Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

lạm quyền kết hôn và vụ việc về lạm quyền kết hôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111 KB, 13 trang )

PHỤ LỤC
trang

ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................2
NỘI DUNG......................................................................................................................2
I. QUAN ĐIỂM CỦA NHÓM VỀ LẠM QUYỀN KẾT HÔN.......................................2
1. Khái niệm lạm quyền kết hôn..................................................................................2
2. Thực tiễn về tình trạng lạm quyền kết hôn hiện nay................................................3
3. Nguyên nhân tình trạng lạm quyền kết hôn.............................................................3
II. VỤ VIỆC THỰC TẾ...................................................................................................4
1. Vụ việc liên quan đến vi phạm lạm quyền kết hôn................................................4
a. Tóm tắt vụ việc:...................................................................................................4
b. Phân tích vụ việc:................................................................................................4
c. Kiến nghị của nhóm.............................................................................................6
2. Vụ việc liên quan đến vi phạm điều kiện kết hôn...................................................8
a. Tóm tắt vụ việc......................................................................................................8
KẾT LUẬN....................................................................................................................12

4


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, trong bộ luật dấn sự cũng như Luật hôn nhân và gia đình 2000 chưa có
một quy định nào nêu ra khái niệm Lạm quyền kết hôn là gì? Theo đó việc tìm hiểu
“lạm quyền kết hôn” sẽ xuất phát từ khái niệm lạm quyền. Trong pháp luật hôn nhân,
mặc dù vấn đề lạm quyền kết hôn chưa được đề cập trong quy định của những điều luật
tuy nhiên vấn đề này vẫn đang tồn tại khá phổ biến ở nước ta. Trong đề tài của mình,
nhóm sẽ đề cập và làm rõ hơn vấn đề này cũng như vụ việc thực tế về lạm quyền kết
hôn cũng như kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn qua đề tài : “Quan điểm của nhóm về
“lạm quyền kết hôn”. Sưu tầm 01 vụ việc bị coi là lạm quyền kết hôn và 01 vụ việc liên
quan đến vi phạm điều kiện kết hôn? Đưa ra bình luận, kiến nghị của nhóm”



NỘI DUNG
I. QUAN ĐIỂM CỦA NHÓM VỀ LẠM QUYỀN KẾT HÔN
1. Khái niệm lạm quyền kết hôn.
Trong xã hội Việt Nam, gần như bất cứ ngành nào, lĩnh vực nào, cấp nào cũng có sự
lạm quyền. Đặc biệt lạm quyền thể hiện rõ rệt trong việc thực hiện quyền lực của các
cơ quan nhà nước.
Trong hôn nhân, mặc dù vấn đề lạm quyền ít được nhắc đến, ít được tìm hiểu
nhưng thực tế vấn đề lạm quyền trong hôn nhân hiện nay vẫn khá phổ biến, đặc biệt là
lạm quyền trong kết hôn.
Lạm quyền trong kết hôn có thể hiểu là việc kết hôn không đi đến mục đích chung
của hôn nhân (xây dựng một gia đình hạnh phúc), không dựa trên các nền tảng của hôn
nhân. Thực tế, đây là cuộc hôn nhân theo những hợp đồng, thảo thuận ngầm. cuộc hôn
nhân đó được giàn xếp dựa trên quyền kết hôn của cá nhân để nhằm đạt được các lợi
ích về kinh tế, tài sản, địa vị xã hội, vấn đề cư trú, nhập cảnh...hoặc một số nhóm mục
đích khác như hôn nhân chính trị. Trong nhiều trường hợp lạm quyền kết hôn còn được
gọi là hôn nhân giả tạo.
Lạm quyền kết hôn nói chung vẫn được đảm bảo về mặt thủ tục pháp lý và cặp vợ
chồng đó vẫn được cấp hôn thú, tuy nhiên mục đích kết hôn không đảm bảo, việc kết

4


hôn và các thủ tục pháp lý chỉ là hình thức về mặt giấy tờ chứ 2 người không hề chung
sống với nhau hoặc nhanh chóng ly hôn sau khi đã đạt được mục đích.
2. Thực tiễn về tình trạng lạm quyền kết hôn hiện nay
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, tình trạng lạm quyền kết hôn diễn ra ngày
càng phổ biến không chỉ ở các thành phố lớn mà cả những khu vực nông thôn. Tình
trạng này ngày càng ra tăng về số lượng cũng như cách thức thực hiện. mục đích của
việc lạm quyền kết hôn cũng hết sức phong phú nhưng điển hình phải kể đến những

mục đích như: lạm quyền kết hôn để trốn ra nước ngoài, để trốn tránh việc thực hiện
nghĩa vụ dân sự, hay như lạm quyền kết hôn để chia tài sản thừa kế, để đẻ thuê...chính
những việc làm đó đã có nhiều tác động tiêu cực đến sự phát triển của đất nước, kìm
hãm qua trình hội nhập khu vực và thế giới của nước ta.
Trước hết phải kể đến việc lạm quyền kết hôn để trốn ra nước ngoài. Hiện nay, ở
nước ta tình trạng kết hôn với người nước ngoài để mong muốn được sang đó làm việc
hay vì những mục đích khác ngày càng diễn ra phổ biến không chỉ với nữ giới mà cả
với nam giới (nhưng đa số là phụ nữ). đây có thể được xem là một hình thức ra nước
ngoài “chui”. Hậu quả của hình thức kết hôn này là cuộc sống của đa số phụ nữ lấy
chồng nước ngoài rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thậm chí khốn cùng, bị đánh đập hành
hạ dã man, thậm chí có người đã chết nơi đất khách... đa số trường hợp người phụ nữ
vì không có sự lựa chọn kỹ càng, không tình yêu nên lấy phải người chồng gia trưởng,
vũ phu, bệnh tật, lông bông thất nghiệp...nên thường xuyên đánh đập vợ con.
Đối với những trường hợp lạm quyền kết hôn khác: đẻ thuê, mục đích kinh
tế...có thể đem lại hậu quả nghiêm trọng như: phá vỡ gia đình của người khác hoặc
đem lại hậu quả không nghiêm trọng, Tuy nhiên điều đáng đề cập ở đây là việc kết hôn
vì mục đích như vậy đã làm ảnh hưởng tới đời sống xã hội, mất đi tính nhân văn của
pháp luật, đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. một xã hội với những
cuộc hôn nhân như vậy liệu có bền vững khi gia đình là “tế bào của xã hội”.
3. Nguyên nhân tình trạng lạm quyền kết hôn
Vấn đề lạm quyền kết hôn ngày càng diễn ra phúc tạp ở nước ta. Có nhiều nguyên
nhân dẫn đến tình trạng đó. Cụ thể như:
Thứ nhất: quy định của pháp luật chưa hợp lý. Tại Điều 10 luật hôn nhân và gia
đình năm 2000 quy định về các trường hợp cấm kết hôn nhưng không hề có quy định

4


nào cấm việc kết hôn để thực hiện các mục đích không hợp pháp. Sự thiết sót trong các
quy định của pháp luật đã khiến không ít cá nhân không có ý thức tuân thủ pháp luật và

họ sẽ lợi dụng kẽ hở này để làm những việc mà pháp luật không cấm, kết hôn theo
những mục đích xấu. Thêm nữa, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có những quy định
để giải quyết vướng mắc phát sinh trong trường hợp lạm quyền kết hôn cũng như chưa
có biện pháp hữu hiệu, những chế tài nghiêm khắc để ngăn chặn tình trạng kết hôn giả.
Chính vì thế đã dẫn đến tình trạng “nhờn” pháp luật của người dân
Thứ hai: hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật vào đời sống của người dân
chưa cao khiến cho việc hiểu biết cũng như ý thức thực hiện theo pháp luật của người
dân còn thấp.

II. VỤ VIỆC THỰC TẾ
1.

Vụ việc liên quan đến vi phạm lạm quyền kết hôn
a. Tóm tắt vụ việc:
Năm 2006 chị Nguyện thị Hạnh và anh Hoàng Minh Tuấn kết hôn và chung sống
với nhau. Tháng 5 năm 2006 chị đang mang thai cháu bé thứ nhất thì hoàn cảnh gia
đình rất khó khăn, khó có thể chăm lo cho con cái. Qua một người bạn cũ đang định cư
bên Đức, chị Hạnh được tư vấn nếu đăng ký kết hôn với đàn ông quốc tịch nước này
thì sẽ nhanh chóng được nhập cư mà không phải mất thời gian chờ đợi và qua bên đó
chị sẽ được đổi đời. Hai vợi chồng chị bàn bạc và thống nhất hai người sẽ ly hôn để chị
có thể kết hôn với người đàn ông Đức.
Tháng 7 năm 2007 anh Tân và chị Hạnh đã được Tòa án cho ly hôn, ngay sau đó chị
Hạnh kết hôn với một người đàn ông quốc tịch Đức tại Việt Nam. Mọi thủ tục đăng ký
kết hôn đã hoàn tất và anh chồng người Đức của chị đã về nước và làm thủ tục bảo
lãnh cho chị Hạnh sang Đức. Bảy tháng sau chị sinh và được chính phủ Đức tuyên bố
nuôi cả mẹ lẫn con cho đến khi con 18 tuổi.
Sau 2 năm định cư ở Đức, năm 2009 chị Hạnh được nhập quốc tịch Đức. tháng 1
năm 2010 chị đã ly hôn với người chồng quốc tịch Đức. đến tháng 4 năm 2010 chị đã
tái hôn với người chồng cũ và làm thủ tục bảo lãnh cho anh này sang định cư tại Đức,
đoàn tụ cùng gia đình.

b. Phân tích vụ việc:

4


 Cơ sở pháp lý : Đối với vụ việc trên, một số văn bản pháp luật cần được tìm
hiểu bao gồm:
- Điều 39 Bộ luật dân sự 2005.
- Luật hôn nhân và gia đình 2000.
- Chỉ thị 15/2000/CT-TTg thi hành Luật hôn nhân và gia đình.
- Một số Nghị quyết, Nghị định, Thông tư, Quyết định, Công văn liên quan đến
hướng dẫn và thi hành Luật hôn nhân và Gia đình.
 Đánh giá:
Có thể thấy đây là trường hợp tiêu biểu cho việc lạm quyền kết hôn. Kết hôn phải
dựa trên cơ sở tự nguyện, hạnh phúc của hai người . tuy nhiên trên thực tế, việc xác
định việc kết hôn đó có thật sự tự nguyện và người kết hôn có thật sự hạnh phúc là một
điều khó khăn đối với các cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp của chị Hạnh, nếu áp
đúng vào pháp luật nước ta hiện nay thì chị hoàn toàn không vi phạm về việc kết hôn,
ly hôn hay tái hôn. Việc làm rõ ý chí chủ quan của người khác không phải là một điều
dễ dàng, nhất là trong chuyện tình cảm. Vì thế, lợi dụng quyền được kết hôn theo đúng
pháp luật Việt Nam, sau khi ly hôn anh Tân, chị Hạnh đường hoàng kết hôn với người
chồng mang quốc tịch Đức dù bản chất cuộc kết hôn này không dựa trên mục đích
hạnh phúc của hai bên.
Ở đây, chị Hạnh đã lạm quyền mà pháp luật cho phép, lợi dụng kẽ hở của pháp luật
để phục vụ cho lợi ích của mình. Cũng không thể cho rằng việc chị Hạnh làm như vậy
là phục vụ cho lợi ích không chính đáng, mà lợi ích đó hoàn toàn chính đáng. Vì trên
thực tế, ý muốn của vợ chồng chị là tìm ra một lối thoát cho cuộc sống của họ và việc
họ lựa chọn cách thức nào để giải quyết vấn đề của họ thì không có gì là không chính
đáng. Con người khi gặp vấn đề khó khăn cần giải quyết thường có nhiều lựa chọn
hướng đi để giải quyết vấn đề đó của mình, không thể áp ý kiến của mình và khẳng

định rằng lựa chọn của người khác là không chính đáng. Lấy ví dụ trong tình huống
này, nếu là những người khác sẽ có những cách giải quyết như:
- Liên hệ với người nhà ở nước ngoài để giúp đỡ cho việc sang đó tạm trú và định
cư về sau này;
- Lựa chọn con đường du học trong khả năng kiến thức của họ như học nghề, học
trung cấp, cao đẳng… Vì có rất nhiều nước cho phép du học sinh trong quá trình học
được phép làm thêm, được phép ở lại thường trú tại nước đó và định cư lâu dài về sau.
- Lựa chọn con đường xuất khẩu lao động. Sau một thời gian tạm trú, thường trú
sẽ xin định cư.

4


- … Và còn nhiều hướng giải quyết khác.
Xét thấy, việc vợ chồng chị Hạnh không có khả năng về tài chính để du học hay
xuất khẩu lao động,….nên họ đã lựa chọn con đường khác đỡ tốn kém về tiền bạc hơn.
Đó là kết hôn với người nước ngoài. Việc vợ chồng chị Hạnh lựa chọn việc kết hôn với
người nước ngoài như vậy cũng là một trong số các cách giải quyết vấn đề của họ.
Xét trên phương diện pháp luật cho thấy đây lại là một lỗ hổng của pháp luật Việt
Nam khiến cá nhân dễ dàng lạm quyền kết hôn của mình. Và trên thực tế chắc chắn sau
này sẽ rất dễ xảy ra các hậu quả phát sinh. Cụ thể như:
- Người không biết sẽ cho rằng nhân cách của chị Hạnh không tốt vì bị mang
tiếng là lấy 2 đời chồng, lấy người này nhưng lại có con với người khác,…
- Việc này cũng dễ dẫn đến hệ quả nặng nề đối với đứa bé về sau do những lời
đồn thổi không hay về mối quan hệ của cha mẹ mình.
- Một số vấn đề khác liên quan đến xác định cha, mẹ, con; cấp dưỡng, chăm sóc,
thừa kế, …
Tuy nhiên, để có thể đưa ra những quy định pháp luật chặt chẽ hơn trong vấn đề này
cũng là điều rất khó đối với các nhà làm luật. Vì nếu quá chặt hơn thì sẽ rất dễ làm ảnh
hưởng đến một số quyền về hôn nhân gia đình hay quyền tự do cá nhân khác của công

dân. Vì thế, các nhà làm luật nên có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và cẩn trọng hơn trong
quá trình xây dựng và hoàn thiên pháp luật.
c. Kiến nghị của nhóm
Về cơ bản, như phân tích trên, có thể thấy việc làm của Tuấn và Hạnh là hợp pháp.
Tuy nhiên, khi đi sâu tìm hiểu vấn đề, có thể thấy đây là trường hợp tiêu biểu cho việc
lạm quyền kết hôn.
Kết hôn phải dựa trên cơ sở tự nguyện, hạnh phúc của hai người. Tuy nhiên trên
thực tế, việc xác định việc kết hôn đó có thật sự tự nguyện và người kết hôn có thật sự
hạnh phúc là một điều khó khăn đối với các cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp của
chị Hạnh, nếu áp đúng vào pháp luật nước ta hiện nay thì chị hoàn toàn không vi phạm
về việc kết hôn, ly hôn hay tái hôn (không thuộc các trường hợp cấm kết hôn quy định
tại Điều 10 luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Việc làm rõ ý chí chủ quan của người
khác không phải là một điều dễ dàng đối với các cơ quan chức năng. Trong trường hợp
trên, cho dù có biết được mục đích ly hôn hay kết hôn của chị Hạnh là nhằm mục đích
tư lợi thì các cơ quan công quyền cũng không thể ngăn cản hành vi đó, bởi chị ta thực
hiên quyền của mình, dù sai mục đích tốt đẹp mà luật pháp hướng tới.

4


Thứ nhất: hoàn thiện các quy định của pháp luật Hôn nhân và Gia đình lien quan
đến quyền kết hôn.
Pháp luật nên quy định rõ ràng hơn trong luật hôn nhân và gia đình thế nào là lạm
quyền kết hôn, những hành vi nào bị xem là lạm quyền kết hôn. Có như vậy thì công
tác phát hiện và điều tra xử lý tình trạng này mới đạt hiệu quả.
Sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân và gia đình về vấn đề kết hôn với người nước
ngoài theo hướng:
- Quy định cụ thể về các trường hợp cấm kết hôn với người nước ngoài nhằm mục
đích xuất khẩu lao động hoặc mục đích ra nước ngoài. Luật cũng cần có quy định cụ
thể về điều kiện kết hôn với người nước ngoài (không quá chênh lệch về tuổi tác, có

hiểu biết lẫn nhau) và mục đích hôn nhân phải là tư nguyện, tiến bộ.
+ Ngoài điều kiện kết hôn, thủ tục kết hôn hiện hành với người nước ngoài cũng
cần được sửa đổi. theo đó sẽ bắt buộc hai bên nam và bên nữ phải có mặt khi đăng ký
kết hôn tại Việt Nam..
+ Đồng thời cần tiếp tục xây dựng các quy phạm xung đột theo nguyên tắc áp dụng
luật hôn nhân và gia đình 2000. Tăng cường hợp tác quốc tế, tiến hành đàm phán ký
kết các hiệp định tương trợ tư pháp, đảm bảo nhanh chóng cho ủy thác tư pháp khi cần
thiết.
+ Quy định chặt chẽ về việc rà soát thực hiện việc đăng ký kết hôn ở các địa
phương vùng biên giới, phát huy vai trò của Uỷ ban nhân dân cấp cơ sở trong đăng ký
kết hôn có yếu tố nước ngoài.
- Pháp luật cần có quy định chặt chẽ hơn về vấn đề nam nữ sống chung như vợ
chồng mà không kêt shoon. Pháp luật cấm việc tảo hôn. Tuy nhiên, các biện pháp hiện
nay mới chỉ tập trung vào trường hợp kết hôn trước tuổi luật định. Còn trường hợp
nam, nữ sống chung như vợ chồng trước kết hôn, không kết hôn mới là vấn đề nhạy
cảm mà hiện nay pháp luật can thiệp chưa thỏa đáng.
- Nên hoàn thiện các khung pháp lý điều chỉnh vấn đề mang thai hộ. thực tế cho
thấy, ngày càng có nhiều cặp vợ chồng hiến muộn là xin con nuôi. Tuy nhiên, nhiều
người cho rằng việc xin con nuôi chỉ là giải pháp bất đắc dĩ, vì trong thâm tâm họ vẫn
khao khát có đứa con do chính họ sinh ra hoặc mang dòng máu của họ. do vậy việc tìm
người mang thai hộ vẫn lén lút và âm thầm diễn ra.

4


- Do pháp luạt không quy định và điều chỉnh nên trong thực tế nhiều trường hợp các
bên có tranh chấp mà không thể giải quyết được. phổ biến là việc thực hiện không
đúng “hợp đồng” về mang thai hộ: nhiều ông chồng, kể cả phụ nữ mang thai hộ đã lợi
dụng việc “gặp nhau” để có con đã có hành vi ngoại tình, vi phạm chế độ hôn nhân một
vợ một chồng hoặc kết hôn giả tạo để che dấu “hợp đồng mang thai hộ”...

Thứ hai: Xây dựng một chế tài hành chính nghiêm minh cho các hành vi vi phạm:
Khi xây dựng được quy định về các trường hợp lạm quyền kết hôn thì pháp luật cần
đưa ra chế tài xử lý các hành vi lạm quyền đó. Có như vậy mới hạn chế được tình trạng
này.
Thứ ba: Thực hiện công tác truyên truyền phổ biến pháp luật về các mặt vá cải
thiện đời sống cho người dân để họ có những nhận thức đúng đắn về các quy định của
pháp luật, hạn chế biến tướng hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Thông qua nhiều biện
pháp, nhiều phương thức linh hoạt, phù hợp như báo hình, báo mạng hoặc cuộc thi tìm
hiểu sẽ gắn kết pháp luật về hôn nhân gia đình đến gần người dân hơn. Cần nâng cao ý
thức chấp hành và tuân thủ pháp luật của bản thân mỗi người dân, cho họ thấy việc
thực hiện đúng pháp luật hôn nhân gia đình là đảm bảo hạnh phúc, sức khỏe cho chính
họ, gia đình họ và sự phát triển nòi giống.
Thứ tư: Cần nâng cao trình độ dân trí nhằm nâng cao hiểu biết của người dân giúp
họ có những nhận thức đúng đắn về vấn đề hôn nhân và gia đình.
Thứ năm: Cần bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác
dân số cũng như cán bộ tưu pháp về các hành vi lạm quyền kết hôn. Bởi vì việc phát
hiện và xử lý những trường hợp này phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ những người làm
công tác chuyên môn.
2. Vụ việc liên quan đến vi phạm điều kiện kết hôn
a. Tóm tắt vụ việc
Sùng Seo Di và Lý Thị Tâu kết hôn năm 2001, khi đó Sùng Seo Di (nam) 13 tuổi và
Lý Thị Tâu (nữ) 18 tuổi. Việc kết hôn của hộ được tiến hành theo tục lệ của người
H’Mông thông qua người làm mối và sự đồng ý của cha mẹ, được già làng công nhận.
Sau khi cưới, chị Tâu về nhà anh Di chung sống cùng với bố mẹ chồng. Cuộc sống của
2 người bình thường trong hai năm thì bắt đầu phát sinh mâu thuẫn. Di thường đánh
đập chị Tâu và đuổi chị Tâu ra khỏi nhà vì cho rằng Tâu già hơn mình nên không thể

4



làm vợ mình. Hai người đã có một con chung nhưng cháu đã chết. Tuy bị đánh đập
nhưng chị Tâu vẫn chung sống với bố mẹ chồng.
Năm 2004 không thể chịu đựng được nữa, chị Tâu đã làm đơn xin ly hôn. Sau khi
thụ lý đơn xin ly hôn của chị Tâu, Tòa án nhân dân huyện Bắc Hà đã nhận định: khi kết
hôn cùng Sùng Seo Di mới 13 tuổi (thiếu 7 tuổi mới đủ tuổi kết hôn). Một đứa bé 13
tuổi chưa thể có những hiểu biết cần thiết trong cuộc sống vợ chồng và chưa thể hiểu
rõ trách nhiệm làm chồng vì vậy cuộc sống có bình thường trong 2 năm đầu chung
sống thì cũng chưa thể kết luận rằng Sùng Seo Di đã hiểu rõ và ý thức được trách
nhiệm của mình đối với vợ và gia đình. Xét trên cơ sở thực tế cuộc sống hai bên và
mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm điều kiện kết hôn nên Tòa án nhân dân
huyện Bắc Hà trong bản án số 09/DSST – 2004 đã áp dụng điều 9.10 luật hôn nhân và
gia đình năm 2000 quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa Sùng Seo Di và Lý
Thị Tâu.
b.
Phân tích vụ việc:
Thứ nhất, hôn nhân giữa Sùng Seo Di và Lý Thị Tâu là hôn nhân trái pháp luật.
Điều 9 luật HNGĐ năm 2000 về Điều kiện kết hôn
Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;
2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc,
lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;
3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại
Điều 10 của Luật này
Về độ tuổi: Anh Sùng Seo Di và Lý Thị Tâu kết hôn năm 2001, khi đó Sùng Seo Di
(nam) 13 tuổi, mà theo luật quy định nam phải từ hai mươi tuổi trở lên mới có đủ điều
kiện kết hôn. Vậy nên Anh Sùng Seo Di chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn.
Về tính chất tự nguyện: Việc kết hôn của họ được tiến hành theo tục lệ của người
H’Mông thông qua người làm mối và sự đồng ý của cha mẹ, được già làng công nhận.
Thế nên giữa anh Di và chị Tâu không có sự yêu thương nhau, hôn nhân này là sự ép
buộc. Hơn thế nữa lấy vợ theo tục lệ người Mông rất lạc hậu. Khi chàng trai Mông ưng

một cô gái nào đó thì tổ chức đón đường, “bắt” cô về làm vợ mình. Cô gái bị “bắt” về
được nhà trai “dùng gà trống đánh dấu nhập nhà” buộc phải lấy chàng trai cho dù có

4


đồng ý hay không. Sau khi cưới, chị Tâu về nhà anh Di chung sống cùng với bố mẹ
chồng.
Thứ hai: về việc hủy hôn trái pháp luật của Tòa án nhân dân huyện Bắc Hà
giữa Sùng Seo Di và Lý Thị Tâu là hợp lý.
Điểm d.1 mục 2 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số
02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định
của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có quy định về huỷ kết hôn trái pháp luật
như sau:
“d.1. Đối với những trường hợp kết hôn khi một bên hoặc cả hai bên chưa đến tuổi
kết hôn là vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm 1 Điều 9. Tuy nhiên, tuỳ từng
trường hợp mà quyết định như sau:
- Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà một bên hoặc cả
hai bên vẫn chưa đến tuổi kết hôn thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
- Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên tuy đã
đến tuổi kết hôn, nhưng cuộc sống của họ trong thời gian đã qua không có hạnh phúc,
không có tình cảm vợ chồng, thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
- Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên đã đến
tuổi kết hôn, trong thời gian đã qua họ chung sống bình thường, đã có con, có tài sản
chung thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu
thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết
ly hôn theo thủ tục chung”.
Như vậy, anh Di kết hôn với chị Tâu khi mới 13 tuổi là vi phạm điều kiện kết hôn
về độ tuổi kết hôn theo quy định theo quy định tại điểm 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000. Nên Tòa án có đầy đủ điều kiện để hủy cuộc hôn nhân trái pháp luật

này.
c.
Kiến nghị của nhóm
Mặc dù pháp luật đã có quy định: độ tuổi kết hôn là một trong những điều kiện để
kết hôn song trên thực tế tảo hôn lại trở thành một hiện tượng của xã hội hiện nay.
Không chỉ có tảo hôn không có Giấy chứng nhận kết hôn mà còn có tảo hôn có Giấy
chứng nhận kết hôn do sự tắc trách của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Độ tuổi kết hôn được Nhà nước ghi nhận trong Luật Hôn nhân và Gia đình là một
độ tuổi “đủ” về cả tâm lý lẫn sinh lý. Tảo hôn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe

4


người vị thành niên mà còn mang đến những hệ lụy xã hội khác, đặc biệt cũng là một
trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ án hình sự như : vụ đầu độc cả gia đình nhà
chồng để trả thù của cô con dâu chưa tròn 18 tuổi nhưng đã có thời gian làm dâu 3 năm
tại ấp Long Thạnh, xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An hay chỉ vì giận
chồng, trong một phút nông nổi, người mẹ trẻ Mai Thị Thảo (SN 1995, ngụ ấp Tân
Định, xã Tân Thành, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước) đã nhẫn tâm pha thuốc diệt mối
vào sữa cho đứa con trai 4 tháng tuổi uống...
Nhìn từ quan điểm dân số và phát triển có thể thấy hiện tượng tảo hôn xuất phát từ
những nguyên nhân sau:
- Một là, công tác tuyên truyền phổ biến Luật hôn nhân và gia đình đối với các gia
đình ở vùng sâu, vùng xa chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Nhiều bậc làm cha mẹ
thiếu hiểu biết về luật pháp nên đồng tình, thậm chí khuyến khích con cái kết hôn trong
tuổi vị thành niên.
- Hai là, việc giáo dục sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, kiến thức về tình dục
an toàn chưa được quan tâm. Các em trong tuổi dậy thì có những thay đổi về tâm sinh
lý, có nhu cầu tình bạn khác giới, nhưng lại thiếu kỹ năng từ chối và không có hành vi
tình dục an toàn, nên có thai ngoài ý muốn và đành lựa chọn kết hôn trong tuổi học

sinh là giải pháp cho sự đã rồi.
- Ba là, ở một số dân tộc ít người, phong tục tập quán cũ vẫn còn ảnh hưởng nên
hiện tượng tảo hôn vẫn còn khá phổ biến.
- Bốn là, chính quyền và các tổ chức đoàn thể xã hội ở các địa phương chưa làm
tốt công tác vận động, tuyên truyền và phòng ngừa tảo hôn, do mối quan hệ tình làng
nghĩa xóm nên khó và không thể xử phạt nghiêm các trường hợp tảo hôn, vi phạm luật.
Tảo hôn không chỉ là vi phạm Luật hôn nhân và gia đình, mà còn là rào cản đối với
tương lai của các cặp vợ chồng trẻ con (học hành dở dang, không nghề nghiệp) và ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe của các em khi phải làm chồng, làm vợ trong lúc cơ thể còn
non nớt, chưa phát triển hoàn thiện. Các em gái thiếu hiểu biết về thai nghén, sinh nở,
chăm sóc sau sinh và con thơ nên mẹ thường bị băng huyết, vỡ tử cung, nhiễm khuẩn,
con sinh ra sài đẹn, uốn ván sơ sinh, viêm phổi phế quản, suy dinh dưỡng... Đáng quan
ngại hơn, những đứa trẻ có cha mẹ tảo hôn sẽ gặp nhiều rủi ro hơn, do cha mẹ tuổi vị
thành niên cơ thể chưa phát triển đầy đủ nên sinh con không đạt tiêu chuẩn về cân
nặng, số đo cơ thể, về não bộ... Điều này sẽ làm suy thoái giống nòi. Vì thế, tảo hôn

4


không chỉ là vấn đề xã hội mà còn là thách thức đối với công tác dân số - kế hoạch hóa
gia đình, nhất là việc nâng cao chất lượng dân số. Do đó, vì thế hệ tương lai, cần xác
định việc ngăn chặn và chấm dứt tảo hôn là một nhiệm vụ thường xuyên của các cấp
chính quyền và các tổ chức xã hội.1

KẾT LUẬN
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, tình trạng lạm quyền kết hôn diễn ra ngày
càng phổ biến không chỉ ở các thành phố lớn mà cả những khu vực nông thôn. Tình
trạng này ngày càng ra tăng về số lượng cũng như cách thức thực hiện. mục đích của
việc lạm quyền kết hôn cũng hết sức phong phú và vấn đề này cần phải được pháp luật
quy định rõ ràng, cũng như nhằm hạn chế những cuộc hôn nhân “hình thức”. Mặt khác

pháp luật cũng cần ngăn chặn và chấm dứt việc kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn để
pháp luật được đi vào ý thức cũng như những hủ tục cần phải loại bỏ đang tồn tại trong
hôn nhân gia đình.

1 Bi kịch từ những vụ tảo hôn, Người lao động thứ 7 ngày 20/11/2010

4


1.
2.
3.
4.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ luật dân sự 2005
Luật hôn nhân và gia đình 2000
Báo người lao động ngày 20/11/2010
Một số trang web có liên quan.

4



×