, say mê bởi chính những sự
cao cả đó. Cái cao cả tạo ra cho chúng ta tinh thần phấn chấn, khát khao muốn
được chiếm lĩnh, chinh phục đối tượng.
Để phản ánh chân thực cuộc sống, sự hiện diện cái cao cả trong nghệ thuật có

ý nghĩa tích cực đối với việc giáo dục con người, đem lại cho họ niềm tin vào


sức mạnh, vào khả năng sáng tạo của chính con người, kích thích ở họ tính tích
cực chủ quan, khơi dậy khát khao vươn tới những hành động cao thượng, đẹp
đẽ, cuộc sống của con người vì thế mà sẽ trở nên có ý nghĩa hơn đối với sinh
viên hiện nay, tương lai mai sau.
2, Kiến nghị nhằm hoàn thiện cái cao cả
Nâng cao hơn nữa vai trò của cái cao cả. Cần nhận thức rõ ràng trong cái cao
cả. Khuyến khích phát triển cái cao cả không những trong nghệ thuật mà còn
trong cuộc sống.
Bên cạnh đó ngày nay, còn có một điểm đáng chú ý tới là ý thức của mỗi con
người trong xã hội đang còn rất hạn chế, không hiểu rõ được bản chất cái cao cả
như thế nào làm cho việc đánh giá sai lệch về nó. Chính vì vậy, cần bảo vệ hơn
nữa những gì đang có và những gì chưa có thì chúng ta phát huy làm ra nững cái
đó mang tính cao cả vô cùng đầy ý nghĩa.
Hiện nay, cái cao cả trong cuộc sống cũng như trong nghệ thuật của nước ta
chưa được đánh giá cao, chưa có nhiều,vì vậy phát huy hơn nữa vai trò của cái
cao cả vào trong cuộc sống chúng ta trên tất cả mọi lĩnh vực. Qua đó, nếu chúng
ta hoàn thiện được cái cao cả hơn thì sức mạnh bản chất của con người, kích
thích con người ý chí, khát vọng vượt qua những khó khăn, thử thách để vươn
tới những đỉnh cao.



×